Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên docx

77 4K 11
Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA NGỮ VĂN & VĂN HÓA HỌC NGÀNH VĂN HÓA HỌC   VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ, EABAR HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC K.33 GVHD : ThS. VÕ THỊ THÙY DUNG SVTH : TRẦN XUÂN HẠNH Đà Lạt, 2013 ii ii LỜI CẢM ƠN  Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong Khoa Ngữ Văn & Văn Hóa Học-Trường Đại học Đà Lạt đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sỹ Võ Thị Thùy Dung, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp Đại học. Đồng thời, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các cô, các chú trong Ủy Ban Nhân Dân Eabar và những người dân tại địa phương đã cung cấp những tài liệu, những hiểu biết và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong suốt thời gian điền dã tại địa phương. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu nặng tới gia đình, bạn bè những người thân, đã luôn quan tâm ủng hộ và giúp đỡ trong suốt năm học vừa qua cũng như trong suốt quá trình thực hiện khóa luận của mình. Đà Lạt, tháng 5, năm 2013 Tác giả Trần Xuân Hạnh iii iii LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Nội dung, kết quả nghiên cứu và các số liệu trong khóa luận chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với những quy chế của nhà trường với sự cam đoan này. Đà Lạt, tháng 5 năm 2013 Tác giả Trần Xuân Hạnh iv iv MỤC LỤC MỤC LỤC iii MỞ ĐẦU v 1. Lý do chọn đề tài v 2. Mục đích nghiên cứu iv 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu v 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề v 5. Phương pháp nghiên cứu vii 6. Đóng góp của khóa luận viii 7. Bố cục của khóa luận viii CHƯƠNG 1 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1 1.1. Tổng quan về Eabar huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên 1 1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.3. Tình hình hội 3 1.2. Khái quát về dân tộc Ê-đê, Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên 5 1.2.1. Địa bàn cư trú 5 1.2.2. Tên gọi và thành phần tộc người 5 1.2.3.Truyền thống đoàn kết đấu tranh 6 1.2.4. Hoạt động kinh tế 7 1.2.5. Nghề thủ công truyền thống 10 CHƯƠNG 2 14 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ TẠI EABAR, HUYỆN SÔNG HINH TỈNH PHÚ YÊN 14 2.1. Văn hóa vật chất 14 2.1.1. Ẩm thực 14 2.1.2. Trang phục 15 2.1.3. Nhà cửa 18 2.2. Văn hóa hội 21 2.3. Văn hóa tinh thần 25 2.3.1. Yang trong quan niệm của người Ê-đê 25 2.3.2. Tín ngưỡng và nghi lễ cúng theo vòng đời 26 2.3.2.1. Lễ cúng trước khi sinh nở 26 2.3.2.2. Lễ cúng sau sinh nở 26 iii 2.3.2.2. Lễ cúng ở tuổi trưởng thành 28 2.3.2.2. Lễ cúng sau khi chết 30 3.3.3. Nghi lễ cầu cúng theo vòng cây trồng 31 3.3.3.1. Lễ cúng lúa mọc (Mdie) 31 3.3.3.2. Lễ cúng lúa trổ bông 32 3.3.3.3. Lễ cúng mừng lúa mới (T’h mđiê rou) 32 3.3.3.4. Lễ cúng cầu mưa (H’uh gian) 33 3.3.3.5. Lễ cúng bến nước (Tun pin e) 34 CHƯƠNG 3 35 BIẾN ĐỔI VĂN HÓAVẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ, EABAR, HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN. .35 3.1. Biến đổi văn hóa truyền thống của người Ê- đê ở Eabar 35 3.1.4. Ưu-nhược điểm của vấn đề biến đổi văn hóa truyền thống 41 3.2. Tác nhân biến đổi văn hóa truyền thống 42 3.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - hội trong thời kỳ đổi mới 42 3.2.2. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống 43 3.2.3. Sự tăng cường giao lưu hội nhập giữa các nền văn hóa 43 3.3.1. Giải pháp về kinh tế - hội 44 KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 1 Hình 24. Ăn uống của người Ê-đê hiện nay 12 iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự phát triển của hội. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc có vai trò định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của con người. Vai trò của văn hóa đã được Đại hội VIII khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của hội, là mục tiêu và là động lực thúc đẩy sự phát triển cuả hội”. Với lời khẳng định ấy, có thể thấy văn hóa đã kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi, đặc sắc và có tính trường tồn trong lịch sử dân tộc. Và dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn hóa Việt Nam ngày càng hoàn thiện, góp phần hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau nên đã hình thành các vùng văn hóa khác nhau. Từ đó, văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt mang tính đặc thù. Một trong các vùng văn hóa ấy là vùng văn hóa Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). Đây là vùng văn hóa rộng lớn gồm nhiều dân tộc sinh sống, có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa Chăm. Mỗi dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa, độc đáo của mình. Nhờ đó, đã có nhiều đóng góp lớn lao với cộng đồng dân tộc trên mọi lĩnh vực văn hóa, xã hội. Dân tộc Ê-đê là dân tộc có nền văn hóa truyền thống đặc sắc trong 54 dân tộc thiểu số ở nước ta. Cũng như mọi dân tộc khác, người Ê-đê ở Phú Yên đã sớm hình thành giá trị văn hóa mang màu sắc riêng. Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Ê-đê, góp phần làm tăng thêm giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Trung Bộ Việt Nam. v Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài cơn lốc ấy. Đặc biệt, kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Ê-đê ở Phú Yên. Trước tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Ê-đê nói chung, và người Ê-đê ở Phú Yên nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng. Đó là điều rất đáng quan tâm. Vì thế, chúng tôi thấy, cần phải có thêm nhiều tài liệu giúp cho mọi người đặc biệt là lớp trẻ được tiếp cận với kho tàng truyền thống của dân tộc mình, để hiểu và để tạo nên niềm tự hào về quê hương, dân tộc. Là một người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này hơn 20 năm, từng chứng kiến sự đổi thay về văn hóa, con người, kinh tế, chính trị, chúng tôi không khỏi có những trăn trở và suy tư. Do đó, góp một tiếng nói tri ân-tình cảm, một góc nhìn từ góc độ người làm văn hóa nhằm góp phần bảo tồn vùng đất, con người và tìm hiểu một cách hệ thống hơn nét đẹp văn hóa truyền thống của những con người nơi mảnh đất Eabar là điều chúng tôi thật sự mong muốn. Và đề tài “Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên” là cơ hội quý giá để chúng tôi thực hiện những mong muốn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài khảo sát thực địa tại địa phương, cụ thể là Eabar để tìm hiểu đời sống văn hóa của đồng bào nơi đây. Đồng thời, tìm hiểu điều kiện tự nhiên, lịch sử đã chi phối như thế nào đến đời sống văn hóa của người dân. Thông qua tìm hiểu đời sống văn hóa truyền thống, phong tục tập quán làm ăn sinh sống của đồng bào, người nghiên cứu cũng chỉ ra những tác nhân tạo nên văn hóa truyền thống của văn hóa đồng Ê-đê nơi đây. Từ đó, có cơ sở để đề xuất phương hướng bảo tồn cũng như phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê tại Eabar nói riêng và người Ê-đê ở các địa phương khác nói chung nhằm tạo sợi tơ lung linh sắc màu trong tấm thảm muôn màu được dệt thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. iv Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là hết sức khó khăn, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu văn hóa truyền thống người Ê-đê ở Eabar là việc làm hết sức cấp bách, cần tiến hành nhanh chóng và cần có sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể. Nếu không, những nét văn hóa truyền thống sẽ bị rơi vào quên lãng, thậm chí sẽ bị mất đi dưới tác động của cơ chế thị trường. Nhất là, khi mà những đòi hỏi về đời sống vật chất đang ngày càng tác động làm thay đổi cuộc sống bà con, thì việc nghiên cứu tìm hiểu, bảo tồn và phát huy là điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, qua đề tài này chúng tôi muốn cho người đọc một cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về dân tộc Ê-đê ở xã Eabar trên phương diện văn hóa truyền thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ê-đê tại Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Đề tài chúng tôi chọn để tiến hành nghiên cứu là “Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên”, nhưng trong phạm vi một khóa luận, để đưa đến một cái nhìn toàn diện và cảm nhận sâu sắc về văn hóa truyền thống của một dân tộc là điều không dễ. Làm được điều đó cần có thời gian nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng. Chính vì vậy, tránh việc dàn trải tràn lan nên chúng tôi tập trung nghiên cứu vào vấn đề văn hóa hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Qua đó, đem ra so sánh người Ê- đê ở Eabar với các nhóm Ê-đê ở các địa phương khác. Các yếu tố văn hóa truyền thống khác chúng tôi sẽ sử dụng để làm cơ sở để so sánh và chứng minh cho vấn đề trên. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Người Ê-đê đã có mặt rất sớm ở Eabar, chủ yếu là cư dân phần lớn di cư và chuyển từ các tỉnh Tây Nguyên qua Phú Yên. Dấu vết của dân tộc Ê-đê tại xã Eabar đã phản ánh đậm nét trong các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê-đê vẫn còn là hội mang dấu ấn mẫu hệ đậm nét ở nước ta, có giá trị đóng góp không nhỏ vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, từ lâu đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu tìm hiểu và nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về người Ê-đê ở Phú Yên hiện nay không nhiều. Có thể kể lên đây một vài công trình nghiên cứu về văn hóa người Ê- v đê tại Phú Yên như La province de Phu Yen của A.Laborde xuất bản năm 1929 có nhắc đến nhóm cư dân sinh sống ở vùng cao Phú Yên. Công trình của ông đã đặt cột mốc và tạo cơ sở bước đầu để các học giả tiếp tục nghiên cứu về người Ê-đê ở Phú Yên nói chung và Eabar nói riêng. Những năm sau 1980, các nhà dân tộc học Việt Nam tiến hành nhiều đợt khảo sát ở vùng văn hóa Tây Nguyên bao gồm khu vực có người Ê-đê cư trú, theo đó nhiều công trình được xuất bản như: Đại cương về dân tộc Ê-đê, M’nông ở Đăk Lăk (1982) của Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng, Vũ Đình Lợi. Công trình này đã trình bày những vấn đề chung nhất về đời sống của hai dân tộc Ê-đê, M’nông trên các phương diện: thiên nhiên và dân cư (đặc điểm địa lý, sự phân bố dân cư và thành phần dân tộc, vài nét về truyền thống văn hóa, nguồn gốc lịch sử, những đặc điểm nhân chủng của các dân tộc Ê-đê, M’nông) kinh tế và hội. Đặc biệt, ở phần thứ 3 (chương 1) của công trình, tác giả Chu Thái Sơn đã đề cập đến văn hóa vật chất của người Ê-đê. Và ở chương 3, tác giả Vũ Đình Lợi cũng đã đề cập đến những lễ nghi-phong tục trong chu kỳ đời sống của người Ê-đê nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi 8 trang (157-164). Nên những gì mà tác giả trình bày còn ở mức độ sơ lược, chỉ mang tính gợi mở, nhưng lại là cơ sở để người nghiên cứu kế thừa và phát triển. Người Ê-đê, một hội mẫu quyền của bà Anne De Hauteloque xuất bản năm 2004 là kết quả của 14 tháng sống cùng, sinh hoạt cùng, hòa nhập vào cuộc sống của cư dân tại buôn Põk, Đăk Lăk của bà. Anne De Hauteloque đã đề cập đến vị trí của người đàn ông và người phụ nữ trong hội Ê-đê. Đồng thời, đi sâu nghiên cứu và giới thiệu về cơ cấu tổ chức, các quan hệ hội của dân tộc Ê-đê, nhấn mạnh khẳng định hội Ê-đê là hội mẫu quyền điển hình nhất ở Tây Nguyên. Đặc biệt khi nói đến công trình nghiên cứu về người Ê-đê ở Phú Yên nếu không nói đến công trình Người Ê-đê M’dhur ở Phú Yên của Lê Thế Vịnh, Nguyễn Thị Hòa, Y-Điêng do Sở Khoa học Công nghệ Phú Yên xuất bản tháng 12 năm 2005 quả là một thiếu sót. Bởi lẽ, đây là công trình đã nêu cụ thể về văn hóa tộc người Ê-đê trên cả hai phương diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tiếc là công trình này chưa thật sự đi sâu sát vào văn hóa truyền thống cụ thể của từng địa bàn, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu cần thiết ở mỗi địa bàn cụ thể. vi Bên cạnh đó, khá nhiều công trình nghiên cứu về người Ê-đê đăng trên các tạp chí như: 1. Một số đặc điểm hội của các dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên, tạp chí Dân tộc học số 1, 1954. 2. Bàn về lịch sử tộc người và đặc điểm kinh tế, hội, văn hóa cư dân Tây Nguyên của Chu Thái Sơn, tạp chí Dân tộc học số 2-1979. 3. Mấy nhận xét về hôn nhân và gia đình của người Ê-đê của Nông Hoàng Cư, tạp chí Dân tộc học số 3-1980. 4. Tổ chức làng cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên của Phan Xuân Biên, tạp chí Dân tộc học số 3-1985. 5. Những thay đổi trong tập quán sử dụng nước của người Ê-đê của tác giả Nguyễn Trường Giang, tạp chí Dân tộc học số 3-2001. 6. Dấu vết bào tộc của người Ê-đê của tác giả Phan Hữu Dật, tạp chí Dân tộc học số 5-2002. v.v.v… Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các học giả chỉ nghiên cứu ở những địa bàn lớn, riêng nghiên cứu về văn hóa truyền thống Eabar thì hiện chưa có công trình nào. Nhất là, qua thời gian, khi mà nhà nước can thiệp vào cuộc sống của người Ê- đê như xây dựng nông thôn mới, bê tông hóa các công trình…rồi yếu tố cơm, áo, gạo, tiền đòi hỏi người Ê-đê phải chạy theo kinh tế, để mưu sinh, lo toan cho cuộc sống, thì những yếu tố văn hóa truyền thống có gì biến đổi vẫn chưa được quan tâm. Vì vậy đó là những cơ sở để người nghiên cứu có thể mạnh dạn lựa chọn “Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên” để làm đề tài khóa luận nhằm đem lại cái nhìn rõ nét và toàn diện nhất về văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở Phú Yên. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp liên ngành dân tộc học - văn hóa học. Thông qua quá trình điền dã, thu thập thông tin, quan sát cuộc sống của người Ê-đê ở địa bàn Eabar, chúng tôi sẽ đưa đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể, thực tế về người Ê-đê trên 3 phương diện: văn hóa vật chất, văn hóa hội, văn hóa tinh thần. Phương pháp so sánh cũng là phương pháp được chú trọng để rút ra những điểm chung và những nét khác biệt so với các tộc người Ê-đê ở các địa phương khác. vii [...]... HINH, TỈNH PHÚ YÊN 2.1 Văn hóa vật chất ix 2.2 Văn hóa hội 2.3 Văn hóa tinh thần Chương 3 BIẾN ĐỔI VĂN HÓAVẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ, EABAR, HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN 3.1 Biến đổi văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở Eabar 3.2 Tác nhân biến đổi văn hóa truyền thống 3.3 Vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tổng quan về Eabar huyện. .. văn hóa tộc người một cách khoa học nhất 7 Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Phụ lục, khóa luận được chia thành ba chương như sau: Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tổng quan về Eabar huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên 1.2 Khái quát về đồng bào dân tộc Ê-đê Eabar huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên Chương 2 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ, EABAR, HUYỆN SÔNG HINH,. .. giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào Thông qua việc tìm hiểu văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở một không gian hẹp, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm tư liệu cho những người đam mê nghiên cứu về văn hóa tộc người Ê-đê ở Việt Nam nói chung và người Ê-đê ở Eabar nói riêng Cuối cùng, với việc nghiên cứu về văn hóa truyền thống của người Ê-đê Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, hy vọng đề tài của chúng... về văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên 6 Đóng góp của khóa luận Mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tộc người Ê-đê, nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào mang tính hệ thống, khái quát cụ thể về một tộc người Ê-đê cư trú tại Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên Nên với công trình nhỏ này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu những giá trị văn. .. muốn tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê một cách toàn diện và đầy đủ nhất Khóa luận góp phần giúp độc giả hình dung, nhìn nhận, đánh giá về văn hóa truyền thống của dân tộc Ê-đê Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên Đồng thời, giúp cư dân, đặc biệt là giới trẻ nhận thấy được giá trị văn hóa truyền thống của tộc người mình và đánh giá thực trạng của vấn đề để có phương hướng... chủ chốt của huyện và một số lễ hội được phục dựng để lưu giữ Phong trào đoàn kết toàn thôn buôn xây dựng đời sống văn hóa được triển khai rộng khắp, đánh dấu một bước quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào.[4] 5 1.2 Khái quát về dân tộc Ê-đê, Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên 1.2.1 Địa bàn cư trú Người Ê-đê ở Phú Yên cư trú trong một không gian tương đối rộng từ Sơn Hòa đến Sông Hinh... MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ TẠI EABAR, HUYỆN SÔNG HINH TỈNH PHÚ YÊN 2.1 Văn hóa vật chất 2.1.1 Ẩm thực Xưa kia, mặc dù sống trong những điều kiện kinh tế, hội thấp, nhưng vì nhu cầu của cuộc sống người Ê-đê luôn sáng tạo để thích nghi với môi trường Sống dựa vào thiên nhiên nên người Ê-đê đã lợi dụng và biến đổi để hòa hợp sao cho phục vụ cho đời sống của mình Cũng như... Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ) Huyện Sông Hinh là huyện miền núi được thành lập từ ngày 25/02/1985 trên cơ sở chia cách huyện Tây Sơn thành hai huyện Sơn HòaSông Hinh Huyện Sông Hinh nằm ở phía tây nam Phú Yên, phía tây nam giáp tỉnh Đăk Lăk, tây bắc giáp tỉnh Gia Lai Diện tích tự nhiên 886 km 2, tổng dân số 45.860 người, ... của con người với cộng đồng, với sông núi 2.2 Văn hóa hội Văn hóa hội là những gì con người đã thiết lập và duy trì để tồn tại và phát triển ở phương diện hội Văn hóa hội được thể hiện ở các định chế, các quy ước như một công cụ để con người có thể sống với nhau một cách có trật tự Trong hội Ê-đê thì các định chế, quy ước được thể hiện rõ như GS TS Trần Văn Bính nhận định “thế mạnh của. .. cư tập trung ở khu vực thành thị 10.639 người, nông thôn 35.221 người trên địa bàn 10 (Sơn Giang, Đức Bình Đông, Đức Bình Tây, Eabia, Eabá, Eabar, Eatrol, Sông Hinh, Ealâm, Ealy) và một thị trấn (Hai Riêng) Eabar là miền núi thuộc huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên được tách ra từ EaBá vào ngày 15 tháng 11 năm 1991 và đó được coi như là ngày thành lập có diện tích tự nhiên là 10.185 ha, . ĐỔI VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ, XÃ EABAR, HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN. .35 3.1. Biến đổi văn hóa truyền thống của người. ĐỔI VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ, XÃ EABAR, HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Biến đổi văn hóa truyền thống của người

Ngày đăng: 11/03/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Đóng góp của khóa luận

    • 7. Bố cục của khóa luận

    • CHƯƠNG 1

    • NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

      • 1.1. Tổng quan về xã Eabar huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên

        • 1.1.1. Vị trí địa lý

        • 1.1.3. Tình hình xã hội

        • 1.2. Khái quát về dân tộc Ê-đê, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên

          • 1.2.1. Địa bàn cư trú

          • 1.2.2. Tên gọi và thành phần tộc người

          • 1.2.3.Truyền thống đoàn kết đấu tranh

          • 1.2.4. Hoạt động kinh tế

          • 1.2.5. Nghề thủ công truyền thống

          • CHƯƠNG 2

          • MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ TẠI XÃ EABAR, HUYỆN SÔNG HINH TỈNH PHÚ YÊN

            • 2.1. Văn hóa vật chất

              • 2.1.1. Ẩm thực

              • 2.1.2. Trang phục

              • 2.1.3. Nhà cửa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan