CÂU HỎI ÔN TẬP: PHẦN TỬ TỰ ĐỘNG

10 1.1K 13
CÂU HỎI ÔN TẬP:  PHẦN TỬ TỰ  ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu hỏi ôn tập cuối kỳ cho các bạn sinh viên kỹ thuật đang học môn Phần tử tự động

Câu 1 Câu hỏi: Trình bày khái niệm một hệ thống tự động, các dạng sơ đồ sử dụng khi biểu diễn một hệ thống tự động, hãy vẽ sơ đồ chức năng của một hệ thống tự động. 3đ -Nêu được khái niệm về một hệ thống ĐKTĐ. 1 - Nêu được các dạng sơ đồ: khối, chức năng, nguyên lý, lắp ráp. 1 - Vẽ được sơ đồ chức năng hoạt động của một hệ thống ĐKTĐ bất kỳ. 1 Câu 2 Câu hỏi: Trình bày các cách phân loại phần tử tự động. Theo chức năng khuếch đại, phần tử tự động được chia thành các loại khuếch đại nào? 3đ - Trình bày được cách phân loại phần tử tự động theo các cách khác nhau: Theo chức năng (cảm biến, KĐ, chấp hành, lưu trữ), theo trạng thái vật chất (khí, lỏng, rắn), theo đại lượng tác động đầu vào (cơ, điện, quang hoc, âm thanh, nhiệt…). 2 - Theo chức năng KĐ, PTTĐ được chia ra: KĐ điện tử, bán dẫn, từ, máy điện. 1 Câu 3 Câu hỏi: Trình bày các đặc trưng cơ bản của phần tử tự động, các loại sai số được sử dụng khi nghiên cứu phần tử tự động? 3đ - Trình bày được các đặc trưng cơ bản của PTTĐ: hệ số biến đổi tĩnh, hệ số biến đổi động, độ nhạy (có hình vẽ minh họa). 1 - Trình bày được các khái niệm và công thức tính sai số tuyệt đôi, sai số tương đối, sai số quy đổi. 2 Câu 4 Câu hỏi: Trình bày khái niệm chế độ làm việc động học của phần tử tự động. Biểu diễn các dạng phản ứng đầu ra phần tử tự động khi đầu vào có thay đổi đột biến về mức giá trị. Khái niệm giá trị thiết lập và thời gian thiết lập. 3đ - Trình bày được khái niệm chế độ động trong hoạt động của PTTĐ. 1 - Trình bày và vẽ được 3 dạng cơ bản phản ứng đầu ra PTTĐ khi có sự thay đổi đột biến giá trị đầu vào. 1 - Trình bày được khái niệm giá trị thiết lập và thời gian thiết lập. 1 Câu 5 Câu hỏi: Trình bày các đặc tính tĩnh và đặc tính động, biểu diễn một số đặc trưng tĩnh của 3đ phần tử biến đổi đo lường. - Trình bày được khái niệm, công thức và vẽ được đặc tính tĩnh, đặc tính động của PT biến đổi đo lường (cảm biến). 2 - Vẽ được và phát biểu đúng tên gọi của một số đặc trưng tĩnh của PT biến đổi đo lường. 1 Câu 6 Câu hỏi: Trình bày cấu tạo của cảm biến dịch chuyển dùng biến trở, nguyên tắc hoạt động và sai số của cảm biến vị trí dùng biến trở. 3đ - Trình bày và vẽ được cáu trúc, vật liệu chế tạo cảm biến biến trở. 1 - Trình bày và viết được công thức giải thích nguyên lý làm việc của cảm biến biến trở. 1 - Giải thích nguyên nhân gây sai số, biểu thức tính sai số của cảm biến biến trở. 1 Câu 7 Câu hỏi: Nguyên tắc hoạt động của cảm biến điện cảm, cấu trúc, biểu thức quan hệ đầu vào – đầu ra, ưu ngược điểm và phạm vi sử dụng của cảm biến điện cảm. 3đ - Trình bày được cấu trúc (có hình vẽ) và giải thích nguyên tắc hoạt động của cảm biến điện cảm. 1 - Trình bày được công thức tính giá trị tín hiệu điện áp đầu ra với khe hở giữa khung dây có cuộn dây và lõi sắt từ. 1 - Trình bày được ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của cảm biến điện cảm. 1 Câu 8 Câu hỏi: Cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của cảm biến điện dung, ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của cảm biến điện dung. 3đ - Trình bày được cấu trúc (có hình vẽ), công thức tính điện dung và giải thích nguyên tắc hoạt động của cảm biến điện dung. 1 - Trình bày được các ưu nhược điểm của cảm biến điện dung. 1 - Trình bày được phạm vi sử dụng của cảm biến điện dung. 1 Câu 9 Câu hỏi: Nguyên tắc hoạt động của cảm biến áp điện, độ nhạy của cảm biến áp điện, phạm vi ứng dụng, các ưu nhược điểm khi sử dụng cảm biến áp điện. 3đ - Trình bày được nguyên lý áp điện thuận và nghịch, công thức tính điện tích áp điện phụ thuộc vào lực tác động. 1 - Viết được công thức tính độ nhạy của cảm biến áp điện. 1 - Trình bày được phạm vi ứng dụng, các ưu nhược điểm khi sử dụng cảm biến áp điện. 1 Câu 10 Câu hỏi: Trình bày cấu trúc, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của cảm biến tiệm cận kiểu điện cảm. 3đ - Trình bày được cấu trúc chức năng (có hình vẽ minh họa) của cảm biến tiệm cận kiểu điện cảm. 1 - Giải thích được nguyên lý làm việc của cảm biến tiệm cận kiểu điện cảm. 1 - Trình bày được ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của cảm biến tiệm cận kiểu điện cảm. 1 Câu 11 Câu hỏi: Trình bày cấu trúc, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của cảm biến tiệm cận kiểu điện dung. 3đ - Trình bày được cấu trúc chức năng (có hình vẽ minh họa) của cảm biến tiệm cận kiểu điện dung. 1 - Giải thích được nguyên lý làm việc của cảm biến tiệm cận kiểu điện dung. 1 - Trình bày được ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của cảm biến tiệm cận kiểu điện dung. 1 Câu 12 Câu hỏi: Trình bày các đặc trưng của bộ khuếch đại, ý nghĩa của các đặc trưng đó. 3đ - Trình bày được các đặc trưng cơ bản của bộ khuếch đại: hệ số KĐCS, hệ số KĐ theo điện áp, theo dòng điện; hệ số hiệu dụng; tần số giới hạn, dải thông, hệ số méo. 1 - Giải thích được bằng công thức và hình vẽ các đặc trưng trên. 1 - Giải thích được ý nghĩa của các đặc trưng này. 1 Câu 13 Câu hỏi: Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ kiểu cặp nhiệt điện? Phương pháp bù điện trở dây nối và nhiệt độ đầu tự do khi sử dụng cặp nhiệt điện? 3đ - Trình bày được cấu tạo (có hình vẽ) và giải thích được nguyên lý họa động của cặp nhiệt điện. 1 - Phân tích được nguyên lý và sơ đồ hoạt động mạch bù điện trở dùng dây nối. 1 - Trình bày được nguyên lý và phân tích sơ đồ mạch bù điện trở đầu tự do. 1 Câu 1 Câu hỏi: Nêu nguyên lý chế tạo nhiệt điện trở kim loại RTD và nhiệt điện trở bán dẫn (Thermistor)? So sánh ưu nhược điểm của hai loại cảm biến này? 3đ - Trình bày được nguyên lý chế tạo nhiệt điện trở RTD. 1 - Trình bày được nguyên lý chế tạo nhiệt điện trở bán dẫn Thermistor. 1 - So sánh được ưu nhược điểm của hai loại cảm biến này. 1 Câu 2 Câu hỏi: Nêu các đặc trưng chính như dải đo, hệ số điện trở nhiệt và đặc tính tĩnh của một số cảm biến RTD thông dụng (Cu-100, PT-100, Ni-100)? Nguyên lý và sơ đồ tổng quát theo phương pháp nguồn dòng để đo nhiệt độ dùng các cảm biến này? 3đ - Trình bày được các đặc trưng cơ bản của các cảm biến RTD thông dụng (Cu- 100, PT-100 và Ni-100). 1 - Trình b y c tính t nh c a các c m bi n RTD thông d ng trên.à đặ ĩ ủ ả ế ụ 1 - Trình bày nguyên lý và sơ đồ mạch nguồn dòng để đo nhiệt độ dùng RTD. 1 Câu 3 Câu hỏi: Nêu nguyên lý đo và các đặc trưng của của phương pháp đo độ ẩm? So sánh ưu nhược điểm của một số cảm biến độ ẩm thông dụng (kiểu điện trở (Resistive), kiểu điện dung (Capacitive), kiểu so sánh nhiệt độ điểm sương (Dew point)? 3đ - Trình bày được nguyên lý đo và các đặc trưng của phương pháp đo độ ẩm. 1 - Trình bày được các ưu nhược điểm của 3 loại cảm biến độ ẩm thông dụng trên. 1 - Trình bày được phạm vi áp dụng của 3 kiểu cảm biến độ ẩm trên. 1 Câu 4 Câu hỏi: Nêu nguyên lý chế tạo các cảm biến đo áp suất ? Nguyên lý làm việc của cảm biến áp suất kiểu biến dạng màng chắn và lò xo ống? 3đ - Trình bày được nguyên lý chung để chế tạo các cảm biến áp suất, các kết cấu cơ khí cơ bản được dùng để chế tạo. 1 - Trình bày được nguyên lý làm việc của cảm biến áp suất kiểu biến dạng màn chắn. 1 - Trình bày được nguyên lý làm việc của cảm biến áp suất kiểu lò xo ống. 1 Câu 5 Câu hỏi: Nêu các đặc trưng của phương pháp đo lưu lượng? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của lưu lượng kế tuốc bin? 3đ - Trình bày được các đặc trưng của phương pháp đo lưu lượng. 1 - Trình bày được cấu tạo (có hình vẽ minh họa) lưu lượng kế kiểu tuốc bin. 1 - Trình bày được nguyên lý làm việc của lưu lượng kế kiểu tuốc bin và phạm vi áp dụng. 1 Câu 6 Câu hỏi: Nêu các đặc trưng của phương pháp đo lưu lượng? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của lưu lượng kế từ tính? 3đ - Trình bày được các đặc trưng của phương pháp đo lưu lượng. 1 - Trình bày được cấu tạo (có hình vẽ minh họa) lưu lượng kế từ tính. 1 - Trình bày được nguyên lý làm việc của lưu lượng kế từ tính và phạm vi áp dụng. 1 Câu 7 Câu hỏi: Nêu nguyên lý đo mức chất lưu? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến đo mức dựa trên cảm biến điện dung? 3đ - Trình bày được nguyên lý đo mức chất lưu. 1 - Trình bày được cấu tạo (có hình vẽ minh họa) cảm biến đo mức kiểu điện dung. 1 - Trình bày được nguyên lý làm việc của cảm biến đo mức kiểu điện dung và phạm vi áp dụng. 1 Câu 8 Câu hỏi: Nêu nguyên lý đo mức chất lưu? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị đo mức kiểu phao nổi? 3đ - Trình bày được nguyên lý đo mức chất lưu. 1 - Trình bày được cấu tạo (có hình vẽ minh họa) cảm biến đo mức kiểu phao nổi. 1 - Trình bày được nguyên lý làm việc của cảm biến đo mức kiểu phao nổi và phạm vi áp dụng. * Nếu như coi p b = const và p 0 = const thì có: )( )( txK dt tdy M = 1 Câu 9 Câu hỏi: Nêu nguyên lý đo mức chất lưu? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến đo mức kiểu siêu âm? 3đ - Trình bày được nguyên lý đo mức chất lưu. 1 - Trình bày được cấu tạo (có hình vẽ minh họa) cảm biến đo mức kiểu siêu âm. 1 - Trình bày được nguyên lý làm việc của cảm biến đo mức kiểu siêu âm và phạm vi áp dụng. 1 Câu 10 Câu hỏi: Nêu công dụng, cấu tạo và phân tích nguyên tắc hoạt động, đặc tính điều khiển của cảm biến mã hóa xung vòng quay (Incremental Encoder). 3đ - Trình bày được cấu tạo (hình vẽ minh họa) của Incremental Encoder. 1 - Trình bày được nguyên tắc hoạt động và giải thích, vẽ được đặc tính điều khiển của Incremental Encoder. 1 - Trình bày được các ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng của Incremental Encoder. 1 Câu 11 Câu hỏi: Nêu công dụng, cấu tạo và phân tích nguyên tắc hoạt, đặc tính điều khiển động của cảm biến gia tốc? 3đ - Trình bày được cấu tạo (hình vẽ minh họa) của cảm biến gia tốc. 1 - Trình bày được nguyên tắc hoạt động và giải thích, vẽ được đặc tính điều khiển của cảm biến gia tốc. 1 - Trình bày được các ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng của cảm biến gia tốc. 1 Câu 12 Câu hỏi: Nêu cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của cảm biến quang với cấu trúc một khối chung, các ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng cảm biến quang với cấu trúc này. 3đ - Vẽ được và trình bày được cấu trúc cảm biến quang một khối chung đầu thu và đầu phát 1 - Trình bày được nguyên tắc hoạt động cảm biến quang 1 khối chung. 1 - Trình bày được các ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của cảm biến quang 1 khối chung. 1 Câu 13 Câu hỏi: Nêu cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của cảm biến quang với cấu trúc hai khối độc lập, các ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng cảm biến quang với cấu trúc này. 3đ - Vẽ được và trình bày được cấu trúc cảm biến quang hai khối đầu thu và đầu phát độc lập nhau. 1 - Trình bày được nguyên tắc hoạt động cảm biến quang 2 khối độc lâp. 1 - Trình bày được các ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của cảm biến quang 2 khối độc lập. 1 Câu 1 Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa của việc sử dụng mối liên hệ phản hồi trong các bộ khuếch đại, các dạng phản hồi, công thức tính hệ số khuếch đại trong các bộ khuếch đại có phản hồi và phạm vi ứng dụng. 4đ - Trình bày được ý nghĩa của việc mắc mạch phản hồi. 1 - Vẽ được các cách mắc phản hồi theo dòng và theo áp. 1 - Trình bày được công thức tính hệ số khuếch đại khi có phản hồi. 1 - Trình bày được phạm vi ứng dụng của các bộ khuếch đại có phản hồi 1 Câu 2 Câu hỏi: Trình bày một sơ đồ khuếch đại trên transistor lưỡng cực, giải thích vai trò của các phần tử trong sơ đồ và gía trị hệ số khuếch đại. 4đ - Trình bày được một sơ đồ bất kỳ mạch khuếch đại trên transistor lưỡng cực (B chung, E chung, C chung) 1 - Giải thích được vai trò của các phần tử (R,C) trong bộ KĐ. 2 - Viết được công thức tính hệ số KĐ theo sơ đồ trình bày. 1 Câu 3 Câu hỏi: Hãy vẽ các sơ đồ chức năng và biểu thức tính giá trị đầu ra của bộ khuếch đại thuật toán thực hiện các chức năng đảo tín hiệu đầu vào, cộng – đảo nhiều tín hiệu đầu vào, tích phân và vi phân tín hiệu đầu vào? 4đ - Vẽ được sơ đồ chức năng của các OY thực hiện các chức năng trên. 2 - Viết được công thức tính điện áp đầu ra theo điện áp đầu vào và các giá trị R, C trên các OY. 2 Câu 4 Câu hỏi: Nêu công dụng, cấu tạo và phân tích nguyên tắc hoạt động, đặc tính điều khiển của Encoder tuyệt đối? 4đ - Trình bày được cấu tạo (hình vẽ minh họa) của Encoder tuyệt đối. 1 - Trình bày được nguyên tắc hoạt động và giải thích, vẽ được đặc tính điều khiển của Encoder tuyệt đối. 2 - Trình bày được các ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng của Encoder tuyệt đối. 1 Câu 5 Câu hỏi: Ý nghĩa của phép biến đổi Laplace trong nghiên cứu các hệ thống ĐKTĐ, khái niệm hàm số truyền trong các phần tử (hệ thống ĐKTĐ), tìm hàm số truyền của một PTTĐ có quan hệ đầu vào ( ) tx – đầu ra ( ) ty , biểu diễn dưới dạng PTVP sau: ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) dt tdy Tty tdy tdx Ttx yx +=+ Với yx TT , là các hằng số 4đ - Trình bày được ý nghĩa phép biến đổi Laplace trong nghiên cứu các hệ thống ĐKTĐ. 1 - Trình bày được khái niệm HST. 1 - Biến đổi và viết đúng HST của PTTĐ có phương trình vi phân trên. 2 Câu 6 Câu hỏi: Cấu trúc, nguyên tắc họat động, đặc trưng đầu ra, các ưu nhược điểm của máy phát tốc độ một chiều? 4đ - Trình bày được cấu trúc của máy phát tốc độ một chiều. 1 - Viết được công thức và vẽ được đặc trưng quan hệ điện áp – tốc độ của máy phát tốc độ một chiều. 2 - Trình bày đươc các ưu nhược điểm của máy phát tốc độ một chiều. 1 Câu 7 Câu hỏi: Cấu trúc, nguyên tắc họat động, đặc trưng đầu ra, các ưu nhược điểm của máy phát tốc độ xoay chiều? 4đ - Trình bày được cấu trúc của máy phát tốc độ xoay chiều. 1 - Viết được công thức và vẽ được đặc trưng quan hệ điện áp – tốc độ của máy phát tốc độ xoay chiều. 2 - Trình bày đươc các ưu nhược điểm của máy phát tốc độ một chiều. 1 Câu 8 Câu hỏi: Trình bày cấu trúc, nguyên tắc hoạt động, hàm số truyền của động cơ chấp 4đ hành xoay chiều 2 pha? - Trình bày được cấu trúc động cơ chấp hành xoay chiều 2 pha. 1 - Trình bày được nguyên tắc hoạt động động cơ chấp hành xoay chiều 2 pha. 1 - Diễn giải và xây dựng được hàm truyền động cơ chấp hành xoay chiều 2 pha. 2 Câu 9 Câu hỏi: Trình bày cấu trúc, nguyên tắc hoạt động, hàm số truyền của động cơ chấp hành một chiều ? 4đ - Trình bày được cấu trúc động cơ chấp hành một chiều. 1 - Trình bày được nguyên tắc hoạt động động cơ chấp hành một chiều. 1 - Diễn giải và xây dựng được hàm truyền động cơ chấp hành một chiều. 2 Câu 10 Câu hỏi: Trình bày các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ chấp hành xoay chiều 2 pha? Ưu nhược điểm của từng phương pháp. Nêu một ứng dụng cụ thể trong kỹ thuật. 4đ - Trình bày được 3 phương pháp cơ bản điều chỉnh tốc độ độ động cơ chấp hành xoay chiều 2 pha (có công thức và hình vẽ minh họa). 2 - Nêu được các ưu nhược điểm của từng phương pháp. 1 - Nêu được một phương pháp điều chỉnh thực tế trong kỹ thuật. 1 Câu 11 Câu hỏi: Trình bày các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ chấp hành một chiều? Ưu nhược điểm của từng phương pháp? Nêu một ứng dụng cụ thể trong kỹ thuật? 4đ - Trình bày được 3 phương pháp cơ bản điều chỉnh tốc độ độ động cơ chấp hành một chiều (có công thức và hình vẽ minh họa). 2 - Nêu được các ưu nhược điểm của từng phương pháp. 1 - Nêu được một phương pháp điều chỉnh tốc độ thực tế trong kỹ thuật. 1 Câu 12 Câu hỏi: Trình bày cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống thủy lực, xác định hàm truyền cơ cấu chấp hành thủy lực kiểu xilanh? Ưu nhược điểm khi sử dụng hệ thống thủy lực ? 4đ - Vẽ được cấu trúc của một hệ thống thủy lực. 1 - Trình bày được nguyên tắc hoạt động của hệ thống thủy lực. 1 - Diễn giải và vẽ được hàm truyền, đặc tính tĩnh của cơ cấu chấp hành thủy lực kiểu xilanh. 1 - Trình bày được các ưu nhược điểm khi sử dụng hệ thống thủy lực. 1 Câu 13 Câu hỏi: Trình bày cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống khí nén, xác định hàm truyền cơ cấu chấp hành khí nén kiểu xilanh? Ưu nhược điểm khi sử dụng hệ thống khí nén ? 4đ - Vẽ được cấu trúc của một hệ thống khí nén. 1 - Trình bày được nguyên tắc hoạt động của hệ thống khí nén. 1 - Diễn giải và vẽ được hàm truyền, đặc tính tĩnh của cơ cấu chấp hành khí nén kiểu xilanh. 1 - Trình bày được các ưu nhược điểm khi sử dụng hệ thống khí nén. 1 . năng hoạt động của một hệ thống ĐKTĐ bất kỳ. 1 Câu 2 Câu hỏi: Trình bày các cách phân loại phần tử tự động. Theo chức năng khuếch đại, phần tử tự động được. đổi. 2 Câu 4 Câu hỏi: Trình bày khái niệm chế độ làm việc động học của phần tử tự động. Biểu diễn các dạng phản ứng đầu ra phần tử tự động khi đầu vào

Ngày đăng: 08/03/2014, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan