Hệ thống phân loại các chứng bệnh tâm thần ppt

8 922 9
Hệ thống phân loại các chứng bệnh tâm thần ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hệ thống phân loại các chứng bệnh tâm thần Có hai hệ thống phân loại bệnh tâm thần được sử dụng rộng rãi hiện nay. Đó là Bảng phân loại bệnh Quốc tế (ICD) và Sách Chẩ n đoán và Thống kê (DSM). Để giúp cho công tác chẩn đoán các chứng bệnh tâm thần, trên thế giới đã sử dụng một số hệ thống phân loại bệnh. Lịch sử của các hệ thống này bắt nguồn từ các nghiên cứu của Kraepelin vào cuối thế kỉ 19. Ông đã mô tả một loạt các hội chứng, và nhận thấy rằng mỗi hội chứng lại bao gồm nhiều các triệu chứng khác. Sự kết hợp các triệu chứng như vậy tạo nên sự khác biệt giữa hội chứng này với hội chứng khác. Và đó là cơ sở để ra đời các hệ thống phân loại. Có hai hệ thống phân loại bệnh tâm thần được sử dụng rộng rãi hiện nay. Đó là Bảng phân loại bệnh Quốc tế (ICD) và Sách Chẩn đoán và Thống kê (DSM). ICD-10 đã được xác nhận tại Hội nghị Y tế thế giới lần thứ 43 vào tháng 5 năm 1990 và được các nước thành viên WHO đưa vào sử dụng từ năm 1994. Ấn bản đầu tiên, được gọi là Danh sách các nguyên nhân tử vong Quốc tế, đã được Viện thống kê quốc tế thông qua năm 1893. ICD là hệ thống phân loại bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các dịch tễ học nói chung, mục đích quản lý sức khỏe và sử dụng trong lâm sàng. Phân loại bệnh về các rối loạn tâm thần và hành vi thuộc chương 5 của ICD-10. Nó gồm các mảng sau đây: - Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng - Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần - Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tưởng - Rối loạn cảm xúc - Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể - Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất - Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành - Chậm phát triển tâm thần - Rối loạn phát triển tâm lý - Rối loạn về hành vi và cảm xúc với sự khởi bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em và thiếu niên - Rối loạn tâm thần không xác định Bảng phân loại lần thứ 10, đã cho thấy những nỗ lực nhằm xác định và phân loại một cách cẩn thận các vấn đề về tâm thần. Sách Chẩn đoán và Thống kê (DSM) do Hội Tâm thần học Hoa kỳ (APA) đưa ra. Mặc dù có không ít những điểm chung song giữa hai hệ thống có sự khác nhau về nhiều chi tiết. Giống như ICD, DSM cũng được thay đổi theo thời gian. Phiên bản đầu tiên được công bố vào năm 1952, còn hiện nay đã là phiên bản thứ 5 (DSM- IV-TR: APA 2000). DSM là một hệ thống đa trục, và trạng thái tâm thần của mỗi cá nhân có thể được đánh giá theo 5 trục khác nhau: - Trục I: có hoặc không có hầu hết các hội chứng lâm sàng, bao gồm chủ yếu các rối loạn tâm thần và rối loạn học tập. Các rối loạn thường gặp bao gồm rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, ADHD, chứng tự kỷ, chứng ám sợ, tâm thần phân liệt, rối loạn tình dục, rối loạn ăn… - Trục II: có hoặc không có trạng thái bệnh lí kéo dài, bao gồm các rối loạn nhân cách và rối loạn phát triển tâm trí (mặc dù các rối loạn phát triển, như Tự kỷ, đã được mã hoá trên trục II trong phiên bản trước đó, các rối loạn này đang có trên Axis I). Các rối loạn thường gặp bao gồm các rối loạn nhân cách như paranoid, Schizoid, schizotypal, Rối loạn nhân cách chống đối xã hội, Rối loạn nhân cách narcissistic, Rối loạn nhân cách không thanh thật, Rối loạn nhân cách lảng tránh, Rối loạn nhân cách phụ thuộc, ám ảnh-cưỡng bức, chậm phát triển tâm trí. - Trục III: thông tin về trạng thái sức khoẻ cơ thể của cá nhân. Các rối loạn thường gặp bao gồm các tổn thương não và các rối loạn sức khỏe thể chất … - Trục IV: Các vấn đề tâm lý và các yếu tố môi trường - Trục V: đánh giá tổng quát về hoạt động chức năng (từ 1 điểm cho kích động liên tục, hành vi tự sát hoặc bất lực cho đến 100 điểm đối với duy trì nhân cách hài hoà, không có các triệu chứng) hoặc Mô hình “Đánh giá tổng quát của trẻ em” cho trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi. Các hệ thống phân loại có rất nhiều ưu điểm. Chúng không phải là sự liệt kê đơn giản các định nghĩa về những vấn đề sức khỏe tâm thần. Hơn thế nữa, chúng cũng đưa ra cách sử dụng hệ thống phân cực phù hợp với mô hình điều trị y khoa. Một cá nhân có phải điều trị hay không và có phải vào viện hay không tuỳ thuộc vào anh ta có bệnh hay không. Tuy nhiên người ta vẫn còn tranh luận về cái mà mô hình y khoa đề ra rằng một chẩn đoán tin cậy phải nhất quán trong một nước hoặc giữa các nước và phải khẳng định được: - Bất kì một cá nhân nào có vấn đề sức khỏe tâm thần thì phải được chẩn đoán như nhau trên thế giới - Họ phải được điều trị như nhau dù là ở đâu - Nghiên cứu ứng dụng điều trị tập trung vào một loại bệnh cho dù nó xuất hiện ở đâu. Trong mối quan hệ với các liệu pháp thuốc, chẩn đoán đóng vai trò rất quan trọng bởi lẽ chính chẩn đoán quy định loại thuốc nào được dùng để điều trị vấn đề hiện có, ví dụ thuốc chống trầm cảm dùng để điều trị trầm cảm, thuốc giải lo âu dùng để điều trị lo âu… Chẩn đoán sai đồng nghĩa với chỉ định thuốc sai. Trong trường hợp nghiên cứu, chẩn đoán sai kéo theo kết quả các phép thử thuốc không tin cậy, làm rối nhiễu hơn là tạo ra các bước tiến triển mới trong điều trị. Sau đây là một số nền tảng khoa học của các hệ thống phân loại cũng như những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng chúng trong công tác chẩn đoán. - Mô hình phân loại hàm ý sự phân cực trạng thái tâm thần bình thường và dị thường. Điều này có nghĩa là một cá nhân hoặc là bình thường hoặc là bị bệnh tâm thần. Tuy nhiên, sự phân cực như vậy ngày càng khó đứng vững. Có rất nhiều trạng thái “dị thường” được quy gán cho “bệnh tâm thần” bây giờ lại thấy xuất hiện ngày càng nhiều trong số những người “bình thường”; có rất nhiều người vẫn sống cuộc sống bình thường, chưa bao giờ bị kết luận là “không bình thường” mặc dù họ vẫn nghe thấy tiếng nói trong đầu - dấu hiệu được xác định là của tâm thần phân liệt. - Mô hình phân loại hàm ý rằng khi cá nhân bị bệnh, họ trải nghiệm các sự kiện tinh thần hoặc hành động ít nhiều không bình thường và khác so với người “bình thường”. Nhưng những kết quả của tâm lí học nhận thức đã chống lại quan điểm này. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy trong khi nội dung tư duy của những người có và không có những vấn đề sức khỏe tâm thần có thể khác biệt so với chuẩn thì những quá trình nhận thức nền tảng của họ lại cơ bản không có gì khác nhau. - Mô hình phân loại không thừa nhận kinh nghiệm của cá nhân. Họ chỉ làm nhiệm vụ chẩn đoán và trị liệu chính chẩn đoán đó chứ không trị liệu cá nhân. - Mô hình phân loại cũng hàm ý rằng các yếu tố sinh học đóng vai trò cơ sở trong sự phát triển của những vấn đề sức khỏe tâm thần và như vậy trị liệu sinh học đương nhiên là có cơ sở. Sự lí giải như vậy đã bỏ qua những chứng cứ về vai trò then chốt của các yếu tố tâm lí, xã hội đối với sự hình thành và phát triển những vấn đề về sức khỏe tâm thầncác yếu tố sinh học tham gia vào những vấn đề này cũng bị thay đổi khi các yếu tố tâm lí, xã hội thay đổi. Điều này có thể không được đánh giá đúng mức khi liệu pháp hoá dược đã có kết quả trong việc điều trị một số bệnh dường như liên quan nhiều đến các yếu tố sinh học (ví dụ, tâm thần phân liệt, trầm cảm). Tuy nhiên, các liệu pháp tâm lí đã chứng tỏ có hiệu quả hơn dược lý trong việc điều trị nhiều bệnh. . Hệ thống phân loại các chứng bệnh tâm thần Có hai hệ thống phân loại bệnh tâm thần được sử dụng rộng rãi hiện nay. Đó là Bảng phân loại bệnh. sở để ra đời các hệ thống phân loại. Có hai hệ thống phân loại bệnh tâm thần được sử dụng rộng rãi hiện nay. Đó là Bảng phân loại bệnh Quốc tế (ICD)

Ngày đăng: 11/03/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan