NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT DƯA HẤU LẤY HẠT TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

9 872 10
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT DƯA HẤU LẤY HẠT TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

125 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT DƯA HẤU LẤY HẠT TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục, Đỗ Cao Anh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt. Thí nghiệm gồm có 5 mật độ trồng (6.000, 7.000, 8.000, 9.000 và 10.000 cây/ha), trong đó mật độ trồng 8000 cây/ha được sử dụng làm công thức đối chứng, được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại trong hai vụ Xuân 2010 và 2011 trên đất cát biển chuyên trồng các loại dưa thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm xác định được mật độ trồng phù hợp mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế. Mật độ trồng 9.000 cây/ha cho các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tốt hơn các mật độ trồng khác, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. 1. Đặt vấn đề Cây dưa hấu thường được trồng phổ biển ở vùng đất cát thuộc miền Trung, Việt Nam. Nhưng diện tích trồng dưa hấu để lấy hạt lại tập trung chủ yếu ở các vùng đất cát thuộc tỉnh Bình Thuận và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ. Do hạt dưa dễ bảo quản và chuyên chở nên thường được tiêu dùng quanh năm và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như cưới hỏi, ma chay, lễ tết Hạt dưa thường được tiêu thụ nhiều vào các tháng 12 và tháng 1, vì đây là các tháng tết và tiêu thụ rải rác quanh năm. Theo kết quả điều tra năm 2009, trong cả nước năm 2008 số lượng hạt dưa được tiêu thụ là 400 tấn, tăng hơn so với năm 2007 là 120 tấn, riêng tại thành phố Huế có số lượng tiêu thụ hạt dưa năm 2008 là 9,5 - 10 tấn, năm 2007 là từ 7,5 - 8 tấn và năm 2006 là 6 - 6,5 tấn. Nhìn chung lượng hạt dưa tiêu thụ có xu hướng tăng lên qua các năm [2]. Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất cát khá lớn (46.760 ha), chiếm 8,3% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh và 46,03% tổng diện tích đất đồng bằng (Lê Thanh Bồn, 1996). Đây là loại đất rất phù hợp để trồng dưa hấu. Trên thực tế, cây dưa hấu lấy hạt đã được trồngtỉnh Thừa Thiên Huế cách đây vài năm nhưng diện tích rất nhỏ lẻ, chủ yếu ở một số xã có diện tích đất cát ven biển như Quảng Công, Điền Hòa, Phú Xuân… [3]. Hiện nay hầu như diện tích trồng này không còn do sản lượng quá nhỏ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và chế biến. Vì vậy nghiên cứu về cây dưa hấu lấy hạt vẫn còn là vấn đề mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là việc tìm ra được qui 126 trình trồng và chăm sóc trong đó có vấn đề cần lưu tâm là mật độ. Thực tế sản xuất nông nghiệp cho thấy, cho dù có đầy đủ những giống cây trồng năng suất cao, phẩm chất tốt, cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, nhưng nếu mật độ trồng không phù hợp thì cây trồng cũng không đạt năng suất cao và phẩm chất tốt. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế” với các mục đích như sau: - Xác định ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt của cây dưa hấu lấy hạt. - Xác định ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa hấu lấy hạt. - Đề xuất mật độ thích hợp cho cây dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đất Đất tiến hành nghiên cứu trong đề tài là đất cát biển chuyên trồng các loại dưa. 2.1.2. Cây trồng Giống dưa hấu lấy hạt được sử dụng trong thí nghiệm là giống Bình Thuận hạt vừa, giống được tuyển chọn sau hai vụ trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh. 2.1.3. Phân bón - Phân vô cơ: Sử dụng phân NPK 16 – 16 -8 - Vôi: Vôi bột thường sử dụng tại địa phương, 40% CaO. - Phân chuồng: người dân tự sản xuất theo truyền thống 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong vụ Xuân 2010 (tháng 3 đến tháng 5/2010) và vụ Xuân 2011 (tháng 3 đến tháng 5/2011), tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Công thức thí nghiệm - Thí nghiệm gồm có 5 công thức với các mật độ trồng như sau: 6.000 cây/ha, 7.000 cây/ha, 8.000 cây/ha (đối chứng), 9.000 cây/ha và 10.000 cây/ha trên nền 750 kg 127 NPK (16 – 16 -8), 20 tấn phân chuồng và 500 kg vôi. Các công thức thí nghiệm đề xuất dựa trên điều tra thực tế về mật độ trồng sử dụng cho cây dưa hấu của nông dân, qui trình khuyến cáo của khuyến nông địa phương, yêu cầu dinh dưỡng của cây dưa và điều kiện thời tiết khí hậu tại vùng. - Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m 2 . 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi - Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: chỉ tiêu về cành và hoa - Các yếu tố cấu thành năng suấtnăng suất. - Chỉ tiêu về phẩm chất hạt: P1000 hạt, P1000 nhân, chiều dài, chiều rộng và đường kính hạt. - Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: Tổng thu, tổng chi, lợi nhuận 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu với các chỉ tiêu như trung bình, ANOVA, LSD bằng phần mềm Statistix 9.0. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu lấy hạt Mật độ trồngảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây dưa hấu nói riêng. Mật độ trồng quá dày sẽ có sự cạnh tranh về dinh dưỡng lớn, làm cho cây không có khả năng phát triển hết tiềm năng năng suất giống. Dưa hấu là loại cây thân bò, khả năng phân cành, vươn nhánh và khả năng phát triển thân lá rất mạnh, nếu trồngmật độ dày cây sẽ không đủ dinh dưỡng để phát triển, nhưng nếu trồngmật độ quá thưa, tiểu khí hậu tại vùng cây sinh trưởng không đảm bảo, do cây dưa hấu thường được trồng tại vùng đất cát, nên với mật độ thưa vùng đất tại cây sẽ bị mất nước nhiều, không đảm bảo được độ ẩm cho cây phát triển, đồng thời nhiệt độ sẽ tăng cao, không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa. Kết quả được trình bày ở bảng 1. * Chỉ tiêu về cành: - Số cành cấp 1: Đa số các quả thương phẩm, có giá trị về phẩm chất sẽ tập trung ở các cành cấp 1, do đó số cành cấp 1 của cây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá, xác định năng suất. Các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, trong đó công thức với mật độ trồng 10000 cây/ha là công thức có số cành cấp 1 cao nhất (8,93 cành), tiếp theo là công thức 9000 cây/ha (8,23 cành); công thức có số cành cấp 1 thấp 128 nhất là công thức trồng 6000 cây/ha (5,77 cành). Như vậy mật độ quá thưa gây ảnh hưởng đến sự phân cành cấp 1. - Số cành cấp 2: Các công thức có thể chia thành 3 nhóm sai khác có ý nghĩa, trong đó nhóm mật độ trồng 9000, 10000 cây/ha là nhóm công thức có số cành cấp 2 cao nhất (6,30; 6,67 cành), tiếp theo là mật độ trồng 8000 cây/ha (4,9 cành), trong nhóm công thức còn lại, số lượng cành cấp 2 ít có sự chênh lệch (3,93 và 3,73 cành). Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu lấy hạt Chỉ tiêu về cành Chỉ tiêu về hoa Chỉ tiêu Mật độ (cây/ha) Cành cấp 1 Cành cấp 2 Hoa đực Hoa cái Hoa đậu quả 6000 5,77 e 3,93 c 18,00 b 4,33 c 3,33 c 7000 6,7 d 3,73 c 18,67 b 5,00 c 3,67 bc 8000 (ĐC) 7,63 c 4,9 b 24,00 a 6,00 bc 4,00 bc 9000 8,23 b 6,30 a 24,67 a 7,00 ab 5,00 ab 10000 8,93 a 6,67 a 24,33 a 8,67 a 5,67 a LSD 0.05 0,51 0,66 2,81 1,42 1,29 (a, b, c, d chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong cùng một cột không có sự sai khác có ý nghĩa tại mức 0.05. Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ). * Chỉ tiêu về hoa: Ra hoa là một quá trình sinh lý tổng hợp, đánh dấu sự phát triển nhảy vọt chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Cây dưa hấu lấy hạt có đặc điểm là diễn ra đồng thời cả hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, tức là ra hoa, hình thành quả cùng với sự phát triển thân, cành, lá. - Số hoa đực: đối với số hoa đực trên cây, giữa các công thức có sự chênh lệch nhau lớn. Công thức có số hoa đực cao nhất là 9000 cây/ha (24,67 hoa). Công thức có số hoa đực thấp nhất là 6000 cây/ha (18 hoa). Công thức đối chứng có số hoa đực trên cây là 24 hoa. - Số hoa cái trên cây, từ bảng 1 ta thấy các công thức chia làm 2 nhóm. Công thức 10000 cây/ha có số hoa cái cao nhất là 8,67 hoa. Nhóm công thức 8000, 9000 cây/ha có số hoa cái ở mức trung bình, số hoa lần lượt là 6 hoa và 7 hoa. Nhóm công thức có số hoa cái thấp nhất là công thức 6000, 7000 cây/ha, số hoa lần lượt là 4,33 hoa và 5 hoa. - Số hoa đậu quả là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất. Số hoa 129 đậu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng… Bên cạnh đó thì mật độ trồng cũng có những ảnh hưởng nhất định. Nhóm công thức có số hoa đậu quả cao nhất là 9000 và 10000 cây/ha có số hoa đậu quả lần lượt là 3,67 hoa và 3,33 hoa. Công thức có số hoa đậu quả thấp nhất là 6000 và 7000 cây/ha (2,33 hoa). Công thức đối chứng có số hoa đậu quả là 3 hoa. 3.2. Ảnh hưởng của mật độ các yếu tố cấu thành năng suấtnăng suất dưa hấu lấy hạt Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quá trình sinh trưởng, phát triển các hoạt động sống diễn ra trong cây và thu được trên một đơn vị diện tích hay một đơn vị cá thể, đồng thời năng suất cũng là mục tiêu cuối cùng của người trồng dưa. Ðối với dưa hấu lấy hạt, năng suất do nhiều yếu tố cấu thành: Số cây/m 2 , số quả/cây, khối lượng hạt khô/quả. Theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được các kết quả về các yếu tố cấu thành năng suấtnăng suất hạt của các công thức thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2. Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy: - Số quả/cây: giữa các công thức có sự chênh lệch nhau. Công thức có số quả/cây cao nhất là 9000 cây/ha với 3,62 quả. Công thức có số quả/cây thấp nhất là 6000 cây/ha với 2,71 quả. Công thức đối chứng là 3,30 quả. Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa hấu lấy hạt Chỉ tiêu Mật độ (cây/ha) Số cây/m 2 (cây) Số quả/cây (quả) Khối lượng hạt khô/quả (gam) Năng suất hạt khô lý thuyêt (kg/ha) Năng suất hạt khô thực thu (kg/ha) 6000 0,6 2,71 c 21,79 d 354,95 e 307,12 d 7000 0,7 3,37 b 22,52 c 531,38 d 480,42 c 8000 (ĐC) 0,8 3,30 b 29,06 a 767,80 c 645,94 b 9000 0,9 3,62 a 29,19 a 949,91 a 725,24 a 10000 1,0 3,31 b 25,40 b 840,92 b 710,50 a LSD 0.05 0,07 0,37 10,01 24,37 (a, b, c, d, e chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong cùng một cột không có sự sai khác có ý nghĩa tại mức 0.05. Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ trồng). - Khối lượng hạt khô/quả: Công thức có khối lượng hạt khô trên quả cao nhất là 9000 cây/ha với 29,19 g. Công thức có khối lượng hạt khô trên quả thấp nhất là 6000 cây/ha với 21,79 g. Công thức đối chứng là 29,06 g. Có sự sai khác có ý nghĩa 130 giữa mật độ trồng với công thức đối chứng, ngoại trừ mật độ trồng 9000 cây/ha. - Năng suất hạt khô lý thuyết giữa các công thức có sự chênh lệch nhau. Công thức có năng suất hạt khô lý thuyết cao nhất là công thức trồng với mật độ 9000 cây/ha với 949,91 kg/ha. Công thức có năng suất hạt khô lý thuyết thấp nhất là 6000 cây/ha với 354,95 kg/ha. Công thức đối chứng là 767,80 kg/ha. - Năng suất hạt khô thực thu là năng suất hạt khô thu được ở toàn bộ thí nghiệm. Năng suất hạt khô thu được cao nhất cũng ở mật độ trồng 9000 cây/ha với năng suất là 725,24 kg/ha. Công thức năng suất hạt khô thực thu cao thứ hai là công thức có mật độ trồng 10.000 cây/ ha với năng suất là 710,50 kg/ha. Ở các công thức còn lại, năng suất hạt khô thực thu lần lượt tăng theo mật độ trồng tăng dần (307,12; 480,42; 645,94 kg/ha). Điều này chứng tỏ ở những mật độ trồng thích hợp sẽ thu được năng suất cao nhất. 3.3. Một số chỉ tiêu về hình thái và phẩm chất hạt dưa hấu Đối với cây dưa hấu lấy hạt, hạt dưa ngoài chức năng để giống, duy trì thế hệ, thì đây là bộ phận kinh tế của cả cây dưa. Các đặc điểm về hình thái hạt, đặc điểm về khối lượng 1000 hạt khô, khối lượng 1000 nhân khô là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hạt dưa thương phẩm. Kết quả thể hiện qua bảng 3. Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu về hình thái và phẩm chất hạt dưa hấu Chỉ tiêu Mật độ (cây/ha) Số hạt/quả (hạt) P1000 hạt (g) P1000 nhân (g) Chiều dài hạt (mm) Chiều rộng hạt (mm) Độ dày hạt (mm) 6000 470,00 c 98,33 c 44,00 d 11,53 b 6,70 a 2,07a 7000 486,00 b 102,7 c 46,70 cd 11,50 b 6,50 a 2,20 a 8000 (ĐC) 495,00 b 105,0 bc 51,00 bc 11,80 ab 6,40 a 2,10 ab 9000 550,00 a 112,0 ab 56,30 ab 12,10 ab 6,77 a 2,13 ab 10000 553,00 a 120,0 a 59,50 a 12,43 a 7,30 a 2,03 b LSD 0,05 13,29 0,92 0,57 0,71 0,88 0,15 (a, b, c chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong cùng một cột không có sự sai khác có ý nghĩa tại mức 0.05. Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ). Kết quả bảng 3 cho thấy: - Khối lượng 1.000 hạt khô và khối lượng 1.000 nhân khô (P1.000 hạt và P1.000 131 nhân): nhóm mật độ (9.000 cây/ha và 10.000 cây/ha) có P1.000 hạt và P1.000 nhân cao và có sự sai khác so với các công thức khác (112,0g và 56,3g; 120,0g và 59,5g); nhóm mật độ (6.000 cây/ha và 7.000 cây/ha) có P1.000 hạt và P1.000 nhân thấp (98,33g và 44,0g; 102,7g và 46,7g). - Chiều dài hạt: giữa các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch nhau. Công thức có chiều dài hạt cao nhất là trồng với mật độ 10000 cây/ha với 12,43 mm. Công thức có chiều dài hạt thấp nhất là công thức trồng với mật độ 7000 cây/ha với 11,50 mm. Công thức đối chứng là 11,80 mm. - Chiều rộng hạt: giữa các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch nhau. Công thức có chiều rộng hạt cao nhất là công thức 10000 cây/ha với 7,30 mm. Công thức có chiều rộng hạt thấp nhất là công thức đối chứng là 6,40 mm. - Độ dày hạt: dao động từ 2,03 – 2,20 mm. Mật độ trồng cũng có ảnh hưởng đến độ dày hạt dưa. 3.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng của quá trình trồng trọt. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm được tính trên 1 ha và được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu Mật độ (cây/ha) Năng suất hạt khô (kg/ha) Tổng thu (1000 đồng/ha) Tổng chi (1000 đồng/ha) Lợi nhuận (1000 đồng/ha) Lãi tăng so với đối chứng (1000 đồng/ha) 6000 307,12 15.356 10.900 4.456 -16.741 7000 480,42 24.021 11.000 13.021 -8.176 8000 (ĐC) 645,94 32.297 11.100 21.197 0,00 9000 725,24 36.262 11.200 25.062 3.865 10000 710,50 35.525 11.300 24.225 3.028 (Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ). Kết quả bảng 4 cho thấy: - Tổng thu: có liên quan trực tiếp đến năng suất thực thu. Các công thức khác nhau có sự chênh lệch nhau về tổng thu. Công thức có tổng thu cao nhất là công thức 9000 cây/ha với 36,26 triệu đồng. Công thức có tổng thu thấp nhất là công thức 6000 cây/ha với 15,36 triệu đồng. Công thức đối chứng là 32,29 triệu đồng. - Tổng chi: các công thức không có sự chênh lệch lớn về tổng chi. Công thức có 132 tổng chi cao nhất là công thức 10000 cây/ha với 11,30 triệu đồng. Công thức có tổng chi thấp nhất là công thức 6000 cây/ha với 10,90 triệu đồng. Công thức đối chứng là 11,1 triệu đồng. - Lợi nhuận: là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa nói riêng. Qua bảng 4 cho thấy hai công thức trồng 6000 và 7000 cây/ha có lợi nhuận ở mức âm. Công thức có lợi nhuận cao nhất là công thức 9000 cây/ha với 25,06 triệu đồng, cao hơn đối chứng là 3,865 triệu đồng. Công thức đối chứng có lợi nhuận là 21,197 triệu đồng. Kết quả ở bảng 4 cho thấy công thức có mật độ trồng là 9.000 cây/ha cho tổng thu và lợi nhuận là cao nhất. Mật độ trồng quá dày hoặc quá thưa đều có ảnh hưởng đến năng suất, tổng thu và lợi nhuận. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến cây dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển ở các công thức có mật độ cao thì có chiều hướng tốt hơn, mật độ trồng 9.000 cây/ha có số cành cấp 1 và 2, cũng như số hoa đậu quả trên cây cao nhất so với các mật độ trồng còn lại. - Mật độ trồng 9.000 cây/ha có năng suất cao nhất (725,24 kg/ha), tiếp theo là ở mật độ 10.000 cây/ha (710,50 kg/ha). - Mật độ 8.000 cây/ha và 9.000 cây/ha là hai mật độ có phẩm chất hạt như khối lượng 1000 hạt, khối lượng 1000 nhân, kích thước hạt cao nhất trong các công thức thí nghiệm. - Lợi nhuận cao nhất thu được ở mật độ 9.000 cây/ha và 10.000 cây/ha (25.062.000 và 24.225.000 đ/ha ) 4.2. Đề nghị Bước đầu có thể áp dụng mật độ trồng 9000 cây/ha trên nền phân bón 20 tấn phân chuồng + 500 kg vôi + 750 kg NPK 16 – 16 - 8 cho cây dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thanh Bồn, Đất cát biển Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đất, số 7, (1996), 46-52. 2. Nguyễn Thanh Hiền, Tôn Thất Khánh, Đỗ Cao Anh, Báo cáo điều tra tình hình tiêu thụ dưa hấu lấy hạt tại tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh Nam Trung bộ, 2009. 3. Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục, Đỗ Cao Anh, Báo cáo điều tra tình hình sản xuất dưa hấu lấy hạt tại tỉnh Thừa Thiên Huế, 2009. EFFECTS OF PLANT DENSITY ON YIELD OF WATERMELON AIMED SEED IN COASTAL SANDY SOIL OF THUA THIEN HUE PROVINCE Hoang Thi Thai Hoa, Do Dinh Thuc, Do Cao Anh College of Agriculture and Forestry, Hue University Abstract. This study consisted of 5 plant densities including 6.000, 7.000, 8.000, 9.000 and 10.000 plants/ha among which plant density with 8.000 plants/ha was used as the control. the experiment was arranged in a RCBD with 3 replications in Spring 2010 and 2011 on coastal sandy soil of Phu Vang district, Thua Thien Hue province. The study objectives were to determine the best plant density with highest watermelon seed yield and obtain high economic efficiency. Research results indicated that different plant densities had certain effects on parameters such as growth, yield, and economic efficiency. In general, the plant density with 9.000 plants/ha obtained the highest seed yield and economic efficiency. . Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT DƯA HẤU LẤY HẠT TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hoàng. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến cây dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi rút ra

Ngày đăng: 11/03/2014, 06:21

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT DƯA HẤU LẤY HẠT TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

Bảng 1..

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển Xem tại trang 4 của tài liệu.
Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy: - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT DƯA HẤU LẤY HẠT TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

t.

quả trình bày ở bảng 2 cho thấy: Xem tại trang 5 của tài liệu.
3.3. Một số chỉ tiêu về hình thái và phẩm chất hạt dưa hấu - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT DƯA HẤU LẤY HẠT TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

3.3..

Một số chỉ tiêu về hình thái và phẩm chất hạt dưa hấu Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu  - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT DƯA HẤU LẤY HẠT TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

Bảng 4..

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan