Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

67 1.8K 5
Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT CHUNG 4 1- Toàn cầu húa 4 1.1 Toàn cầu hoỏ là gỡ? 4 1.3 Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với Việt Nam 8 2- Tổng quan về chất lượng sản phẩm, hàng hóa 9 2.1 Các khái ni

Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập MỤC LỤCThị trường xuất khẩu gạo . 28 Thị trường 28 Thị trường Châu Phi: 39 Đề tài nghiên cứu khoa học 1 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập LỜI MỞ ĐẦUSự phát triển của thị trường tự do và dân chủ khắp thế giới đang cho phép nhiều người khắp nơi chuyển hoài bão thành thành tựu. Công nghệ được làm chủ đúng cách và phân phối tự do sẽ có sức mạnh xóa bỏ không chỉ biên giới địa lý mà còn biên giới dân tộc. Khi một nước chảy vào dòng chảy toàn cầu hóa, giới tinh hoa của đất nước đó bắt đầu chuyển tải viễn cảnh hội nhập vào bên trong và cố tìm cho họ một chỗ đứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đã phá đi nhiều bức tường ngăn cachsdan chúng và nối cả thế giới vào một mối, nó mang lại cho cá nhân khả năng chi phối cả các thị trường lẫn các quốc gia trong bất cứ thời điểm nào. Từng ngày từng giờ cả thế giới đang vận động hòa mình vào dòng thác kinh tế toàn cầu và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Cùng với nhịp độ sôi động của nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam để có thể phát triển và hội nhập thì phải tìm được hướng đi cho nền sản xuất. Trong những năm qua Việt Nam đã và đang chú trọng hướng vào nền sản xuất cho xuất khẩu, trong đó mặt hàng chủ lực là nông sản luôn chiếm tỷ trọng lớn và là đối tượng hàng đầu của chính sách nhà nước. Thế giới đang được làm phẳng, biên giới quốc gia chỉ có ý nghĩa về mặt địa lý, vậy để khẳng định được tên tuổi quốc gia trên thế giới và cạnh tranh với nước ngoài phải thông qua chất lượng của hàng hóa, nên khi nghiên cứu lĩnh vực xuất khẩu nông sản chúng ta phải quan tâm đến chất lượng của hàng nông sản. Tuy nhiên trong phạm vi của đề tài, chúng tôi không thể nghiên cứu đầy đủ tất cả các lĩnh vực chất lượng hàng nông sản mà chúng tôi chỉ hướng tới chất lượng gạo của Việt Nam. Thông qua sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi đã đưa ra những phân tích , đánh giá thực trạng của chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng gạo Việt Nam phù hợp với yêu cầu hội nhập. Vì nội dung của đề tài khá rộng, chúng tôi có thể chưa bao quát được tất cả các mặt của vấn đề nghiên cứu , nếu có những thiếu sót hy vọng mọi người đánh giá và đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn.Xin chân thành cảm ơn!CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT CHUNGĐề tài nghiên cứu khoa học 2 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 1- Toàn cầu hóa1.1 Toàn cầu hoá là gì?Xu hướng toàn cầu hóa là đặc trưng lớn nhất trong thời đại hiên nay. Vậy chúng ta đã biết gì về toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa đã dến trước khi chúng ta nhân biết được về nó. Hệ thống toàn cầu hóa ngày nay- trong đó những rào cản về địa lý, thị trường và luận thuyết ngày càng bị phá bỏ- đang thiết lập một thể trạng mới trên thế giới. Hơn bao giờ hết, ranh giới truyền thống giữa chính trị, văn hóa, công nghệ và hệ sinh thái đang mờ nhạt đi. Chúng ta thường không thể giải thích về một mặt mà không đề cập tới những mặt khác và cũng không thể giải thích được toàn cục nếu không không nhìn được tất cả các mặt. Toàn cầu hóa là điều mới mẻ, nó được xem như là hệ thống thế giới mới thay thế cho chiến tranh lạnh nhưng thế vẫn chưa thể giải thích cho chúng ta hiểu được về thực trạng thế giới ngày nay. Nếu thế giới được tạo ra chỉ từ những vi mạch và các thị trường thì toàn cầu hóa là phương tiện để giải thích hầu như bất cứ điều gì. Nhưng thế giới này gồm có vi mạch, con người, phong tục truyền thống, lòng ham muốn và những ước vọng không đoán được. Vậy thách thức trong thời toàn cầu hóa đến với đất nước và con người là làm sao dung hòa được giữa việc bảo tồn bản sắc quê hương và cộng đồng, đồng thời nỗ lực hết mức để tồn tại cho được trong hệ thống thế giới. Bất cứ xã hội nào muốn thịnh vượng về kinh tế đều phải cố gắng phát triển nền sản xuất và đưa chúng ra thế giới. Nhưng người ta cũng đừng bao giờ ảo tưởng rằng chỉ tham gia tích cực vào kinh tế thế giới không thôi mà có thể tạo được xã hội lành mạnh. Nếu hội nhập đạt được trong điều kiện phải hy sinh bản sắc của một đất nước, nếu các cá nhân cảm thấy họ bị mất gốc trong cơn lốc toàn cầu tì họ sẽ phản kháng và ngăn cản quá trình này. Do đó sự sống còn của toàn cầu hóa phụ thuộc một phần vào nỗ lực của chúng ta xây dựng sự cân bằng giữa phát triển và cội nguồn. Toàn cầu hóa không chỉ là một thứ mốt kinh tế, không phải là một khuynh hướng nhất thời. Nó là một hệ thống quốc tế, một hệ thống chủ đạo. Toàn cầu hóa đã phá sập tất cả những bức tường của hệ thống chiến tranh lạnh, giúp cho Đề tài nghiên cứu khoa học 3 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập thế giới tập hợp lại với nhau, xé bỏ ngăn cách, tạo lập được một cánh đồng thẳng tắp. Ngày nay, cánh đồng này mở rộng hơn với tốc độ nhanh hơn, ngày càng có nhiều bức tường sụp đổ và nhiều quốc gia bị hút vào. Chính vì thế, ngày nay không còn khái niệm thế giới thứ nhất, thứ hai, hay thứ ba nữa. Ngày nay, chỉ còn là thế giới phát triển nhanh và thế giới phát triển chậm chạp- thế giới của những người bị đào thải sang bên lề hay những người tự chọn theo lối sống biệt lập không muốn nhập vào cánh đồng rộng lớn nói trên.1.2 Những đặc trưng của toàn cầu hoáThế giới hiện nay đã trở thành một nơi có những quan hệ ngày càng chồng chéo đan xen. Dù bạn là một công ty hay là một đất nước thì những mối đe dọa cũng như những cơ hội sẽ đến với bạn chính từ những đối tác mà bạn có quan hệ. Toàn cầu hóa là quá trình phát triển năng động là một sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ tới mức chưa từng có, theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới, xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết.Quá trình toàn cầu hóa cũng khiến nảy sinh chống đối dữ dội từ những ai bị thiệt hại hay bị hệ thống mới bỏ rơi. Ý tưởng làm động lực cho toàn cầu hóa là chủ nghĩa tư bản dựa trên kinh tế thị trường. Toàn cầu hóa có nghĩa là chủ nghĩa tư bản kinh tế thị trường lan vào hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Do đó toàn cầu hóa hình thành riêng nó một hệ thống luật lệ kinh tế- luật lệ xoay quanh việc mở cửa, thả nổi và tư nhân hóa nền kinh tế để nó có tính cạnh tranh cao hơn và thu hút được nhiều hơn đầu tư nước ngoài. Hệ thống toàn cầu hóa mang một sắc thái văn hóa riêng bao trùm và có xu hướng đồng hóa các quốc gia và cá nhân tới mức độ nhất định.Toàn cầu hóa có công nghệ định hình riêng. Để đo đếm toàn cầu hóa, người ta dùng đơn vị tốc độ- tốc độ trong buôn bán, đi lại, liên lạc và sáng tạo. Nền kinh tế trong toàn cầu hóa là một chu kỳ không ngừng đào thải những sản phẩm và dịch vụ lỗi thời và thay thế chúng bằng những sản phẩm và dịch vụ Đề tài nghiên cứu khoa học 4 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập mới hữu hiệu hơn. Sáng kiến cải tiến táo bạo, thay đổi công nghệ hiện dang diễn ra nhanh chóng, hàng ngày, hàng giờ. Những quốc gia sẵn sàng để cho chủ nghĩa tư bản nhanh chóng thải đi những công ty làm ăn thua lỗ của mình rồi tập trung tiên đầu tư cho những doanh nghiệp làm ăn tốt hơn sẽ thực sự tiến bước trong thời đại toàn cầu hóa. Những quốc gia nào ỷ lại vào chính phủ bảo trợ cho những doanh nghiệp làm ăn yếu kém, tránh né sự đào thải sáng tạo nói trên rồi sẽ tụt hậu trong thời đại toàn cầu. “ Sáng tạo sẽ thay thế truyền thống. Hiện tại và có lẽ tương lai sẽ thay thế quá khứ. Không có gì quan trọng bằng những điều sắp xảy ra và liệu những điều đó có xảy ra hay không lại tùy thuộc vào khả năng có thể đâỏ ngược được những gì hiện có. Bối cảnh đó thuân lợi cho sáng tạo nhưng gây nhiều khó khăn cho cuộc sống bình thường vì con người ta vốn dĩ chỉ mong tưởng đến một tương lai ổn định, hơn là một cuộc đời hầu như chẳng có gì chắc chắn.’’ (Grove). Toàn cầu hóa cũng sản sinh một khuynh hướng dân số riêng- sự dịch chuyển nhanh chóng của dân chúng từ những vùng nông thôn với đời sống nông nghiệp ra thành thị. Và lối sống ở thành thị đang ngày càng gắn liền với các xu hướng toàn cầu trên phương diện thực phẩm, lương thực, thời trang, thị trường và giải trí. Quan trọng hơn, toàn cầu hóa mang đặc trưng cấu trúc quyền lực riêng . Toàn cầu hóa được xây dựng trên ba cán cân quyền lực chồng chéo và quan hệ tương hỗ. Trước hết là sự đối trọng truyền thống giữa các quốc gia. Trong toàn cầu hóa Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất, và tất cả các nước khác ít nhiều đều phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đối trọng quyền lực giữa Hoa Kỳ và các nước khác vẫn đóng vai trò duy trì ổn định cho toàn hệ thống. Cán cân quyền lực thứ hai là giữa các quốc gia và thị trường toàn cầu. Đối trọng về quyền lực thứ ba trong hệ thống toàn cầu hóa là giữa các cá nhân và các nhà nước. Do toàn cầu hóa đã phá đi nhiều bức tường ngăn cách dân chúng và nối thế giới lại với nhau nên các cá nhân có thể tự mình hoạt động trên thị trường thế giới mà không cần sự môi giới của nhà nước. Các quốc gia và đặc biệt là siêu cường Mỹ ngày nay Đề tài nghiên cứu khoa học 5 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập vẫn có vai trò quan trọng. Nhưng quan trọng không kém, là vai trò của các siêu thị và các cá nhân có quyền lực lớn. Toàn cầu hóa là tổng hòa quan hệ phức tạp giữa ba yếu tố: nhà nước va chạm với nhà nước, nhà nước va chạm với các siêu thị và siêu thị cùng nhà nước va chạm với những cá nhân có quyền lực lớn. Hệ thống toàn cầu hóa làm nảy sinh những nguồn lực phát triển mạnh mẽ, cũng như khả năng đồng hóa có tốc độ chóng mặt.Như những gì đã nói ở trên, toàn càu hóa là yêu cầu khách quan mang tính chất thời đại. Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ đã dần xóa đi biên giới của các quốc gia. Việc dân chủ hóa công nghệ đồng thời có nghĩa là tiềm năng làm giàu sẽ được sẻ theo vị trí địa lý. Chúng giúp cho nhiều sắc dân ở nhiều vùng sâu vùng xa những cơ hội để họ tiếp cận và áp dụng kiến thức. Chính cách mạng khoa học công nghệ đã đưa lại sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và giúp các quốc gia xâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Tiếp theo, phân công lao động tạo ra sự phụ thuộc giữa các quốc gia trong toàn bộ quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. Ngày nay, quá trình sản vuất được chia thành nhiều khâu và đặt tại các quốc gia khác nhau để tân dụng lợi thế cúa các quốc gia đó. Đồng thời sản phẩm tạo ra không chỉ cung cấp cho nội địa mà hướng tới thị trường thế giới, từ đó tạo nên các quan hệ mang tính toàn cầu. Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế các công ty xuyên quốc gia đống vai trò then chốt và thực sự chi phối nền kinh tế thế giới. Từ năm 2000 đến nay, nhiều công ty xuyên quốc gia lớn sáp nhập với nhau hình thành các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia khổng lồ. Các công ty xuyên quốc gia cỡ lớn đều có một hệ thống kinh doanh lấy công ty mẹ làm trung tâm, mở rộng ra toàn cầu. Hàng trăm, hàng ngàn hệ thống như vậy đan lại thành mạng lưới kinh tế toàn cầu khổng lồ, bao trùm tất cả, che phủ các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới. Các công ty này sẽ mở cửa biên giới quốc gia, tạo ra sự hội nhập tất yếu từ tế bào kinh tế. Đồng thời sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và các chính sách qui định của nó đã thúc đẩy hơn nữa xu hướng toàn cầu hóa. Nhiều tổ chức kinh tế tài chính lớn như WTO, IMF, WB… đóng vai Đề tài nghiên cứu khoa học 6 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập trò như một “ liên hợp quốc’’ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực như EU, NAFTA, ASEAN….đưa ra các thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương để tăng thêm sự gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. Các tổ chức này còn thúc đẩy các quốc gia phải xây dựng lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế phù hợp. Những tư tưởng đổi mới, cải tổ trở thành xu hướng tích cực của thời đại. Sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều tập trung điều chỉnh chiến lược phát triển, trong đó ưu tiên mọi nguồn lực cho hợp tác và phát triển kinh tế. Cánh cửa các nền kinh tế quốc gia đã mở rộng để giao lưu, lien kết kinh tế khu vực và quốc tế. “ Đa phương hóa và đa dạng hóa’’ đã trở thành phương châm chủ đạo của các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Liên kết và hợp tác kinh tế đã không ngừng mở rộng và phát triển trên qui mô toàn cầu.1.3 Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với Việt NamTham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có 3 chủ thể: nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nếu xem xét một cách riêng biệt lợi ích của ba chủ thể đó, việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế có ảnh hưởng rất khác nhau.Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm sút, nếu như không tác động kích thích tăng lượng buôn bán quốc tế đến mức mà số lượng thu được từ thuế do tăng doanh thu không bù đắp được sự cắt giảm thu do giảm thuế suất.Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chịu hai loại tác động ngược chiều: được lợi do tăng được khả năng cạnh tranh về giá cả và chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn do xoá bỏ các hàng rào bảo hộ thuế và phi thuế. Việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu không ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính doanh nghiệp, bởi vì thuế xuất nhập khẩu là thuế gián thu, một thành phần của giá thành, sẽ do người tiêu dùng chi trả.Người tiêu dùng được lợi do giá cả rẻ hơn và chủng loại, chất lượng hàng hoá phong phú, đa dạng hơn.Đề tài nghiên cứu khoa học 7 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Có thể nói rằng thiệt hại trực tiếp của nhà nước về thuế và sự được lợi trực tiếp của người tiêu dùng do giảm thuế trong giá là hai khoản bù trừ cho nhau. Đây là sự thay đổi trong phân phối thu nhập, phần thu nhập của Chính Phủ chuyển sang tay tư nhân. Điều này sẽ gián tiếp tác động đến cơ cấu đầu tư xét theo chủ thể kinh tế. Đầu tư của tư nhân cho sản xuất kinh doanh sẽ có thể tăng lên trong tương lai nhờ khoản tiết kiệm qua giá mua hàng rẻ hơn.Tác động hai mặt của việc xoá bỏ hàng rào bảo hộ mậu dịch đối với các doanh nghiệp trông dễ thấy về định tính, song khó dự báo về điịnh lượng. Xoá bỏ bảo hộ có thể buộc doanh nghiệp phải cải tổ toàn diên để đối dầu trực tiếp với sức ép cạnh tranh từ các nước trong khu vực. Cạnh tranh có thể thúc đẩy sản xuất phát triển , nhưng đồng thời có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành. Xoá bỏ bảo hộ chắc chắn dẫn đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế.Tác động dài hạn của toàn bộ quá trình tham gia liên kết kinh tế quốc tế, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới cơ cấu nền kinh tế có mức độ quan trọng hơn nhiều so với nguồn thu ngân sách. Bởi vì nó quyết định việc lựa chọn một chiến lược cơ cấu thích ứng với tình thế của nền kinh tế không còn các hàng rào bảo hộ mậu dịch che chắn, từ đó quyết định diện mạo nền kinh tế trong tương lai và vị thế của nước ta trong nền kinh tế mở khu vực và toàn cầu. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế bắt buộc các quốc gia phải thực thi các chính sách mở cửa, tự do hoá thương mại, đầu tư. Do đó mỗi quốc gia phải điều chỉnh sửa đổi chính sách hiên hữu để hình thành chính sách kinh tế phù hợp của mình theo hướng mở cửa và tự do hoá kinh tế. Những tác động mạnh mẽ về kinh tế tất yếu sẽ tác động ảnh hưởng đến chính trị, xã hội, văn hoá ở mỗi quốc gia. Như vậy, đánh giá định tính và định lượng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam là vấn đề rất quan trọng và cấp thiêt. 2- Tổng quan về chất lượng sản phẩm, hàng hóa2.1 Các khái niệm về chất lượng hàng hoáChất lượng có nhiều cách hiểu khác nhau. Xuất phát từ quản lý sản xuất, chất lượng của một sản phẩm là mức độ sản phẩm ấy thể hiện những yêu cầu, những chỉ tiêu thiết kế hay những qui định chung cho sản phẩm ấy. Đề tài nghiên cứu khoa học 8 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Xuất phát từ sự thỏa mãn nhu cầu, chất lượng sản phẩm là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng; là sự thỏa mãn nhu cầu với chi phí thấp nhất. Phản ánh thông qua những đặc trưng, chất lượng sản phẩm là toàn bộ các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã công bố hay còn tiềm ẩn. Theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa (2007), thì chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các dặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn, kỹ thuât tương ứng. Về thực chat, chất lượng sản phẩm là độ thỏa mãn nhu cầu. Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các tính chất, các đặc trưng của một sản phẩm tạo nên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng mức độ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao, trong những điều kiện nhất định của sản xuất, kinh tế xã hội.Khi đề cập đến chất lượng sản phẩm phải chú ý: thứ nhất, giá trị sử dụng của sản phẩm và chất lượng sản phẩm không phải là khái niêm đồng nghĩa, chất lượng là thước đo mức độ hữu ích của giá trị sử dụng, biểu thị trình độ giá trị sử dụng của hàng hóa hay nói cách một cách khác, chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và người sử dụng. Một sản phẩm có chất lượng cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm đó. Một sản phẩm không được nhu cầu chấp nhận thì sản phẩm đó được coi là có chất lượng kém.Thứ hai, nhu cầu của con người luôn biến động theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng. Các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín trước khách hàng cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng và đáp ứng tốt các nhu cầu đó. Để thực hiện được nhiêm vụ trên, doanh nghệp cần định kỳ xem xét lại yêu cầu chất lượng để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng. Thứ ba, giữa các đối tượng khác nhau, nhu cầu rất khác nhau. Doanh nghiệp không thể sản xuất sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng cụ thể mà chỉ có thể sản xuất sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng. Vì vậy, khi xác Đề tài nghiên cứu khoa học 9 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập định các chỉ tiêu chất lượng, doanh nghiệp phải xem xét đến đặc tính của đối tượng liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Thứ tư, chất lượng có thể công bố dưới dạng các qui định tiêu chuẩn rõ rang hoặc chỉ cảm nhận , phát hiện được trong quá trình sử dụng. Do đó, những tính chất cũng như những đặc trưng của sản phẩm có thể được xác định bằng những chỉ tiêu, những thông số về kinh tế-kỹ thuật-thẩm mỹ….có thể cân đong đo dếm được, đánh giá được trước khi sử dụng, sau khi sử dụng. Tuy nhiên một doanh nghiệp không thể kinh doanh bằng bất kỳ giá nào nên ở đây phải có sự cân đối giwuax sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng và độ thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp.Thứ năm, khái niêm chất lượng không chỉ dùng đối vời hàng hóa mà có thể áp dụng cho mọi thực thể: một sản phẩm, một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hoặc một con người. Vì vậy , có thể đo lường được chất lượng của sản phẩm hữu hình và cả chất lượng của sản phẩm là dịch vụ.Thứ sáu, chất lượng của sản phẩm vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan. Nó thể hiện mối quan hệ tương tác giữa sản phẩm- con người – xã hội. Vì vậy, chất lượng theo nghĩa rộng (chất lượng tổng hợp) bao gồm cả giá cả, giao hàng và dịch vụ là những yếu tố thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Mỗi sản phẩm sản xuất ra đều nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, vì vậy mỗi sản phẩm sản xuất ra đều có giá trị sử dụng nhất định. Giá trị sử dụng được hình thành từ các tính chất của sản phẩm. Mỗi sản phẩm có rất nhiều tính chất, tuy nhiên khi xem xét giá trị sử dụng của sản phẩm, có thể xem xét trên một số tính chất cơ bản như: nhóm tính chất chức năng công dụng; nhóm tính chất kỹ thuật công nghệ; nhóm thính chất sinh thái; nhóm tính chất thẩm mỹ; nhóm tính chất kinh tế xã hội.2.2 Vai trò của chất lượngTrong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng của hàng hóa dịch vụ. Chất lượng hàng hóa và dịch vụ là yếu tố để doanh nghiệp chinh phục khách hàng. Với sản phẩm hàng hóa có chất lượng Đề tài nghiên cứu khoa học 10 [...]... lúa của vùng sẽ đạt mức 5,9 đến 6,0 tấn/héc-ta/vụ Như vậy, sản lượng lúa của vùng đến năm 2010 sẽ đạt mức trên dưới 6,65 triệu tấn, chủ yếu do tăng năng suất và tăng chất lượng gạo 2 Thực trạng về chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nói riêng 2.1 Tín hiệu khả quan về chất lượng gạo Việt Nam Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng gạo xuất khẩu, Việt Nam đã xây dựng bảng tiêu chuẩn gạo xuất khẩu Việt Nam. .. kim ngạch xuất khẩu gạo Trong cơ cấu thị trường hiện nay, mặt hàng gạo trắng vẫn chiếm ưu thế Hiện gạo trắng Việt Nam đang là đối thủ cạnh tranh của gạo cấp trung và cấp thấp của Thái Lan Chất lượng gạo cấp thấp của Việt Nam hơn hẳn chất lượng gạo cấp thấp của Thái Lan, cho nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có lúc đuổi kịp và vượt qua gạo Thái Lan Do vậy, sắp tới nhu cầu của Việt Nam đối với các mặt... nghiên cứu khoa học 27 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập năm nay, nhiều hơn hẳn các năm trước cũng được các chuyên gia cho rằng có yếu tố giá gạo của Việt Nam rẻ hơn so với gạo Thái Lan Nhiều nước đang mua gạo của Thái Lan chuyển sang mua gạo của Việt Nam do giá rẻ hơn nên khủng hoảng kinh tế cũng là cơ hội cho gạo Việt Nam Thị trường xuất khẩu gạo Tháng 1 STT 1 2 3 4 5 6 7 8... Đề tài nghiên cứu khoa học 23 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1 Tình hình xuất khẩu gạo nói chung của Việt Nam 1.1Cơ hội và kết quả thu được trong những năm qua Lúa là cây trồng chính, là nguồn thu nhập chính của trên 10 triệu hộ nông dân cả nước Trong 20 năm đổi mới, sản xuất lúa tăng trưởng liên tục cả diện tích,... 1 triệu tấn, hơn 5% Lúa gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt Nam Từ chỗ đảm bảo lương thực còn là mối lo, Việt Nam vươn lên xếp thứ hai trong dự đoán 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm 2003 Giá trị xuất khẩu khẩu gạo vượt qua con số 1 tỷ USD năm 2005 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới 2003 1 Thái Lan 7.750.000 tấn 2 Việt Nam 4.250.000 tấn 3 Ấn Độ... sản xuất lúa và xuất khẩu gạo: - Chung cả nước: Xuất phát từ thực trạng những năm qua và các điều kiện của 5 năm tới, dự báo xu hướng sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 sẽ diễn ra như sau (xem bảng) Bảng: Dự báo triển vọng lúa gạo Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010 Năm ĐVT Diện tích gieo cấy Nghìn ha Năng suất bình quân 1 Tạ/ha vụ Sản lượng cả năm Triệu tấn Lượng gạo xuất khẩu. .. diện tích Chất lượng gạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gạo là nét mới đáng ghi nhận của sản xuất lương thực Việt Nam thời kỳ 2001 - 2005 Hiện nay, Việt Nam là nước xuất gạo lớn thứ 2 thế giới Theo đánh giá của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), ở châu Á, ngoài Thái Lan còn 3 nước khác có khả năng cạnh tranh với Việt Nam về xuất khẩu gạo là Ấn Độ, PaĐề tài... USD/tấn (15%) Đây là năm thứ 17 Việt Nam liên tục xuất khẩu gạo, là năm thứ 3 đạt lượng gạo xuất khẩu trên 4 triệu tấn, năm thứ 2 đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD; và giữ vững vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo (vượt qua Ấn Độ) Thành tựu không chỉ dừng lại ở đó mà còn được nâng cao hơn khi thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục được mở rộng nhờ chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam được nâng lên đáng kể so... hội xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam đã có sự phối hợp trong các hoạt động xuất khẩu gạo giữa 2 nước trên thị trường thế giới và khu vực nên tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nước Việt Nam đã là thành viên của WTO nên thị trường nông sản nói chung, thị trường lúa gạo Việt Nam nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của Nhà nước đối với sản xuấtxuất khẩu. .. tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường + Tổ chức và quản lý nông nghiệp không ngừng đổi mới và hoàn thiện theo hướng phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, tăng cường sự hỗ trợ của Đề tài nghiên cứu khoa học 31 Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Nhà nước, phù hợp với yêu cầu sản xuất lúa hàng hóa gắn với xuất khẩu gạo khi Việt Nam gia nhập WTO + Thị trường xuất khẩu . gạo của Việt Nam. Thông qua sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi đã đưa ra những phân tích , đánh giá thực trạng của chất lượng gạo xuất. Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập MỤC LỤCThị trường xuất khẩu gạo

Ngày đăng: 30/11/2012, 10:18

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Quy trình chất lượng - Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

Hình 1.

Quy trình chất lượng Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2:Hệ thống chứng nhận chất lượng sản phẩm - Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

Bảng 2.

Hệ thống chứng nhận chất lượng sản phẩm Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng: Phân loại các tiêu chuẩn hạt gạo - Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

ng.

Phân loại các tiêu chuẩn hạt gạo Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hìn h: Các loại gạo dài, trung bình, ngắn điển hình - Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

n.

h: Các loại gạo dài, trung bình, ngắn điển hình Xem tại trang 21 của tài liệu.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM - Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Xem tại trang 24 của tài liệu.
1 Tình hình xuất khẩu gạo nói chung của Việt Nam. 1.1Cơ hội và kết quả thu được trong những năm qua.1.1Cơ hội và kết quả thu được trong những năm qua. - Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

1.

Tình hình xuất khẩu gạo nói chung của Việt Nam. 1.1Cơ hội và kết quả thu được trong những năm qua.1.1Cơ hội và kết quả thu được trong những năm qua Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bên cạnh những kết quả và các nhân tố tích cực, tình hình sản xuất lúa của Việt Nam trong những năm qua và hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, khó  khăn và thách thức - Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

n.

cạnh những kết quả và các nhân tố tích cực, tình hình sản xuất lúa của Việt Nam trong những năm qua và hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức Xem tại trang 28 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan