TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC " PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ " docx

28 1.7K 11
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC " PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ " docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA  TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN NHỮNG GIÁ TRỊ HẠN CHẾ GVHD: GS. Vũ Văn Gầu Lớp : Cao học Quản lý Môi trường HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến MSHV: 11260579 TP.HCM - 06/2012 GVHD: GS. Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tư tưởng triết học Hêghen 2 1.1. Điều kiện lịch sử 2 1.2. Sơ lược về triết học Hêghen 2 1.2.1. Hệ thống triết học duy tâm của Hêghen 5 1.2.2. Triết học tự nhiên 8 1.2.3. Quan điểm về xã hội của Hêghen 9 2. Những giá trị hạn chế của phép biện chứng duy tâm Hêghen 9 2.1. Những giá trị của phép biện chứng duy tâm Hêghen 10 2.2. Những hạn chế của phép biện chứng duy tâm Hêghen 22 KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 GVHD: GS. Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Hêghen là nhà biện chứng lỗi lạc của triết học cổ điển Đức. Ông cho rằng “nguồn gốc của mọi sự vật hiện tượng tự nhiên xã hội là ý niệm tuyệt đối. Từ xuất phát này ông đã xây dựng một hệ thống triết học duy tâm khách quan”. Triết học theo Hêghen là sự xem xét đối tượng một cách có suy nghĩ, “không thừa nhận bất kỳ năng lực tinh thần nào của con người, đặt biệt năng lực quan trọng nhất là lý tính”. Đối tượng của triết học theo ông là trùng với đối tượng của tôn giáo đó là khách thể tuyệt đối vô hạn Thượng đế. Còn tư duy nói chung là cái làm cho con người khác với động vật. Thành tựu quan trọng của triết học Hêghen là phương pháp biện chứng mà hạt nhân hợp lý của nó là tư tưởng về phép biện chứng. Đề tài tiểu luận này mục đích để nhận thức đúng những nét đặc thù đồng thời cũng là để đánh giá chính xác hơn ý nghĩa của triết học Hêghen đối với sự phát triển của tư tưởng triết học nói chung, một khi chúng ta tính đến kinh nghiệm lịch sử từ lúc xuất hiện triết học đó cho đến nay. Đương nhiên khi xem xét các quan điểm của những nhà triết học nổi tiếng qua các thời đại trước đây, chúng ta tuyệt nhiên không được tô vẽ, không được hiện đại hóa quan điểm của họ. Đồng thời chúng ta cũng không được ca ngợi, không được biện hộ một chiều các quan điểm đã lỗi thời hoặc bị hạn chế bởi những điều kiện của lịch sử. Một mặt, khi xem xét di sản của một nhà triết học thì không bỏ qua những hạn chế lịch sử những khiếm khuyết sai lầm của nhà tư tưởng đó, phải đặt nó trong điều kiện lịch sử cụ thể để có được những đánh giá khách quan chính xác nhất. Làm tốt được điều trên đối với hệ thống triết học Hêghen không phải dễ dàng, bởi vì triết học Hêghen không những quá đồ sộ uyên bác về nhiều mặt mà còn chứa đựng trong chính nó không ít những mâu thuẫn, những xu hướng khác nhau, và đó là lý do em chọn đề tài này. GVHD: GS. Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 2 1. Tư tưởng triết học Hêghen 1.1. Điều kiện lịch sử Nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học của I.Cantơ, trải qua Phíchtơ, Senlinh đến triết học duy tâm khách quan của Hêghen triết học duy vật nhân bản của Phoiơbắc. Chỉ trong một thời kỳ lịch sử khoảng một thế kỷ, triết học cổ điển Đức đã tạo những tiền đề lý luận hết sức quan trọng cho sự ra đời của triết học Mác vào giữa thế kỷ XIX. Triết học cổ điển Đức ra đời trong một điều kiện lich sử hết sức đặc biệt. Nước Đức vào cuối XVIII đầu XIX vẫn còn là một quốc gia phong kiến điển hình với 360 quốc gia tự lập trong Liên bang Đức hết sức lạc hậu về kinh tế chính trị. Trong khi đó, ở nước Anh cuộc cách mạng công nghiệp,ở nước Pháp cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra làm rung chuyển Châu Âu, đưa châu Âu bước vào nền văn minh công nghiệp. Chính thực tại đau buồn của nước Đức tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần phản kháng của giai cấp tư sản Đức. Nhưng giai cấp này sống rải rác ở hững vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về kinh tế chính trị, nên họ vừa muốn làm cách mạng, lại vừa muốn thoả hiệp với tầng lớp phong kiến qúy tộc Phổ đang thống trị thời đó, giữ lập trường của mình trong việc giải quyết những vấn đề phát triển của đất nước.Chính điều này đã quy định nét đặc thù của triết học cổ điển Đức: nội dung cách mạng dưới một hình thức duy tâm, bảo thủ,đề cao vai trò tích cực của tư duy con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là nền tảng điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học. Trên một ý nghĩa nhất định, triết học cổ điển Đức không chỉ là sự phản ánh những điều kiện kinh tế - chính trị xã hội nước Đức mà còn của cả các nước Châu Âu lúc đó. 1.2. Sơ lược về triết học Hêghen Georg Wilhelm Friedrich Hêghen, sinh ngày 27 tháng 8 năm 1770, mất năm 1831. Hêghen sinh tại Stuttgart vào ngày 27/8/1770, là con trai của Georg GVHD: GS. Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 3 Ludwig Hêghen, một nhân viên hải quan thuộc lãnh địa công tước của Wurttemburg. Là anh cả trong số ba đứa con (em trai ông, Georg Ludwig, sớm qua đời lúc là một sĩ quan trong quân đội Napoleon trong chiến dịch Nga), ông được nuôi dưỡng trong một môi trường Tin Lành ngoan đạo. Mẹ ông dạy ông tiếng Latinh trước khi ông tới trường, nhưng bà đã mất khi ông lên 11. Ông rất gắn bó với chị mình, Christiane, sau này bà thường gây nên những ghen tỵ thất thường trong vợ của ông khi ông kết hôn vào độ tuổi 40 đã tự vẫn ba tháng sau cái chết của ông. Hêghen phải bận tâm rất nhiều đến chứng rối loạn thần kinh của chị ông phát triển những ý tưởng về tâm thần học dựa trên những khái niệm biện chứng. Hêghen đã sớm thông thuộc các học giả kinh điển Hy lạp La Mã cổ đại khi đang còn học tại trường trung học Stuttgart nắm rất rõ văn học khoa học Đức. Cha ông cổ vũ ông trở thành một giáo sĩ, Hêghen đã vào trường dòng tại đại học Tübingen năm 1788. Ở đó ông đã phát triển tình bạn với nhà thơ Friedrich Holderlin nhà triết học Friedrich Wilhelm Joseph von Schelling. Đặc biệt là do ảnh hưởng từ Holderlin, Hêghen đã phát triển một niềm say mê sâu sắc đối với văn học triết học Hy Lạp. Từ rất sớm xuyên suốt cả cuộc đời, Hêghen đã ghi lại nhớ tất cả những gì ông đọc – số lượng ông đọc thì nhiều vô kể! Ông khâm phục Goethe tự luôn đặt mình thấp hơn những thiên tài đương thời ông, Holderlin Schelling. Nước Đức thời Hêghen cực kì lạc hậu về kinh tế, là một liên hợp do rất nhiều quốc gia nhỏ lạc hậu hợp lại, tương đối cách ly với những biến động sôi nổi của châu Âu. Hêghen rất say mê đọc Schiller Rousseau. Năm Hêghen 18 cũng là lúc nhà ngục Bastille bị đánh chiếm Nền cộng hòa ra công khai ở Pháp, Hêghen đã nhiệt tình ủng hộ cho cuộc cách mạng, là thành viên trong một nhóm ủng hộ được thành lập ở Tübingen. Hêghen hoàn thành tác phẩm vĩ đại đầu tiên của mình, Hiện tượng học tinh thần vào ngay trước ngày xảy ra cuộc chiến quyết định Jena, trong đó Napoleon đã phá tan quân đội Phổ chia cắt GVHD: GS. Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 4 Vương quốc đó ra. Binh lính Pháp ập vào đốt nhà của Hêghen ngay sau khi ông kịp nhét nốt trang bản thảo cuối cùng của Hiện tượng học vào trong túi ẩn náu vào nhà một viên công chức cao trong thị trấn. Trong Hiện tượng học ông cố gắng để hiểu được nỗi kinh hoàng cách mạng của những người Gia-cô-banh thông qua những lời phát biểu của họ về Tự do. Hêghen ăn mừng ngày chiếm ngục Bastille trong suốt cuộc đời mình. Sau khi hoàn thành khóa học về triết học thần học quyết định không vào đoàn mục sư, Hêghen đã trở thành một gia sư tư ở Berne, Switzerland. Vào khoảng năm 1794, theo đề xuất của bạn ông Holderlin, Hêghen bắt đầu nghiên cứu về Immanuel Kant Johann Fichte nhưng những trước tác đầu tiên của ông trong thời kì này lại là Cuộc đời Jesus Sự xác thực của đạo Cơ-Đốc. Năm 1796, Hêghen viết Cương lĩnh đầu tiên cho một hệ thống duy tâm chủ nghĩa Đức cùng với Schelling. Trong tác phẩm này có đoạn: “… quốc gia là một cái gì đó hoàn toàn máy móc – không có ý niệm (phi vật chất) về một cái máy. Chỉ cái gì là khách thể của tự do mới có thể gọi là “Ý niệm”. Do đó chúng ta cần phải vượt quá quốc gia! Mọi quốc gia cần đối xử với những người tự do như những cái răng trong một cái máy. đây chính là điều không nên xảy ra; do đó quốc gia phải bị lụi tàn”. Năm 1797, Holderlin tìm được cho Hêghen một địa điểm ở Frankfurt, nhưng hai năm sau đó cha ông mất, giải thoát cho ông khỏi nghề gia sư. Triết học Hêghen là biểu hiện của sự phát triển đầy đủ nhất rực rỡ nhất của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức. Hêghen là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Đức, người thể hiện chính sách thoả hiệp về chính trị của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến quý tộc Phổ. Quan điểm triết học của ông là hệ thống duy tâm cổ điển cuối cùng, là trình độ cao nhất của sự phát triển phép biện chứng duy tâm. Hêghen là nhà duy tâm khách quan. Ông coi tinh thần thế giới là cái có trước, vật chất với tính cách dường như là sự thể hiện, sự biểu hiện cụ thể của tinh thần thế giới, là cái có sau; tinh thần là đấng sáng tạo ra vật chất. Tinh thần thế giới – ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn chứa đựng dưới dạng tiềm năng tất cả mọi hiện tượng của tự nhiên xã hội. Nó là nguồn gốc động GVHD: GS. Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 5 lực của mọi hiện tượng tự nhiên xã hội. Tinh thần thế giới hay ý niêm tuyệt đối trong quá trình tự phát triển của nó diễn ra qua các giai đoạn khác nhau, ngày càng thể hiện đầy đủ nội dung bên trong của nó. Đầu tiên nó phát triển trong bản thân nó, sau đó nó thể hiện dưới hình thức tự nhiên – thế giới vô cơ, hưu cơ con người, tiếp nữa là thể hiện dứoi hình thức nhà nước, nghệ thuật, tôn giáo triết học. Theo hệ thống của Hêghen, toàn bộ thế giới muôn màu, muôn vẻ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của ý niệm với tính cách là lực lượng sáng tạo, là tổng hoà của mọi hình thức khác nhau của sự biểu hiện của ý niệm. Bởi vậy, học thuyết của Hêghen coi tính thứ nhất là tinh thần, tính thứ hai là vạt chất. Đó cũng chính là sự thể hiện riêng về mặt triết học những lời khưảng định của tôn giáo rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới. Có thể nói, trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Hêghen chỉ lặp lại những điều mà các nhà duy tâm trước đó đã nói. Song, cái mới trong học thuyết của ông, chính là chỗ ông xem xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối là một quá trình tự phát triển không ngừng, ông là một nhà triết học hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng của ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới với tính cách là cơ sở đầu tiên nguồn gốc của mọi tồn tại. Hêghen đã phê phán phép siêu hình thống trị lúc đó ông đã lấy phép biện chứng đem đối lập với nó. Các yếu tố biện chứng duy tâm có trong các tác phẩm triết học duy tâm trước Hêghen, nhưng phép biện chứng duy tâm với tính cách là phương pháp ít nhiều hoàn chỉnh thì do Hêghen lập ra. Công lao của Hêghen so với những người tiền bối của ông là ở chỗ đã phân tích một cách tổng hợp biện chứng tất cả các phạm trù quan trọng nhất của triết học hình thành trên cơ sở duy tâm ba quy luật cơ bản của tư duy: quy luật chuyển hoá từ lượng thành chất, quy luật thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập quy luật phủ định của phủ định. 1.2.1. Hệ thống triết học duy tâm của Hêghen a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan Theo Hêghen, cơ sở cho sự tồn tại của thế giới không phải là vật chất mà là “Ý niệm tuyệt đối” hay là “Tinh thần tuyệt đối”. Đó là một thực thể tinh thần GVHD: GS. Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 6 có trước giới tự nhiên, nó tự thiết định bản thân nó tự phân biệt với bản thân. Ý niệm tuyệt đối được hiểu như một đấng sáng tạo tối cao sản sinh ra toàn bộ giới tự nhiên con người; tất cả các sự vật, hiện tượng, từ những sự vật tự nhiên cho đến các sản phẩm hoạt động của con người, đều được coi là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối là một thực thể biện chứng, luôn luôn vận động phát triển tự thân. Hêghen là người đầu tiên nhìn nhận toàn bộ giới tự nhiên, xã hội duy là một quá trình phát triển thống nhất, nhưng theo tinh thần duy tâm - coi sự phát triển của ý niệm là nền tảng cho sự phát triển của tự nhiên con người. Sự phát triển của “Ý niệm tuyệt đối” được diễn đạt theo mô hình Tam đoạn thức là: chính đề - phản đề - hợp đề (theo quy luật phủ định của phủ định), trong đó các yếu tố có mối liên hệ hữu cơ chuyển hóa lẫn nhau. Sự phát triển của ý niệm tuyệt đối được coi là hiện thân của quá trình phát triển lịch sử của nhân loại (chủ yếu là phát triển của đời sống tinh thần mà biểu hiện cao nhất là tư tưởng), tuy được Hêghen phân ra thành tám phần khác nhau nhưng theo C. Mác nó chỉ bao gồm qua ba giai đoạn chính là: tinh thần thuần túy (tư duy), tinh thần khách quan (tự nhiên xã hội), tinh thần tuyệt đối (hoạt đông nhận thức cải tạo thế giới của con người). + Tinh thần thuần túy là giai đoạn ý niệm tuyệt đối tồn tại phát triển trong mình. Theo Hêghen, trong sự vận động biện chứng ý niệm tuyệt đối đã đạt tới sự phát triển đầy đủ từ trước khi giới tự nhiên xuất hiện. Nó mang trong mình đầy đủ những tính quy định sau này, giống như cái mầm cây mang sẵn trong mình toàn bộ bản chất của cái cây như mùi, vị, hình dáng quả… Sự phát triển của tinh thần thần túy là phi không gian phi thời gian. + Sự phát triển của tinh thần thuần túy, khi đạt đến đầy đủ thì “tha hóa” ra thành giới tự nhiên - tức “Tinh thần khách quan”. Như vậy giới tự nhiên chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối, là sự “tha hóa” của ý niệm, là “Hình thức tồn tại khác” của ý niệm. Hêghen giải thích: sở dĩ ý niệm tuyệt đối tha hóa thành giới tự nhiên vì nó là một thực thể tinh thần, bản tính của GVHD: GS. Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 7 nó là ham hiểu biết, để hiểu biết về mình thì nó phải tha hóa ra thành một cái khác mình nhưng vẫn là chính mình. + Con người được coi là sản phẩm, là giai đoạn phát triển cao nhất của ý niệm tuyệt đối. Thông qua hoạt động nhận thức thực tiễn cải tạo thế giới của con người để ý niệm tuyệt đối tự nhận thức chính mình. Như vậy quá trình nhận thức của con người chẳng qua chỉ là quá trình tự nhận thức mình của ý niệm tuyệt đối. Theo Hêghen, nhận thức khái niệm là dạng nhận thức cao nhất của con người. Khái niệm được coi là bản chất tinh thần, là linh hồn của các sự vật: “Nếu như gọi tri thức là khái niệm, còn bản chất hay chân lý - là tồn tại, tức sự vật, thì vấn đề là xác định liệu khái niệm có phù hợp với sự vật hay không (giải thích: khái niệm với tính cách là kết quả nhận thức?). Nếu chúng ta gọi bản chất (hay tồn tại - tự nó) của sự vật là khái niệm … sự vật là khái niệm như một sự vật (giải thích: khái niệm có trước sự vật với tính cách là bản chất của sự vật) … thì vấn đề là xác định liệu sự vật có phù hợp với khái niệm của mình không. Hiển nhiên là hai cách hiểu trên đây là như nhau. Khi nào con người nhận thức đầy đủ giới tự nhiên thì khi đó ý niệm tuyệt đối sẽ quay trở về với chính nó, đó chính tà tinh thần tuyệt đối. Như vậy, điểm khởi đầu của sự phát triển là tinh thần, nhưng đó là “Tinh thần thế giới” (phi cá nhân) điểm kết thúc của sự phát triển cũng là tinh thần, nhưng đó là “tinh thần tuyệt đối” tồn t ại ở mỗi các nhân con người. Nó biểu hiện dưới các hình thức nhận thức tôn giáo, nghệ thuật triết học của con người, trong đó triết học là hình thức cao nhất. Như vậy hệ thống triết học của Hêghen là duy tâm khách quan siêu hình. Duy tâm khách quan ở chỗ nó thừa nhận tinh thần là có trước quyết định; siêu hình ở chỗ nó thừa nhận sự kết thúc của quá trình phát triển, cho rằng khi con người nhận thức hết về giới tự nhiên thì nó không vận động, phát triển về thời gian mà chỉ vận động trong không gian. Tương ứng với ba giai đoạn phát triển của ý niệm tuyệt đối hệ thống triết học của Hêghen được phân ra thành ba học thuyết: Khoa học lôgích - triết học tự nhiên - triết học tinh thần. b. Quan niệm về bản chất của triết học lịch sử triết học GVHD: GS. Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 8 Coi tinh thần tuyệt đối là thực thể bản chất của toàn bộ thế giới, trong đó con người xã hội là giai đoạn phát triển cao nhất, Hêghen cho rằng có ba hình thức thể hiện nó, đó là: nghệ thuật, tôn giáo triết học. Trong đó triết học là hình thức biểu hiện cao nhất của tinh thần tuyệt đối. Theo Ông, triết họchọc thuyết về tinh thần tuyệt đối mà lịch sử nhân loại (chủ yếu là lịch sử tư tưởng) là giai đoạn cao nhất của nó. Cho nên mỗi học thuyết triết học là một giai đoạn phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại, thể hiện tinh hoa tinh thần của thời đại, là thời đại thể hiện dưới dạng tư tưởng. Ông coi triết học là “Khoa học của mọi khoa học”, cho nên nó đóng vai trò là nền tảng của toàn bộ thế giới quan con người. Lịch sử triết học cho chúng ta một bức tranh khái quát về toàn bộ tiến trình phát triển của tư tưởng nhân loại. Đó không phải là sự sưu tầm các học thuyết triết học, mà là là lịch sử phát triển của bản thân triết học theo những quy luật tất yếu: “Lịch sử triết học chỉ ra, thứ nhất, tất cả các học thuyết triết học tưởng như khác nhau đều thực chất chỉ là một triết học trên các giai đoạn phát triển khác nhau của nó; thứ hai, những nguyên lý đặc thù, mà mỗi chúng là nền tảng của một hệ thống nào đó, thực chất chỉ là những chi nhánh của cùng một chỉnh thể. Học thuyết triết học cuối cùng, do vậy cần phải chứa đựng các nguyên lý của tất cả chúng, cho nên nó là học thuyết triết học phát triển nhất, cụ thể nhất”. Như vậy, đối tượng của lịch sử triết học cũng chính là đối tượng của bản thân triết học; sự thống nhất giữa chúng là sự thống nhất giữa lịch sử lôgích. 1.2.2. Triết học tự nhiên Triết học tự nhiên là sự nghiên cứu lý luận về giới tự nhiên. Giới tự nhiên được Hêghen hiểu là một hình thức tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối, nó nằm trong quá trình phát triển thống nhất của ý niệm tuyệt đối cho nên không ngừng vận động phát triển. Tiếp thu những thành tựu khoa học tự nhiên ông khẳng định sự tồn tại nhiều cấp độ khác nhau của vật chất như cơ học, vật lý, hóa học, sự sống… với những đặc điểm khác nhau về bản chất vận động. Tuy triết học tự nhiên là [...]... do một cách duy tâm Ông coi “Tự do là hiểu làm theo ý Chúa”; “Lịch sử toàn thế giới là lịch sử tiến bộ trong ý thức tự do”; “ Tự do là cái tất yếu đã được nhận thức” 2 Những giá trị hạn chế của phép biện chứng duy tâm Hêghen Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 9 GVHD: GS Vũ Văn Gầu 2.1 HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến Những giá trị của phép biện chứng duy tâm Hêghen Hêghen là... nghiên cứu triết học Hêghen Trong số các nhà triết học duy tâm lý giải triết học Hêghen cố gắng đồng hoá các tư tưởng của ông thì thậm chí chúng ta lại bắt gặp những người cố gắng bảo vệ các khuynh hướng triết học hết sức xa lạ với học thuyết Hêghen chẳng hạn chủ nghĩa hiện sinh chủ nghĩa nhân cách triết học phân tích thần học biện chứng. v.v Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang... thuộc vào định hướng khoa Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 21 GVHD: GS Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến học ý thức hệ mà các nhà triết học sẽ có các cách tiếp cận khác nhau đối với việc nghiên cứu đánh giá phép biện chứng của Hêghen Một số nhà triết học cố gắng nghiên cứu các tư tưởng biện chứng thiên tài của Hêghen trên cơ sở các dữ liệu của khoa học hiện đại và. .. tuyên truyền phép biện chứng của Hêghen: "Dựa vào cách của Mác đã vận dụng phép biện chứng của Hêghen hiểu theo quan điểm duy vật chúng ta có thể cần phải nghiên cứu phép biện chứng đó trên tát cả các mặt" Những chỉ dẫn rất: quan trọng quý báu đó cũng đồng thời là những kết, luận được chính Lênin rút ra từ các nghiên cứu riêng của ông về triết học Hêghen trước hết là về phép biện chứng Hêghen Ngay... đối với học thuyết Hêghen Cho dù có những ý kiến đánh giá khác nhau về triết học Hêghen song không thể phủ nhận được rằng cái có giá trị nhất có sức sống mạnh mẽ nhất trong triết học của ông chính là phép biện chứng mà thực chất đó là học thuyết về sự phát triển toàn diện với tư cách là sự vận động tiến tới sự chuyển hoá về Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 15 GVHD:... với phép biện chứng của Hêghen vì chính C Mác không những đã chỉ phê phán một cách sâu sắc phép biện chứng của Hêghen mà còn cải tạo phép biện chứng đó xây dựng nên phép biện chứng duy vật duy nhất thực sự khoa học với mẫu mực tuyệt vời của nó là tác phẩm chủ yếu của ông - bộ "Tư bản" C.Mác viết: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen. .. + Phép biện chứng của Hêghen vừa là lý luận biện chứng về sự phát triển của ý niệm vừa là phương pháp lý luận biện chứng nghiên cứu ý niệm, Heeghen đã đoán được phép biện chứng của sự vật vì vậy nó là phép biện chứng duy tâm + Do bị giam hãm trong hệ thống duy tâm thần bí nên phép biện chứng vừa có nội dung biện chứng tiến bộ, cách mạng, vạch ra thời đại, vừa có nội dung phản khoa học, bảo thủ, tư biện. .. người ủng hộ sự phát triển sáng tạo phép biện chứng chúng ta đánh giá cao công lao vĩ đại của Hêghen cho phép biện chứng coi việc tiếp tục tổng kết khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học cửa thực tiễn hiện đại đế làm giàu thêm phép biện chứng duy vật của C Mác là nhiệm vụ quan trọng không bao giờ kết thúc 2.2 Những hạn chế của phép biện chứng duy tâm Hêghen + Coi nhận thức chỉ là khám... công việc của mình nhằm chỉnh lý cải tạo một cách duy vật đối Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá trị hạn chế Trang 18 GVHD: GS Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến với, phép biện chứng của Hêghen đã là hoàn tất Trái lại cho đến tận cuối đời các ông vẫn không ngừng nhắc nhở rằng cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu những khái quát mới về phép biện chứng Hêghen Điều mà tiếc thay các ông... nên một phép biện chứng tự giác, có hệ thống tương đối toàn diện mà cốt lõi của nó là học thuyết về sự phát triển Tuy nhiên phép biện chứng của Hêghenphép biện chứng duy tâm, là phép biện chứng “lộn đầu xuống đất” Các tư tưởng biện chứng được Hêghen trình bày trong cả ba phần, nhưng tập trung nhất là trong “Khoa học lôgích” a Đối tượng nhiệm vụ của khoa học lôgích Nghiên cứu các học thuyết . trị và hạn chế của phép biện chứng duy tâm Hêghen 9 2.1. Những giá trị của phép biện chứng duy tâm Hêghen 10 2.2. Những hạn chế của phép biện chứng duy. 2. Những giá trị và hạn chế của phép biện chứng duy tâm Hêghen GVHD: GS. Vũ Văn Gầu HVTH: Nguyễn Ngọc Tiến Phép biện chứng duy tâm Hêghen - những giá

Ngày đăng: 11/03/2014, 00:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan