Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

80 506 7
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Lời mở đầuTrong những năm vừa qua, số lượng các doanh nghiệp vừa nhỏ không ngừng tăng lên đang dần khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Hàng năm các doanh nghiệp vừa nhỏ đóng góp khoảng 26% GDP, 31% tổng sản lượng công nghiệp, thu hút 26% lực lượng lao động. Doanh nghiệp vừa nhỏ chiếm 97% tỷ trọng số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đây là khu vực được đánh giá là rất có tiểm năng phát triển kinh tế. Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 23-11-2002 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ đã nêu :" Phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát tiển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa vả nhỏ phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học-công nghệ nguồn lực ."Nhận thức được điều này, trong thời gian qua các ngân hàng thương mại đã chú trọng quan tâm đến các doanh nghiệp này. Nhất là khi môi trường kinh doanh giữa các ngân hàng này càng trở nên khốc liệt thì việc nhắm tới các doanh nghiệp vừa nhỏ như là một đối tượng khách hàng đầy tiềm năng là chiến lược phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại.Nắm được chủ trưởng của Đảng Nhà nước cũng như để bắt kịp với xu hướng vận động của nền kinh tế, ngân hàng Công Thương Thanh Xuân trong thời gian qua đã đẩy mạnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa nhỏ. hoát động này đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng cũng bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực tìm cách giải quyết để ngân hàng có thể phát triển hơn nữa tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy sau một thời gian thực tập tại ngân hàng, em đã chọn đề tài :"Nâng cao chất lượng tín 1 1 dụng đối với doanh nghiệp vừa nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân" cho chuyên đề tốt nghiệp.Ngoài Lời mở đầu, Mục lục, Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo, Chuyên đề được kết cấu thành ba chương như sau:Chương I: Tín dụng ngân hàng Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&NChương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại NHCT Thanh Xuân Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N ở NHCT Thanh Xuân2 2 Chương I-Tín dụng ngân hàng Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N1.1_Khái quát về DNV&N1.1.1_Khái niệm Việc đưa ra một khái niệm chính xác về doanh nghiệp vừa nhỏ là rất khó khăn. Hiện nay, trên thế giới mỗi nước lại có một khái niệm về doanh nghiệp vừa nhỏ riêng của mình. Trong khu vực Đông Nam Á, Inđônêxia phân loại doanh nghiệp vừa nhỏ dựa trên 3 tiêu thức là số lượng lao động, tổng giá trị tài sản doanh thu; Singapo thì chỉ dựa vào số lượng lao động tổng giá trị tài sản. Trong khu vực Châu Á, Hồng Kông xác định doanh nghiệp vừa nhỏ chỉ dựa trên tiêu thức số lượng lao động, nhưng số lượng lao đông đặt ra cho các ngành là khác nhau, với ngành dịch vụ thì lượng lao động nhỏ hơn so với lượng lao động trong ngành công nghiệp. Cũng như vậy nhưng Hàn Quốc chia theo thành 3 ngành, đó là các ngành: chế tạo máy khai khoáng, xây dựng, dịch vụ. Trên thế giới, Canada, Úc Mỹ đều phân loại dựa vào số lượng lao động, nhưng số lượng lao động làm tiêu chí thì ở mỗi nước là khác nhau.Như vậy, ta thấy cho mặc dù có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại doanh nghiệp vừa nhỏ thì 2 tiêu thức được sử dụng phổ biến nhất là số lượng lao động trung bình tổng sổ vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm về doanh nghiệp vừa nhỏ không chỉ đơn thuần phản ánh qui mô của doanh nghiệp mà nó còn bao chùm nội dung về kinh tế, tổ chức sản xuất, quản lý tiến bộ khoa hoc công nghiệp. Tuỳ theo thực trạng về quy mô của các doanh nghiệp trong nền kinh tế của mỗi nước khác nhau, trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế có tính đến xu hướng phát triển trong thời gian tới mà các nước có 3 3 tiêu chí xác định riêng của mình. Như vậy việc phân loại doanh nghiệp vừa nhỏ chỉ mang tính tương đối nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Đối với Việt Nam, sau một thời gian nghiên cứu yêu cầu thực tế học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, ngày 23/11/20011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/NĐ-CP quy định lại tiêu chí để xác định doang nghiệp vừa nhỏ, như sau: " Doanh nghiệp nhỏ vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người ".1.1.2_Đặc điểm Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa nhỏ là mối quan tâm của các NHTM vì đây là đối tượng khách hàng ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng. Các doanh nghiệp vừa nhỏ bên cạnh những hạn chế còn có những mặt tích cực. Việc tìm hiểu đặc điểm của doanh nghiệp vừa nhỏ sẽ giúp cho hoạt động giữa NHTM các doanh nghiệp này đạt được hiệu quả cao.a_Quy mô hoạt động nhỏQuy mô hoạt động của một doanh nghiệp thường được đánh giá dựa trên hai tiêu chí cơ bản là số vốn hoạt động số lượng lao động trung bình. Đối với doanh nghiệp vừa nhỏ, số vốn đăng kí là dưới 10 tỷ đồng số lượng lao động trung bình không quá 300 người. Do đó, có thể nói quy mô hoạt động của những doanh nghiệp này là không lớn khi so sánh trong tương quan nền kinh tế. Quy mô vốn nhỏ bé, nên hầu hết các doanh nghiệp này đều gặp khó khăn về vốn. Việc tiếp cận với các nguồn tài chính khác với những doanh nghiệp này cũng là một vấn đề nan giải. Nguồn vốn tự có thấp, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn từ những tổ chức tín dụng thấp đã khiến cho các doanh nghiệp vừa nhỏ gặp hàng loạt các khó khăn khác trong quá trình sản xuất kinh doanh.4 4 b_Khả năng cạnh tranh thấpDo đặc điểm lượng vốn hoạt động nhỏ, thêm vào đó khả năng tiếp cận các nguồn tài chính khác là thấp nên các doanh nghiệp vừa nhỏ thường gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động, triển khai các dự án lớn, đầu tư sản xuất mới. Bên cạnh đó, do không đủ vốn để đầu tư nâng cấp, đổi mới các máy móc thiết bị, càng không đủ vốn cho hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật, các doanh nghiệp này thường sử dụng công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém. Chính vì vậy, các sản phẩm sản xuất ra thườngchất lượng thấp mà chi phí bỏ cũng không nhỏ. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Cũng vì lý do vốn mà các doanh nghiệp này có nhiều hạn chế trong việc marketing, quảng cáo sản phẩm, nắm bắt thông tin thị trường .Những điều này đã hạn chế khả năng chiếm lĩnh thị trường, cũng như việc phát triển doanh nghiệp, do đó mà sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa nhỏ thường thấp. c_Chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường bên ngoàiSố lượng các doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp, tuy nhiên tổng lượng vốn của các doanh nghiệp này lại không chiếm phần lớn lượng vốn của nền kinh tế. Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp lớn là trụ cột được ví như đầu tàu của nền kinh tế. Các doanh nghiệp vừa nhỏ thường làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, hoặc nếu là đối thủ thì cũng luôn tránh phải đối đầu trực tiếp với các doanh nghiệp lớn vì khả năng cạnh tranh thấp. Họ hoạt động không chỉ tuân theo xu thế vận động của nền kinh tế như các doanh nghiệp lớn mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ các doanh nghiệp này.d_Tính linh hoạt cao5 5 Bên cạnh những những khuyết điểm kể trên, doanh nghiệp vừa nhỏ còn có một số ưu điểm nổi bật như bộ máy tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, có tính năng động, sự linh hoạt cao khả năng thích ứng cao hơn các doanh nghiệp lớn trước những biến động của thị trường.Vì chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường bên ngoài nên trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp vừa nhỏ có tính nhạy cảm cao đối với sự thay đổi không ngừng của thị trường. Họ luôn phải cập nhật các thông tin từ thị trường, từ các doanh nghiệp lớn từ đối thủ. Bên cạnh đó, chỉ cần một lượng vốn bổ sung không nhiều, các doanh nghiệp này có thể dễ dàng đổi mới thiết bị công nghệ hơn so với các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa nhỏ có thể ứng dụng được các kĩ thuật tiên tiến kết hợp tự động hoá, cơ khí hoá với lao động thủ công, trên cơ sở đó từng bước đổi mới công nghệ. Do đó các doanh nghiệp này có thể thay đổi một cách linh hoạt theo xu hướng của thị trường mà không cần quá nhiều vốn đầu tư. Tuy nhiên, vốn lại luôn là vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp này, vì vậy nếu được đánh giá đúng khả năng, có dự án khả thi thì việc đầu tư cho các doanh nghiệp vừa nhỏ sẽ đem lại lợi nhuận cao cho các NHTM 1.1.3_Vai trò của DNV&N Khi nói đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia, chúng ta thường nghĩ ngay đến các doanh nghiệp khổng lồ quen thuộc. Chẳng hạn như khi nói đến nền kinh tế Nhật Bản thì người ta nghĩ ngay tới Mitsubishi, Toyota; nói đến Hàn Quốc là Samsung .Trong khi đó, trên thực tế thì các doanh nghiệp vừa nhỏ lại đóng một vai trò không nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.a_Tạo việc làm thu nhập cho người lao độngDo có lợi thế là chỉ cần một lượng vốn nhỏ cũng có thể thành lập được công ty, nhà xưởng, mở văn phòng . với chi phí thấp, tính năng động tính linh 6 6 hoạt cao, có khả năng thích ứng với những nhu cầu thường xuyên thay đổi của thị trường nên ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam số lượng doanh nghiệp vừa nhỏ là rất lớn chiếm khoảng hơn 90% tổng số các doanh nghiệp. Thêm vào đó, phần lớn các doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, xây dựng giao thông vận tải , lại thường sử dụng công nghệ lạc hậu, nửa cơ giới nửa thủ công do vậy khả năng thu hút lao động của các doanh nghiệp này là rất lớn. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp tư nhân vừa nhỏ đóng góp hơn 25% GDP, 26% việc làm thường xuyên tạo ra 1,2 triệu việc làm mới mỗi năm. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn có kĩ thuật sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến, nhất là đối với các xí nghiệp tự động hoá sản xuất đã làm cho số người thất nghiệp ngày càng tăng, phát sinh nhiều tiêu cực cho xã hội. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa nhỏ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút các lao động nông nghiệp ở nông thôn trong các làng nghề truyền thống. Các doanh nghiệp này đã giúp cho người nông dân có thêm được thu nhập với các nghề truyền thống từ bao đời bằng việc xuất khẩu các mặt hàng thủ công mĩ nghệ. Nhờ đó giảm được lượng lao động ồ ạt đổ lên thành phố trong lúc nông nhàn, hơn thế nữa là giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc từ bao đời nay của Việt Nam. b_Thu hút nguồn vốn trong dânTiềm lực tài chính trong dân là rất lớn, tuy nhiên lại nằm rải rác, không tập trung thành những khoản lớn đủ để đáp ứng cho những nhu cầu vốn với quy mô lớn. Để thành lập các doanh nghiệp vừa nhỏ thì yêu cầu về vốn là không lớn do đó các doanh nghiệp này được thành lập một cách dễ dàng, nằm phân tán trong dân, đi vào tận các làng xóm. Vì vậy, các doanh nghiệp vừa nhỏ đóng vai trò quan trọng trọng việc thu hút nguồn vốn từ dân, tận dụng những nguồn vốn nhỏ bé này cho sản xuất kinh doanh không để chúng nhàn rỗi. Mặc dù, số 7 7 vốn của một doanh nghiệp loại này nhỏ nhưng do số lượng doanh nghiệp là rất lớn nên tổng lượng vốn thu hút được khá lớn. c_Đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tếDo qui mô vừa nhỏ nên các doanh nghiệp vừa nhỏ có thể đặt văn phòng làm việc, nhà xưởng ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ, ở cả những nơi cơ sở hạ tầng chưa phát triển nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, phát triển kinh tế địa phương. Quy mô hoạt động cũng như trình độ công nghệ của các doanh nghiệp này rất thích hợp với những ngành cần nhiều lao động thủ công như ngành chế biến thuỷ-hải sản, may mặc, da giày, mà đây lại là những ngành đem lại nhiều kim ngạch xuất khẩu cho cả nước. Đặc biệt với ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, ngành mà việc sử dụng các công nghệ hiện đại sản xuất hàng loạt là rất khó khăn, thêm vào đó là việc phân bố rải rác ở khắp các vùng nông thôn, thì doanh nghiệp vừa nhỏ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu gom, tiêu thụ sản phẩm không chỉ với thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó, do lợi thế của mình các doanh nghiệp vừa nhỏ rất thích hợp với khu vực kinh doanh thương mại-dịch vụ bán lẻ. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn khó có thể tổ chức được một mạng lưới bán lẻ để tiêu thụ hàng hoá của mình mà phải thông qua mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp vừa nhỏ. Chính vì vậy, doanh nghiệp vừa nhỏ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng kể cả ở những nơi xa xôi, cơ sở hạ tầng thấp kém một cách nhanh chóng thuận tiện, do đó mà rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa các vùng, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển một cách đồng đều trên toàn lãnh thổ. Thu hút được một lượng vốn lớn nhàn rỗi trong dân, khai thác tận dụng được các tiềm năng thế mạnh của từng vùng, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa nhỏ đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế. Theo số liệu của UNDP thì doanh nghiệp 8 8 vừa nhỏ đã đóng góp 26%GDP. Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa nhỏ đã góp phần đáng kể trong việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, đóng góp phần lớn trong giá trị GDP mà nền kinh tế tạo ra hàng năm.d_Tạo sự linh hoạt cho nền kinh tếTrên thực tế, tỷ trọng số lượng doanh nghiệp vừa nhỏ ở các nước luôn chiếm trên 90%. Với ưu thế về yêu cầu vốn không lớn, linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó số lượng các doanh nghiệp vừa nhỏ gia tăng không ngừng. Điều này góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn nhàn rỗi từ dân, như vậy sự phát triển của doanh nghiệp vừa nhỏ đã tăng hiệu quả cho việc sử dụng các nguồn lực tài chính. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế đặc biệt là với Việt Nam- một nước đang phát triển đang trong lộ trình hội nhập kinh tế thế giới.Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng các doanh nghiệp vừa nhỏ đã thu hút được một lượng lớn lao động nông nghiệp đang gia tăng ở các vùng nông thôn chuyển sang làm việc ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; nâng cao đời sống cho nhiều bộ phận dân cư nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Có thể nói, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa nhỏ đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc phát triển không ngừng của các doanh nghiệp vừa nhỏ tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ giữa các doanh nghiệp kể cả với các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế. Trong một thị trường cạnh tranh, những sản phẩm được sản xuất ra phải không ngừng nâng cao chất lượng nếu không muốn bị đào thải. Mà doanh nghiệp vừa nhỏ lại nhạy cảm với sự biến động của thị trường, có tính linh hoạt trong sản xuất, các sản phẩm sản xuất ra luôn bám sát với yêu cầu của thị trường với chi phí thấp. Đây là thách thức rất lớn với những doanh nghiệp lớn, khiến cho các doanh nghiệp này khó có thể lũng đoạn thị trường. Do đó, các 9 9 doanh nghiệp vừa nhỏ làm cho nền kinh tế trở nên năng động, linh hoạt hơn, lộ trình hội nhập với kinh tế thế giới cũng vì thế được rút ngắn hơn.1.2_Tín dụng ngân hàng1.2.1_Tín dụng- một hoạt động chủ yếu của các NHTMLịch sử hình thành phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Ngân hàng được ví như mạch máu của nền kinh tế. Sự phát triển kinh tế là điều kiện ra đời ngân hàng, đến lượt mình hệ thống ngân hàng lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần số lượng các ngân hàng.Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng. Người làm nghề đổi tiền thường là người giàu có. Họ thực hiện cất trữ hộ, việc cất trữ hộ nhiều nghười khác là điều kiện để thực hiện thanh toán hộ. Điều này đã thu hút các thương gia gửi tiền nhiều hơn. Do tính chất vô danh của tiền, nhà buôn tiền có thể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách để cho vay. Hoạt động này làm thay đổi cơ bản hoạt động của nhà buôn tiền- kẻ cho vay nặng lãi- thành nhà buôn tiền- Ngân hàng. Hoạt động cho vay dựa trên tiền gửi của khách, tạo nên lợi nhuận lớn nên các ngân hàng đều tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền. Tóm lại: đứng trên góc độ các loại hình mà ngân hàng cung cấp thì ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm dịch vụ thanh toán- thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong 10 10 [...]... dụng của doanh nghiệp vừa nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng  Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với DNV&N: được tính bằng cách lấy dư nợ cuối kì trừ đi dư nợ đầu kì, rồi chia cho dư nợ đầu kì Nhóm chỉ tiêu này phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa nhỏ cũng như uy tín của ngân hàng đối với đối tượng khách hàng này Các chỉ tiêu trên càng cao càng... từng cá nhân nhỏ lẻ Hiện nay, các ngân hàng thường phân chia các đối tuong khách hàng thành khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa nhỏ, khách hàng doanh nghiệp lớn Việc phân chia này giúp cho ngân hàng quản lý khách hàng các khoản vay tốt hơn do mỗi đối tượng này lai có nhu cầu tín dụng khác nhau Bên cạnh đó, quy trình nghiệp vụ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp khách hàng cá nhân... ảnh lượng vốn tại 16 16 thời điểm đó mà ngân hàng đã giải ngân cho doanh nghiệp vừa nhỏDoanh số cho vay doanh nghiệp vừa nhỏ: được tính bằng cách cộng dồn các khoản vay trong một niên độ kế toán Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà các ngân hàng đã giải ngân cho các trong nghiệp vừa nhỏ trong một thời kì nhất định  Tỷ lệ dư nợ đối với DNV&N trên tổng dư nợ: phản ánh tỷ trọng dư nợ tín dụng. .. nào, doanh nghiệp muốn đứng vững phát triển thì việc cải thiện chất lượng tín dụng là điều thiết yếu Trong ba yếu tố chất lượng, giá cả lượng hàng bán thì yếu tố chất lượng là quan trọng nhất vì chất lượng được nâng lên giá thành sẽ hạ, đảm bảo thoả mãn cho khách hàng cả về chất lượng giá cả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường Có thể hiểu chất lượng tín dụng như sau: chất lượng. .. nắm bắt cơ hội phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng cao, chất lượng tín dụng từ đó mà được nâng lên  Công tác tổ chức trình độ nghiệp vụ của cán bộ Cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng Đây là những người trực tiếp thực hiện tất cả các khâu của qui trình tín dụng do đó việc bảo đảm an toàn tính sinh lời... cũng như xây dựng tiến hành các phương án kinh doanh của mình Chất lượng tín dụng sẽ được nâng lên nhờ các phương án kinh doanh có hiệu quả giữa ngân hàng doanh nghiệp, sự hợp tác của họ được pháp luật bảo vệ 26 26 Chương II_Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N ở NHCT Thanh Xuân 2.1_Khái quát về ngân hàng 2.1.1_Lịch sử hình thành phát triển Chi nhánh Ngân hàng Công thương (NHCT) được... hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao Những chỉ tiêu trên phản ánh mức độ an toàn vốn của ngân hàng Những chỉ tiêu này càng thấp thì phản ánh chất lượng tín dụng càng cao Mặc dù mục đích cao nhất của ngân hàng trong kinh doanh là an toàn, nhưng khi nói một ngân hàngchất lượng tín dụng tốt thì không thể không... giá chất lượng tín dụng Thông qua các chỉ tiêu này, ngân hàng có thể xác định được một cách khá chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng mình thông qua những con số cụ thể Vì thế, những con số được đưa ra để tính toán các chỉ tiêu này cần phải chính xác đầy đủ  Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng:  Dư nợ đối với doanh nghiệp vừa nhỏ: là số dư cuối kì trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, ... quan trọng để ngân hàng đầu tư đào tạo cán bộ, nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hiện đại hoá các qui trình kĩ thuật, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng tín dụng  Trang thiết bị, cơ sở vật chất của ngân hàng Để có thể quản lý thực hiện hoạt động tín dụng hiệu quả, ngoài việc nâng cao công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức quản lý ngân hàng thì cần... thiết đến công tác quản lý thanh khoản của các NHTM b_Căn cứ vào đối tượng khách hàng Căn cứ vào đối tượng khách hàng, tín dụng ngân hàng được chia làm 2 loại như sau:  Tín dụng cho khách hàng là các tổ chức kinh tế- xã hội: các tổ chức kinh tế-xã hội bao gồm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức tín dụng khác, các hộ sản xuất kinh doanhTín dụng cho khách hàng cá nhân: là loại tín dụng . thực tập tại ngân hàng, em đã chọn đề tài :" ;Nâng cao chất lượng tín 1 1 dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân& quot;. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N ở NHCT Thanh Xuân2 2 Chương I -Tín dụng ngân hàng và Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N1.1_Khái

Ngày đăng: 03/12/2012, 14:26

Hình ảnh liên quan

Bảng1 - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Bảng 1.

Xem tại trang 34 của tài liệu.
Mặt khác, Chi nhánh luôn bám sát tình hình lãi suất huy động trên thị trường đặt biệt trong thời gian qua để có biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay  nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh. - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

t.

khác, Chi nhánh luôn bám sát tình hình lãi suất huy động trên thị trường đặt biệt trong thời gian qua để có biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh Xem tại trang 35 của tài liệu.
o Bảng 3: Tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

o.

Bảng 3: Tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Xem tại trang 43 của tài liệu.
o Bảng 4: Nợ có đảm bảo bằng tài sản (ĐBBTS) - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

o.

Bảng 4: Nợ có đảm bảo bằng tài sản (ĐBBTS) Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 5 - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Bảng 5.

Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 6 - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Bảng 6.

Xem tại trang 48 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan