ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÁI NGUYÊN ppt

81 1.1K 8
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÁI NGUYÊN ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài luận Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Chính sách hội Chi nhánh Thái Nguyên SVTT: Nguyễn Văn Tiệp LỜI MỞ ĐẦU Tài chính là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mối quan hệ mật thiết với tình hình tài chính của đơn vị, chúng tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Tình hình tài chính có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh và ngược lại, các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể làm xấu đi hoặc cải thiện vị thế tài chính của một đơn vị. Do đó, tại một đơn vị để có thể quản lý tốt các nguồn lực cũng như hoàn thành các mục tiêu đặt ra thì công tác phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Dựa trên việc tính toán, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính, nhà quản lý có thể biết được những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó xác định nguyên nhân và có giải pháp cải thiện tình hình tài chính cùng như hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong tương lai. Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thái Nguyên, em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu thực tiễn hoạt động của Chi nhánh. Em nhận thấy tài chính là một vấn đề mà Chi nhánh cần dành sự quan tâm rất lớn, phân tích tài chính là một việc làm quan trọng để phục vụ cho công tác quản lý có hiệu quả, nó ý nghĩa to lớn đối với mục tiêu phát triển và tồn tại của Chi nhánh. Mặt khác, thông qua phân tích tình hình tài chính của Chi nhánh giúp em tự nâng cao vốn kiến thức về tài chính nói chung, phân tích tài chính Ngân hàng nói riêng. Vì vậy, em lựa chọn chuyên đềPhân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Chính sách hội Chi nhánh Thái Nguyên” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Thực tập tốt nghiệp là bước khởi đầu của sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế với phương châm “Học đi đôi với hành” và “Lý thuyết gắn liền với thực tế” nhà trường đã tạo cho sinh viên của mình có cơ hội trực tiếp tiếp xúc thực tế từ đó giúp sinh viên áp dụng và nắm vững hơn nhưng kiến thức đã được học. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thu Nga, các cán bộ nhân viên tại Ngân hàng Chính sách hội Chi nhánh Thái Nguyên em đã hoàn thành đợt thực tập của mình. Báo cáo thực tập gồm 3 phần: Phần I: Giới thiệu về Ngân hàng chính sách hội Chi nhánh Thái Nguyên Phần II: Thực trạng phân tích tài chính tại Ngân hàng Chính sách hội Chi nhánh Thái Nguyên Phần III: Nhận xét và Kết luận Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh, em đã nhận được sự giúp đ] tận tình của Ban giám đốc, các anh chị trong các phòng ban, đặc biệt là phòng Kế toán – Ngân quỹ. Tuy nhiên, do đây là lần đầu đi từ lý thuyết đến thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và thời gian nên bản báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, Ban giám đốc và các phòng ban để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các phòng ban chuyên môn tại Ngân hàng Chính sách hội Chi nhánh Thái Nguyên, cô giáo Nguyễn Thu Nga, cùng các thầy cô Trường ĐH Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh đã giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này! Thái Nguyên, ngày 01 tháng 4 năm 2012 Sinh viên: Nguyễn Văn Tiệp PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NHCSXH TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Tên và địa chỉ Ngân hàng Chính sách hội tỉnh Thái Nguyên. - Tên: Ngân hàng Chính sách hội Tỉnh Thái Nguyên. - Địa chỉ: Số 03 - Đường Phùng Chí Kiên - Phường Trưng Vương -Tp Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên - Điện thoại: 02803.737.379 - Fax: 02803737379 - Hình thức sở hữu: Nhà nước sở hữu - Giấy phép thành lập và hoạt động: có giá trị 99 năm. 1.2. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên. Ngân hàng Chính sách hội, viết tắt là NHCSXH được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, (chương trình 135). Đây thật sự là tin vui đối với các đối tượng chính sách và họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề những thành công 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Trong Quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách hội, Thủ tướng Chính phủ xác định: Đây là Ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Một nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn, cán bộ nhân viên Ngân hàng Chính sách hội đã và đang phát huy tiền đề vững chắc đó, đồng thời thực hiện tốt các chức năng mở một kênh tín dụng mới tiếp tục phục vụ có hiệu quả các đối tượng chính sách trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngân hàng Chính sách hội là một tổ chức tài chính tín dụng đặc thù, được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây có thể coi là sản phẩm của quá trình tái cơ cấu theo hướng hiện đại hóa ngành Ngân hàng, nhằm thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng, trước hết là tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. NHCSXH có bộ máy quản lý điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương. 1. Ngân hàng Chính sách hội là một pháp nhân. 2. Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách hội. Viết tắt là: NHCSXH. 3. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Social Policies (Viết tắt là: VBSP). 4. Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội. 5. Vốn điều lệ là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng). 6. Có con dấu riêng; có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng trong nước và ngoài nước. 7. Có bảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật. Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên, được tách ra từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Khi Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002 NĐ-CP thì Ngân hàng người nghèo tỉnh được tách ra thành lập Ngân hàng CSXH tỉnh theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT và khai trương đi vào hoạt động từ ngày 17/03/2003. Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên ra đời góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kìm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ngân hàng CSXH tỉnh đóng vai trò đáp ứng nhu cầu tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương, bộ máy tổ chức của Ngân hàng Chính Sách Hội Tỉnh Thái Nguyên được sắp xếp theo hướng gọn nhẹ. Toàn bộ khâu tổ chức, hoạt động huy động vốn, cho vay thu nợ, thanh toán và các dịch vụ khác của Ngân hàng Chính Sách Hội huyện thị đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính Sách Hội tỉnh Thái Nguyên. Ngân hàng CSXH Tỉnh Thái Nguyên có 8 Ngân hàng cấp huyện đặt ở những nơi trung tâm kinh tế của huyện thị nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn và tiết kiệm của các hộ thuộc diện chính sách nhằm cải thiện đời sống nhân dân. Các Ngân hàng cấp Huyện gồm có: - Ngân hàng CSXH Huyện Đồng Hỷ - Ngân hàng CSXH Huyện Phổ Yên - Ngân hàng CSXH Huyện Phú Bình - Ngân hàng CSXH Huyện Phú Lương - Ngân hàng CSXH Huyện Đại Từ - Ngân hàng CSXH Huyện Võ Nhai - Ngân hàng CSXH Huyện Định Hoá - Ngân hàng CSXH Thị Sông Công Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên đặt giữa trung tâm, có chức năng vừa giao dịch trực tiếp vừa là trung tâm điều hành và quản lý Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng CSXH Tỉnh Thái Nguyên: Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức điều hành của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên (Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức) * Giám đốc: Quản lý và điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh theo quy định của Pháp luật và các văn bản quy phạm Pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã quy định trong Điều lệ Ngân hàng. - Quyết định các vấn đề hoạt động hàng ngày của Chi nhánh mà không cần đến quyết định của Hội đồng quản trị. - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. - Tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược hoạt động của Chi nhánh. - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Chi nhánh. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý tại Chi nhánh, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Giám đốc Các phó giám đốc Phòng Công nghệ thông tin Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phòng Hành chính – Tổ chức - Tuyển dụng và cắt giảm nhân sự theo yêu cầu hoạt động. - Kiến nghị phương án xử lý lỗ lãi trong hoạt động của Chi nhánh. - Giám đốc còn có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ Ngân hàng và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định, gây thiệt hại cho Ngân hàng thì Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại theo quy định. * Phòng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: là một phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. Tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng trong toàn tỉnh, có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Chi nhánh trong công tác tổng hợp về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn và quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư. Là nơi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của tất cả khách hàng có nhu cầu, tiến hành thẩm định các dự án, phương án vay vốn và làm các thủ tục vay vốn trình lên các cấp lãnh đạo để xét duyệt cho vay. * Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Chịu sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc Chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụ công tác hạch toán kế toán theo quy định về pháp lệnh kế toán thống kê và các nghiệp vụ huy động vốn của các tổ chức kinh tế, quản lí vốn và tài sản, hạch toán cho vay thu nợ, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính theo chế độ tài chính, tổng hợp thu chi tài chính, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, thực hiện chức năng trung tâm thanh toán, thực hiện chức năng giám đốc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Chi nhánh. Lập dự toán về chi phí hoạt động. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và pháp luật về tính chính xác, trung thực và kịp thời của các số liệu đã xác lập trong sổ sách và báo cáo kế toán hàng năm gửi cho các cơ quan quản lý Nhà nước, Ban giám đốc và lưu trữ tại Chi nhánh. Đảm bảo an ninh tài chính và giữ gìn bí mật nội bộ. Tham mưu cho Giám đốc về việc áp dụng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, chính sách về BHXH, BHYT,BHTN đặc biệt đối với lao động nữ theo đúng quy định của pháp luật. Các nhân viên thuộc Phòng kế toán – Ngân quỹ ngoài việc được giao nhiệm vụ cụ thể tại các quyết định riêng rẽ của Giám đốc Chi nhánh còn phải chịu sự kiểm tra, giám sát và điều hành trực tiếp của Trưởng Phòng kế toán (Kế toán trưởng). * Phòng Hành chính – Tổ chức: Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp ban giám đốc Ngân hàng tổ chức quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, hành chính tổng hợp, thi đua, bảo vệ nội bộ và quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng theo sự phân cấp của ban giám đốc. Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc theo quy định của pháp luật. * Phòng Công nghệ thông tin : Phòng Công nghệ thông tin có 4 cán bộ làm công tác tin học hoá toàn bộ hệ thống của Chi nhánh nối mạng với toàn hệ thống để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực tin học. Hoạt động trong giai đoạn công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiên nay, nhu cầu thông tin, thanh toán nhanh, chuyển khoản… vai trò của phòng Tin học càng trở nên quan trọng. 1.4. Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên. 1.4.1. Đặc điểm của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên. - Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. - Đối tượng cho vay chủ yếu là những hộ nghèo, những gia đình thuộc diện chính sách và các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. - Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, tài sản, con dấu và hệ thống giao dịch từ huyện xuống các phường xã, thị trấn đến các tổ tiết kiệm và vay vốn. - Chế độ tài chính, chế độ tiền lương và phụ cấp của cán bộ viên chức, và việc trích lập, sử dụng các quỹ của Ngân hàng do thủ tướng chính phủ ra quyết định. Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay với mức lãi suất ưu đãi để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo ổn định xã hội. 1.4.2. Chức năng của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên. - Chức năng nhận vốn từ Ngân hàng cấp trên. - Chức năng tiết kiệm. - Chức năng thanh toán: Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện của Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng còn có các chức năng khác: Quản lý tiền mặt, Uỷ thác. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên là từ vốn Ngân sách Nhà nước, một phần vốn địa phương chuyển sang để cho vay hộ nghèo… 1.4.3. Nhiệm vụ của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên. - Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm, ổn định hội. - Hướng dẫn khách hàng hoàn thành các hồ sơ và các nhu cầu vay vốn. - Thu chi tiền mặt, làm các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ khác theo quy định. [...]... càng tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nước PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NHCSXH CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN 2.1 Thực trạng phân tích tài chính tại Ngân hàng Chính sách hội Chi nhánh Thái Nguyên 2.1.1 Nguồn thông tin phục vụ công tác phân tích Để tiến hành phân tích tình hình tài chính phải sử dụng nhiều tài liệu khác nhau trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính Báo cáo tài. .. đối giữa tài sản và nguồn vốn - Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn, diễn biến và sử dụng nguồn vốn - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh (Chi phí, doanh thu và lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận) - Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán + Phân tích tình hình thanh toán + Phân tích khả năng thanh toán - Cuối cùng tổng hợp đánh giá tình hình phân tích tài chính tại Chi nhánh... năm 2011 tại NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên số lượng lao động có sự tăng lên Số lượng lao động nữ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động có tên trong danh sách, và thường cao hơn số lao động nam từ 10% đến 15% Do đặc thù của ngành Tài chínhNgân hàng cần lao động có sự tỉ mỉ, cẩn thận… cũng như đặc điểm riêng của Ngân hàng Chính sách hội Bảng 02: Phân tích lao động tại NHCSXH Thái Nguyên. .. công tác phân tích tài sản – nguồn vốn chưa phân tích mối quan hệ mật thiết giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn hoặc mối quan hệ tài sản có với một bộ phận tài sản nợ và ngược lại 2.3 Phân tích tình hình nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng Khi phân tích tình hình nguồn... chặt chẽ hơn trong năm 2011 đã giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh Thái nguyên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh qua các năm đều tăng thể hiện sự lớn mạnh của Chi nhánh và sự công nhận của khách hàng đối với NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên Qua đánh giá khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn, nhà phân tích sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh với kỹ thuật... trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến nghị của Chi nhánh Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các sổ kế toán kỳ trước báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ trước báo cáo, thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước 2.1.2 Quy trình thực hiện phân tích - Đầu tiên đánh giá khái quát tình hình tài chính tại Chi nhánh thông qua việc đánh giá khái quát sự biến động của tài. .. phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm tổng số tài sản theo xu hướng biến động của việc phân bổ tài sản Điều này được đánh giá trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận, tuỳ theo loại tình hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp Bảng 03: Phân tích cơ cấu tài sản của NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên Đơn vị tính: triệu đồng... đựng nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp, khả năng linh hoạt cao 2.4 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên 2.4.1 Phân tích về quy mô và sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng Ta phân tích dư nợ theo thời gian của Chi nhánh nhằm đánh giá tình hình cho vay tín dụng có hợp lý hay không Bảng 07: Bảng phân tích cơ cấu dư nợ Đơn vị: Triệu đồng Năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ... sản Trong năm 2011 hầu hết các khoản mục trong tổng tài sản của NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên đều có sự tăng trưởng khá đồng đều Nhìn một cách tổng quát ta thấy, cơ cấu tài sản của NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên khá hợp lý Các khoản mục sinh lời đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của ngân hàng, mà cao nhất là nghiệp vụ tín dụng Các khoản mục khác đều có mức tăng trưởng và tỷ trọng ở mức hợp lý Tuy... tự có của NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên là không phản ánh chính xác hoạt động của Ngân hàng vì đây là đơn vị phục vụ sự nghiệp xóa đói giảm nghèo là chủ yếu, nguồn vốn có sự đầu tư bởi Chính phủ 2.3.2 Phân tích tình hình vốn huy động của Chi nhánh Trước tiên ta phân tích cơ cấu vốn huy động được, để làm rõ nguồn huy động của Chi nhánh từ đâu, nhằm có cái nhìn chuẩn xác và đề ra phương hướng huy động . Bài luận Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thái Nguyên SVTT: Nguyễn Văn Tiệp LỜI MỞ ĐẦU Tài chính là một. tích tài chính Ngân hàng nói riêng. Vì vậy, em lựa chọn chuyên đề “ Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thái Nguyên làm

Ngày đăng: 14/03/2014, 15:20

Mục lục

  • Ngân hàng Chính sách Xã hội là một tổ chức tài chính tín dụng đặc thù, được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây có thể coi là sản phẩm của quá trình tái cơ cấu theo hướng hiện đại hóa ngành Ngân hàng, nhằm thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng, trước hết là tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại.

  • - Thuyết minh báo cáo tài chính.

  • 2.1.3.1. Phương pháp so sánh

  • 2.1.3.2. Phương pháp loại trừ

  • 3.1.1. Định hướng hoạt động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan