Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa

63 295 2
Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI GIỚI THIỆU Bước vào thế kỷ XXI, ngành Ngân hàng hình thành những xu hướng phát triển phù hợp với sự phát triển và biến đổi của kinh tế - xã hội.

LỜI GIỚI THIỆUBước vào thế kỷ XXI, ngành Ngân hàng hình thành những xu hướng phát triển phù hợp với sự phát triển và biến đổi của kinh tế - xã hội. Để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, quản trong ngành Ngân hàng cũng đã có những củng cố, cải tiến và phát triển trên mọi lĩnh vực quản của mình. Trong hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại, thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng là một dịch vụ phong phú, đa dạng và liên tục phát triển, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường đó là linh hoạt và năng động trong hoạt động thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt giúp việc tập trung và phân phối vốn được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng không chỉ tạo tiền đề, nền tảng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn giúp Nhà nước quản vĩ mô một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Chi nhánh Bách Khoa là một chi nhánh trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động trên địa bàn Hà Nội, nơi mà có rất nhiều ngân hàng, các tổ chức tài chính cạnh tranh rất gay gắt trên mọi hoạt động. Với những ưu điểm trên và thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay để tồn tại và phát triển đòi hỏi Ban Giám Đốc của Chi nhánh Hạ phải giải quyết nhiều vấn đề trong quản quản thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những lĩnh vực quản cần phải được hoàn thiện càng sớm càng tốt. Qua thời gian thực tập ở Chi nhánh Bách Khoa, nghiên cứu các chức năng quản lý, đặc biệt là công tác quản thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh, kết hợp với phần thuyết đã được học tập tại trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quản thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa” để làm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể hoàn thành Chuyên đề này. Em cũng xin cảm ơn các cán bộ của Chi nhánh Bách Khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại ngân hàng.1 CÁC CHỮ VIẾT TẮTTTKDTM : thanh toán không dùng tiền mặtTTDTM : thanh toán dùng tiền mặtNHTM : ngân hàng thương mạiUNC : ủy nhiệm chiUNT : ủy nhiệm thuDNNQD : doanh nghiệp ngoài quốc doanhDNQD : doanh nghiệp quốc doanh2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LUẬN QUẢN TTKDTM TRONG NHTM1.1 NHTM và hoạt động thanh toán của NHTMNHTM là những trung gian tài chính, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như: nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, cung cấp các dịch vụ về trao đổi ngoại tệ, các dịch vụ liên quan đến thư tín dụng, dịch vụ két an toàn, v.v . Các chức năng cơ bản của NHTM là: Trung gian tài chính; Tạo phương tiện thanh toán; Trung gian thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, NHTM cùng với các tổ chức tài chính khác thực sự đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho dòng vốn của nền kinh tế được lưu thông và góp phần bôi trơn cho hoạt động kinh tế còn non yếu.Nghiệp vụ kinh doanh trong các NHTM thường rất đa dạng và phong phú. Thanh toán là một nghiệp vụ trong NHTM đó là sự chuyển giao tài sản của một bên cho bên kia thông qua trung gian là NHTM. Thanh toán là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc quá trình hoạt động của NHTM, vì vậy trong các nghiệp vụ kinh doanh thì thanh toán là một nghiệp vụ có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của NHTM. Hoạt động thanh toán trong NHTM bao gồm: + Cung cấp các phương tiện thanh toán.+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán, thu hộ và chi hộ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.+ Thực hiện dịch vụ thanh toán Quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.+ Thực hiện dịch vụ thu và phát triển tiền mặt cho khách hàng.+ Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.3 + Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.Hoạt động thanh toán trong NHTM còn có thể phân chia theo 2 hình thức: TTDTM và TTKDTM. Cách phân chia này dựa vào sự tham gia của tiền trong hoạt động thanh toán. TTDTM có sự tham gia trực tiếp của tiền, hình thức này hiện nay gặp nhiều trở ngại và bộc lộ nhiều hạn chế như: độ an toàn không cao, chi phí lớn, hạn chế khả năng tạo tiền . Do vậy, sự ra đời của hình thức TTKDTM với sự góp mặt gián tiếp của tiền vào thanh toán đã góp phần khắc phục những hạn chế của TTDTM đồng thời tạo ra một cơ chế thanh toán mới thỏa mãn nhu cầu giao dịch thương mại của nền sản xuất hàng hóa phát triển ở trình độ cao.1.2 Hoạt động TTKDTM tại NHTM1.2.1 Khái niệm TTKDTMTTKDTM là tổng hợp tất cả các khoản thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể, được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền trên tài khoản hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua ngân hàng mà không trực tiếp sử dụng tiền mặt trong khoản thanh toán đó. Như vậy, có thể hiểu TTKDTM là một phương thức thanh toán trong NHTM không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích từ tài khoản của người chi trả để chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng hoặc bằng cách bù trừ tài khoản lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng.1.2.2 Đặc điểm của TTKDTMTTKDTM ra đời và phát triển đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, qua đó thực hiện việc thanh toán thông qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. TTKDTM là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ để kế toán, vừa là 4 công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. TTKDTM có một số đặc điểm sau:+ Hàng hóa và tiền tệ vận động độc lập với nhau cả về không gian lẫn thời. Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức TTKDTM cho phép phân biệt với hình thức TTDTM.+ Vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền tệ kế toán. Chính nhờ đặc điểm này mà ngân hàng và các tổ chức mới có thể tạo ra thêm một lượng tiền nhàn rỗi khi thực hiện TTKDTM và đưa nó tham gia các hoạt động kinh doanh khác.+ Ngân hàng tổ chức đồng thời thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng. Do vậy với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình khi tham gia TTKDTM.Với những đặc điểm trên cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, TTKDTM nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, TTKDTM sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và cụ thể là trong hoạt động thanh toán giá trị của nền kinh tế, đối với NHTM thì TTKDTM sẽ là phương tiện thanh toán chủ yếu trong hoạt động thanh toán.1.2.3 Vai trò của TTKDTMTTKDTM cung cấp khá nhiều phương tiện, dịch vụ thanh toán mới và chúng đã có những vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, TTKDTM có vai trò cụ thể như sau:5 - Cung cấp cho các chủ thể thanh toán những công cụ thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, hiện đại. Trong quá trình thanh toán không phải mang theo tiền mặtchỉ cần sử dụng các hình thức TTKDTM, do vậy sẽ tránh được rủi ro mất trộm, giảm chi phí vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền mặt. Nhờ vậy, chất lượng của thanh toán ngày càng nâng cao góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất lưu thông hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài ra còn hạn chế được hoạt động rửa tiền.- Thông qua kế toán, TTKDTM luôn tạo ra một lượng tiền nhàn rỗi có thể sử dụng cho vay và đầu tư. Vai trò này chính là cơ sở để ngân hàng thực hiện chức năng tạo tiền. Giúp ngân hàng tập trung được nguồn vốn trong xã hội phục vụ cho quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. TTKDTM góp phần giải quyết được tình trạng thiếu tiền mặt trong ngân quỹ làm cho hoạt động của ngân hàng được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động và hoàn thiện chức năng trung gian thanh toán của NHTM. TTKDTM qua ngân hàng tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong thanh toán cho đầu tư, cho vay sản xuất sau khi đã tính toán dự trữ một lượng vốn nhất định đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc đảm bảo và tăng khả năng thanh toán của mình. Khi TTKDTM qua ngân hàng được nhanh chóng, thuận tiện sẽ tạo tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng điều kiện thu hút các đơn vị cá nhân đến mở tài khoản thanh toán hoặc gửi tiền. Do sự góp mặt của rất nhiều của các tổ chức ngân hàng nước ngoài, các tổ chức phi ngân hàng như bảo hiểm, bưu diện cũng cung cấp một số dịch vụ TTKDTM như NHTM. Vì vậy, để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ các ngân hàng phải không ngừng cải tiến dịch vụ, tích cực áp dụng công nghệ hiện đại, đổi mới phong cách giao dịch… không chỉ trong TTKDTM mà cả các nghiệp vụ khác.- Giúp NHTM và Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát một phần lượng tiền trong nền kinh tế, nắm bắt được tình hình biến động số dư tài khoản của 6 khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính… thông qua các thông tin từ tài khoản thanh toán của khách hàng, từ đó ngân hàng sẽ có được những quyết định cho vay đúng đắn, đảm bảo thu gốc và lãi đúng hạn, giảm tỷ trọng nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu; tăng dư nợ tín dụng, mở rộng và phát triển nghiệp vụ tín dụng và cung ứng các dịch vụ, cho vay, tư vấn…- Góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông qua đó tiết kiệm được chi phí lưu thông như: in ấn tiền mặt, bảo quản, vận chuyển… Cùng với đó TTKDTM còn giúp kìm hãm và đẩy lùi lạm phát, đảm bảo an toàn cho việc dự trữ tiềntài sản của xã hội, đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển tiền tệ. - Việc TTKDTM qua ngân hàng đòi hỏi hoạt động thanh toán của khách hàng phải qua ngân hàng hoặc phải mở tài khoản tại ngân hàng dẫn đến thông qua hoạt động TTKDTM nhà nước có thể kiểm soát được lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường để có biện pháp quản lạm phát, quản sự biến động của thị trường và thiết lập các chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia. Bên cạnh đó việc thanh toán qua ngân hàng sẽ kiểm soát được tình trạng thu chi của các doanh nghiệp hạn chế tình trạng tham ô, chi tiêu mờ ám, trốn thuế, rửa tiền…. Do vậy, TTKDTM còn có vai trò hỗ trợ đối với quản vĩ mô của nhà nước.Tóm lại, TTKDTM trong nền kinh tế thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với các chủ thể thanh toán mà còn quan trọng với các trung gian thanh toán, các cơ quan quản nhà nước. Đối với ngành ngân hàng TTKDTM phản ánh khá trung thực bộ mặt hay trang thiết bị cơ sở vật chất của ngành và tầm vĩ mô TTKDTM phản ánh trình độ phát triển kinh tế và dân trí của một nước. Ngoài ra, việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào công tác TTKDTM làm cho hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên hiện đại góp phần ổn định và phát triển hệ thống tài chính quốc gia, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.7 1.2.4 Các loại TTKDTM- Thanh toán bằng séc: Séc là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Về nguyên tắc người phát hành séc chỉ được phát hành trong số dư phạm vi tài khoản của mình khi vượt quá sẽ phải chịu một khoản tiền phạt. Chủ thể tham gia thanh toán séc bao gồm: Người phát hành, người thụ hưởng và ngân hàng, trong đó người phát hành và người thụ hưởng nhất thiết phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và mỗi chủ thể này đều có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi riêng. Trong TTKDTM ở nước ta hiện nay thanh toán séc qua ngân hàng thông dụng nhất là 2 loại:+ Séc chuyển khoản: Là lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với ngân hàng về việc trích nộp một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc. Hiệu lực thanh toán của mỗi tờ séc là 15 ngày kể từ ngày ký phát hành đến ngày nộp vào ngân hàng. Séc chuyển khoản có đặc điểm là không được phép lĩnh tiền mặtchỉ được thanh toán trong phạm vi giữa khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh ngân hàng (một kho bạc) hoặc khác chi nhánh ngân hàng (khác kho bạc) nhưng các ngân hàng các kho bạc này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Người phát hành séc phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên tờ séc. Người thụ hưởng khi nhận séc phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của tờ séc.+ Séc bảo chi: Là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được ngân hàng bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ ngân hàng của bên trả tiền đưa vào một tài khoản riêng (tài khoản tiền ký gửi bảo đảm thanh toán séc) được ngân hàng làm thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi 8 séc trước khi giao séc cho khách hàng. Séc bảo chi được dùng để thanh toán giữa các ngân hàng hoặc khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống và nếu khác hệ thống thì phải cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. Khả năng thanh toán séc bảo chi rộng hơn hơn séc chuyển khoản và được đảm bảo không xảy ra tình trạng phát hành qua số dư. - Thanh toán bằng UNC: UNC là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển vào tài khoản được hưởng để thanh toán tiền mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ, nộp thuế, thanh toán nợ… UNC thanh toán cho người được hưởng có tài khoản ở cùng ngân hàng hoặc khác hệ thống ngân hàng khác tỉnh.- Thanh toán bằng UNT: Là lệnh của người bán viết trên mẫu in sẵn do đơn vị bán lập và nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hoá, dịch vụ theo các chứng từ thanh toán hợp pháp, hợp lệ đã được thoả thuận. Bên mua và bên bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức UNT, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng bên thụ hưởng để có căn cứ thực hiện UNT. UNT áp dụng giữa các đơn vị mở tài khoản ở cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi nhánh ngân hàng khác trong cùng một hệ thống hoặc khác hệ thống.- Thanh toán bằng thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng bao gồm: ghi nợ nội địa và quốc tế, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế có khả năng chi trả được nhiều loại tiền. Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành, bán cho các cá nhân và các doanh nghiệp để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, công nợ và lĩnh tiền mặt. Người dân có thể rút tiền tại các ngân hàng đại thanh toán hay máy rút tiền tự động ATM. Thể thức thanh toán bằng thẻ là một trong những thể thức TTKDTM hiện đại, nhiều ưu điểm nhưng do các yếu tố chủ quan và 9 khách quan nước chưa đủ điều kiện để sử dụng một cách phổ biến cho nên cần phải có sự quan tâm đầu tư từng bước phù hợp với tình hình thực tế.- Thanh toán bằng séc chuyển tiền: Là một hình thức thanh toán bằng cách chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng trong đó người đại diện đứng tên trên tờ séc trực tiếp cầm và chuyển nộp séc vào ngân hàng trả tiền để lĩnh tiền mặt hay chuyển khoản để chi trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày phát hành séc, trên séc có ghi ký hiệu mật và được thanh toán giữa các ngân hàng khác địa phương nhưng cùng hệ thống NHTM- Thanh toán bằng thư tín dụng: Thư tín dụng là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của ngân hàng đối với người thụ hưởng thư tín dụng (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong thư tín dụng, phù hợp với quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với tập quán ngân hàng, tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ. Thanh toán thực hiện khi bên bán sẵn sàng giao hàng, bên mua phải ký quỹ vào ngân hàng một số tiền đủ để mở thư tín dụng thanh toán mua hàngvà đòi hỏi phải có đủ tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao trong hợp đồng. Hiện nay, thanh toán thư tín dụng được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế đối với các đơn vị xuất nhập khẩu do bên mua và bên bán không quen biết nhau khi đó họ khó có thể biết được khả năng tài chính của nhau.1.3 Quản TTKDTM trong NHTM1.3.1 Khái niệm quản TTKDTMQuản TTKDTM là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra hệ thống TTKDTM nhằm thực hiện tốt nhất những mục tiêu 10 [...]... các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất luôn được ưu tiên ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng góp phần nâng cao năng lực quản trong ngân hàng tạo ra cơ hội phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng 20 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TTKDTM TẠI CHI NHÁNH BÁCH KHOA 2.1 Khái quát chung về Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa Tên gọi: Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Trụ sở: Số... tục thanh toán đơn giản) của hình thức này so với hình thức thanh toán bằng UNT và thanh toán bằng séc Hiện nay, UNC tại Chi nhánh Bách Khoa có xu hướng giảm rõ rệt là do đặc điểm của sự phát triển trong TTKDTM đặc biệt là sự phát triển của thanh toán điện tử Qua Bảng 03 ta thấy, hình thức thanh toán bằng UNC cùng với thanh toán điện tử đóng vai trò chủ yếu trong công tác TTKDTM tại Chi nhánh Bách Khoa. .. dù Chi nhánh Bách Khoa đã có những thay đổi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mở tài khoản và có nhiều chính sách ưu đãi nhằm tăng khối lượng nhưng tỷ trọng TTKDTM của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng trưởng không cao 2.3 Thực trạng quản TTKDTM tại Chi nhánh Bách Khoa 2.3.1 Thực trạng quản TTKDTM tại Chi nhánh Ngày 07/09/2007, Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam Chi. .. liên quan * Tổ chức và điều hành Hiện nay, Chi nhánh Bách Khoa tiến hành 2 hoạt động tổ chức và điều hành thành trong quản hoạt động thanh toán đồng thời, và có những hoạt động xen kẽ nhau Trong quản TTKDTM tại Chi nhánh Bách Khoa thực trạng của 2 hoạt động đó như sau: - Xác định cơ cấu tổ chức thực hiện hoạt động TTKDTM: Tại Chi nhánh Bách Khoa cụ thể là tại phòng Kế hoạch – Kinh doanh thì bộ phận... những ảnh hưởng lớn đến khối lượng thanh toán chung tại Chi nhánh khi tăng từ 2.598.269 triệu đồng lên tới 36.948.205 triệu đồng tức là gần 170% Trong đó, TTKDTM đạt 3.928.515 triệu đồng chi m 56,54% trong tổng thanh toán chung cuả Chi nhánh Bách Khoa trong khi đó doanh số thanh toán bằng tiền mặt chi m 3.019.690 triệu đồng chi m 43,46% trong tổng doanh số thanh toán chung Đến năm 2009, doanh số TTKDTM... NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Bách Khoa đã ký quyết định số: 239/QĐ/NHBK-TCCB Theo quyết định này Chi nhánh sẽ giao cho Phòng Kế hoạch – Kinh doanh đảm nhiệm việc quản nghiệp vụ thanh toán của Chi nhánh Phòng sẽ có quyền ra các quyết định trực tiếp đồng thời sẽ chịu trách nhiệm trong quá trình quản hoạt động thanh toán tại Chi nhánh Như vậy, từ năm 2008 mọi vấn đề về quản TTKDTM sẽ do Phòng... thanh toán đặc biệt là 2 hình thức quan trọng thanh toán điện tử và UNC Và một dự báo quan trọng khác là TTKDTM Chi nhánh sẽ đạt khoảng 80% tổng thanh toán vào năm 2012 Dự báo này sẽ là được coi là xu hướng phát triển của hoạt động thanh toán tại Chi nhánh trong những năm tới + Năm 2007, Chi nhánh Bách Khoa đã cùng với các NHTM khác đã tiến hành nghiên cứu mức thu phí đối với hình thức thanh toán dùng. .. thanh toán khác như: chuyển tiền đi và nhận trả tiền qua thanh toán chuyển tiền toàn quốc Giao dịch tự động bằng máy ATM; Dịch vụ thu hộ, chi hộ, chi trả lương cán bộ công nhân; Xét theo loại hình dịch vụ TTKDTM thì Chi nhánh Bách Khoa cung cấp các dịch vụ sau: UNC; UNT; Thanh toán bằng séc; Thanh toán điện tử 2.1.3 Tình hình hoạt động trong giai đoạn 2007 - 2009 Hoạt động của Chi nhánh Bách Khoa trong... vào năm 2001, Chi nhánh Bách Khoa đưa vào hoạt đông 4 hình thức TTKDTM bao gồm: UNC; UNT; Thanh toán bằng séc; Thanh toán điện tử (thực chất bao gồm: thanh toán qua mạng máy tính và máy ATM) Từ khi hoạt động thanh toán liên ngân hàng được thông qua vào 24 năm 2002, thì thanh toán điện tử thực sự chi m phần lớn TTKDTM so với các hình thức khác Cụ thể TTKDTM theo hình thức của Chi nhánh Bách Khoa giai đoạn... hết Quản TTKDTM chỉ thực hiện được vai trò của mình khi phối hợp cùng các chức năng quản khác như: quản tài chính, quản marketing, quản nhân sự… 1.3.2 Nội dung quản TTKDTM trong NHTM Quản TTKDTM là chức năng quản theo lĩnh vực, nó sẽ phối hợp bốn yếu tố nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin thành một chỉnh thể để thực hiện mục đích TTKDTM của NHTM với hiệu quả cao Quản TTKDTM . Chi nhánh Bách Khoa, nghiên cứu các chức năng quản lý, đặc biệt là công tác quản lý thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh, kết hợp với phần lý thuyết. tập tại trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, em đã chọn đề tài Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh

Ngày đăng: 03/12/2012, 15:35

Hình ảnh liên quan

+ Cho vay tổ chức cá nhân dưới các hình thức: Cho vay thương mại; Cho vay tiêu dùng; Tài trợ cho dự án. - Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa

ho.

vay tổ chức cá nhân dưới các hình thức: Cho vay thương mại; Cho vay tiêu dùng; Tài trợ cho dự án Xem tại trang 21 của tài liệu.
Xét theo loại hình dịch vụ TTKDTM thì Chi nhánh Bách Khoa cung cấp Xét theo loại hình dịch vụ TTKDTM thì Chi nhánh Bách Khoa cung cấp - Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa

t.

theo loại hình dịch vụ TTKDTM thì Chi nhánh Bách Khoa cung cấp Xét theo loại hình dịch vụ TTKDTM thì Chi nhánh Bách Khoa cung cấp Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan