Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ mười hai pptx

6 371 0
Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ mười hai pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu sự phát triển của conTháng thứ mười hai Mẹ có thể hơi tủi thân một chút đây, vì “cục cưng” bây giờ bỗng dưng không muốn được mẹ ôm ấp bế ẵm suốt ngày nữa mà chỉ lúc nào bé muốn mà thôi; đó là do bé đã độc lập và tự làm được một số việc rồi. Bé cũng sẽ có những đồ vật “ghiền” của riêng mình, và đó là những thứ có thể giúp bé yên tâm khi đi nhà trẻ hoặc không có mẹ ở bên. Và đây là lúc mẹ bắt đầu phải đặt ra những giới hạn và kỷ luật cho con mình. Bé độc lập hơn Mẹ xem này, con đã tự làm được nhiều thứ lắm! - Ảnh: Inmagine Vì bé biết tự mình làm nhiều việc hơn, có thể bạn sẽ thấy có sự thay đổi trong thái độ của bé và cả của bạn. Bé không còn là một em bé luôn chờ đợi để được ẵm suốt trong vòng tay của bạn; bây giờ bé tự di chuyển và chỉ cần ôm ấp khi bé muốn thôi. Bé cố gắng tự mình làm nhiều việc và đôi khi phát cáu nếu bạn làm giùm bé. Tuy vậy, bé vẫn cần 100% sự quan tâm của bạn. Bạn cũng không cần phải chạy vội lại chỗ bé mỗi khi bé gọi. Đó cũng là dịp tốt để dạy cho bé hiểu rằng bạn còn có việc phải làm và đôi lúc bé cũng phải biết chờ đợi. Kiên nhẫn là một trong những bài học khó nhất của cuộc sống. Thiết lập giới hạn Một trong những nhiệm vụ của bé là tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ trong thế giới của mình. Đôi khi điều này có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm cho bé. Nhất quán trong việc đặt ra các giới hạn là một phần rất quan trọng trong việc dạy dỗ bé. Lập ra các giới hạn chủ yếu để giữ cho bé an toàn; bé sẽ hiểu rằng ở thế giới này luôn có những mối hiểm nguy mà bé cần phải học để tránh gặp phải. Ngoài ra, thiết lập các giới hạn cũng dạy bé phải giao tiếp một cách cân nhắc và tôn trọng người khác. Nói ngắn gọn lại là không phải bé muốn đòi gì cũng được. Thay vì nói với bé không được làm cái này hay cái kia, hãy cố gắng hướng bé qua một việc khác một việc gì đó an toàn hơn và có thể chấp nhận được để bé khám phá. Bạn cũng có thể cho bé một vài lựa chọn để bé cảm thấy mình được quyền quyết định nhiều hơn. Những món đồ chuyển tiếp Nhiều người trong chúng ta cảm thấy rất vui mỗi khi nhớ lại những món đồ đã từng gắn bó với chúng ta thuở nhỏ, giúp chúng ta vượt qua những giai đoạn khó khăn. Đó có thể là một cái chăn, một con búp bê, thú nhồi bông hoặc bất cứ thứ gì miễn là nó mang một ý nghĩa đặc biệt và có tác dụng dỗ dành đứa trẻ. Các chuyên gia gọi những vật này là “những vật chuyển tiếp” bởi vì chúng giúp trẻ vượt qua được những giai đoạn chuyển tiếp, chẳng hạn như trẻ phải làm quen với người giữ trẻ mới hay trẻ được gửi đến nhà trẻ. Đối với trẻ, những vật chuyển tiếp này là biểu tượng của sự an toàn, tình cảm gia đình và tình yêu thương của cha mẹ. Có thể đây không phải là thời điểm tốt nhất để tách trẻ ra khỏi những vật chuyển tiếp bởi đối với nhiều trẻ, giai đoạn này là đỉnh điểm của thời kỳ trẻ sợ người lạ và sợ xa mẹ. Tuy nhiên chắc bạn rất chán cái cảnh trẻ lê theo cái chăn ghiền từ phòng này qua phòng khác, từ nhà ra sân, thậm chí ra đường. Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng để hạn chế việc này xảy ra. Những món đồ ghiên chính là những người bạn luôn ở bên cạnh bé - Ảnh: Inmagine Một trong những biện pháp thành công nhất là thiết lập ra thời gian cố định khi nào thì bé được dùng cái chăn ghiền của bé. Khuyến khích bé dùng trong những hoàn cảnh phù hợp như:  Đi ngủ  Khi chia tay ba mẹ  Khi bé buồn  Sau khi bị vấp té và bé khóc Còn lại những lúc khác trong ngày, bạn hãy cất cái chăn ở một chỗ mà bé không thể lấy được. Có phụ huynh chọn cách cắt một mẫu nhỏ từ cái chăn để cho bé cầm và mang theo. Hoặc nếu bạn thấy bé kéo lê cái chăn theo cũng không vấn đề gì thì cứ để bé làm. Dù chọn cách gì đi chăng nữa, điều quan trọng nhất là phải nhất quán. Thay đổi giờ ngủ ngày Khoảng 12 tháng (hoặc có thể trong vài tháng tới), bạn sẽ thấy bé thay đổi giờ ngủ ngày. Bé sẽ chuyển từ ngủ hai giấc sang một giấc dài hơn. Mới đầu có thể bé sẽ đi ngủ giấc buổi sáng trễ hơn rồi đến giấc chiều không chịu ngủ nữa. Hoặc có thể bé vẫn ngủ giấc sáng đúng giờ nhưng ngủ lâu hơn. Có bé chỉ cần một ngày là làm quen được nhưng có bé cũng mất vài tháng mới chuyển hẳn sang ngủ một giấc ngày. Bạn có thể sẽ phải vào đánh thức bé dậy vào giấc ngủ sáng để buổi chiều bé đủ ngon và dài hơn. Bị đánh thức dậy nửa chừng có thể khiến bé uể oải lúc gần trưa do bé mệt. Ngoài ra, thói quen ngủ củacòn chịu ảnh hưởng của lịch sinh hoạt ở nhà trẻ nữa. Hãy thông báo cho nhà trẻ biết việc bé đang đổi lịch ngủ. Chẳng bao lâu nữa bạn sẽ có thể đều đặn thảnh thơi được trọn hai tiếng đồng hồ mỗi ngày khi bé ngủ trưa. Tổ chức thôi nôi cho bé một cách hợp lý và có cân nhắc Khi bé chào đón sinh nhật đầu tiên của mình, bạn cũng xứng đáng được chúc mừng! Bạn thật đáng khen vì đã vượt qua được một năm làm mẹ (làm bố). Và có thể bạn cảm thấy cần phải tổ chức một buổi tiệc để đánh dấu sự kiện quan trọng này của bé. Nhưng hãy thực tế nào: Tiệc thôi nôi chủ yếu là để dành cho người lớn hơn là cho bé, phải không? Hãy nghĩ lại cách đây 10 tháng, bạn đã phải cố gắng làm quen với vai trò làm mẹ/cha của mình. Bạn hãy nghĩ xem, dù trải qua một năm, bé đã lớn hơn rất nhiều, tò mò, độc lập hơn, bé vẫn còn là một đứa trẻ bé xíu. Nếu bé thuộc dạng nhạy cảm, một buổi tiệc lớn với nhiều dây trang trí, bong bóng, bánh kem, nhiều người lớn cùng xúm lại cười, nựng bé có thể làm bé khóc và bám bạn chặt hơn. Nói tóm lại, bạn hãy chúc mừng ngày quan trọng này nhưng khi lên kế hoạch, bạn nhớ tính đến bé nhé! . Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ mười hai Mẹ có thể hơi tủi thân một chút đây, vì “cục cưng”. bạn sẽ thấy có sự thay đổi trong thái độ của bé và cả của bạn. Bé không còn là một em bé luôn chờ đợi để được ẵm suốt trong vòng tay của bạn; bây giờ

Ngày đăng: 07/03/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan