Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp

44 399 0
Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Suy thoái kinh tế-Thực trạng Suy thoái, Giải pháp Suy thoái

1 Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ GIỚI THIỆU Kinh tế Việt Nam và thế giới những năm gần đây đang trong giai đoạn suy thoái, hoặc tệ hơn nữa là khủng hoảng. Đâu là nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế? Làm thế nào để đối phó với suy thoái? Đây là những câu hỏi được quan tâm hàng đầu hiện nay bởi tất cả các giới ở Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung, từ những nhà nghiên cứu kinh tế, những người làm chính sách, cho tới hầu hết các cá nhân tham gia vào nền kinh tế. Suy thoái kinh tế đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cả các quốc gia công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hệ thống tài chính quốc tế ngày càng mang tính toàn cầu nên sự lây nhiễm “suy thoái kinh tế” lan rất nhanh, không chừa bất kỳ quốc gia nào. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tràn vào kinh tế Việt Nam ở mọi chiều kích khác nhau, rõ nhất kể từ tháng 10 năm 2008. Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp, khách du lịch, cầu trong nước, mạng lưới kinh doanh xây dựng và phát triển kể từ khi thành lập doanh nghiệp và lưu chuyển tiền tệ, tất cả đều giảm mạnh. Việt Nam có hệ thống tài chính – tiền tệ còn tương đối sơ khai, tiềm lực tài chính yếu kém nên các nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế mà bắt nguồn từ khủng hoảng từ nội tại khu vực tài chính – tiền tệ là rất lớn. Chúng ta một mặt phải củng cố khu vực tài chính trong nước, mặt khác, phải rút kinh nghiệm, học hỏi từ các bài học phòng chống suy thoái của các nước để áp dụng vào Việt Nam cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của nước ta. Kenyes cho rằng không thể bị động chờ đợi nền kinh tế tự hiệu chỉnh để có được sản lượng tiềm năng và mức nhân dụng tối đa trong dài hạn, bởi vì trong dài hạn chúng ta sẽ chết hết. Chính phủ các nước không thể bị động nhìn tình cảnh như vậy, mà phải hành động tức thời. Các quốc gia suy thoái cầu, giàu cũng như nghèo, đã đưa ra ngân sách cho các nhóm giải pháp kích cầu. Các quốc gia nghèo thì khó khăn hơn, vì bên cạnh những khó khăn mang tính thường trực của nước nghèo, thì còn phải đối mặt thêm với khó khăn do suy thoái tùy theo mức độ hội nhập. Chẳng hạn như với nguồn lực rất hạn chế về vốn tài chính, vốn vật thể, vốn con người và tư duy phát triển, sự thiếu hụt hay/và sự không tương thích của thể chế (thể chế chưa thông minh), mà còn dành một khoản ngân quỹ để kích cầu. Dường như các quốc gia này buộc phải đánh đổi giữa các mục tiêu vĩ mô: Ổn định hay phát triển, ngắn hạn hay dài hạn. Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 2 I. TỔNG QUAN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ: 1. Khái niệm  Suy thoái kinh tế (recession/economic downturn) được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là một giai đoạn của chu kỳ kinh tế mà trong đó có sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (hay nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm đồng thời các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm. Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Hình 1.1: Một chu kỳ kinh tế gồm ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (Nguồn: Wikipedia, 2009)  Dựa trên hình dáng của đồ thị tăng trưởng theo quý mà các nhà kinh tế học có thể miêu tả kiểu suy thoái kinh tế. Có các kiểu suy thoái thường hay được nhắc đến sau: 3 Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ - Suy thoái hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc độ suy thoái lớn; đồng thời, pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh; điểm đổi chiều giữa hai phá này rõ ràng. Đây là kiểu suy thoái thường thấy. - Suy thoái hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, có thể có các quý tăng trưởng dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau. - Suy thoái hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái. - Suy thoái hình chữ L: Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế gọi tình trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế. Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 4  Hiện nay, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Thông thường người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là: - Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa trong các doanh nghiệp tăng lên ngòai dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. - Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của ngừơi lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. - Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thóai. - Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khóan thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống trong thời kỳ suy thóai. 2. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế và các biện pháp can thiệp của Nhà nước khi suy thoái kinh tế xảy ra Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách. Tuy nhiên, đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Hiện nay có ba trường phái giải thích nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế như sau: 2.1. Lý thuyết Keynes: Trong mấy thập niên qua, kinh tế thị trường với quy luật cung cầu và sự đào thải, toàn cầu hóa với ưu và nhược điểm và vai trò rất hạn chế của nhà nước, theo trường phái của Adam Smith (1723 – 1790) được đề cập hầu hết trên văn đàn kinh tế trong và ngoài nước. Vai trò của nhà nước chỉ làm cản trở quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên của công nghệ, trình độ quản lý, quy mô sản xuất và phân phối của bàn tay vô hình. Nhưng kể từ khi suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2007 và các mất cân đối kinh tế lớn trên thế giới, thất nghiệp leo thang, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sản xuất đình đốn, thu nhập và phân phối xấu đi, thì vai trò can thiệp chủ động và tích cực của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, theo John Maynard Keynes (1883–1946), được nhấn mạnh hơn 5 Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ bao giờ hết. Tư tưởng kinh tế của Keynes được phản ánh đầy đủ nhất trong tác phẩm xuất bản năm 1936 của ông mang tên: "Lý thuyết chung về Lao động, Lãi suất và Tiền tệ". Triết lý của ông rất đơn giản: các suy thoái kinh tế không cần thiết phải tự điều chỉnh, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái. Những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Trước đó, các nhà kinh tế cổ điển cho rằng không thể tránh được các chu kỳ kinh tế với các đỉnh và đáy của nó. Theo Keynes, trong những trường hợp cụ thể, các nền kinh tế có thể rơi vào vòng luẩn quẩn. Ví dụ, nếu một số cá nhân và doanh nghiệp muốn tiết kiệm nhiều hơn, họ sẽ làm thu nhập của những cá nhân và doanh nghiệp khác giảm xuống, cuối cùng sẽ làm giảm chi tiêu của chính họ. Kết quả là cả nền kinh tế sẽ đi xuống và không thể đi lên nếu thiếu một sự can thiệp từ bên ngoài. Đó chính là lúc cần đến chính phủ đổ tiền vào nền kinh tế thông qua chi tiêu công để kích thích các cá nhân và doanh nghiệp tiết kiệm ít hơn và chi tiêu nhiều hơn. 2.2. Lý thuyết kinh tế trường phái Áo: Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát. Trường phái Áo phê phán những nền tảng lý thuyết của Keynes đòi hỏi phải có sự quản lý tập trung, điều này sẽ dẫn đến sự lạm dụng quyền. Trường phái kinh tế Áo lý giải suy thoái kinh tế bắt đầu từ kế hoạch kinh tế của các cá nhân. Kế hoạch kinh tế của cá nhân có thể là kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch tiêu dùng. Dù là thuộc loại nào và với qui mô như thế nào thì một bản kế hoạch kinh tế luôn ẩn chứa những yếu tố sai lầm. Mặc dù các kế hoạch kinh tế cá nhân tiềm ẩn các sai lầm ngay từ ban đầu, nhưng nhờ khả năng học hỏi và nhờ sự lan truyền thông tin của hệ thống giá cả và các qui ước kinh doanh, hầu hết các kế hoạch cá nhân trong nền kinh tế có xu hướng tương hợp với nhau, tạo thành một cấu trúc sản xuất gắn kết từ công đoạn khai thác tài nguyên thiên nhiên cho tới phân phối hàng tiêu dùng. Kết quả của sự vận động của một nền kinh tế là làm cho cấu trúc sản xuất của nền kinh tế ngày càng trở nên phức tạp, tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng cuối Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 6 cùng, nhiều công cụ sản xuất mới, làm cho số lượng các công đoạn sản xuất hàng tư liệu sản xuất ngày càng tăng. Theo quan điểm của trường phái kinh tế Áo, chu kỳ kinh doanh chỉ xuất hiện khi hầu hết các kế hoạch kinh tế cá nhân đồng thời trở nên sai. Điều này chỉ có thể xảy ra khi hầu hết các kế hoạch kinh tế cá nhân đều chứa đựng yếu tố sai lầm bắt nguồn từ một căn cứ chung nào đó. Các nhà kinh tế Áo chỉ ra rằng các căn cứ chung khiến cho hầu hết mọi người mắc sai lầm phải là thuộc loại xuất phát từ sự áp đặt mang tính hệ thống từ bên ngoài. Sự thay đổi của chúng thường là không dự đoán trước được. Trong xã hội hiện đại, chỉ có một loại hình tổ chức duy nhất có thể làm được điều đó: nhà nước. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền hợp pháp trong việc cưỡng bức những thành viên còn lại của xã hội phải tuân thủ một việc nào đó. Khi một bộ phận các thành viên trong nền kinh tế đều phải tuân thủ chung một qui định nào đó, hiển nhiên là qui định ấy sẽ được xem như là một yếu tố cần phải tính đến trong các kế hoạch kinh tế của họ. Nhưng tới một thời điểm, vì những lý do này khác, qui định kia bị thay đổi hoặc bị thay thế bởi một qui định khác, kế hoạch của các cá nhân liên quan đồng loạt trở nên sai. Tùy vào qui mô và mức độ ảnh hưởng của qui định ấy lên các kế hoạch cá nhân, một sự thay đổi của qui định ấy có thể khiến cho các kế hoạch kinh tế cá nhân bị thất bại ở những mức độ khác nhau. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nó sẽ khiến cho toàn bộ nền kinh tế rơi vào suy thoái. Nhà nước có thể can thiệp một cách tùy tiện vào nền kinh tế theo nhiều hình thức khác nhau, nhưng về cơ bản thì có thể phân chúng vào hai nhóm: (i) can thiệp gián tiếp (triangular interventions), bao gồm kiểm soát giá cả và kiểm soát hàng hóa, và (ii) can thiệp trực tiếp (binary interventions), bao gồm thuế khoá, phát hành tiền, và chi tiêu chính phủ. Một chính phủ hoạt động thực sự hiệu qủa trong giai đoạn suy thoái là rà soát lại các chính sách của mình trong quá khứ để xác định những chính sách nào đã dẫn đến suy thoái, những chính sách nào tạo ra các tiềm ẩn cho những đợt suy thoái tiếp theo, để từ đó có kế hoạch loại bỏ dần chúng. Chính phủ ấy cũng cần trông cậy và tìm cách giải phóng các lực lượng thị trường để khôi phục lại một cấu trúc sản xuất bền vững. Ở mức độ cho phép, chính phủ chỉ nên hỗ trợ những người thất nghiệp cơ cấu, sao cho cuộc sống của họ không trở nên quá tồi tệ, dẫn tới những hành động làm mất ổn định xã hội; chính phủ cũng có thể kết hợp với khối doanh nghiệp để tái đào tạo kỹ năng lao động cho những người thất nghiệp, giúp họ có khả năng chuyển dịch sang những ngành nghề mới nhanh hơn. Việc hỗ trợ những người thất nghiệp cơ cấu ở một chừng cho phép cũng góp phần làm giảm tác động tiêu cực của hiệu ứng giảm thu nhập. 7 Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ 2.3. Thuyết tiền tệ: Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém . Trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ chủ trương tự do hóa nền kinh tế đồng thời nhấn mạnh vai trò tự điều tiết của thị trường. Trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ đối lập và phê phán gay gắt những quan điểm chủ yếu của Keynes: - Về tình trạng nền kinh tế: Cho rằng giá cả và tiền lương trong điều kiện mới là tương đối linh hoạt mềm d„o. - Thị trường vẫn có khả năng tự động điều tiết. - Do thị trường có khả năng tự điều chỉnh nên nền kinh tế có khả năng phát huy tiềm năng của mình. GNP thực tế gần sát GNP tiềm năng. Do đó đường tổng mức cung không phải là một khoảng nằm ngang mà là một đường dốc đứng gần với GNP (GNP: tổng thu nhập quốc dân) - Tổng cầu: Khi đường tổng cung là một đường dốc đứng, tổng cầu thay đổi thì nó không thay đổi hình dáng kể GNP thực tế mà chỉ làm thay đổi giá cả. - Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu: Trường phái này cho rằng chính sách tài chính không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng cầu mà nhân tố quan trọng quyết định chính là khối lượng tiền tệ (ký hiệu: M) nói đúng hơn là tổng mức cung về tiền tệ. Theo quan điểm trọng tiền hiện đại ở Mỹ: Tổng cung tiền tệ là một nhân tố chủ quan. Vì vậy, nó thường không ổn định và nó thường đặc biệt dễ bị chi phối bởi nhân tố chính trị như là chu kỳ kinh doanh chính trị (chu kỳ bầu cử tổng thống, nghị sĩ quốc hội ). Trong khi đó tổng mức cầu về tiền tệ là một đại lượng khách quan, tương đối ổn định vì nó phụ thuộc vào GNP tiềm năng. Trường phái trọng tiền hiện đại Mỹ quan tâm đến căn bệnh chủ yếu của nền kinh tế: không phải là suy thoái và thất nghiệp mà căn bệnh nguy hiểm nhất là lạm phát. Họ đề ra biện pháp để chống lạm phát như sau: Thực hiện một chính sách tiền tệ, cụ thể, chủ động làm tăng tổng mức cung tiền tệ từ 3-4%/ năm (phù hợp với tốc độ tăng của tổng mức cầu tiền tệ là xấp xỉ mức phát triển của GNP tiềm năng. Một điểm cần chú ý ở đây là lạm phát giảm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng. Trường phái này đã đề ra một giải pháp hữu hiệu để tránh lạm phát nhưng cũng cần phải lưu tâm đến suy thoái và thất nghiệp, là căn bệnh trầm kha của chủ nghĩa tư bản. Thực tế chính sách tiền tệ là một công cụ vĩ mô hết sức quan trọng. Trong quản lý nhà nước không chỉ ứng dụng chính sách tiền tệ và quy tắc tiền tệ mà còn ứng dụng một cách tổng hợp các công cụ. Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 8 3. Tác động của suy thoái kinh tế đến nền kinh tế Khi suy thoái kinh tế xảy ra, nó sẽ tác động lên toàn bộ các yếu tố của nền kinh tế trong một quốc gia. Ta có thể dựa vào độ mở của một nền kinh tế để đánh giá mức độ tác động của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, nhìn chung suy thoái kinh tế có thể gây ra các tác động chung đối với các nước đang phát triển như Việt Nam như sau.  Đối với thị trường tài chính: tác động này được thể hiện thông qua việc các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp gặp khó khăn khi lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng. Đồng USD có thể giảm giá mạnh dẫn tới nhiều người dân có thể rút USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD để gửi nội tệ vào, làm cho cấu trúc tài sản ngân hàng gặp khó khăn. Mức độ và khả năng liên kết của các ngân hàng thương mại địa phương đối với hệ thống tài chính quốc tế càng chặt chẽ thì các ngân hàng thương mại càng chịu tác động trực tiếp từ suy thoái kinh tế càng mạnh mẽ.  Đối với thị trường chứng khoán: có thể bị ảnh hưởng tùy thuộc vào mức độ liên kết giữa thị trường nội địa với thế giới. Ngoài ra việc phát hành và huy động vốn trên thị trường quốc tế có thể trở nên khó khăn với chi phí tăng cao. Việc huy động vốn gián tiếp vào thị trường chứng khoán cũng có thể trở nên khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn.  Đối với hoạt động xuất nhập khẩu: nền kinh tế bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, làm cho hoạt động xuất khẩu có xu hướng giảm sút. Bên cạnh đó, tỷ giá đồng nội tệ so với ngooại tệ mạnh bị tác động nhiều và cần được điều chỉnh linh hoạt . Khi giá đồng ngoại tệ mạnh giảm trên thị trường thế giới thì có thể dẫn tới lạm phát trong nước nếu đồng nội tệ không lên giá, và khi đó người tiêu dùng chịu giá cả tăng do nhập khẩu. Nhưng nếu tỷ giá đồng nội tệ so với ngooại tệ mạnh giảm (tức là nội tệ lên giá so với ngoại tệ mạnh) ở mức không phù hợp sẽ làm cho xuất khẩu doanh nghiệp trog nước bị lỗ.  Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): nếu cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu, có thể nói hầu hết các doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển sẽ giảm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nên việc thu hút FDI tại các nước đang phát triển đều bị tác động đáng kể. Hơn thế nữa, chi phí huy động vốn toàn cầu có thể ngày càng tăng do biên độ tín dụng gia tăng dẫn tới khả năng thu hút đầu tư bị hạn chế; tiêu dùng có thể giảm sút dẫn tới việc giải ngân FDI giảm. Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hoặc âm. Việt Nam cũng không thoát khỏi yếu tố này. Trong khi lạm phát vẫn là một vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế Việt Nam năm 2009. Ngoài ra, tiền gửi ngân hàng nước ngoài và các 9 Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ ngân hàng trong nước sẽ bị giảm lợi tức do nhiều nước nới lỏng tiền tệ để tránh lâm vào suy thoái sâu rộng; dòng ngoại hối sẽ suy giảm; nhiều hoạt động kinh tế ở nước ta cũng gặp khó khăn, đặc biệt các hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài có thể bị ngưng trệ và có thể các hợp đồng này sẽ không còn được ký kết. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng dẫn tới giá nhiều loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh giảm, đặc biệt là dầu thô. Giá dầu thế giới giảm đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách do xuất khẩu dầu thô bị giảm sút. Ngoài ra, nhiều loại nguyên liệu khác phục vụ cho hoạt động của nền kinh tế như sắt, thép, phân đạm, giấy, xi măng cũng gặp khó khăn và hiện tại thị trường tiêu thụ của các ngành này đang bị thu hẹp II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA SAU CÁC CUỘC SUY THOÁI: 1. Suy thoái kinh tế 1997 và bài học kinh nghiệm Suy thoái kinh tế năm 1997 bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Khủng hoảng tài chính châu Á hay còn gọi là Khủng hoảng tiền tệ Châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, và sau đó là các trung tâm tiền tệ lớn. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự suy thoái trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ. 1.1. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế 1997  Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là “Bộ ba chính sách không thể đồng thời”. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) được áp dụng sau đó để chống lạm phát đã vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế. Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 10  Các dòng vốn nước ngoài kéo vào Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Do đó lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á. Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. (Hiện tượng thông tin phi đối xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.)  Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ. Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra.  Năng lực xử lý khủng hoảng và khả năng thanh tra giám sát yếu kém Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lực xử lý khủng hoảng yếu kém, cùng với khả năng giám sát yếu của các cơ quan quản lý điều hành pháp lý ngân hàng. Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài. 1.2. Biến động của các quốc gia trong giai đoạn suy thoái kinh tế  Thái Lan Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường [...]... đạo triển khai ngay nhiều giải pháp tài chính, tiền tệ, đầu tư… nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế Ngày 11/12, Chính phủ ra Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội Theo Nghị quyết, từ tháng 10/2008 đến nay, tình hình kinh tế thế giới diễn biến Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 30 nhanh, phức tạp... hoảng 2 Suy thoái kinh tế thế giới cuối thập niên 2000 và bài học kinh nghiệm 15 Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ Suy thoái kinh tế cuối thập niên 2000 là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới Nó có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010 Mức độ và quy mô của đợt suy thoái. .. phát, nên họ đã đưa ra một loạt chính sách sai lầm, khiến cho tình hình kinh tế từ chỗ là một cuộc suy thoái không thể tránh khỏi sau thời kỳ tăng trưởng Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 18 nóng trở thành một cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu Dưới đây là 3 nhóm giải pháp can thiệp chính của chính phủ Mỹ Giải pháp 1 – Các nghiệp vụ hoán đổi tài sản – TAF (Term Auction Facility) và... thụ trong nước Nhu cầu nhập khẩu cho đầu tư, tiêu thụ lại đang ngày càng gia tăng Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 20 III THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM: 1 Thực trạng và yếu kém của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây 1.1.Tỷ lệ đầu tư vẫn cao nhưng tăng trưởng kinh tế đã suy giảm: − Tăng trưởng kinh tế giảm mạnh Theo Tổng cục Thống kê, Tổng giá trị GDP trong quý 1 tính theo giá... thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 16 Kỳ Khi các tổ chức tài chính này bị thua lỗ, tình trạng rối loạn tài chính, thậm chí là khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở nhiều nước khiến cho các nước này rơi vào suy thoái kinh tế hoặc suy giảm tốc độ tăng trưởng Do Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều nước đang phát triển (nhất là khu vực Đông Á) nên suy thoái và suy. .. hẹp 2 Các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn suy thoái kinh tế của Chính phủ Từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam bị suy giảm và ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình vĩ mô của đất nước, đồng thời tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân Do đó, kể từ năm 2008 đến nay, tùy theo tình hình cụ thể Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để ngăn chặn suy giảm kinh tế... học rút ra từ suy thoái kinh tế cuối thập niên 2000 Với độ mở khá lớn, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng tiêu cực đó thì đây là cơ hội để Việt Nam có thể rút ra những bài học và tận dụng thời cơ để phát triển kinh tế bền vững Một số ý kiến cho rằng khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua là một sự đổ vỡ của kinh tế thị... tình trạng đói tín dụng ảnh hưởng tới khu vực kinh tế thực Vỡ bong bóng nhà ở cũng dẫn tới suy giảm tiêu dùng cá nhân ở Hoa Kỳ Sự bất trắc trong đời sống kinh tế và kinh doanh càng làm cho tiêu dùng và sản xuất bị hạn chế Ba nhân tố này trực tiếp gây ra suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ từ năm 2008 Nhiều nước trên thế giới có các tổ chức tài chính đã tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Suy thoái. .. ba: Nguy cơ dư thừa vốn Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 14 Chính phủ của các nền kinh tế mới nổi không thể làm gì nhiều để ngăn “lũ” vì nguyên nhân của sự mất cân bằng trên thị trường tài chính quốc tế không nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của họ Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á không phải chỉ do sự “tắc trách” của người châu Á gây ra Ngân khố của hầu hết các nền kinh tế châu Á đều ở mức... công ty, chẳng hạn tại HSBC, Chính phủ năm 10% cổ phần  Hàn Quốc Hàn Quốc được xếp hạng thứ 11 trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới Khi khủng hoảng xảy ra, với tình trạng kém cỏi sẵn có của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ những khoản nợ kém hiệu Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 12 quả rất lớn, Moody's đã hạ bậc tín dụng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3 vào tháng 11/1997 và tiếp tục hạ xuống . khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái. - Suy thoái hình chữ L: Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái. phát triển, ngắn hạn hay dài hạn. Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp 2 I. TỔNG QUAN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ: 1. Khái niệm  Suy thoái kinh tế (recession/economic

Ngày đăng: 12/03/2014, 16:06

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1: Một chu kỳ kinh tế gồm ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh - Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp

Hình 1.1.

Một chu kỳ kinh tế gồm ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh Xem tại trang 2 của tài liệu.
- Suy thối hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái - Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp

uy.

thối hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái Xem tại trang 3 của tài liệu.
- Suy thối hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc độ suy thoái lớn; đồng thời, pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh; điểm đổi chiều giữa hai phá này rõ ràng - Suy thoái kinh tế-Thực trạng & Giải pháp

uy.

thối hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc độ suy thoái lớn; đồng thời, pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh; điểm đổi chiều giữa hai phá này rõ ràng Xem tại trang 3 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan