Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay doc

5 2K 26
Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển thương mại điện tử Việt Nam hiện nay Việt Nam được đánh giá là một quốc gia rất có tiềm năng trong việc phát triển thương mại điện tử. Tỉ lệ người sử dụng Internet tăng lên rất nhanh trong một thời gian ngắn, tính đến nay đã đạt khỏang hơn 20 triệu người. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy việc phát triển kinh doanh qua mạng Internet. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế , Việt Nam có rất nhiều điều kiện để có phát triển thương mại điện tử. Thứ nhất, số người sử dụng Internet Việt Nam cho đến nay đã đạt trên mức 20 triệu và vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng mạnh. Thêm vào đó, dân số Việt Nam là dân số trẻ, lại rất nhanh nhạy trong các lĩnh vực công nghệ thông tin nên có thể xem Việt Nam là mả nh đất màu mỡ cho việc phát triển kinh doanh online. Theo khảo sát của hãng nghiên cứu IDC Việt Nam, có 58% người sử dụng Internet ở Việt Nam đã từng mua hàng online. Còn nhiều rào cản Với những tiềm năng trên, lẽ ra thương mại điện tử phải chiếm một tỉ trọng đáng kể trong họat động kinh doanh. Nhưng trên thực tế, lọai hình kinh doanh này vẫn phát triển theo kiểu “cầm chừng”. Ông Nguy ễn Việt Trường, Phụ trách Kinh Doanh của Công ty OnePay, một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thanh tóan điện tử hiện nay tại Việt Nam, cho biết: “Tỉ lệ thanh tóan qua thẻ trong tổng chi tiêu tiêu dùng lẻ Việt Nam chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhoi, chỉ xấp xỉ cỡ khỏang 1%.” Nguyên nhân khiến cho thương mại điện tử không phát triển mạnh đến từ nhiều phía. Theo Cục trưởng C ục Thương Mại Điện Tử Nguyễn Thanh Hưng, có thể tóm tắt những khó khăn như sau: “Cái thứ nhất là nhận thức của các doanh nghiệp….” Có thể thấy, vấn đề thanh tóan là một rào cản rất lớn trong việc phát triển thương mại điện tử. Tuy được đề cập đến thường xuyên và ngay từ đầu, rào cản này cho đến nay vẫn không cải thiện được là bao. Hãy xem các công đọan nhiêu khê mà một tiểu thương chuyên kinh doanh giày dép online khu vực miền Trung đã làm: “Thanh tóan thì họ gửi vào tài khỏan của chị cũng có. Rồi họ gửi, ví dụ như họ đưa địa chỉ của họ đến chỗ xe, họ đến chỗ tài xế xe họ gửi số tiền vào trong phong bì có địa chỉ. Rồi tài xế xe họ có một lượng xe ôm đem đến nhà chị. Chị nhận phong bì đó, theo giá tiền của đôi giày rồi chị sẽ gửi theo địa chỉ đó theo nhà xe về cho họ luôn.” Với những bất tiện trên, cả tiểu thương lẫn khách hàng đều th ấy mệt mỏi và không mặn mà với hình thức thương mại tiên tiến này. Vì vậy, mặc dù vẫn có sự tăng trưởng, nhưng phần lớn những giao dịch thanh tóan qua mạng hiện naytừ các doanh nghiệp có nhiều khách hàng nước ngòai, chẳng hạn như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, bán vé máy bay, dịch vụ giải trí… Còn những doanh nghiệp có đa số khách hàng nội địa, việc phát triển kinh doanh qua mạng vẫn chưa ph ải là chiến lược ưu tiên. Các siêu thị vốn là những doanh nghiệp tiếp cận nhiều với hình thức kinh doanh online, nhưng hầu hết vẫn chưa dám hòan tất bước cuối cùng là cho khách hàng tự thanh tóan online, lý do vì chưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng. Mặt khác, khách hàng cũng không yên tâm sử dụng hình thức thanh tóan này. Đối với những khách hàng trong khu vực nội thành, họ có thể đặt hàng qua mạng, sau đ ó trả tiền mặt khi nhân viên giao hàng đến nhà. Nhưng với khách hàng ngọai thành, họ phải chuyển tiền trước vào tài khỏan của doanh nghiệp, gây ra tâm lý lo ngại. Thời gian gần đây, hệ thống thanh tóan liên ngân hàng đã được nâng cấp đáng kể, trong đó phải kể đến nỗ lực kết nối giữa các ngân hàng để tạo ra những liên minh thẻ, giúp cho người tiêu dùng tăng thêm phạm vi thanh tóan của mình. Tuy nhiên, những nỗ lực trên vẫn ch ưa đủ để tạo một sự tin tưởng cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng trong việc thanh tóan trực tuyến. Trả lời cho mối lo ngại này, Báo Đất Việt trích nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Thành Nhơn, Phó chủ tịch thường trực Hội Doanh nhân trẻ TPHCM rằng, mặc dù quan tâm đến hình thức thương mại điện tử, nhưng "các doanh nghiệp lại sợ bán hàng rồi không thu được tiền, khi không có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc một tổ chức thanh tóan trung gian đủ mạnh. Bán hàng ký kết hợp đồng hẳn hoi còn khó thu tiền, huống gì online”. Như vậy, có thể thấy từ những rào cản trên, vấn đề khó khăn cốt lõi trong thương mại điện tử Việt Nam hiện nay là quyền lợi của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều chưa được bảo đảm bằng một hệ thống pháp luật hợp lý. Phát triển thương mại điện tử Có thể nói, Chính phủ đóng một vai trò r ất lớn trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử của một quốc gia. Bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xây dựng hệ thống thanh toán điện tử hiệu quả, Chính phủ phải tạo ra một hành lang pháp lý mà trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng được bảo vệ an toàn trong các hoạt động thương mại của họ. Cần hoàn thiệ n pháp lý Nói về hành lang pháp lý hiện nay của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử, ông Nguyễn Việt Trường, Phụ trách Kinh Doanh của Công ty thanh toán điện tử OnePay Việt Nam, nhận xét: “Về hành lang pháp lý thì nói thật với chị là nó cũng mông lung, chứ nó chưa cụ thể. Ví dụ như thế này, về luật và văn bản luật thì có Luật Thương mại điện tử cộng với m ột xấp những nghị định đi kèm. Trông tưởng là nhiều nhưng mà đọc thực ra cũng chẳng biết áp dụng như thế nào. Tôi ví dụ như về vai trò là nhà cung cấp, tôi gặp những trường hợp về thẻ giả mạo và lừa đảo trên Internet rất là nhiều. Nhưng để mà xử lý thì bây giờ phải kết hợp với cơ quan chức năng. Cơ quan chức năng thì nói là phải có đủ người bị hại…” Trong khi đó, về phía cơ quan quản lý, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử Nguyễn Thanh Hưng cho rằng đây là vấn đề chung xảy ra nhiều lĩnh vực, chứ không riêng gì trong lĩnh vực thương mại điện tử. Ông Nguyễn Thanh Hưng nói: “Về chuyện này thì tôi cho rằng lĩnh vực nào cũng vậy thôi, tức là khoảng cách giữa quy đị nh pháp luật và triển khai thực tiễn thì nó có thể có những khác biệt nhất định, có thể do nhận thức của doanh nghiệp, có thể do tuyên truyền phổ biến…” Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), các chính sách về thương mại điện tử của Việt Nam có một số nhược điểm sau: Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các chính sách với nhau và giữa các chính sách nội địa với những chính sách quốc tế. Cơ chế quản lý Nhà Nước về thương mại điện tử chưa thích hợp. Không có sự h ợp tác hiệu quả giữa các đơn vị làm luật. Có rất ít, thậm chí không có sự trao đổi giữa nhà làm luật và các cá nhân, đơn vị ảnh hưởng bởi luật. Thiếu thông tin và những phân tích về ảnh hưởng của thương mại điện tử. Các quy định, chính sách còn khái quát, mơ hồ, thiếu tính cụ thể. Chính phủ không thể đóng vai trò tiên phong… Trong khi đó, theo “Nguyên tắc chỉ đạo Thương mại điện tử” mà các nướ c trong khối ASEAN, mà Việt Nam là thành viên, đã thông qua, Chính phủ các quốc gia thành viên sẽ “ban hành các luật cần thiết đảm bảo tính chắc chắn, khả kiến, và sáng tỏ của các quyền và nghĩa vụ của các bên hữu quan, có tính tới các phương thức đang hình thành của hoạt động kinh doanh số hóa”. Dĩ nhiên, lộ trình nào cũng cần có thời gian. Nhưng đối với lĩnh vực thương mại điện tử, cần phải đẩ y mạnh việc hoàn thiện khung pháp lý mới mong tạo đà cho sự phát triển. Hiện nay, các văn bản luật vẫn bị xem là đi sau thực tế như nhận xét của ông Nguyễn Việt Trường của công ty OnePay: “Luật Thương mại điện tử mới đưa ra cách đây khoảng hơn hai năm, mà những cái gọi là thương mại trực tuyến này nó thay đổi hàng ngày, thì sợ là văn bản Luật chưa cụ thể được cho đúng với những cái mà đang diễn ra trên thực tế.” Nguyện vọng của doanh nghiệp Ngoài vấn đề pháp lý, ông Nguyễn Việt Trường còn cho rằng cần phải có thêm hai yếu tố khác để đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Hiếu, Phụ trách Phát triển kinh doanh Khu vực phía Nam của Cổng thanh toán trực tuyến Ngânlượng.vn, cho rằng c ần phải thực hiện đồng bộ các việc phát triển hạ tầng cơ sở, nâng cao trình độ dân trí, hoàn thiện pháp lý, phát triển thể chế tài chính. Ông Nguyễn Thành Hiếu bày tỏ mong muốn từ phía doanh nghiệp: “Chúng tôi mong muốn có được một thể chế, chính sách rõ ràng, minh bạch và hỗ trợ được doanh nghiệp nhiều hơn nữa.” Đó là mong ước chính đáng của nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và họ cần phải được hỗ trợ nhiều hơn từ phía các cơ quan chức năng và quản lý. Nguồn: Báo TMDTVN • Share . Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay Việt Nam được đánh giá là một quốc gia rất có tiềm năng trong việc phát triển thương mại điện tử. . gia kinh tế , Việt Nam có rất nhiều điều kiện để có phát triển thương mại điện tử. Thứ nhất, số người sử dụng Internet ở Việt Nam cho đến nay đã đạt trên

Ngày đăng: 10/03/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan