Những thay đổi đáng lưu ý trong thế giới hiện nay

6 677 2
Những  thay đổi đáng lưu ý trong thế giới hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những thay đổi đáng lưu ý trong thế giới hiện nay 1.biến đổi khí hậu (BĐKH) Những dấu hiệu về biến đổi khí hậu là lời cảnh báo từ Trái đất về ảnh hưởng của chúng tới đời sống hàng ngày. Chúng ta biết rằng, việc biến đổi khí hậu đã, đang ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên Trái đất và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người. Cùng điểm lại những dấu hiệu cho thấy biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra. 1. Thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước. Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết… Dự báo của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu) chỉ ra, thế giới sẽ còn phải đón nhận những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp hơn vào mùa đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn, nắng nóng cũng khốc liệt hơn. Các dự báo và thống kê cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tăng về cường độ và mức độ trong thời gian tới nếu chúng ta còn tiếp tục hủy hoại hành tinh xanh như bây giờ. 2. Mực nước biển tăng cao, nước biển đang dần ấm lên Sự nóng lên của toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh hưởng tới những khu vực sâu hơn dưới mặt biển. Theo đó, ở vùng biển sâu hơn 700m, thậm chí là nơi sâu nhất của đại dương, nhiệt độ nước đang ấm dần lên. Mực nước biển dâng với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm trong thế kỷ qua. Sử dụng vệ tinh đo độ cao để xác định mực nước biển, các nhà khoa học cho biết, từ năm 1993 - 2000, mực nước biển đã dâng vào khoảng 2,9 - 3,4 ± 0,4 - 0,6 mm/năm, chủ yếu do hậu quả của sự giãn nở nhiệt, nóng lên và tan chảy của các tảng băng. Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên. Các nhà khoa học cảnh báo, nếu khuynh hướng gia tăng này vẫn tiếp diễn, mức nước tăng trong thế kỷ XXI có thể lên đến là 28-34cm, một số các hòn đảo hay vùng đất thấp có thể bị nhấn chìm hoàn toàn. 3. Hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland Qua nghiên cứu thực nghiệm, vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại. Theo trung tâm Dữ liệu Băng tuyết quốc gia Hoa Kỳ, tính đến ngày 16/9/2012, diện tích băng ở Bắc Cực chỉ còn 3,4 triệu km vuông. Nói cách khác, băng biển Bắc Cực đã bị mất 80% khối lượng của nó ở thời điểm hiện tại. Năm 1995, tảng băng Larsen A trên bán đảo Nam Cực sụp đổ và bắt đầu tan chảy, những năm sau đó, các tảng băng lớn ở đây cũng sụp đổ theo, dần biến mất. Cùng với đó, nhiệt độ phía Nam bán cầu tăng khoảng 2,8 độ C đã khiến cho băng mùa hè ở đây tan chảy nhanh gấp 10 lần với 600 năm trước. Điều này đã chứng minh rằng, mức độ tan băng ở bán đảo Nam Cực đặc biệt nhạy cảm với sự gia tăng nhiệt độ trong thế kỷ XX. Dải băng lớn thứ hai trên thế giới sau Nam Cực - Greenland cũng đang dần biến mất với tốc độ “chóng mặt”. Ba vệ tinh của NASA phát hiện ra, gần như toàn bộ sông băng lớn của Greenland đột ngột tan chảy trong tháng 7/2012. Ngay cả trạm Summit - nơi lạnh nhất và cao nhất trên đảo Greenland cũng bắt đầu tan chảy. Theo chuyên gia của NASA, hiện tượng băng tan chảy diện rộng tại Greenland là do có một luồng khí ấm tràn qua đảo. Họ cũng cho biết, tổng diện tích của những vùng băng tan chảy tăng từ 40% - 97% chỉ trong 4 ngày. Mới đây, các nhà khoa học cũng đã đưa ra hình ảnh và video về băng giá 1.600 năm tuổi tan chảy chỉ trong vòng 25 năm. 4. Nền nhiệt độ liên tục thay đổi Cho dù được đo từ đất liền hay từ vệ tinh, chúng ta không thể phủ nhận một sự thật rằng, nhiệt độ toàn cầu đang gia tăng. Cơ quan kiểm soát khí hậu thuộc Trung tâm Dữ liệu Khí hậu Quốc gia Mỹ cho biết, thập niên 80 của thế kỷ trước là thập kỷ nóng nhất tính đến thời điểm đó. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình mỗi năm của thập niên 90 lại cao hơn nhiệt độ trung bình của thập niên 80. Bước sang thế kỷ XXI, mỗi một năm qua đi, nhiệt độ trung bình lại cao hơn. Theo thống kê, 10 năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74 độ C trong thế kỷ qua. Những nhà khoa học thuộc trường ĐH tiểu bang Oregon và ĐH Harvard (Mỹ) đã khảo sát dữ liệu từ 73 mẫu băng, đá trầm tích tại các trung tâm theo dõi trên khắp thế giới. Họ muốn tái lập một lịch sử nhiệt độ trên khắp hành tinh kể từ thời điểm chấm dứt kỷ nguyên băng hà cuối cùng. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng, nhiệt độ Trái đất tăng cao nhất trong 11.000 năm qua và có thể còn tăng thêm 5 độ nữa trong 100 năm tới. 5. Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên Bằng cách phân tích các bong bóng khí trong băng ở Nam Cực và Greenland, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng, 650.000 năm qua, nồng độ khí carbon dioxide (CO2) dao động từ 180 - 300ppm (đơn vị đo lường để diễn đạt nồng độ theo khối lượng, tính theo phần triệu). Trước khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra (giữa thế kỷ XVIII), nồng độ CO2 đo được ở mức cân bằng khoảng 280ppm. Tuy nhiên, con số này đã tăng nhanh không ngừng qua các năm sau đó và hiện tại nó đang tiến sát tới mốc 400ppm. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE), từ nay đến năm 2050, việc thải khí CO2 sẽ tăng 130%, lên đến 900ppm, cao gấp đôi hàm lượng mà ta không được phép vượt quá. Việc phân tích các đồng vị của carbon trong khí quyển cho thấy sự gia tăng CO2 trong khí quyển là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và đốt rừng, chứ không phải là kết quả của quá trình tự nhiên. Carbon dioxide là khí nhà kính, làm tăng tính hiệu ứng nhà kính của khí quyển và do đó dẫn đến sự nóng lên của Trái đất. 2. khoa học và công nghệ a.thành tựu * Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đưa lại những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu (1) - Trong các ngành khoa học cơ bản như Toán học, Vật lí học, Hoá học, Sinh học có nhiều phát minh mới… Đặc biệt là tạo ra được cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính (tháng 3-1997), lập được “Bản đồ gen người” (tháng 6-2000), giải mã hoàn chỉnh bản đồ gien người (4-2003). - Trong lĩnh vực công nghệ đã xuất hiện những phát minh quan trọng, những thành tựu to lớn: + Những công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động…) + Nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử…) + Vật liệu mới (chất pôlime, những vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn…) + Công nghệ sinh học (công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ emzim, dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp) + Trong lĩnh vực thông tin liên lạc và giao thông vận tải (cáp sợi thuỷ tinh quang dẫn, máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoả tốc độ cao) + Chinh phục vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ). + Công nghệ thông tin với sự hình thành mạng thông tin toàn cầu (Internet), được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội, đưa nền văn minh nhân loại sang một chương mới “văn minh thông tin”. b. tác động - Nâng cao năng suất lao động, gia tăng khối lượng các sản phẩm, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá cao, từ những năm 80 của thế kỉ XX một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá hình thành. - Những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp. - Hậu quả tiêu cực, chủ yếu do con người tạo ra, như tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại tai nạn lao động, giao thông và dịch bệnh mới, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên…, nhất là việc chế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức huỷ diệt khủng khiếp. 3,xu hướng phát triển nền kinh tế thế giới Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI. Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động ấy. Đây cũng là thời kỳ diễn ra qúa trình biến đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Những thành tựu khoa học và công nghệ đã cho thấy loài người đang quá độ từ nền sản xuất vật chất sang nền sản xuất tinh thần –cơ sở vật chất của xã hội tương lai. Những năm đầu của thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới phát triển theo các xu hướng sau đây: a. Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới Tính thống nhất của nền kinh tế hay xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế phát triển trên cơ sở mở rộng các quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia. Trước đây những quan hệ cùng có lợi dường như chỉ tồn tại trong quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa với các nước đang phát triển chỉ là quan hệ bóc lột, áp bức dân tộc và thôn tính, xâm lược. Trong quan hệ đông tây chỉ thấy sự đối đầu, chống phá nhau. Từ thực tế đấu tranh của các nước đang phát triển đã buộc các nước phát triển phải xây dựng và mở rộng các quan hệ cùng có lợi với mọi quốc gia. Trong tình hình mới hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển muốn mở rộng thị trường, nguồn vốn đầu tư, địa bàn chuyển nhượng những kỹ thuật truyền thống và hình thành phân công lao động quốc tế thì phải mở rộng những quan hệ quốc tế cùng có lợi. Đây chính là một phương hướng mới của các quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra cơ hội để các quốc gia có điều kiện có thể mở rộng các quan hệ phụ thuộc vào nhau. Không thể phát triển kinh tế bằng cách xây dựng một nền kinh tế khép kín, tự cô lập trong một nước, thậm chí một nhóm nước. b. Xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất - một nền văn minh hậu công nghiệp. Thế kỷ XXI nền kinh tế trí tuệ đang được hình thành và phát triển. Đó là những người máy công nghiệp sẽ thay thế bằng những người lao động. Các quá trình lao động trí óc cũng được người máy thay thế. Các nguồn năng lượng mặt trời và nhiệt hạch… sẽ phổ biến và thay thế cho những cho các nguồn năng lượng hiện có. Các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu sạch, siêu bền… sẽ thay thế các vật liệu truyền thống. Công nghệ vi sinh, công nghệ gen sẽ phát triển… Các công nghệ liên tục sẽ được sử dụng rộng rãi. Không gian của nền kinh tế thế giới sẽ được mở rộng đến đáy Đại Dương và vũ trụ … Khi đó nền sản xuất thế giới sẽ đảm bảo cung cấp hàng hoá dồi dào với chi phí rất thấp, các khu vực sản xuất vật chất sẽ thu hẹp lại nhỏ bé so với các khu vực kinh tế trí tuệ. Để có thể thực hiện bước quá độ sang một nền kinh tế mới, các nước trên thế giới dù thuộc chế độ chính trị nào cũng phải có những thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật và kiến trúc thượng tầng, nhưng theo cách riêng của mình. Bất cứ quốc gia nào, muốn đạt được sự phát triển và tiến nhanh trên con đường hiện đại hoá đều phải giải quyết hai vấn đề cơ bản: Một là, tạo ra phát minh mới trên các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao (vi điện tử, năng lượng, vật liệu, công nghệ) hoặc du nhập chúng và áp dụng nhanh chóng vào sản xuất. Hai là, chuyển nhượng sang nơi khác các kỹ thuật trung gian và truyền thống. Hai vấn đề này có Hối liên quan và đòi hỏi có sự phối hợp toàn cầu nếu không chuyển nhượng các kỹ thuật trung gian truyền thống sang các quốc gia kém phát triển hơn thì các tiến bộ kỹ thuật dù có đạt được cũng không có nơi sử dụng hoặc việc áp dụng có nhiều hạn chế. c. Xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới Một trật tự quốc tế mới đang được xác lập trên quy mô toàn cầu với những đặc trưng chủ yếu là đối thoại và hợp tác xây dựng các khu vực hoà bình và ổn định, thực hiện các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau… • Công cuộc cải cách kinh tế có mục tiêu tạo lập nền kinh tế thị trường, để các hoạt động kinh tế được điều tiết tự nhiên bởi cơ chế thị trường như chính nó đã có và cần phải có dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước XHCN. Đó là lối thoát khỏi sự sụp đổ về kinh tế, là hướng đi đúng nhằm đưa nền kinh tế của các quốc gia này hoà nhập vào con đường phát triển thông thường của đời sống kinh tế nhân loại. • Các nước tư bản phát triển đã và đang bước vào công cuộc cải tổ sâu rộng về kết cấu kinh tế và các thể chế xã hội để thích ứng với điều kiện mới. Phương hướng cải tổ của các nước trong khu vực này thể hiện rõ nhất ở một số mặt: - Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế, - Phát triển các tổ chức siêu quốc gia mà chúng có ảnh hưởng lớn đến các quan hệ kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia - Tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội như việc làm, trợ cấp thất nghiệp, giáo dục phổ cập, bảo vệ môi trường… trên cơ sở đảm bảo lợi ích phát triển của chủ nghĩa tư bản. - Có sự chuyển biến trong quan hệ với các nước đang phát triển từ chính sách tước đoạt, cướp bóc, kiềm chế trong tình trạng lạc hậu sang chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa phụ thuộc ở các nước này, tạo ra ở các nước đang phát triển một thị trường rộng lớn, một hệ thống công thương nghiệp phụ thuộc, một môi trường kinh doanh có lợi cho các nước tư bản phát triển. d. KẾT LUẬN Ngày nay, thế giới đang có sự biến động sâu sắc về nhiều mặt. Về phương diện kinh tế, các quan hệ kinh tế quốc dân đan quyện vào nhau và chi phối nền kinh tế của tất cả các nước. Bối cảnh quốc tế mới vừa tạo ra thời cơ mới tương đối thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới đối với nền kinh tế của các quốc gia. Thời cơ mới là một nhân tố hết sức quan trọng, như một luồng gió mới sẽ có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới đòi hỏi từng quốc gia phải có tư duy mới, biết tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, phát huy thế mạnh của mình để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đối với nước ta, việc hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là việc làm hết sức cần thiết. Nếu không quan tâm đến điều này, nền kinh tế Việt Nam không thể phát triển như hiện nay. Trong thế kỷ XXI, hy vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và sẽ trở thành nước công nghiệp phát triển trong những năm tới. . Những thay đổi đáng lưu ý trong thế giới hiện nay 1.biến đổi khí hậu (BĐKH) Những dấu hiệu về biến đổi khí hậu là lời cảnh báo. tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá cao, từ những năm 80 của thế kỉ XX một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá hình thành. - Những thay đổi

Ngày đăng: 12/03/2014, 17:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Những dấu hiệu về biến đổi khí hậu là lời cảnh báo từ Trái đất về ảnh hưởng của chúng tới đời sống hàng ngày.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan