hoàn thiện hệ thống marketing mix nhằm thu hút khách du lịch đến với khách sạn celadon palace hue

54 1.2K 7
hoàn thiện hệ thống marketing mix nhằm thu hút khách du lịch đến với khách sạn celadon palace hue

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG MARKETING MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI KHÁCH SẠN CELADON PALACE HUE Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Nguyễn Như Phương Anh Nguyễn Thị Hồng Gấm Trần Thị Tâm Nguyễn Thị Oanh Nguyễn Hoàng Trung Khoa Nguyễn Anh Tuấn Phan Đình Hậu Nguyễn Ngọc Tuấn Bài tiểu luận Huế, tháng 3/2013 GVHD: Nguyễn Như Phương Anh 2 Bài tiểu luận MỤC LỤC GVHD: Nguyễn Như Phương Anh 3 Bài tiểu luận A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DU LỊCH I. Một số khái niệm chung về hệ thống marketing trong khách sạn du lịch. 1. Marketing trong du lịch Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, đa dạng và phức tạp. Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp và đồng bộ cao bởi đặc điểm của tiêu dùng du lịch. Vì vậy, ngành du lịch cũng bao gồm tất cả các khái niệm, phạm trù về marketing mà các ngành khác đang sử dụng thành công trên thị trường. Marketing du lịch có nghĩa là vận dụng lý thuyết marketing trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, việc áp dụng các nguyên lý, các nội dung cơ bản của hoạt động marketing phải phù hợp với đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng du lịch. Cho đến nay cũng chưa có một định nghĩa nào thống nhất về marketing du lịch. Sau đây là một số định nghĩa:  Định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): Marketing du lịch là một triết lí quản trị mà nhờ đó tổ chức đu lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn dựa trên mong muốn của du khách để từ đó đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó.  Định nghĩa của Michael Coltman: Marketing du lịchhệ thống những nghiên cứu và lập kế hoạch nhằm tạo lập cho tổ chức du lịch một triết lí quản trị hoàn chỉnh với các chiến lược và chiến thuật thích hợp để đạt được mục đích.  Định nghĩa của J C Hollway: Marketing du lịch là chức năng quản trị nhằm tổ chức và hướng dẫn tất cả các hoạt động kinh doanh tham gia vào việc nhận biết nhu cầu của người tiêu dùng và biến sức của khách hàng thành cầu về một sản phẩm, dịch vụ cụ thể, chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng để đạt được lợi nhuận mục tiêu, mục tiêu của doanh nghiệp hoặc mục tiêu của doanh nghiệp, tổ chức đặt ra. Mục đích của marketing du lịch là:  Làm hài lòng khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng, thắng lợi trong cạnh tranh, lợi nhuận trong dài hạn, hướng sự phát triển bền vững của địa điểm du lịch.  Marketing có vai trò liên kết giữa mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu với các nguồn lực bên trong doanh nghiệp. Để thể hiện vai trò này, marketing có bốn chức năng cơ bản là: - Thứ nhất, luôn làm sản phẩm thích ứng với thị trường. - Thứ hai, định giá bán và điều chỉnh các mức giá bán cho phù hợp với quan hệ cung cầu và từng giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm. - Thứ ba, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. GVHD: Nguyễn Như Phương Anh 4 Bài tiểu luận - Thứ tư, truyền tin sản phẩm, thu hút và “ quyến rũ” người tiêu dùng về phía sản phẩm của doanh nghiệp,của địa điểm đến du lịch. 2. Hệ thống chiến lược marketing mix trong khách sạn du lịch. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh khách sạn du lịch nói riêng, hệ thống chiến lược Marketing mix trong khách sạn- du lịch là loại chiến lược bộ phận, thể hiện mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh, với thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với thị trường mục tiêu, đối với Marketing mix và mức chi phí cho Marketing. Từ quan điểm trên có thể khái niệm về hệ thống chiến lược Marketing mix như sau: “ Hệ thống Marketing mix là tập hợp các phối thức định hướng các biến số Marketing có thể kiểm soát được mà Công ty có thể lựa chọn và sử dụng một cách thích hợp, hỗ trợ lẫn nhau nhằm định vị sản phẩm, dịch vụ trên một đoạn thị trường mục tiêu xác định để đạt được lợi thế cạnh tranh”. II. Vai trò của hệ thống Marketing mix Nói tới hệ thống marketing mix còn có nghĩa là nói tới những phương án lựa chọn và quyết định của Marketing mix cho một thị trường mục tiêu. Marketing mix đóng vai trò chủ đạo đối với hoạt động Marketing của một doanh nghiệp, nó không chỉ ra đâu là khách hàng cần phải hướng tới mà nó còn vạch ra lối đi đúng dắn cho tất cả các hoạt động khác, nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất phân đoạn thị trường đã lựa chọn. Hệ thống Marketing muốn triển khai thành công thì điều quan trọng là chất lượng các sản phẩm dịch vụ đảm bảo thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Xu hướng cạnh tranh ngày nay cho thấy cạnh tranh giá đang chuyển dần sang cạnh tranh về chất lượng. Đặc biệt, ngành kinh doanh dịch vụ thì vấn đề chất lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Vì vậy, đây chính là động cơ thúc đẩy cho sự hình thành và phát triển sản phẩm với chất lượng ngày càng nâng cao nhằm chiếm được tình cảm của khách hàng. Như vậy, hệ thống chiến lược marketing mix được xem như một mũi nhọn sắc bén nhất mà doanh nghiệp sử dụng để tấn công vào thị trường với ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. III. Nội dung của Marketing mix GVHD: Nguyễn Như Phương Anh 5 Bài tiểu luận Yêu cầu đối với chiến lược marketing của một công ty phải bao quát toàn bộ thị trường mục tiêu của doanh nghiệp mình. Ứng với mỗi đoạn thị trường mục tiêu trên, người ta có thể triển khai một chiến lược marketing mix hữu hiệu bằng cách thay đổi phối thức 9P ( Product, Price, Place, Promotion…) sao cho phù hợp với sự biến động và hoàn cảnh thực tế với từng thị trường mục tiêu, thì các bước cũng cần tương tự như thiết lập chiến lược Marketing mix ở thị trường trọng điểm và cuối cùng là đánh giá chuẩn bị cho ngân sách cho chiến lược Marketing mix. IV. Phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường là một quá trình chi tiết nhằm phân định thị trường tổng thể thành những cấu trúc nhỏ hơn có thông số đặc tính và hành vi mua khác biệt nhau, nhưng trong nội bộ mỗi đoạn lại thống nhất với nhau mà doanh nghiệp có thể vận dụng marketing mix hữu hiệu trên mỗi đoạn thị trường mục tiêu đó. Mục tiêu của phân đoạn thị trường là trên cơ sở phân tích tập khách hàng và hiệu năng Marketing của doanh nghiệp, tìm kiếm một sự thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng bằng sự thích ứng sản phẩm chiêu thị của mình, qua đó khai thác tối đa dung lượng của thị trường và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong phân khúc đó. Như vậy phân đoạn là một tồn tại khách quan nhưng không có xu thế hướng tự thân, vì vậy khi nghiên cứu và lựa chọn phân đoạn thị trường trọng điểm cần phải chú ý đến những yêu cầu sau: - Tính xác đáng: phân đoạn thị trường phải đảm bảo khả năng nhận dạng rõ ràng qua tiêu thức lựa chọn và sự phù hợp giữa tiêu thức và mục tiêu phân đoạn, các phân đoạn thị trường phải được đo lường bằng các thông số đặc trưng, quy mô đoạn thị trường mục tiêu phải đủ lớn để đáp ứng được mục tiêu khai thác của doanh nghiệp. - Tính tiếp cận được: điều cốt lõi của phân đoan thị trường là để có thể lựa chọn và tiếp cận được các nhóm khách hàng nhất định. Vì vậy các đoạn phải đảm bảo có thể vươn tới và phục vụ được - Tính khả thi: các phân đoạn phải đảm bảo khả năng chấp nhận của tập khách hàng với marketing mục tiêu của doanh nghiệp đảm bảo ổn định trong thời gian đủ dài của đoạn mục tiêu. Có khả năng thực thi thuận lợi và đồng bộ các yếu tố của marketing mix. GVHD: Nguyễn Như Phương Anh 6 Bài tiểu luận - Tính hữu hiệu của khả thi: đoạn thị trường mục tiêu phải phù hợp và phát huy hiệu năng của Marketing, tạo sức mạnh tập trung và chiếm ưu thế tương đối của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Chi phí thực thi marketing mix cũng phải có tiềm năng bù đắp và sinh lời. Tạo tiền đề tận dụng tối ưu công suất, phát triển thị phần và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu cũng như thị trường tổng thể Để đảm bảo 4 yêu cầu đối với phân đoạn thị trường như đã trình bày ở trên, việc lựa chọn các tiêu thức phân đoạn có vai trò vô cùng quan trọng. Tiêu thức phân đoạn thị trường rất phong phú và đa dạng, song các tiêu thức thường được các doanh nghiệp khách sạn sử dụ.ng đó là: - Phân đoạn thị trường theo địa lý - Phân đoạn thị trường theo kinh tế xã hội và nhân khẩu học - Phân đoạn thị trường theo phác đồ tâm lí - Phân đoạn thị trường theo hành vi ứng xử của khách hàng - Phân đoạn thị trường theo mục đích của chuyến đi - Phân đoạn thị trường theo sản phẩm. V. Lựa chọn thị trường mục tiêu Sau khi đã phân khúc thị trường và đánh giá các khúc thị trường khác nhau, các doanh nghiệp du lịch phải quyết định xem có bao nhiêu khúc thị trường được lựa chọn làm thị trường mục tiêu được doanh nghiệp hướng tới phục vụ. Trong đó khúc thị trường nào được coi là hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp… Đó chính là quá trình đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp du lịch Thị trường mục tiêu được hiểu là tập hợp người mua có cùng nhu cầu đòi hỏi hay những đặc tính giống nhau mà doanh nghiệp du lịch có khả năng đáp ứng , đồng thời tạo ra những lợi thế so sánh cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh và cho phép tối đa hóa các mục tiêu marketing đã đặt ra của doanh nghiệp VI. Marketing 9Ps trong du lịch Do đặc thù của sản xuất và tiêu dùng du lịch cần phải chi tiết hơn các yếu tố trong marketing-mix truyền thống và phối kết hợp đồng bộ các yếu tố này hướng vào thị trường mục tiêu, theo Burke và Resnick (1991), marketing 9Ps tập trung vào tất cả các hoạt động của marketing chuyên nghiệp. Marketing 9Ps như là các thành phần trong một công thức đầy đủ để đạt được kết quả cuối cùng theo mong muốn của nhà GVHD: Nguyễn Như Phương Anh 7 Bài tiểu luận kinh doanh du lịch. Marketing du lịch 9Ps bao gồm: sản phẩm (product), giá (price), phân phối (place), con người (people), chương trình (programing), xúc tiến (promotion), đối tác (partnership), trọn gói (package) và định vị (position). Như vậy, ngoài các yếu tố của marketing-mix truyền thống, có thêm năm yếu tố: con người, chương trình, đối tác, trọn gói và định vị. 1. Yếu tố sản phẩm (Product) Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ có thể đem ra chào bán và có khả năng thoả mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ. Sản phẩm du lịch vừa là mặt hàng cụ thể vừa là một mặt hàng không cụ thể. Nói cách khác, sản phẩm du lịch là tổng hợp các thành tố khác nhau nhằm cung cấp cho khách kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Chính sách sản phẩm được hiểu là một chủ trương của doanh nghiệp về việc hạn chế, duy trì, phát triển, mở rộng đổi mới cơ cấu mặt hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường với hiệu quả phù hợp với các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm. Sản phẩm du lịch là các chương trình du lịch, các dịch vụ lưu trú, ăn uống,…Do vậy đặc trưng của sản phẩm du lịch là phải sử dụng mới biết rõ. Sản phẩm du lịch phải bán cho khách trước khi họ tiêu dùng và thấy sản phẩm đó. Vì thế khách hàng cần phải được thông tin một cách kỹ lưỡng về tất cả những gì mà họ sẽ mua, sẽ sử dụng,…Do đó cần phải có một kinh nghiệm tích luỹ. Mặt khác, sản phẩm du lịch không lưu trữ được, không sản xuất trước được, do vậy việc điều hoà cung cầu là rất khó khăn. Khi tạo ra một chương trình du lịch, giá trị của nó được thể hiện thông qua cấp độ sản phẩm. Cấp độ sản phẩm có thể gồm 4 cấp: 1)Sản phẩm cơ bản: đây là lý do chính mà khách hàng tìm mua. 2)Sản phẩm mong đợi: gồm sản phẩm cơ bản và một số điều kiện tối thiểu khi sử dụng hoặc mua bán. 3)Sản phẩm tăng thêm: mình nhận được nhiều hơn mình mong đợi. GVHD: Nguyễn Như Phương Anh 8 Bài tiểu luận 4)Sản phẩm tiềm năng: gồm tất cả đặc trưng cơ bản bổ sung và những lợi ích tiềm năng và có thể được người mua sử dụng. Do vậy người làm Marketing phải sản xuất sản phẩm dịch vụ gì để cho khách hàng nhận ra được đó là dịch vụ tăng thêm, để khuyến khích khách hàng quay trở lại. Khi sản phẩm dịch vụ có thương hiệu tốt, có vị thế thì sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Do vậy người làm Marketing cần ngăn chặn sự rơi xuống của các sản phẩm dịch vụ này để cố gắng giữ sản phẩm của mình ở trên. do đó cần phải có dịch vụ khách hàng để tạo ra sự riêng biệt, hấp dẫn. Khi thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch của mình các doanh nghiệp cần phải quyết định hàng loạt các vấn đề có liên quan: - Quyết định dịch vụ cơ bản: là những dịch vụ cung cấp những lợi ích cơ bản cho khách hàng. Đó chính là động cơ để người mua tìm đến tiêu dùng một loại dịch vụ này chứ không phải là dịch vụ khác. Và căn cứ vào thị trường mục tiêu mà người làm Marketing quyết định dịch vụ cơ bản và lợi ích cơ bản mà khách hàng tìm kiếm. Từ đó doanh nghiệp có thể cung cấp các chương trình du lịch: du lịch văn hoá, du lịch lễ hội,… - Quyết định về dịch vụ ngoại vi: có 2 loại dịch vụ ngoại vi: 1) Một là dịch vụ nhằm tăng thêm giá trị cung cấp cho khách hàng có thể cùng nằm trong hệ thống dịch vụ cơ bản và tăng thêm lợi ích cơ bản. 2) Hai là các dịch vụ độc lập mang lại lợi ích phụ thêm cho khách hàng. Thông qua hai loại dịch vụ này thì dịch vụ cơ bản ít thay đổi và dịch vụ ngoại vi thì thường xuyên thay đổi. Và khách hàng thường nhận biết khách sạn này với khách sạn kia hoặc hãng này với hãng kia thông qua dịch vụ ngoại vi. Điểm đầu tiên để đánh giá sản phẩm là xem khách hàng đánh giá về sản phẩm như thế nào, ai là người ảnh hưởng đến họ và định vị của sản phẩm trên thị trường như thế nào. Phân tích SWOT được áp dụng trong bất kỳ tổ chức nào và áp dụng cho cả doanh nghiệp và sản phẩm. Mô hình SWOT giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của mình để có chiến lược phù hợp. Hai điều kiện để áp dụng phân tích SWOT có hiệu quả đó là: GVHD: Nguyễn Như Phương Anh 9 Bài tiểu luận - Phải dựa trên dữ liệu, thông tin thực tế thu thập được chứ không chỉ làm theo cảm tính - Dữ liệu phải được thu thập một cách chính xác từ những nguồn phù hợp, tin cậh và có tính đại diện cao, không nhất thiết phải là khách hàng. Ví dụ trong thị trường hàng không, nhận xét của các đại lý du lịch là nhân tố rất quan trọng trong phân tích SWOT. 2. Yếu tố giá (Price) Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau. Đằng sau của những tên gọi đó, các hiện tượng giá cả luôn mang một ý nghĩa chung là: lợi ích kinh tế được xác định bằng tiền. Trong các công cụ Marketing- mix chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạo doanh thu và lợi nhuận thực tế. Còn đối với người mua, giá cả là phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hóa. Vì vậy những quyết định về giá luôn luôn giữ vai trò quan trọng và phức tạp nhất mà một doanh nghiệp phải đối mặt khi soạn thảo các hoạt động Marketing của mình. Chiến lược giá cả là việc xác định mục tiêu của chiến lược giá, lựa chọn phương pháp định giá, các chiến lược giá của doanh nghiệp. Chính sách giá của dịch vụ làm tăng bằng chứng vật chất giúp khách hàng cảm nhận được chất lượng dịch vụ mà mình mua để từ đó có thể tôn tạo được hình ảnh của dịch vụ. Định giá hợp lý sẽ tạo dựng một kênh phân phối hoạt động tốt, định nhãn thương hiệu cho các dịch vụ cũng có thể cho phép chúng ta thực hiện chính sách giá cao. Đối với hàng hoá dịch vụ, định giá dựa trên giá trị cảm nhận của khách hàng, dựa vào tình hình cạnh tranh còn chi phí chỉ là nền của giá. Trong dịch vụ giá bao gồm giá trọn gói toàn phần hoặc giá từng phần. Chính sách giá đúng đắn là việc xác định giá thích hợp cho từng sản phẩm, từng giai đoạn, từng thị trường và được xác định dựa trên mối quan hệ giữa cung và cầu có tính đến các đối thủ cạnh tranh. 3. Yếu tố phân phối (Place) Cũng như mọi loại hàng hóa, dịch vụ khác, sản phẩm du lịch được sản xuất ra để bán cho những khách hàng có nhu cầu. Quá trình để đưa các sản phẩm du lịch được tạo GVHD: Nguyễn Như Phương Anh 10 [...]... những chương trình khuyến mãi , giảm giá mới của khách sạn Khi khách trong khách sạn có nhu cầu đi du lịch thì khách sạn giới thiệu cho các công ty du lịchkhách sạn có quan hệ từ trước Hiện nay, bộ phận kinh doanh đang có mối quan hệ rất tốt đẹp với các đối tác là công ty du lịch Ngoài mối quan hệ với các công ty du lịch thì khách sạn còn có quan hệ với các văn phòng đại diện công ty nước ngoài,... lưu niệm của khách sạn Celadon Palace Hue  Full package (du lịch kết hợp hội họp 03 ngày 02 đêm): Ngày thứ 1: Khách đến Huế Đón khách từ sân bay Phú Bài đến Celadon Palace Hue Ăn tối kiểu cung đình tại Celadon Palace Hue Ngủ đêm tại Celadon Palace Hue Ngày thứ 2: Ăn sáng kiểu buffet tại khách sạn Họp nguyên ngày với 02 lần coffee – break Ăn trưa tại khách sạn (theo kiểu buffet cho 30 khách trở lên,... dịch vụ, quan hệ đối tác là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần chú trọng Quan hệ marketing và liên minh chiến lược được thiết lập và ngày càng mở rộng cho nên với Celadon Palace Hue, các công ty du lịch là các đối tác có vai trò quan trọng Khách du lịch đến Huế hầu hết thông qua các công ty du lịch Vì thế, công ty du lịch là những đối tác quan trọng hàng đầu đối với Celadon Palace Hue Khách sạn, cụ thể... bộ khách sạn Phòng kế toán: Đảm bảo cân đối sổ sách về các khoản thu chi của khách sạn Bộ phận nhân sự: chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn nhân lực cho khách sạn vào mọi thời điểm II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA KHÁCH SẠN CELADON PALACE HUE 1 Thực trạng marketing của khách sạn a Yếu tố sản phẩm (product) Khách sạn đã xây dựng một chính sách sản phẩm phong phú, đa dạng và đi sát với thực tế, với. .. lý du lịch, kênh này thu hút 65% lượng khách du lịch trong và ngoài nước của khách sạn do khách sạn có nhiều mối quan hệ tốt và thân thiết với các công ty du lịch như Saigontourist, Vietravel, Apex Vietnam, Indochina Service… Ưu điểm:: Khách sạn có nhiều mối quan hệ tốt và thân thiết với các công ty du lịch Kênh phân phối gián tiếp thông qua các website chuyên về đặt phòng khách sạn (chiếm 10%) như... sản phẩm, vật dụng tại khách sạn: Hầu hết các sản phẩm của khách sạn đều có tên và biểu tượng (logo) của khách sạn từ bao diêm, các thực đơn, khăn tắm, xà phòng cho đến đồng phục, ô tô của khách sạn; tất cả các giấy tờ giao dịch trong khách sạn đều có logo riêng của khách sạn, địa chỉ, số điện thoại, số fax, E-mail - của khách sạn rất thu n tiện cho việc liên hệ với khách sạn Phát hành tập san, ấn phẩm... hiệu đúng tầm với vị trí mà doanh nghiệp đã chọn B THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA KHÁCH SẠN CELADON PALACE HUẾ I TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN 1 Giới thiệu chung về khách sạn Tên khách sạn: Celadon Palace Hue Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Vương Huế - Ngân hàng Bắc Á Công ty quản lý: Celadon International Địa chỉ: 105A Hùng Vương – Huế Điện thoại: (84-54) 393 6666 Fax: (84-54) 393 6555 Khách sạn quốc tế... là một khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 05 sao, thị trường khách của Celadon Palace Hue là những vị khách sẵn sàng trả nhiều tiền cho việc lưu trú, ăn uống, hội họp… và bù lại họ đòi hỏi chất lượng sản phẩm của khách sạn phải cao cấp Khách đến Huế nói chung và đến Celadon Palace Hue nói riêng là những người thích đi du lịch kết hợp tìm hiểu về truyền thống về đất nước và con người Việt Nam như khách Pháp,... mối quan hệ với một số đại sứ quán thường xuyên có khách đến Huế Đối tác nước ngoài còn khá ít h Yếu tố trọn gói (Package) Yếu tố này là khách sạn kết hợp với các công ty du lịch để tạo sản phẩm trọn gói cho khách sạn Khách sạn tham gia vào một công đoạn trong quá trình tạo sản phẩm trọn gói dưới các hình thức như: 1) Khách sạn sẽ cung cấp dịch vụ lưu trú và một số dịch vụ bổ sung cho khách du lịch trong... Khách sạn, cụ thể là bộ phận kinh doanh liên hệ và giới thiệu khách sạn mình với các công ty du lịch, gửi cho họ giá phòng bán sỉ đặc biệt dành riêng cho các công ty du lịch Khi các công ty du lịch đã biết đến Celadon Palace Hue, bộ phận kinh doanh sẽ GVHD: Nguyễn Như Phương Anh 32 Bài tiểu luận thường xuyên đến thăm các công ty du lịch để củng cố mối quan hệ và cập nhật tình hình sản phẩm mới, những .  BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG MARKETING MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI KHÁCH SẠN CELADON PALACE HUE Giáo viên hướng dẫn Sinh. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DU LỊCH I. Một số khái niệm chung về hệ thống marketing trong khách sạn du lịch. 1. Marketing trong du lịch Du lịch là một ngành

Ngày đăng: 13/03/2014, 13:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan