Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam ta – bài mẫu 1

2 4K 13
Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam ta – bài mẫu 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

 “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống văn hóa của dân tộc, bắt nguồn từ lúc tổ tiên ta biết sống có tổ chức cộng đồng trong các thị tộc của những người có chung dòng máu mẹ. Khi ấy, nhờ biết tư duy thần thoại mà người ta nghĩ đến tổ tiên của mình … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA

Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam tabài mẫu 1 “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống văn hóa của dân tộc, bắt nguồn từ lúc tổ tiên ta biết sống có tổ chức cộng đồng trong các thị tộc của những người có chung dòng máu mẹ. Khi ấy, nhờ biết tư duy thần thoại mà người ta nghĩ đến tổ tiên của mình chưa phải là ông bà, cha mẹ mà từ một thế lực nào đó, một vật nào đó. Tô tem giáo (thờ vật Tổ) xuất hiện ngay từ buổi đầu của xã hội thị tộc sơ kỳ. Tổ tiên ta làm lúa nước, sống ở gần nước, trọng nước nhưng sợ loài rắn lớn, cá sấu, thuồng luồng. Vì sợ nên dân ta tôn thờ nó. Người ta săm mình cho giống loài rắn, khỏi bị nó cắn, vừa tỏ rõ lòng tôn sùng chúng, vừa bày tỏ sức mạnh của chính mình. Con rắn về sau được cách điệu lên là con rồng biết bay, là tổ tiên của mình. Vì dân ta làm lúa nước ở các ruộng lạc vào mùa giống chim cò về. Gặt xong, chim lại đi. Tổ tiên ta gọi là chim Lạc. Chim Lạc về mang đến mùa lúa tốt tươi để nuôi sống con người. Đó là vị thần phù hộ cho mình, cũng là tổ tiên của mình. Người Lạc Việt, với tư duy thần thoại lấy rồng, chim làm vật Tổ là vì vậy. Khi dân tộc hình thành, nước Văn Lang ra đời, tư duy thần thoại, kết hợp với tư duy lịch sử xuất hiện truyền thuyết Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng rồi nửa số con theo cha về biển, nửa số con cùng mẹ lên rừng để người con trưởng ở lại làm vua, ta gọi là Vua Hùng. Vua Hùng thể hiện sự hôn phối giữa rồng và tiên. Hình tượng Vua Hùng vì thế vừa có yếu tố tô tem (thờ vật Tổ), vừa là thủ lĩnh của liên minh các bộ tộc người Lạc Việt. Ở Phú Thọ ngày nay, tục thờ vật Tổ vẫn còn để lại dấu ấn khá đậm đặc ở người Mường. Không họ nào của người Mường không thờ vật Tổ. Họ Hà ở Xuân Đài (Thanh Sơn) thờ con cuốc. Họ Phùng thờ con mèo. Ở xã Kim Thượng có họ Phùng thờ con hổ và con cáo. Một họ Phùng khác thờ con mèo; họ Đinh thờ con kỳ đà; họ Hoàng thờ con sáo; họ Đinh ở Tất Thắng thờ con hổ. Nhưng họ Đinh Công (họ nhà Lang) ở làng Tân Lập lại thờ con rình (rắn đỏ cổ) và chim hoa chuối. Họ Hà ở Thượng Cửu thờ con cuốc đen. Một họ Hà khác ở đây lai thờ con cuốc vàng. Còn một họ Hà nữa lại thờ con cáu (cú mèo). Xã Võ Miếu cũng có một họ Hà thờ con cuốc đen; họ Đinh thờ con chim láo táo (liếu điếu)… Đã thờ con vật nào, người ta không đánh bắt, không mổ thịt chúng. Vì coi chúng là tổ tiên nên khi chúng chết, được người ta chôn cất tử tế. Ở Tất Thắng, không những chôn con vật Tổ chết mà còn lễ xôi gà cúng ma chúng như cúng người chết. Người ta còn làm nhà mồ và chia của (tượng trưng) cho chúng. Trong các đám ma ở làng Lâu Thượng, Lâu Hạ, Trầm, Mít… người ta còn vẽ tranh con vật Tổ để trên bàn vong cạnh cơm canh cúng người chết. Bức tranh đó cũng được khiêng đi cùng linh cữu. Nó được gắn vào cán dài. Khi hạ huyệt quan tài, người ta đưa cả tranh vật Tổ xuống cùng. Vừa lấp đất, người ta vừa lôi dần bức tranh lên. Bức tranh ấy sẽ cắm luôn trên trốc mộ, nhắc nhở mọi người rằng: Không chỉ lúc sống nhớ đến vật Tổ mà cả khi chết vẫn có Tổ ở bên mình. Thờ Tổ chính là dấu vết còn lại từ văn hóa thời đại Hùng Vương. Với người Kinh ở đất Tổ Phú Thọ, tục thờ vật Tổ chỉ còn lại các hình chim rồng chạm khắc trên đền, miếu, đình, chùa, nhà ở hoặc vẽ bằng sơn son thếp vàng hình vật Tổ ấy trên riềm câu đối, hoành phi, mi môn và đồ thờ mâm bồng, bát nhang, long khám, v.v… Con người thờ vật Tổ để bày tỏ sự cầu mong che chở phù hộ, đó là tổ chung của cộng đồng. Dần dần, người ta nhận thức ra mình là do cha mẹ sinh ra. Do ý thức cha, mẹ sinh thành mà người ta tỏ sự biết ơn với tổ tiên. Tục thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ của người Việt vì thế mà xuất hiện. Với quan niệm người chết vẫn còn linh hồn lẩn khuất theo dõi để phù hộ che chở hoặc trừng phạt người sống, nên thờ cúng tổ tiên trở thành nhu cầu của mọi người. Càng thờ cúng, càng tự nhủ mình phải sống tốt hơn. “Uống nước nhớ nguồn” vì vậy mới là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Từ thờ vật Tổ, thờ tổ tiên người ta tâm tưởng nhớ về cội nguồn, biết ơn tổ tiên. Tổ tiên của dân tộc là Lạc Long Quân và Âu Cơ; Tổ tiên của đất nước là Vua Hùng; Tổ tiên của dòng họ là vật Tổ (tô tem) và cha mẹ, ông bà cụ kỵ… Từ thờ vật Tổ đến thờ tổ tiên nảy sinh cho con người ý thức biết ơn. Không phải chỉ biết ơn tổ tiên sinh ra mình mà biết ơn cả những cái gì cứu giúp mình. Một họ Hoàng ở xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập thờ củ khái (một loại củ ráy ăn được). Người ta giải thích rằng: tổ tiên của họ nhờ ẩn náu trong bới dây khái rậm rạp che mắt giặc mà thoát chết. Con cháu từ đó nhớ ơn ấy mà không ăn củ khái. Tương truyền rằng, một chàng rể người họ Hoàng đến nhà vãi (bố vợ) cho ăn cơm canh củ khái. Vì không biết, ăn vào, khi về bị rụng hết răng, do vậy người họ Hoàng ấy bây giờ vẫn kiêng ăn củ khái. Ngày nay, do có tư duy khoa học nên người Mường không còn giải thích theo kiểu thờ vật Tổ, mà đều cho rằng con vật Tổ kia từng đã có công giúp đỡ cứu sống tổ tiên họ nên họ phải thờ, kiêng giết, kiêng ăn thịt. Cũng từ thờ vật Tổ, thờ gia tiên mà tổ tiên ta luôn luôn có ý thức biết ơn, đền ơn những người dạy dỗ, giúp đỡ mình. Vì thế mới xuất hiện tục thờ các vị tổ sư nghề; những người khai dân lập ấp; những người có công với dân, với nước. “Uống nước nhớ nguồn” từ một tập tục đã trở thành đạo lý của dân tộc. Vì có đạo lý ấy, dân ta dễ dàng chấp nhận tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở làng xã của mình, làm giàu có thêm vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc. Thành hoàng của Việt Nam là những người có công với dân, với nước, những người khai dân lập ấp hoặc những vật Tổ mà người Việt đã thờ trước khi có tục thờ Thành hoàng ở các đình làng. Nghĩ về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” chính là nghĩ về cội nguồn dân tộc. . Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam ta – bài mẫu 1 Uống nước nhớ nguồn là truyền thống văn hóa của dân tộc, bắt nguồn từ. cầu của mọi người. Càng thờ cúng, càng tự nhủ mình phải sống tốt hơn. Uống nước nhớ nguồn vì vậy mới là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Từ

Ngày đăng: 13/03/2014, 22:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan