Đề cương ôn tốt nghiệp môn văn

55 1.4K 12
Đề cương ôn tốt nghiệp môn văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ôn thi tốt nghiệp môn văn

Đề cương ôn tốt nghiệp Dạng câu 2 điểm: Bài 1: Khái quát văn học Việt Nam… Câu 1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội ảnh hướng tới VHVN từ sau CMT8.1945 đến 1975? - CMT8 thành công đã mở kỉ nguyên độc lập: tạo nên nền văn học thống nhất về tư tưởng, tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới (nhà văn - chiến sĩ). Nền văn học mới vận động, phát triển và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Trải qua nhiều biến cố, sự kiện lớn: Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ kéo dài, tác động mạnh và sâu sắc đến nhân dân và văn học. ( 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ., 7.1954 đất nước bị chia cắt làm 2 miền. - hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng.) - Kinh tế còn nghèo và chậm phát triển. - Giao lưu văn hoá chủ yếu giới hạn trong các nước XHCN. => Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 2: Đặc điểm của VHVN từ sau CMT8.1945 đến 1975? a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu nặng với vận mệnh chúng của đất nước: - Khuynh hướng, tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng (văn học là thứ vũ khí phục vụ cách mạng). - Tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận. - Đề cao lao động và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động – những con người mới. ◊ như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng b. Nền văn học hướng về đại chúng : - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học - Hình thành quan niệm mới: Đất nước của nhân dân - Quan tâm đến đời sống nhân dân lao động, niềm vui và nỗi buồn của họ. - Nói lên nỗi bất hạnh của người lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ. - Tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng. - Tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu. c. Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Khuynh hướng sử thi: + Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất của cả cộng đồng , của toàn dân tộc + Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống lớn lên hàng đầu + Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn: + Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM + Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. - Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn: + Làm cho văn học thấm nhuần tinh thần lạc quan, + Đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Câu 3: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, văn hoá xã hội có ảnh hưởng đến VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX ? Lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới - độc lập, tự do và thống nhất. - Từ 1975 đến 1985: đất nước ta lại gặp những khó khăn và thử thách mới. - Từ 1986: Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện. + Kinh tế: Chuyển sang kinh tế thị trường + Văn hoá: Tiếp xúc và giao lưu văn hoá được mở rộng. + văn học dịch thuật, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ. ◊ Sự nghiệp đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng đổi mới để phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của văn học Câu 4 : Những chuyển biến và thành tựu ban đầu của VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX ? * Về đề tài và khuynh hướng sáng tác: + Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. + Khuynh hướng đi sâu vào hiện thực đời sống, tính chất hướng nội, đi sâu vào cái tôi cá nhân với những mâu thuẫn, những mối quan hệ của đời sống xã hội. + Khuynh hướng nhìn lại chiến tranh với những góc độ khác nhau, nhiều chiều + Khuynh hướng nhạy cảm với hiện thực với những vấn đề mới mẻ đặt ra cho hiện thực đời sống xã hội * Về tác phẩm và thể loại: + Nhiều tác phẩm đã có bước chuyển biến về sự đổi mới trong nghệ thuật + Thơ ca và truyện ngắn đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới văn học , nhiều tác giả trẻ đã có những bước đột phá, tìm tòi để cách tân trong nghệ thuật ( thơ ca: Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hoàng Nhuận Cầm , Văn xuôi: Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải ) + Kịch đạt đỉnh cao với các tác phẩm của Lưu Quang Vũ, tiêu biểu “ Hồn thịt” Bài 2 : Tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh Câu 1 : Trình bày những nét chính về tiểu sử HCM? - HCM ( 1890 – 1969), quê ở làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên , huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Người sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà Nho yêu nước. Thuở nhỏ người học chữ Hán trong gia đình, rồi học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp ở trường Quốc học Huế. - 1911: Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. - 1919: người gửi tới Hội nghị hoà bình ở Véc-xây bản Yêu sách của nhân dân An Nam kí tên NAQ. Sau đó 1 năm người dự đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp. - Từ 1923 -> 1941: Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan + 1925: NAQ tham gia sáng lập VN thanh niên cách mạng đồng chí hội. + 3/2/1930, Người chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức đảng cộng sản trong nước đi đến quyết định quan trọng thành lập Đảng cộng sản VN. - 2/1941: Người về nước và trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng VN, sau đó lên đường sáng TQ. Tại đây, người bị chính quyền TGT bắt giam trong 13tháng. Sau khi ra tù, người về nước và tiếp tục lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. - CMT8 thành công,ngày 2/9/1945, HCM đọc bản “ Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước VNDCCH, Người trở thành Chủ tịch nước và lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống P và Mĩ. - Người qua đời ngày 2/9/1969 tại Hà Nội. Câu 2 : Nêu (trình bày) những nét chính trong quan điểm sáng tác của HCM? 1. HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng. 2. HCM chú trọng trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà văn phải “ miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” hiện thực đời sống và phải “giữ tình cảm chân thật “, “ nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Người nghệ sĩ phải có sự sáng tạo. Người nhắc nhở “ chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”, nhà văn phải tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. Hình thức tác phẩm văn chương phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc. 3. HCM đặc biệt coi trọng đối tượng thưởng thức. Người xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: “ viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Câu 3 : Nêu (trình bày) những nét chính về sự nghiệp văn chương của HCM? HCM để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú,đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Sự nghiệp sáng tác của người chủ yếu trên ba lĩnh vực: a. Văn chính luận: trực tiếp phục vụ mục đích đấu tranh chính trị qua những chặng đường cách mạng. Những áng văn chính luận của HCM được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu ghét nồng nàn,sâu sắc của một trái tim vĩ đại. - Những tác phẩm tiêu biểu: + Bản án chế độ td Pháp ( 1925, tiếng Pháp), “ TNĐL”(1945), “ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”(1946), “ không có gì quý hơn độc lập tự do”(1966), “ di chúc”(1969) b. Truyện và kí: được viết trong thưòi gian hoạt động ở Pháp. Nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng. - Những tác phẩm tiêu biểu: + “ lời than vãn của bà Trưng Trắc”( 1922), “ con người biết mùi hun khói”(1922), “ vi hành”(1923), “những trò lố hay là Va-ren và PBC”( 1925), “ nhật kí chìm tàu”(1931), “ vừa đi đường vừa kể chuyện”(1963)…. c. Thơ ca: là lĩnh vực nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của người. Thơ của người vừa giản dị,vừa sâu sắc gần gũi với người đọc. - Nội dung: + phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. + thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình người, tình đời sâu sắc. + tuyên truyền đường lối cách mạng, khích lệ tinh thần đấu tranh của nhiều tầng lớp nhân dân. - Những tác phẩm tiêu biểu: “ NKTT”( 1942-1943, chữ Hán, 134 bài bao gồm cả bài đề từ), “ thơ HCM” ( 86 bài thơ tiếng Việt), “ thơ chữ Hán HCM”( 36 bài) Câu 4: Trình bày (nêu) đặc điểm phong cách nghệ thuật của HCM? Phong cách HCM độc đáo mà đa dạng, thống nhất, kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca, HCM đều tạo được những nét pc riêng độc đáo, hấp dẫn, có giá trị bền vững. - Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo,giàu tri thức văn hoá, lí luận gắn với thực tiễn,giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện. - Truyện – kí: chủ động và sáng tạo trong bút pháp: khi là lói kể chân thực, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu châm biếm,sắc sảo,thâm thuý và tinh tế -> bộc lộ rõ chất trí tuệ và chất hiện đại. - Thơ ca: có phong cách đa dạng: khi là những bài cổ thi hàm súc,uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật. khi là những bài thơ hiện đại vận dụng linh hoạt nhiều thể thơ, phục vụ trực tiếp, hiệu quả cho cách mạng. ⌠ Dù viết về đề tài gì, thể loại và ngôn ngữ nào,tác phẩm của HCM bao giờ cũng ngắn gọn, giản dị, trong sáng, mọi ý tưởng và hình tượng đều vận động hướng tới cách mạng,ánh sáng, niềm vui và sự sống. Bài 3 : Tuyên ngôn độc lập Câu 1 : Nêu hoàn cảnh ra đời của bản “ Tuyên ngôn độc lập” ( HCM)? * Trên thế giới: - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Hồng quân Liên Xô đã tấn công vào tận sào huyệt của Phát xít Đức. - Ở phương Đông, phát xít Nhật đã đầu hàng vô điều kiện đồng minh. * Trong nước: - Ngày 19/08/1945, chính quyền ở thủ đô Hà Nội về tay nhân dân. - Ngày 23/08/1945, tại Huế, vua Bảo Đại thoái vị. - Ngày 25/08/1945, gần 1 triệu đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ chưa đầy 10 ngày, tổng khởi nghĩa và cách mạng t8 đã thành công rực rỡ. - Ngày 26/08.1945, HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội, Bác soạn thảo bản “ Tuyên ngôn độc lập”. - Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch HCM thay mặt Chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước VNDCCH, mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập , tự do cho đất nước. Câu 2: Mục đích sáng tác của bản “ TNĐL” ( HCM)? - Tuyên bố với nhân dân trong nước và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, khẳng định chính thức quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta. - Tuyên bố chấm dứt và xoá bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm. - Tuyên bố về quyền được hưởng tự do độc lập và khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam. Câu 3: Giá trị và chủ đề của bản Tuyên ngôn? *. Giá trị lịch sử: Xét ở góc độ lịch sử, có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên tranh đấu xoá bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hoà nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ và tự do; ®ång thêi ngăn chặn và cảnh cáo âm mưu xâm lược của Pháp và Mĩ. *. Giá trị tư tưởng: Xét trong mèi quan hệ với các trào lưu tư tưởng lớn của nhân loại ë thế kỉ XX, có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. Cả hai phẩm chất này của tác phẩm cần phải được coi như một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp, vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX: Đây là lí do vì sao Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) lại tấn phong Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc và tạp chí Time xếp Hồ Chí Minh là một trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX. * Giá trị nghệ thuật: Xét ở bình diện văn chương, Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn. * Chủ đề: “ Tuyên ngôn độc lập” là lời tuyên bố về nền độc lập của dân tộc. Nó khẳng định: nhân dân ta xứng đáng được hưởng tự do, độc lập và sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ quyền tự do, độc lập ấy. Bài 4: Tây Tiến Câu 1: Trình bày những nét chính về tác giả Quang Dũng? - Quang Dũng ( 1921 – 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, người Phượng Trì ( Phùng), huyện Đan Phượng – Hà Nội. - Cách mạng tháng 8 nổ ra, Quang Dũng tham gia cách mạng. Ông được cử làm phái viên Phòng Quân vụ Bắc Bộ, rồi Chính trị viên phó Đại đội Vệ binh, cảnh vệ khu II - Khoảng đầu năm 1947: Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu. Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn viết văn xuôi, sáng tác nhạc và vẽ tranh - 2001: nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. - Các tác phẩm chính: “ Rừng biển quê hương” ( 1957), “ Rừng về xuôi” ( truyện kí, 1968), “ Mây đầu ô” ( 1986) Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Tây Tiến”? - “Tây Tiến” là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc VN. - Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là sinh viện, học sinh Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng. - Năm 1948, sau một năm hoạt động, đoàn binh Tây Tiến về Hoà Bình thành lập Trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. - Rời xa đơn vị cũ chưa lâu, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ này , lúc đầu có tên “NHỚ TÂY TIẾN”. Bài thơ in lần đầu năm 1949- đến năm 1957 được in lại và đổi tên “TÂY TIẾN” . Câu 3: Nét đắc sắc nghệ thuật và chủ đề của bài thơ “ Tây Tiến” * Nghệ thuật: - Cảm hứng lãng mạn khiến hình tượng thiên nhiên Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp bí ẩn, đầy sức cuốn hút. Chất nhạc và chất hoạ đan xen, hoà quyện mang lại sức gợi lớn cho ngôn ngữ thơ. - Vẻ đẹp người lính Tây Tiến được khám phá và khắc hoạ bằng hình tượng nghệ thuật đậm chất bi tráng. Bút pháp lãng mạn và hiện thực kết hợp hài hoà khi tái hiện hiện thực cuộc sống và thế giới nội tâm của người lính Tây Tiến. * Chủ đề: “ Tây Tiến” là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên hoang vu, kì thú, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, đồng thời là bản hùng ca về phẩm chất anh hùng và tinh thần yêu nước của các chiến sĩ trong đoàn binh Tây Tiến. Bài 5: Tác gia Tố Hữu Câu 1: Trình bày những nét chính về tiểu sử nhà thơ Tố Hữu? - Tố Hữu ( 1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại Hội An, quê ở làng Phù Lai – xã Quảng Thọ - huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế. Tốt nghiệp Thành chung ( cũ). Hội viên Hội nhà văn VN(1957). - Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ 6,7t đã học và tập làm thơ. Giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm 1937 – 1938. - Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản. - Tháng 4/1939, bị thực dân P bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3/1942, vượt ngục Đắc Lay, tiếp tục hoạt động cách mạng. Hoạt động bí mật đến năm 1945, sau đó từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng. - Tố Hữu tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm và nhanh chóng trưởng thành trên con đường tranh đấu. Năm 1938 nhà được kết nạp ĐCS . Năm 1939 ông bị giặc Pháp bắt giam. Năm 1942 Tố Hữu vượt ngục tiếp tục hoạt động. Năm 1945 , Tố Hữu tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở kinh đô Huế. (ông là Chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa Huế) - Giải thưởng văn học: giải nhất Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn VN 1954-1955( tập thơ Việt Bắc), Giải thưởng HCM về văn học và nghệ thuật( đợt I – 1996), Giải thưởng văn học ASEAN( 1999) Câu 2: Những nhân tố nào tác động đến hồn thơ Tố Hữu? - Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng , trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẫm cổ kính,… và giàu truyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình, mái nhì, mái đẩy… - Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ. Phong cách nghệ thuật và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế. - Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ. Câu 3: Trìnhbày những chặng đuờng thơ Tố Hữu? Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với các giai đoạn cách mạng, phản ánh những chặng đường cách mạng đồng thời cũng thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ a. Tập thơ Từ ấy (1937- 1946): gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1936 – 1946). Tác phẩm được chia làm ba phần: - Máu lửa (27 bài) được viết trong thời kì đấu tranh của Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo, hòa bình… - Xiềng xích (30 bài) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng. - Giải phóng (14 bài) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độc lập nhằm ngợi ca lí tưởng, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng. Những bài thơ tiêu biểu:Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,… b. Tập thơ Việt Bắc (1946- 1954) - Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp. - Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến với những cung bậc cảm xúc tiêu biểu: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội, tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. - Những bài thơ tiêu biểu: Phá đường, Việt Bắc, Bầm ơi, Ta đi tới,… c. Gió lộng (1955- 1961): - Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ xã hội tốt đẹp. Còn là lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân. - Những bài thơ tiêu biểu: Trên miền Bắc mùa xuân; Thù muôn đời muôn kiếp không tan;Mẹ Tơm; bài ca xuân 1961,… d. Ra trận (1962- 1971), Máu và Hoa (1972- 1977) Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc, kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc . Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh. * Từ sau năm 1977, thơ Tố Hữu được tập hợp và in trong hai tập “ Một tiếng đàn” ( 1992) và “ ta với ta” ( 1999). Thơ Tố Hữu giai đoạn này trầm lắng và suy tư hơn. Nhiều bài thơ thể hiện sâu sắc những chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời mong kiếm tìm những giá trị mang tính bền vững. Câu 4: Trình bày phong cách nghệ thuật của Tố Hữu? a. Chất trữ tình chính trị ( nét nổi bật nhất trong phong cách thơ Tố Hữu) - Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của nhà thơ. Các chặng đường thơ của ông gắn bó mật thiết với các chặng đường của cuộc đấu tranh cách mạng. - Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. - Với Tố Hữu làm thơ là một hành động cách mạng nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh cho sự thắng lợi của lí tưởng cách mạng. - Lí tưởng, thực tiễn đời sống cách mạng và những mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng đã chi phối từ quan niệm nghệ thuật đến đề tài, chủ đề, từ cảm hứng chủ đạo đến nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu. b. Giàu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: - Bám sát đời sống chính trị, cách mạng của đất nước, phản ánh đến những vấn đề có liên quan đến số phận của dân tộc. - Bao trùm tác phẩm của Tố Hữu là cảm hứng lịch sử - dân tộc . Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu thường nhân danh Đảng, dân tộc và thời đại, nhân vật trữ tình hội tụ những phẩm chất của giai cấp, của cộng đồng. * Cùng với khuynh hướng sử thi, ngòi bút Tố Hữu còn giàu cảm hứng lãng mạn: tiếng nói ngợi ca, khẳng định lí tưởng, ngợi ca vẻ đẹp cuộc sống mới, niềm tin mãnh liệt vào ngày chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của đất nước. c. Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết. đặc điểm này bắt nguồn từ “ chất Huế” của hồn thơ Tố Hữu và quan niệm riêng của ông về thơ ca: ông cho rằng, thơ là chuyện đồng điệu của tâm hồn, là tiếng nói “ có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình, đồng chí” - Chất giọng ấy toát lên từ lối trữ tình trò chuyện, từ những câu thơ như lời thủ thỉ tâm sự, giãy bày, nhắn nhủ đằm thắm , thiết tha: “ Đồng bào ơi, anh chị em ơi, Bạn đời ơi…”, “ Em ạ, Cu Ba ngọt lịm đường”, “ Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan…” d. Đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật đã mang lại cho thơ Tố Hữu sức rung động lòng người và sức sống lâu bền. - Nhiều tình cảm chính trị là sự tiếp nối , phát huy những truyền thống đạo đức lâu đời của dân tộc: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, nghĩa tình cách mạng thuỷ chung… - Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ truyền thống đặc biệt là thể lục bát. - Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu nhạc điệu, hình ảnh quen thuộc gần gũi với nhân dân. [...]... đôi giúp nhà thơ diễn tả cảm xúc trong tình yêu vốn khó nói - Ngôn ngữ: gần gũi, dung dị, trong sáng, tinh tế Bi 9: n ghi ta ca Lor-ca Cõu 1: Nhng nột chớnh v cuc i, s nghip sỏng tỏc ca nh th Thanh Tho a) Cuộc đời: - Tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi - Tốt nghiệp khoa Văn, Đại học tổng hợp Hà nội, công tác ở chiến tr ờng miền Nam, là thế hệ nhà thơ tr ởng thành... thể loại nh ng thành công nhất là thể kí, hai mảng đề tài về chiến tranh và cuộc sống hòa bình đề thành công, đặc biệt là những trang viết về Huế - Nội dung: thể hiện một tình yêu tha thiết với quê h ơng xứ sở, một con ng i có trách nhiệm với cuộc sống và một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm và tài hoa - Phong cách nghệ thuật: Là kí giả tiêu biểu của hiện đại Việt Nam Ông đặc biệt thành công ở thể tùy bút- kết... sóng mặt trời, Khối vuông ru- bích - Đặc điểm: + Viết về chiến tranh và thời hậu chiến + Thể hiện suy t trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại + Cách tân thơ tiếng Việt: đào sâu vào cái tôi nội cảm, xóa bỏ ràng buộc khuôn sáo + Thơ nhuốm màu t ng tr ng siêu thực: kết hợp thơ và nhạc, tự sự và trữ tình, đan xen nhiều yếu tố NT - Năm 2001, ông đ c tặng giải th ng Nhà n c về văn học nghệ thuật Cõu... trong gia ỡnh? * Túm tt theo s kin trong dũng hi c ca Vit Truyện kể về một gia đình anh chiến sĩ tên là Việt Đó là một gia đình nông dân yêu nớc có mối căm thù với Mĩ- ngụy Ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại Mẹ Việt vừa nuôi đàn con nhỏ vừa tham gia đấu tranh Mẹ bị ca nông địch bắn chết Hai chị em Chiến và Việt đi tòng quân để trả thù cho ba má Trong một trận chiến đấu ác liệt, Việt hạ đợc một... Quỳnh, sinh năm 1942, quê ở vùng xe tơ dệt lụa Hà Đông- Hà Tây - Là diễn viên múa và là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kì chống Mĩ, viết về đề tài tình yêu - Mồ côi từ nhỏ, ở với bà nội: + Khao khát tình yêu và mái ấm gia đình + Thơ Xuân Quỳnh thể hiện trái tim chân thành, nồng hậu, khao khát hạnh phúc - Mất năm 1988, do tai nạn giao thông ở Hải D ơng - Tác phẩm: Hoa dọc chiến hào, Gió... thành công của một trí tuệ uyên thâm, một tầm hiểu biết sâu rộng và một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm tinh tế, một năng lực nội cảm mạnh mẽ Hầu hết các tác phẩm của ông là sự kết hợp hài hòa hai yếu tố tự sự và trữ tình Cõu 2: Hon cnh sỏng tỏc ca tỏc phm - Viết tại Huế tháng 1 năm 1981, in trong tập sách cùng tên - Bài bút kí gồm 3 phần, đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm Tác gỉa xuôi theo sông H... trích thuộc phần đầu của tác phẩm Tác gỉa xuôi theo sông H ng từ th ng nguồn đến cửa biển và trình bày những hiểu biết và cảm xúc của mình về dòng sông Cõu 3: Ch v nhng nột c sc ngh thut * Ch : - Ca ngợi Sông H ng mang vẻ đẹp đa dạng hấp dẫn, chất thơ, chất văn hóa * Ngh thut: - Nghệ thuật trần thuật của tùy bút: sự kết hợp hài hòa giữa nội dung tự sự và chất trữ tình, giữa tri thức và cảm xúc, cách... Hình ảnh mang ý nghĩa tng tr ng - Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá chuyển đổi cảm giác Cõu 4: í ngha nhan đề và lời đ từ a) Nhan đề: Đàn ghi ta của Lor- ca - n ghi ta l mt nhc c truyn thúng ca t nc Tõy ban Nha - Tình yêu nghệ thuật - Tình yêu quê h ng, đất n c b) Lời đề từ: - Thể hiện tình yêu nghệ thuật, yêu đất n c - Tâm sự về tự do, quan điểm nghệ thuật - Thể hiện nhân cách nghệ sĩ... Pháp Chú là ngời lu giữ cuốn sổ gia đình ghi chép chiến công của từng thành viên và tội ác của Mĩ- ngụy Chú luôn cất giọng hò réo rắt Việt nhớ đến mẹ Mẹ Việt với dáng vóc khỏe mạnh.Mẹ biết nén chịu đau thơng để nuôi con và tranh đấu Ba bị Tây chắt đầu, má cắp rổ đi theo đòi đầu ba về Má đảm đang tháo vát, vừa nuôi con vừa tranh đấu Má bị ca nông địch bắn chết khi đi đấu tranh ở Mỏ Cày Ngời mẹ mất đi... sức mạnh cho hai chị em Chiến và Việt Hai chị em tranh nhau đi tòng quân để trả thù cho ba má Đêm trớc ngày hai chị em đi tòng quân, Chiến sắp xếp công việc gia đình chu đáo Cả đêm đó Chiến không ngủ đợc Việt lăn kềnh ra ván cời khì khì, ngủ quên lúc nào không biết Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm Việt thấy thơng chị lạ Mối thù thằng Mĩ đè nặng trên vai * Ch : Ca ngợi

Ngày đăng: 12/03/2014, 20:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan