CẤU TRÚC QUẦN XÃ CHÂN KHỚP BÉ (MICROARTHROPODA: ORIBATIDA, COLLEMBOLA) Ở ĐẤT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM THẢM CÂY TRỒNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, VIỆT NAM doc

7 644 0
CẤU TRÚC QUẦN XÃ CHÂN KHỚP BÉ (MICROARTHROPODA: ORIBATIDA, COLLEMBOLA) Ở ĐẤT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM THẢM CÂY TRỒNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, VIỆT NAM doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CẤU TRÚC QUẦN CHÂN KHỚP (MICROARTHROPODA: ORIBATIDA, COLLEMBOLA)ĐẤT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM THẢM CÂY TRỒNGVÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, VIỆT NAM Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Nguyễn Hải Tiến Summary Soil microarthropod community structures (Microarthropoda: Oribatida, Collembola) in relation to biotope’s type in the Red river plain, Vietnam Soil microarthropod community structures of the Red river plain, have been investigated through 11 places of 5 northern provinces, during the period of 2006-2007. The studied soil samples of (5X5X10)cm 3 , were obtained from 6 biotope’s type: natural forest, human-impacted forest, reforestation land, garden around resident land with mono- and polyannual plants, grassland, and rice field. It is recorded that the soil microarthropod population densities in the Red river plain varying from 19,330 - 20,550 ex./m 2 to 30,660 - 37,240 ex./m 2 , of which oribatid mites were the dominant group, occupying 40 - 50% of the total. It is found that the microarthropod community structures are very diverse and closely related to the biotope’s type, so that that they can be used as a bioindicator of changes of the plant cover, and of the soil environment. Identified were 32 oribatid species, of which 8 are first recorded from the region, and 4 are new for the Vietnamese fauna: 1. Gymnodamaeus adpressus Aoki et Fujikawa, 1971, 2. Oripoda pinicola Aoki et Ohkubo, 1974; 3. Oxyoppia clavata Aoki, 1983, and 4. Ischeloribates lanceolatus Aoki, 1984. Keywords: Microarthropod community structures, Oribatida, Collembola, biotope, bioindicator. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Động vật chân khớp (Microarthropoda) đất gồm hai nhóm chính là ve bét (Arachnida: Acari) và bọ nhảy (Insecta: Collembola) và một số rết tơ (Chilopoda: Symphyla), côn trùng đuôi nguyên thủy, hai đuôi và ba đuôi (Insecta: Protura, Diplura, Thysanura). Tuy kích thước cơ thể nhỏ 0,1 - 0,2 đến 2,0 - 3,0 mm, nhưng với mật độ có hàng nghìn con trên 1 mét vuông mặt đất nên Microarthropoda, mà đáng kể là ve giáp (Acari: Oribatida), quyết định nhiều hoạt tính sinh học quan trọng và góp phần nâng cao độ phì nhiêu của môi trường đất. Chúng là thành phần đáng kể tạo nên tính đa dạng của động vật cạn, là nhóm mang truyền nhiều mầm bệnh và ký sinh trùng qua môi trường đất. Cấu trúc quần Microarthropoda, gồm thành phần loài và dạng sống, mật độ quần xã, đặc điểm phân bố ; có liên quan đến tính chất khí hậu môi trường, loại đất, kiểu thảm thực vật và cây trồng, chế độ canh tác và phân bón Vì thế cấu trúc này được nghiên cứu nhiều như một chỉ sinh học (Bioindicator), liên quan đến đặc điểm và thay đổi của môi trường đất. Ở Việt Nam bước đầu đã có một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa cấu trúc quần Microarthropoda đất với sự thay đổi tự nhiên và nhân tác của hệ sinh thái đất. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu cấu trúc quần động vật Microarthropoda ở đất, liên quan đến biến đổi thảm thực vật và cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong các năm 2006 - 2007, Microarthropoda đất được thu từ 11 điểm, của 5 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình và Nam Định. Các sinh cảnh nghiên cứu, tùy theo đặc điểm thảm thực vật và cây trồng và mức độ tác động của con người được phân thành 6 kiểu: (1) Rừng tự nhiên, (2) Rừng nhân tác, (3) Đất trồng cây gỗ lâu năm, (4) Vườn quanh nhà trồng xen cây lâu năm và ngắn ngày, (5) Trảng cỏ và bãi cỏ hoang và (6) Ruộng canh tác lúa cạn. Mẫu đất (5 × 5 × 10) cm 3 thu từ lớp mặt 0 - 10 cm, bằng hộp cắt kim loại và được lặp lại 3 lần tại mỗi điểm nghiên cứu. Riêng sinh cảnh rừng, đã thu thêm mẫu thảm lá rừng, phủ trên (10 × 10) cm 2 mặt đất. Mật độ quần Microarthropoda được tính trên 1 m 2 mặt đất. Tách Microarthropoda và Oribatida bằng phương pháp phễu lọc Berlese- Tullgren. Riêng nhóm Oribatida, một phần đã được phân tích đến loài. Phân tích định loại Oribatida theo hệ thống của Balogh và Balogh (1992), Ghilarov và Krivolutsky (1975), Vũ Quang Mạnh (2007) và các tài liệu liên quan. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Cấu trúc quần Microarthropoda 6 loại sinh cảnh nghiên cứu (Bảng 1) Bảng 1 giới thiệu cấu trúc quần Microarthropoda ve giáp, ve bét khác, bọ nhảy và chân khớp khác (Oribatida, Acari khác, Collembola, Microarthropoda khác), hệ sinh thái đất của các sinh cảnh nghiên cứu. Qua bảng ta thấy, sinh cảnh rừng tự nhiên Oribatida luôn chiếm mật độ ưu thế, với 8.267 cá thể/m 2 , tương ứng chiếm 40,26% tổng số lượng. Tiếp theo là Acari khác, 5.333 cá thể/m 2 , 25,98%; nhóm Microarthropoda khác, 3.733 cá thể/m 2 , 8,18%; và cuối cùng là Collembola, 3.200 cá thể/m 2 , chiếm 15,58%. Riêng lớp thảm lá phủ mặt đất rừng, trung bình có 6.000 Oribatida/m 2 ; Microarthropoda khác 2.800 cá thể/m 2 ; Acari khác 2.000 cá thể/m 2 . Collembola không xác định thấy trong mẫu lá rừng, có thể là do số lượng mẫu nghiên cứu chưa nhiều hoặc phương pháp thu chưa phù hợp. Trong 32 loài Oribatida đã xác định được từ vùng đồng bằng sông Hồng; sinh cảnh rừng tự nhiên có 9 loài, là (1) Rhysotritia ardua; (2) Epilohmannia cylindrica; (3) Eremobelba capitata; (4) Tectocepheus cuspidentatus; (5) Oripoda pinicola; (6) Perxylobates brevisetus; (7) Scheloribates fimbriatus; (8) Scheloribates laevigatus; (9) Pergalumna sp. Trong cấu trúc quần Microarthropoda ở rừng nhân tác, Oribatida cũng chiếm mật độ lớn nhất, 9.333 cá thể/m 2 ; tiếp theo là Microarthropoda khác 6.267 cá thể/m 2 ; Collembola 2.000 cá thể/m 2 và Acari khác 1.733 cá thể/m 2 ; tương ứng là 48,28%, 32,41%, 10,34% và 8,97%. Trong các mẫu thảm lá rừng nhân tác, mật độ các nhóm Microarthropoda xác định được thấp hơn so với rừng tự nhiên. Nhiều nhất là Acari khác, 2.400 cá thể/m 2 tương ứng chiếm 31,58% tổng số lượng; tiếp đến Oribatida 2.000 cá thể/m 2 , 26,32%. Microarthropoda khác và Collembola đều đạt mật độ trung bình với 1.600 cá thể/m 2 , 21,05%. Từ rừng nhân tác đã xác định được 7 loài Oribatida: (1) Gymnodamaeus adpressus; (2) Karenella acuta; (3) Rostrozetes trimorphus; (4) Scheloribates laevigatus; (5) Scheloribates pallidulus; (6) Scheloribates praeincisus; (7) Lamellobates palustris. Ở sinh cảnh đất trồng cây gỗ lâu năm xác định thấy mật độ các nhóm Microarthropoda tăng đáng kể. Oribatida đạt mật độ cao nhất, với 14.400 cá thể/m 2 , tiếp theo là Acari khác với 6.133 cá thể/m 2 , Collembola với 5.600 cá thể/m 2 và thấp nhất là Microarthropoda khác với 4.533 cá thể/m 2 ; tương ứng chiếm 46,96%, 20,00%, 18,26% và 14,78%. Trong loại sinh cảnh này bước đầu cũng ghi nhận có 7 loài Oribatida, bao gồm: (1) Berlesezetes auxiliaris; (2) Tectocepheus cuspidentatus; (3) Arcoppia arcualis; (4) Perxylobates vermiseta; (5) Xylobates capucinus; (6) Rostrozetes foveolatus; (7). Scheloribates pallidulus. Ở sinh cảnh vườn quanh nhà trồng xen cây lâu năm và ngắn ngày, xác định thấy sự sai khác rõ rệt về mật độ của Oribatida, so với các sinh cảnh nghiên cứu khác. Oribatida chỉ đạt 5.511 cá thể/m 2 và chiếm 14,8%, là mật độ rất thấp so với các nhóm Microarthropoda khác cùng sinh cảnh nghiên cứu. Collembola là nhóm có mật độ lớn nhất, với 17.200 cá thể/m 2 và đứng thứ hai là Acari khác có 11.644 cá thể/m 2 . Các phân tích thành phần loài đã phát hiện được 9 loài Oribatida, gồm: (1) Epilohmannia cylindrica; (2) Oppiela nova, (3) Insculptoppia insculpta, (4) Perxylobates brevisetus, (5) Xylobates monodactylus, (6) Rostrozetes punctulifer, (7) Scheloribates laevigatus, (8) Lamellobates ocularis và (9) Lamellobates palustris. Bảng 1. Cấu trúc quần Microarthropoda các sinh cảnh nghiên cứu của vùng đồng bằng sông Hồng Nhóm chân kh ớp nghiên cứu Sinh cảnh nghiên cứu Microarthropoda Oribatida Acari khác Collembola Microarthropoda khác Tổng 1. Rừng tự nhiên Số lượng cá thể 62 40 24 28 154 Tỉ lệ % 40,26 25,98 15,58 18,18 100 Mật độ (cá thể/m 2 ) 8.267 5.333 3.200 3.733 20.533 2. Rừng nhân tác Số lượng cá thể 70 13 15 47 145 Tỉ lệ % 48,28 8,97 10,34 32,41 100 Mật độ (cá thể/m 2 ) 9.333 1.733 2.000 6.267 19.333 3. Đất trồng cây gỗ lâu năm Số lượng cá thể 108 46 42 34 230 Tỉ lệ % 46,96 20,00 18,26 14,78 100 Mật độ (cá thể/m 2 ) 14.400 6.133 5.600 4.533 30.666 4. Vườn quanh nhà Số lượng cá thể 124 262 387 65 838 Tỉ lệ % 14,80 31,26 46,18 7,76 100 Mật độ (cá thể/m 2 ) 5.511 11.644 17.200 2.889 37.244 5. Trảng cỏ và bãi cỏ hoang Số lượng cá thể 615 242 236 182 1.275 Tỉ lệ % 48,24 18,98 18,51 14,27 100 Mật độ (cá thể/m 2 ) 16.400 6.453 6.293 4.853 33.999 6. Ruộng canh tác lúa cạn Số lượng cá thể 144 33 108 9 294 Tỉ lệ % 48,98 11,22 36,74 3,06 100 Mật độ (cá thể/m 2 ) 9.600 2.200 7.200 600 19.600 Nhóm Oribatida có mật độ cá thể đạt lớn nhất sinh cảnh trảng cỏ và bãi cỏ hoang, so với 5 sinh cảnh nghiên cứu còn lại; đạt 16.400 cá thể/m 2 , chiếm 48,24% tổng số lượng Microarthropoda. Acari khác và Collembola có mật độ xấp xỉ nhau, tương ứng là 6.453 và 6.293 cá thể/m 2 . Microarthropoda khác có mật độ thấp nhất, với 4.853 cá thể/m 2 . Thành phần loài Oribatida phát hiện được sinh cảnh trảng cỏ và bãi cỏ hoang là khá lớn so với các sinh cảnh nghiên cứu khác, với 15 loài: (1) Javacarus kuehnelti, (2) Lohmannia javana, (3) Epilohmannia cylindrica, (4) Aokiella florens, (5) Oxyoppia clavata, (6) Multioppia tamdao, (7) Perxylobates brevisetus, (8) Ischeloribates lanceolatus, (9) Scheloribates fimbriatus, (10) Scheloribates laevigatus, (11) Scheloribates pallidulus, (12) Scheloribates praeincisus, (13) Lamellobates ocularis, (14) Lamellobates palustris và (15) Galumna flabellifera orientalis. Phân tích cấu trúc quần Microarthropoda sinh cảnh ruộng canh tác lúa cạn cho thấy, Oribatida có mật độ lớn nhất, với 9.600 cá thể/m 2 ; tiếp theo là Collembola với 7.200 cá thể/m 2 ; Acari khác với 2.200 cá thể/m 2 ; và thấp nhất là Microarthropoda khác, chỉ gặp 600 cá thể/m 2 . Các nhóm trên chiếm tỷ lệ tương ứng trong cấu trúc nhóm Microarthropoda là 48,98%, 36,74%, 11,22% và 3,061%. Đa dạng thành phần loài Oribatida sinh cảnh ruộng lúa cạn là rất thấp, chỉ phát hiện được 2 loài: (1) Epilohmannia cylindrica, (2) Scheloribates laevigatus. Một trong những nguyên nhân chỉ phát hiện được rất ít loài Oribatida, nhiều khả năng là do sinh cảnh nghiên cứu vốn là ruộng lúa, nên thường bị ngập nước. Mà phần lớn các đại diện Oribatida đều là nhóm Microarthropoda ưa cạn. 2. Biến đổi của cấu trúc quần Microarthropoda đất liên quan đến đặc điểm thảm thực vật và cây trồng (Bảng 1) Phân tích từ Bảng 1 cho thấy, nhìn chung quần động vật đất Microarthropoda mhóm sinh cảnh chịu ảnh hưởng canh tác đất mức trung bình, như vườn quanh nhà trồng cây lâu năm và ngắn ngày, trảng cỏ và bãi cỏ hoang và đất trồng cây gỗ lâu năm có mật độ quần cao, tương ứng gặp 37.244, 33.999 và 30.666 cá thể/m 2 bề mặt đất. nhóm sinh cảnh rừng tự nhiên, rừng nhân tác và sinh cảnh ruộng canh tác lúa cạn, quần động vật Microarthropoda đạt thấp hơn, tương ứng gặp 20.553, 19.600 và 19.333 cá thể/m 2 . Với mật độ rất lớn, trong khoảng 19.333 - 37.244 cá thể/m 2 , quần động vật đất Microarthropoda chắc chắn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt tính sinh học của môi trường đất. Trong cấu trúc mật độ của quần Microarthropoda đất, thì Oribatida là nhóm ưu thế, chiếm đến 40 - 50% tổng số lượng, 5/6 nhóm sinh cảnh nghiên cứu. Chúng chiếm tỷ lệ là 48,98%, 48,28%, 48,24%, 46,96% và 40,26% tổng số lượng Microarthropoda, tương ứng các sinh cảnh ruộng lúa cạn, rừng nhân tác, trảng cỏ và bãi cỏ hoang, đất trồng cây gỗ lâu năm và sinh cảnh rừng tự nhiên. Mật độ quần Oribatida đạt cao nhất sinh cảnh trảng cỏ và bãi cỏ hoang và sinh cảnh đất trồng cây lâu năm, tương ứng gặp16.400 và 14.400 cá thể/m 2 ; đạt mức trung bình các sinh cảnh ruộng lúa cạn với 9.600 cá thể/m 2 , rừng nhân tác với 9.333 cá thể/m 2 và rừng tự nhiên với 8.267 cá thể/m 2 ; và thấp nhất sinh cảnh vườn quanh nhà, với 5.511 cá thể/m 2 , chiếm 14,8% tổng số lượng. Mật độ quần Collembola chiếm cao nhất chỉ 1/6 sinh cảnh nghiên cứu, là vườn quanh nhà, với 17.200 cá thể/m 2 , đạt 46,18% tổng số lượng Microarthropoda. Mật độ này giảm dần theo thứ tự các sinh cảnh, từ ruộng canh tác lúa cạn, trảng cỏ và bãi cỏ hoang, đất trồng cây lâu năm, rừng tự nhiên; và thấp nhất ghi nhận sinh cảnh rừng nhân tác, với 2.000 cá thể/m 2 , chiếm 10,34% tổng số lượng. Các nhóm Acari khác đạt mật độ cao nhất sinh cảnh vườn quanh nhà là 11.644 cá thể/m 2 . Mật độ giảm dần từ sinh cảnh bãi cỏ hoang, đất trồng cây lâu năm, rừng tự nhiên, ruộng lúa cạn; và thấp nhất sinh cảnh rừng nhân tác, với 1.733 cá thể/m 2 . Nhóm Microarthropoda khác đạt mật độ cao nhất với 6.267 cá thể/m 2 , sinh cảnh rừng nhân tác; rồi giảm dần theo thứ tự trảng cỏ hoang, đất trồng cây lâu năm, rừng tự nhiên; và thấp nhất sinh cảnh ruộng lúa cạn, với 600 cá thể/m 2 . 3. Biến đổi thành phần loài Oribatida đất liên quan đến đặc điểm thảm thực vật và cây trồng Kết quả phân tích đã xác định được 32 loài Oribatida, trong đó có 1 loài chưa định được tên (sp.) và nhiều loài phát hiện được ở sinh cảnh vùng phân bố mới, của vùng nghiên cứu. Các loài phát hiện được gồm: (1) Rhysotritia ardua C. L. Koch, 1841; (2) Javacarus kuehnelti Balogh, 1961; (3) Lohmannia javana Balogh, 1961; (4) Epilohmannia cylindrica Berlese, 1904; (5) Gymnodamaeus adpressus Aoki et Fujikawa, 1971; (6) Berlesezetes auxiliaris Grandjean, 1936; (7) Eremobelba capitata Berlese, 1912; (8) Aokiella florens Balogh et Mahunka, 1967; (9) Tectocepheus cuspidentatus Knulle, 1954; (10) Oripoda pinicola Aoki et Ohkubo, 1974; (11) Oppiela nova Oudemans, 1902; (12) Oxyoppia clavata Aoki, 1983; (13) Karenella acuta Csiszar, 1961; (14) Arcoppia arcualis Berlese, 1913; (15) Insculptoppia insculpta Paoli, 1908; (16) Multioppia tamdao Mahunka, 1988; (17) Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988; (18) Perxylobates vermiseta Balogh et Mahunka, 1968; (19) Xylobates capucinus Berlese, 1908; (20) Xylobates monodactylus Haller, 1884; (21) Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925; (22) Rostrozetes punctulifer Balogh et Mahunka, 1979; (23) Rostrozetes trimorphus Balogh et Mahunka, 1979; (24) Ischeloribates lanceolatus Aoki, 1984; (25) Scheloribates fimbriatus Thor, 1930; (26) Scheloribates laevigatus (C. L. Koch, 1836); (27) Scheloribates pallidulus C. L. Koch, 1840; (28) Scheloribates praeincisus Berlese, 1916; (29) Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987; (30) Lamellobates palustris Hammer, 1958; (31) Galumna flabellifera orientalis Aoki, 1965; (32) Pergalumna sp. Trong các loài Oribatida xác định được, có 8 loài mới cho khu hệ động vật của vùng đồng bằng sông Hồng: G. adpressus; T. cuspidentatus; O. pinicola; O. clavata; I. insculpta; R. foveolatus; R. trimorphus; I. lanceolatus; và đặc biệt có 4 loài mới cho khu hệ động vật Việt Nam: (1) G. adpressus Aoki et Fujikawa, 1971; (2) O. pinicola Aoki et Ohkubo, 1974; (3) O. clavata Aoki, 1983 và (4) I. lanceolatus Aoki, 1984. Thành phần loài Oribatida xác định được phong phú nhất sinh cảnh bãi cỏ hoang, với 15 loài. Số lượng loài Oribatida giảm dần từ sinh cảnh rừng tự nhiên và vườn quanh nhà, đều có 9 loài; đến rừng nhân tác và đất trồng cây gỗ lâu năm, với 7 loài; và thấp nhất ruộng lúa cạn, với 2 loài. IV. KẾT LUẬN Quần Microarthropoda hệ sinh thái đất vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ trung bình 19.330 - 20.550 cá thể/m 2 đến 30.660 - 37.240 cá thể/m 2 ; trong đó Oribatida chiếm ưu thế, với 40 - 50% tổng số lượng. Xác định được 32 loài Oribatida, có 8 loài mới cho khu hệ động vật vùng đồng bằng sông Hồng; và đặc biệt 4 loài mới cho khu hệ động vật Việt Nam: (1) Gymnodamaeus adpressus Aoki et Fujikawa, 1971; (2) Oripoda pinicola Aoki et Ohkubo, 1974; (3) Oxyoppia clavata Aoki, 1983 và (40 Ischeloribates lanceolatus Aoki, 1984. Cấu trúc quần Microarthropoda đất rất đa dạng và thay đổi theo đặc điểm thảm thực vật và cây trồng, nên nó có thể được khảo sát như một chỉ tiêu sinh học đánh giá sự biến đổi của môi trường đất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Franklin E. et al., 2005. Relative effects of biotic factors on the compositions of soil invertebrates communities in Amazonian savanna. - Applied Soil Ecology, 29(3): 259-273. 2 Jeleva M., Vu Quang Manh, 1987. New Oribatids (Oribatida, Acari) from the northern part of Vietnam Act. Zool. Bulgarica., 33: 10-18. 3 Krivolutsky D., 1978. Oribatid Mites as Bioindicator of Soil conditions “Soil Zoology”, T. 5, Nauka, M., 70-134 (in Russ.). 4 oti M. et al., 2003. Diversity of soil oribatid mites (Acari, Oribatei) from High Katanga (Congo) Biological Conservation, 12: 767-785. 5 Schinner F. et al. (Ed.), 1995. Methods in Soil Biology, Springer, Berlin, 311- 382. 6 Sjursea et al., 2005: Effects of long- term soil warming and fertilization on microarthropod abundances in three sub-arctic ecosystems Applied Soil ecology, 30(3): 148-161. 7 Tsonev I., Vu Quang Manh, 1987. Influence of some main natural and human factors on the formation of the Oribatid communities in the northern part of Vietnam Recent Achievements of the Bulgarian Zoology. BAS press. Sofia, 192-196. 8 Vu Quang Manh, 2004. Biodiversity of Soil Animal Community - A bioindicator of the Forest Successions in Vietnam. The 20 th Annual International Conference on Soil, Sediments and Water, Oct. 18-21, 2004, University of Massachusetts Amherst, USA. 9 Vũ Quang Mạnh, guyễn Xuân Lâm, 2004. Cấu trúc quần động vật chân khớp (Microarthropoda) các đai cao khí hậu Vườn Quốc gia Tam Đảo Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, N.3 (39): 409-410. 10 Vu Quang Manh, guyen Tri Tien, 2000. Microarthropod community structures (Oribatida and Collembola) in Tam Dao National Park, Vietnam J. Biosciences, Vol. 25 (4): 379-386. 11 Vu Quang Manh, Jeleva M., Tsonev I., 1987. Oribatid Mites (Oribatida, Acari) of the plain of the Red river in Vietnam. - in Soil Fauna and Soil Fertility, B. R. Striganova (Ed.), Moscow, Nauka, 601- 604 (in Russ.). 12 Yanoviak S. et al., 2004. Arthropod assemblages in vegetative vs. humic portions of epiphyte mats ina neotropical cloud forest Pedobiologia, 48: 51-58. gười phản biện: guyễn Văn Vấn T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam 7 . CẤU TRÚC QUẦN XÃ CHÂN KHỚP BÉ (MICROARTHROPODA: ORIBATIDA, COLLEMBOLA) Ở ĐẤT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM THẢM CÂY TRỒNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, VIỆT. của cấu trúc quần xã Microarthropoda đất liên quan đến đặc điểm thảm thực vật và cây trồng (Bảng 1) Phân tích từ Bảng 1 cho thấy, nhìn chung quần xã

Ngày đăng: 09/03/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan