Luận văn:Ứng dụng phương pháp chọn mẫu trong điều tra chăn nuôi ppt

229 993 0
Luận văn:Ứng dụng phương pháp chọn mẫu trong điều tra chăn nuôi ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhu cầu nắm bắt thông tin trong nền kinh tế thò trường đònh hướng Xã Hội Chủ Nghóa là rất lớn. Nếu như trước đây trong nền kinh tế bao cấp, với thành phần kinh tế Quốc Doanh chiếm đa số, việc thu thập thông tin chủ yếu bằng hình thức báo cáo thống kê đònh kỳ, thì nay với nền kinh tế nhiều thành phần đòi hỏi phải cải tiến phương pháp thu thập số liệu sao cho vừa đảm bảo tính chính xác, kòp thời và đầy đủ vừa phải tính đến hiệu quả của chi phí thu thập và xử lý số liệu. Nền kinh tế nước ta, trước mắt nông nghiệp vẫn được xem là quan trọng, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong cơ cấu tổng thu của ngành nông nghiệp: Thu từ trồng trọt chiếm 68,53%, thu từ chăn nuôi chiếm 29,75% (theo số liệu tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001). Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong nông nghiệp nhưng sản phẩm chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân. Do đó việc thu thập thông tin về chăn nuôi là rất cần thiết để có các chính sách khuyến khích, đầu tư và phát triển chăn nuôi một cách hợp lý. Trong chăn nuôi tỷ lệ hộ chăn nuôi cá thể chiếm 80%, do vậy để thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi trong điều kiện nguồn kinh phí hạn hẹp, thì việc tiến hành điều tra toàn bộ để nắm thông tin là một việc làm hết sức khó khăn. Hơn nữa nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thò trường, lượng thông tin ngày càng nhiều, nhu cầu sử dụng thông tin lại càng cao thì việc điều tra để nắm thông tin đã trở thành nhu cầu bức thiết đối với tất cả các ngành, các cấp. Trong điều kiện như vậy phương pháp điều tra chọn mẫu lại tỏ ra có nhiều ưu thế, nó phù hợp với xu thế 2 của thống kê hiện đại. Nếu so với nhiều nước trên thế giới thì việc ứng dụng phương pháp chọn mẫu ở Việt Nam có chậm hơn. Ở các nước phát triển và đang phát triển theo nền kinh tế thò trường, với thành phần kinh tế tư nhân chiếm vò trí chủ yếu, thì hầu như tất cả các cuộc điều tra trên mọi lónh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, dòch vụ, đều tiến hành theo phương pháp điều tra chọn mẫu. Điều này nói lên tính hiệu quả và tầm quan trọng của điều tra chọn mẫu. Ở nước ta phương pháp điều tra chọn mẫu ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong một số cuộc điều tra thực tế, trong đó có cả điều tra ngành chăn nuôi. Tuy nhiên có thể nói cho đến nay, nhìn chung các phương pháp chọn mẫu áp dụng trong điều tra chăn nuôi là những phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên, do đó kết quả điều tra không đánh giá được độ chính xác, độ tin cậy. Việc chọn mẫu còn mang tính chủ quan, do đó kết quả điều tra nhiều khi không phản ánh đúng tình hình thực tế. Chính vì những lý do trên, bản thân tác giả quyết đònh chọn đề tài: “ Ứng dụng phương pháp chọn mẫu trong điều tra chăn nuôi “ làm vấn đề nghiên cứu, và mong muốn bằng những kiến thức tích lũy được của mình sẽ trình bày những vấn đề lý luận về phương pháp chọn mẫu một cách rõ ràng, dễ hiểu, và việc ứng dụng phương pháp chọn mẫu vào trong điều tra chăn nuôi, nhằm góp phần nhỏ trong việc cải tiến các phương pháp điều tra chăn nuôi của ngành Thống Kê tiến hành hàng năm. 2. Những công trình nghiên cứu đã có của các tác giả có liên quan đến đề tài nghiên cứu Nhìn chung, trong phạm vi tài liệu mà tác giả tiếp cận được cho đến nay thì vấn đề ứng dụng phương pháp chọn mẫu trong điều tra chăn nuôi không có nhiều tác 3 giả nghiên cứu. Một số bài báo trong các tạp chí chuyên ngành có đề cập đến điều tra chăn nuôi như: “ Một số ý kiến về nghiên cứu cải tiến hệ thống chỉ tiêu thống kê và phương án điều tra chăn nuôi ” của tác giả Nguyễn Hòa Bình trong Thông tin Khoa Học Thống Kê số 6/2004, hay: “ Một số ý kiến về hệ thống chỉ tiêu thống kê chăn nuôiphương pháp thu thập số liệu chăn nuôi ở nước ta “ của tác giả Tiến Só Phùng Chí Hiền trong Thông tin Khoa Học Thống Kê số 3/2004. Các công trình có liên quan đến ứng dụng phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu kinh tế, theo danh sách lưu trữ của thư viện Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, có 2 công trình: - Luận án phó tiến só khoa học với đề tài: “ Điều tra chọn mẫu và sự vận dụng trong thống kê Việt Nam “ (1983) của tác giả Tô Phi Phượng đã trình bày khá đầy đủ về lòch sử phát triển của phương pháp điều tra chọn mẫu. Ngoài ra tác giả cũng đã tóm lược quá trình vận dụng điều tra chọn mẫu trong thống kê Việt Nam, nêu lên phương hướng hoàn thiện về điều tra chọn mẫu. - Luận án phó tiến só khoa học kinh tế với đề tài: “ Ứng dụng phương pháp điều tra chọn mẫu trong nghiên cứu kinh tế “ (1992) của tác giả Lê Thò Thanh Loan đã trình bày cơ sở khoa học của phương pháp chọn mẫu, đặc biệt là cơ sở toán học. Ngoài ra tác giả còn phân loại được các cuộc điều tra chọn mẫu và cách thực hiện một cuộc điều tra mẫu trong kinh tế. Riêng về bản thân, ngoài những bài báo bàn luận về phương pháp chọn mẫu trong điều tra chăn nuôi được đăng trên tạp chí chuyên ngành thì tác giả có tham gia viết chương điều tra chọn mẫu trong Giáo trình Lý Thuyết Thống Kê. Nhìn chung, những vấn đề lý luận về điều tra chọn mẫu đã có các tác giả nghiên cứu nghiêm túc được thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên việc hoàn thiện lý luận về các phương pháp chọn mẫu, sao cho dễ hiểu, dễ làm, và phải có những ứng dụng “mẫu” trong thực tế để cho các đơn vò thực 4 tế tham khảo là hướng nghiên cứu của tác giả. Với đề tài này, tác giả đã tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề mà các tác giả trước đây chưa đề cập hoặc chưa giải quyết một cách thỏa đáng nhằm bổ sung đầy đủ hơn cả về lý luận cũng như ứng dụng thực tiễn. 3. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận trong lý thuyết điều tra chọn mẫu là một vấn đề khó, việc vận dụng nó vào thực tế để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp trên một phạm vi rộng với các điều kiện đáp ứng chưa thỏa đáng thì lại càng khó hơn. Luận án trình bày các vấn đề lý luận về điều tra chọn mẫu một cách có hệ thống, những ưu nhược điểm của điều tra chăn nuôi hiện nay và để tìm hiểu những khó khăn, lý do vì sao các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ít được áp dụng trong chăn nuôi, được sự giúp đỡ của Cục Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh, Cục Thống Kê tỉnh Tây Ninh tác giả thực hiện cuộc điều tra chọn mẫu về chăn nuôi heo, từ khâu lập phương án điều tra, thiết kế mẫu, triển khai thu thập số liệu, tổng hợp và suy rộng số liệu để từ đó có những nhận đònh, đánh giá và đề ra những biện pháp thích hợp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc ứng dụng các phương pháp chọn mẫu trong điều tra chăn nuôi. Phạm vi nghiên cứu luận án giới hạn trong việc ứng dụng phương pháp chọn mẫu trong điều tra đàn gia súc ở phạm vi hộ gia đình, cụ thể là điều tra số lượng heo chăn nuôi ở các hộ gia đình của Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. Ta biết trong cơ cấu tổng thu của ngành chăn nuôi, thu về chăn nuôi gia súc (trâu, bò, heo) chiếm tỷ lệ lớn nhất 67,87%. Trong cơ cấu tổng thu chăn nuôi gia súc, thu chăn nuôi heo chiếm tỷ trọng lớn nhất 76,82%, sau đó đến thu chăn nuôi bò 9,49%, thu chăn nuôi trâu 4,4% (theo số 5 liệu tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001). Luận án tập trung nghiên cứu cách thu thập số liệu mẫu của một gia súc chủ yếu là heo, các gia súc còn lại cũng thực hiện tương tự như vậy. 5. Nguồn tài liệu Nguồn số liệu trình bày minh họa trong luận án lấy từ cuộc điều tra mẫu và kết hợp với số liệu của hai phòng nông nghiệp Cục Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh và Cục Thống Kê tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra luận án cũng sử dụng số liệu từ các niên giám Thống Kê, các tạp chí chuyên ngành Thống Kê như: Con Số và Sự Kiện, Thông Tin Khoa Học Thống Kê, các tài liệu trên mạng Internet. Tất cả những tài liệu này nhằm dẫn chứng cho đề tài thêm phong phú và có tính thuyết phục. 6. Phương pháp luận nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu nhất quán toàn bộ đề tài dựa trên cơ sở chủ nghóa duy vật biện chứng, các phương pháp toán học, đặc biệt là lý thuyết xác suất và thống kê toán, và các phương pháp phân tích thống kê. Ngoài ra đề tài cũng sử dụng các phần mềm tin học như Excel, Spss để xử lý số liệu. Một số ký hiệu thống kê cập nhật theo giáo trình thống kê các nước và các giáo trình xác suất - thống kê toán. Ví dụ: Sai số trung bình chọn mẫu (còn gọi là sai số chọn mẫu) ký hiệu: μ, sẽ được ký hiệu là y σ (hoặc y s ). Trung bình của tổng thể ký hiệu Y , sẽ được ký hiệu là μ . Trung bình mẫu ký hiệu y ~ , sẽ được ký hiệu là y . Hệ số tin cậy t theo phân phối chuẩn sẽ được ký hiệu là z. 7. Những đóng góp chính của luận án thể hiện trên các mặt: - Triển khai hoàn chỉnh một cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên vào điều tra chăn nuôi, từ khâu lập phương án điều tra đến khâu cuối cùng là tính toán suy 6 rộng số liệu với độ tin cậy cho trước. Qua đó cho thấy tính khả thi của việc ứng dụng các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên vào điều tra chăn nuôi. - Thực hiện kiểm đònh 2 χ để kiểm đònh tính chuẩn của mẫu. Đây là phương pháp tính toán phức tạp nhưng cho kết quả chính xác. Trong thực tế khi áp dụng phương pháp chọn mẫu, người ta thường bỏ qua công đoạn này. Nghóa là sau khi tính toán, số liệu của mẫu sẽ được suy rộng cho tổng thể mà không cần biết qui luật phân phối của mẫu có phù hợp với qui luật phân phối của tổng thể hay không. Chính vì vậy mà số liệu suy rộng nhiều khi kém chính xác. - Về phần lý luận, bản luận án đã sắp xếp, trình bày các vấn đề lý luận của điều tra chọn mẫu một cách có hệ thống, rõ ràng, dễ hiểu. Về các phương pháp chọn mẫu, luận án đã trình bày được những ưu nhược điểm của từng phương pháp khá cặn kẽ làm cơ sở cho việc lựa chọn các phương pháp chọn mẫu ứng dụng vào thực tế điều tra chăn nuôi. Ngoài ra luận án cũng chỉ ra được trong vô số các công thức trong điều tra chọn mẫu, thì việc xác đònh sai số chọn mẫu của từng phương pháptrọng tâm trong việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu khác. Luận án cũng đã tính toán cụ thể sai số chọn mẫu theo các phương pháp chọn mẫu khác nhau. - Luận án cũng nêu lên một số kiến nghò, giải pháp góp phần cải tiến phương pháp điều tra trong chăn nuôi. - Thông qua nội dung của bản luận án sẽ giúp cho lãnh đạo các cấp cả về mặt nhận thức khoa học cũng như thấy được hiệu quả và tính khả thi của việc ứng dụng các phương pháp chọn mẫu trong điều tra chăn nuôi. 7 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU TRA CHỌN MẪU 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA DÙNG TRONG ĐIỀU TRA CHỌN MẪU Để thu thập tài liệu ban đầu, hiện nay ngành thống kê thực hiện hai hình thức: Báo cáo thống kê đònh kỳ và điều tra chuyên môn. Chế độ báo cáo thống kê đònh kỳ áp dụng chủ yếu đối với các đơn vò kinh tế nhà nước, các cơ quan nhà nước. Điều tra chuyên môn được áp dụng để thu thập thông tin đối với những trường hợp không thể hoặc không nhất thiết phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê đònh kỳ. Điều tra chuyên môn có thể tiến hành trên tất cả các đơn vò của tổng thể nghiên cứu, gọi là điều tra toàn bộ hoặc chỉ tiến hành trên một số đơn vò thuộc tổng thể nghiên cứu gọi là điều tra không toàn bộ. Điều tra không toàn bộ bao gồm các loại: điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề. 1.1.1 Khái niệm điều tra chọn mẫu Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vò từ tổng thể để điều tra thực tế, rồi sau đó bằng các phương pháp khoa học, tính toán và suy rộng kết quả cho toàn bộ tổng thể. Như vậy trong điều tra chọn mẫu người ta đặc biệt lưu ý tới hai vấn đề cơ bản: - Quy tắc lựa chọn các đơn vò sao cho có thể đại diện cho toàn bộ tổng thể. 8 - Dùng công thức suy rộng thành các đặc điểm của tổng thể. Cơ sở khoa học của phương pháp chọn mẫu là lý thuyết xác suất và thống kê toán. Lý thuyết xác suất và thống kê toán đã chứng minh là bằng phương pháp điều tra chọn mẫu ta có thể biết được các tham số của tổng thể theo một đặc trưng nào đó với một mức độ chính xác, mức độ tin cậy tính toán được. Như vậy dựa trên cơ sở khoa học này ta thấy phương pháp điều tra chọn mẫu hoàn toàn có thể thay thế được điều tra toàn bộ trong một số trường hợp. 1.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của điều tra chọn mẫu so với điều tra toàn bộ Trong điều tra chọn mẫu, người ta chỉ thực hiện điều tra trên một bộ phận của tổng thể. Do đó so với điều tra toàn bộ, điều tra chọn mẫu có các ưu điểm chủ yếu sau: - Chi phí điều tra giảm. Do số đơn vò phải điều tra ít, điều tra chọn mẫu tiết kiệm được khá nhiều sức người, vật tư và tiền của. - Đảm bảo được tính đầy đủ và chính xác hơn của tài liệu thu thập. Tài liệu thu thập bằng điều tra chọn mẫu có tính đầy đủ và chính xác cao bởi vì số nhân viên điều tra ít, có thể lựa chọn những người có trách nhiệm, có kinh nghiệm điều tra và huấn luyện nghiệp vụ kỹ lưỡng cho họ. Đồng thời việc giám sát điều tra, kiểm tra số liệu vừa thu thập được có thể thực hiện tỷ mỷ và tập trung, khiến cho nguồn sai số do đăng ký, ghi chép giảm nhiều, tức là làm giảm sai số phi chọn mẫu. - Có thể mở rộng nội dung điều tra. Do số lượng đơn vò điều tra ít, các nhân viên điều tra đïc chọn lựa và huấn luyện nghiệp vụ kỹ lưỡng nên có thể thu thập được nhiều thông tin chi tiết hơn so với điều tra toàn bộ. - Tiến độ công việc nhanh hơn. Chính vì chỉ điều tra trên quy mô nhỏ nên trong điều tra chọn mẫu, số liệu có thể thu thập và tổng hợp nhanh hơn so với điều tra 9 toàn bộ. Đây cũng là một ưu điểm quan trọng cùa điều tra chọn mẫu, đáp ứng được tính kòp thời của thông tin cần thu thập. Trong một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thò trường thì điều tra chọn mẫu là công cụ cơ bản trong việc thu thập số liệu gốc. Tuy nhiên điều tra chọn mẫu không hoàn toàn có thể thay thế được điều tra toàn bộ vì những lý do sau: - Trong điều tra toàn bộ, người ta thu thập thông tin trên từng đơn vò tổng thể, do đó có thể nghiên cứu tổng thể và các bộ phận của nó theo tất cả các đặc trưng cần nghiên cứu. Chính vì vậy đối với những nguồn thông tin thống kê quan trọng người ta vẫn phải tiến hành tổng điều tra. - Do chỉ tiến hành trên một số đơn vò điều tra rồi dùng kết quả để suy rộng cho toàn bộ tổng thể nên kết quả điều tra chọn mẫu bao giờ cũng có sai số đại diện nhất đònh, còn gọi là sai số chọn mẫu, mà loại sai số này không có trong điều tra toàn bộ. Tuy điều tra chọn mẫu có nhược điểm là các tham số ước lượng cho tổng thể luôn có sai số, nhưng sai số này có thể tính toán được và khống chế với mức độ tin cậy cho phép. Điều tra chọn mẫu thường được dùng trong những trường hợp sau đây: - Khi nội dung nghiên cứu vừa có thể điều tra chọn mẫu, vừa có thể điều tra toàn bộ thì người ta thường quyết đònh dùng điều tra chọn mẫu vì những ưu điểm của nó. - Một số trường hợp không thể dùng điều tra toàn bộ mà chỉ có thể áp dụng điều tra chọn mẫu: Khi tổng thể quá lớn hoặc không xác đònh trước được; khi điều tra làm phá hủy hoặc biến dạng đơn vò được điều tra (Điều tra chất lượng đồ hộp, chất lượng thuốc, chất lượng bóng đèn, phích nước v.v… ). - Trong một số cuộc tổng điều tra (chẳng hạn như tổng điều tra dân số, tổng điều tra nông nghiệp ) người ta kết hợp điều tra chọn mẫu nhằm mục đích: Mở 10 rộng nội dung điều tra; để kiểm tra, đánh giá chất lượng của số liệu điều tra toàn bộ; xử lý nhanh một số số liệu cần thiết. - Khi tổng thể nghiên cứu được điều tra toàn bộ đònh kỳ, nhưng khoảng cách thời gian giữa hai cuộc điều tra là quá lớn (chẳng hạn 10 năm đối với điều tra dân số, 5 năm đối với điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản) thì đan xen với điều tra toàn bộ, người ta thường tiến hành điều tra chọn mẫu để kòp thời nắm bắt sự vận động, biến đổi của tổng thể. Để bảo đảm tiến hành cuộc điều tra chọn mẫu thành công, trước hết phải làm tốt công tác chuẩn bò. Yêu cầu của khâu này là phải có những thông tin tiên nghiệm về tổng thể để làm căn cứ xây dựng lược đồ chọn mẫu như xác đònh cỡ mẫu, lựa chọn phương pháp tổ chức chọn mẫu, lập dàn chọn mẫu… . Do vậy điều tra chọn mẫu phải được kết hợp với điều tra toàn bộ. Trong thực tế nguồn số liệu do các cuộc tổng điều tra (điều tra toàn bộ) mang lại là hết sức q, ví dụ trong chăn nuôi có các số liệu về số hộ chăn nuôi từng loại gia súc, gia cầm. Phương pháp chọn mẫu có thể ứng dụng rộng rãi trong các lónh vực nghiên cứu kinh tế xã hội. Trên giác độ quản lý kinh tế vó mô, phương pháp chọn mẫu được áp dụng cho việc thu thập thông tin trên các lónh vực sau: - Tình hình thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình, mức sống của các tầng lớp dân cư. - Nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa. - Giá cả thò trường. - Tình hình biến động tự nhiên và cơ học của dân số. - Điều traluận xã hội. - … Đối với quản lý cấp vi mô, phương pháp chọn mẫu có thể được ứng dụng cụ thể trong từng ngành như: [...]... Sai số trong điều tra chọn mẫu Trong các cuộc điều tra chọn mẫu, sai số bao gồm: - Sai số chọn mẫu - Sai số phi chọn mẫu (sai số ngoài chọn mẫu) Sai số chọn mẫu còn được gọi là sai số đại diện, tồn tại ngay trong bản thân cuộc điều tra chọn mẫu, bởi vì việc điều tra chỉ được thực hiện trên một số ít đơn vò, nhưng kết quả thu được lại được tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể Sai số chọn mẫu là điều. .. thì phương sai càng lớn và do đó sai số chọn mẫu càng lớn và ngược lại 21 - Phương pháp tổ chức chọn mẫu khác nhau: mỗi phương pháp tổ chức chọn mẫu khác nhau sẽ có công thức tính sai số chọn mẫu khác nhau (cụ thể sẽ trình bày trong phần các phương pháp chọn mẫu) Thông thường phương pháp tổ chức chọn mẫu nào càng thuận tiện cho việc lập dàn chọn mẫu và tổ chức điều tra bao nhiêu thì sai số chọn mẫu. .. rõ ràng 1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XÁC ĐỊNH QUI MÔ MẪU 1.2.1 Các phương pháp chọn mẫu Có nhiều loại phương pháp chọn mẫu tùy theo chúng ta đứng trên giác độ nào 30 để xét * Nếu căn cứ vào tính chất ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên trong việc chọn đơn vò mẫu từ tổng thể chung để điều tra, thì ta có hai loại phương pháp chọn mẫuchọn mẫu có chủ đích và chọn mẫu ngẫu nhiên - Chọn mẫu có chủ đích... lớn Chọn mẫu có chủ đích có nhiều loại như chọn mẫu thuận lợi, chọn mẫu theo phán đoán, chọn mẫu theo tỷ lệ khống chế, Chọn mẫu có chủ đích có thể áp dụng cho các lónh vực điều tra như thăm dò dư luận xã hội, điều tra thò hiếu tiêu dùng, thăm dò ý kiến khách hàng, Phạm vi nghiên cứu của luận án này cũng được giới hạn trong các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - Chọn mẫu ngẫu nhiên: là phương pháp chọn. .. đơn vò mẫu từ tổng thể dựa trên xác suất (hoặc quy luật ngẫu nhiên) Chọn mẫu ngẫu nhiên có nhiều loại như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần, chọn 31 mẫu phân tổ, chọn mẫu theo khối, chọn mẫu nhiều cấp Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đảm bảo tính khoa học và có hiệu quả hơn trong việc chọn ra được một mẫu đại diện * Xét theo yếu tố xác suất lấy đơn vò mẫu từ tổng thể, có hai loại chọn mẫu: - Chọn mẫu theo... biện pháp làm giảm sai số trong điều tra chọn mẫu * Xét sự thay đổi của tổng thể trong quá trình chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được chia làm hai loại: - Chọn lặp: Khi một đơn vò được chọn vào mẫu xong, sau khi thu thập dữ liệu thống kê, đơn vò ấy được trả trở vào tổng thể và tiếp tục tham gia vào quá trình chọn mẫu tiếp theo Tổng thể không thay đổi trong suốt quá trình chọn mẫu - Chọn không... thu thập và xử lý số liệu, nên các sai số phi chọn mẫu ở các cuộc điều tra chọn mẫu có thể ít nghiêm trọng hơn so với các cuộc điều tra toàn bộ Giữa sai số chọn mẫu và sai số phi chọn mẫu có mối quan hệ sau: sai số chọn mẫu sẽ giảm khi cỡ mẫu tăng lên Và như vậy, khối lượng công việc điều tra tăng lên và sai số phi chọn mẫu sẽ tăng lên 19 Sai số chọn mẫu còn có thể chia thành sai số ngẫu nhiên và... các đơn vò chọn mẫu đều có cơ hội được chọn như nhau - Chọn mẫu theo xác suất không đều: các đơn vò chọn mẫu có xác suất được chọn khác nhau tùy vào quy mô, vò trí của mỗi đơn vò trong tổng thể chung Các xác suất được chọn thường được tính theo quy mô của đơn vò trong tổng thể, nên phương pháp chọn mẫu theo xác suất không đều còn được gọi là chọn mẫu theo xác suất tỷ lệ với quy mô Khi chọn mẫu theo xác... 35 nghiên cứu 1.2.1.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần * Khái niệm : Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần là phương pháp chọn mẫu trong đó, mỗi đơn vò của tổng thể được chọn ra từ dàn chọn mẫu bao gồm tất cả các đơn vò chọn mẫu của tổng thể được đánh số từ 1 N, với một sự ngẫu nhiên như nhau ở mỗi lần chọn Dàn chọn mẫu là một hình thức sắp xếp các đơn vò thuộc tổng thể nghiên cứu Dàn chọn mẫu có thể là một danh... một bản đồ chỉ ra các ranh giới của các đơn vò chọn mẫu Dàn chọn mẫu cần được đổi mới, không có sai sót nhầm lẫn, hoặc một đơn vò chọn mẫu không được phép xuất hiện hai lần trong dàn chọn mẫu Dàn chọn mẫu là cơ sở để tiến hành lấy mẫu trong bất kỳ phương pháp chọn mẫu nào * Các tham số : Giả sử tổng thể gồm N đơn vò là u1, u2, ,uN, gọi Y là đặc tính điều tra Như vậy các giá trò của tổng thể mà ta nghiên . điều tra chọn mẫu. Ở nước ta phương pháp điều tra chọn mẫu ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong một số cuộc điều tra thực tế, trong đó có cả điều tra. ngành chăn nuôi. Tuy nhiên có thể nói cho đến nay, nhìn chung các phương pháp chọn mẫu áp dụng trong điều tra chăn nuôi là những phương pháp chọn mẫu không

Ngày đăng: 08/03/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • CHƯƠNG II

  • CHƯƠNG III

  • PHỤ LỤC 1

  • PHỤ LỤC 2

  • PHỤ LỤC 4

  • PHỤ LỤC 5

  • PHỤ LỤC 6

  • PHỤ LỤC 7

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan