Môi trường và con người pptx

123 4.6K 17
Môi trường và con người pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Môi trường con người Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ Môi Trường Môi Trường Con Người Tác giả: Trần Minh Tâm Biên mục: sdms Mở đầu Sống ở thời đại ngày nay, một dân tộc được coi là văn minh thì nhất thiết dân tộc đó phải biết coi trọng những mục tiêu phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột: Tăng trưởng kinh tế - Tiến bộ xã hội - Bảo vệ môi trường các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mỗi người dân ở đất nước văn minh ngày nay phải là người có ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trườngmọi nơi mọi lúc. Điều đó chỉ trở thành hiện thực khi trình độ dân trí không ngừng được nâng cao. Chính sách của Đảng Nhà nước ta từ trước đến nay cũng luôn luôn coi bảo vệ môi trường là công việc trách nhiệm của mọi người, thể hiện rõ ràng nhất là Chỉ thị số 36-CT /TƯ của Bộ Chính trị Ban Chấp hành TƯ Đảng CSVN khóa 8 đã nêu rõ "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân toàn quân". Trong Luật Bảo vệ môi trường, Điều 6 cũng có ghi "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân". Thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg, ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án:“Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Mục tiêu lâu dài của Dự án đến năm 2010 là: “Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy (chính khóa ngoại khóa) ở tất cả các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm trang bị những kiến thức cơ bản phù hợp với độ tuổi tâm sinh lý của học sinh, sinh viên về môi trường bảo vệ môi trường. Giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm đến môi trường, hình thành kỷ năng hành vi ứng xử tích cực thân thiện đối với môi trường công tác bảo vệ môi trường. Đào tạo cán bộ quản lý môi trường, nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển bền vững của đất nước." Hiện nay tại trường Đại học An Giang; tài liệu, giáo trình về Môi trường Con người cho sinh viên ngành Kinh tế nói riêng ngoài khối ngành ngoài Sư phạm nói chung còn chưa có. Cho nên chúng tôi cố gắng biên soạn tài liệu giảng dạy này từ nhiều tài liệu, giáo trình nhằm giúp việc dạy học môn học Môi trường Con người được thuận tiện hơn. Các bài giảng được biên soạn căn cứ vào đề cương chi tiết do Bộ Giáo dục Ðào tạo ban hành cùng với một số điều chỉnh nhỏ (khoảng 10%) được phép để phù hợp với chuyên ngành đào tạo thực tiển ở địa phương nhằm phục vụ cho sinh viên các ngành ngoài Sư Phạm của trường Đại Học An Giang. Tài liệu này được thực hiện với sự tham gia của các giảng viên Bộ môn Môi trường Phát triển bền vững, khoa Kỹ thuật – Công nghệ - Môi trường, trường Đại học An Giang. Tài liệu được chỉnh sửa theo ý kiến trong buổi nghiệm thu thông qua Hội đồng khoa học liên Khoa. Chúng tôi chân thành cảm ơn T.S. Nguyễn Tri Khiêm, Th.s. Võ Tòng Anh Th.s. Trương Bá Thảo; cám ơn quý Thầy Cô đã góp ý tham gia giúp đỡ việc biên soạn tài liệu giảng dạy này. Tất nhiên, tài liệu cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô, các sinh viên cùng độc giả để hoàn thiện tài liệu nhằm phục vụ công tác dạy học môn học tại Trường Đại học An Giang được tốt hơn. Chủ biên Trần Minh Tâm Chương 1: MỞ ĐẦU VỀ MÔN HỌC Mở đầu về khoa học môi trường 1.1.1. Một số định nghĩa về môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau; bao quanh con người; có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường, 1993). Đây là một định nghĩa mang tính tổng quát, có tính pháp lý từ Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam. Có nhiều khái niệm về môi trường được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Môi trường theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại diễn biến trong một môi trường. Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể” (Lê Văn Khoa, 1995) Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000). Theo tác giả có 4 thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau, đó là: • Môi trường tự nhiên: nước, không khí, đất đai, ánh sáng các sinh vật. • Môi trường kiến tạo: những cảnh quan được thay đổi do con người. • Môi trường không gian: gồm các yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương hướng sự thay đổi trong môi trường. • Môi trường văn hóa – xã hội: gồm các cá nhân các nhóm, công nghệ, tôn giáo, các định chế, kinh tế học, thẩm mỹ học, dân số học các hoạt động khác của con người. Môi trường sống của con người thường được chia thành các loại sau: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội. Môi trường có các chức năng cơ bản sau (Lê Văn Khoa, Khoa học môi trường, trang 10): • Không gian sinh sống của con người sinh vật • Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên • Nơi lưu trữ cung cấp các nguồn thông tin • Nơi chứa đựng các phế thải con nguời tạo ra trong cuộc sống Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác qua lại giữa con người môi trường xung quanh. Con người môi trường luôn thống nhất với nhau. Nội dung nghiên cứu bao gồm một số phần cơ bản như sau: • Các nguyên lý cơ bản của sinh thái học đặc điểm, bản chất quan hệ giữa các thành phần trong môi trường sinh học. • Những lý luận thực tiễn về quan hệ giữa dân số môi trường. • Sử dụng tài nguyên thiên nhiên ô nhiễm môi trường. • Những giải pháp đã đang thực hiện nhằm cải thiện mối quan hệ giữa môi trường con người: các biện pháp quản lý, tổ chức giáo dục. 1.1.2. Đối tượng nhiệm vụ của môn học Đối tượng nghiên cứu của môn học là nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất, nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sự sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người thiên nhiên. Nhiệm vụ của khoa học môi trường là tìm ra các biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường ở thời đại ngày nay – thời đại ứng với xã hội công nghiệp hậu công nghiệp. Đó là các vấn đề: • Gia tăng dân số hợp lý. • Sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp bền vững. • Xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, điểm dân cư bền vững. • Phòng, chống xử lý các ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí…) • Khai thác hợp lý bảo toàn tài nguyên thiên nhiên, rừng, biển, khoáng sản… • Quản lý tốt môi trường phòng tránh các rủi ro về môi trường… • Nguyên lý cơ bản của sinh thái học, quần thể, quần xã ảnh hưởng đến con người ngược lại. • Vấn đề lương thực, thực phẩm, nhà ở, đô thị hóa, công nghiệp hóa. Mục tiêu của khoa học môi trường là xác định, thấu hiểu các vấn đề mà tổ tiên của chúng ta chính chúng ta đã khơi dậy, xúc tiến. Thực tế cho thấy hầu hết các vấn đề môi trường thường rất phức tạp, không chỉ giải quyết đơn thuần bằng khoa học, công nghệ vì chúng thường liên quan tác động tương hỗ đến nhiều mục tiêu quyền lợi khác nhau. Khoa học môi trường sử dụng một loạt các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của các ngành khoa học cơ bản khác, chẳng hạn như: • Các phương pháp thu thập xử lý số liệu thực tế, các thực nghiệm. • Các phương pháp phân tích thành phần môi trường. • Các phương pháp phân tích đánh giá xã hội, quản lý xã hội, kinh tế. • Các phương pháp tính toán, dự báo, mô hình hóa. • Các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. • Các phương pháp phân tích hệ thống. 1.1.3. Các phân môn mối quan hệ giữa khoa học môi trường với các khoa học khác Cần phân biệt khoa học môi trường với công nghệ môi trường; là công nghệ để xử lý các loại ô nhiễm. Các phân môn của khoa học môi trường gồm: sinh học môi trường, địa học môi trường, hóa học môi trường, y học môi trường, kinh tế- xã hội môi trường… Khoa học môi trường (hay Môi trường con người) là một môn khoa học tổng hợp, liên ngành, sử dụng phối hợp thông tin từ nhiều lĩnh vực; quan hệ chặt chẽ với các ngành khoa học khác. Để giải quyết các vấn đề môi trường cần đến rất nhiều ngành khoa học khác nhau; đó là: sinh học, sinh thái học, các khoa học về Trái Đất, các khoa học xã hội, kinh tế, nhân văn, khoa học quản lý, chính trị, luật pháp… Các ngành khoa học công nghệ, kỹ thuật cũng cần được sử dụng khi phải giải quyết các vấn đề môi trường. Do đó các kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực trên sẽ rất cần thiết cho việc tìm hiểu về Môi trường Con người. Khoa học môi trường trên thế giới ở nước ta hiện nay phương hướng phát triển sắp tới 1.2.1. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới Báo cáo tổng quan môi trường toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) viết tắt là GEO-2000 đã được hơn 850 tác giả trên 30 cơ quan môi trường các tổ chức khác của Liên hợp quốc phối hợp biên soạn. Báo cáo đã phân tích hai xu hướng lớn khi loài người bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Đó là: Thứ nhất: Các hệ sinh thái sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất trong phân bố hàng hóa, dịch vụ. Sự khác biệt sẽ ngày càng gia tăng giữa những người thu được lợi ích từ phát triển kinh tế công nghệ những người không thu được lợi ích theo hai thái cực: sự phồn thịnh sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn môi trường toàn cầu. Thứ hai: Thế giới đang ngày càng biến đổi trong đó những thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ những chính sách mới không theo kịp nhịp độ quy mô gia tăng dân số phát triển kinh tế. Những thách thức mang tính toàn cầu đó là: • Khí hậu toàn cầu biến đổi tần suất thiên tai gia tăng. • Sự suy giảm tầng ozone (O3) ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người các loài sinh vật trên Trái Đất. • Tài nguyên đất, nước, rừng… bị suy thoái . • Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng. • Sự gia tăng dân số không kiểm soát được gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số môi trường. • Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái Đất. 1.2.2. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu giải quyết các vấn đề môi trường Để duy trì được sự cân bằng của tự nhiên, đưa tất cả các hoạt động của con người đạt hiệu quả tốt nhất, vừa phát triển kinh tế vừa hài hòa với tự nhiên thì việc quy hoạch quản lý lãnh thổ trên quan điểm sinh thái – môi trường là giải pháp hữu hiệu nhất. Trong nghiên cứu, nhiều vấn đề môi trường đang đặt ra cho chúng ta phải giải quyết chúng ta có thể làm được nhiều việc trước khi quá muộn đối với tài nguyên môi trường. Vai trò của khoa học môi trường không chỉ dừng lại ở việc xác định các vấn đề, các bức xúc mà còn tìm ra các đề nghị, giải pháp đánh giá các phương án giải quyết tiềm năng. Việc lựa chọn, thực hiện phương án giải quyết nào luôn là chủ đề của các chính sách chiến lược của xã hội. Việc giải quyết thành công các vấn đề môi trường thường bao gồm 5 bước cơ bản sau: 1. Đánh giá một cách khoa học, thu thập các thông tin, số liệu, xây dựng mô hình dự báo. 2. Phân tích rủi ro: điều gì có thể xảy ra nếu hành động nào đó được thực hiện, phân tích những hiệu ứng tiềm ẩn của những can thiệp. 3. Giáo dục cộng đồng: khi một sự lựa chọn cụ thể được tiến hành trong số hàng loạt các hành động luân phiên thì phải được thông tin đến cộng đồng. 4. Hành động chính sách: cộng đồng tự bầu ra các đại diện, lựa chọn tiến trình hành động thực thi hành động đó. 5. Hoàn thiện: quan trắc một cách cẩn thận xem xét cả hai khía cạnh: liệu vấn đề môi trường đã được giải quyết chưa? đánh giá hoàn thiện việc lượng hóa ban đầu tiến hành mô hình hóa vấn đề. 1.2.3. Khoa học môi trường trên thế giới ở nước ta Môi trường hình thành từ khi có sự hình thành của vũ trụ, môi trường có mặt khắp mọi nơi. Nhưng phải đến những năm đầu của thế kỷ 18 ngành Môi trường học mới được phôi thai. Điểm mốc có lẽ là sự xuất hiện những công trình khoa học về “Vai trò của bồ hóng gây ung thư cho công nhân cạo khói”(1775). Công trình này ghi nhận sự tác hại của công nghiệp lên sức khỏe môi trường. Sau đó những năm 60 – 70 của thế kỷ XX; các công trình về ozone, lỗ thủng tầng ozone, về hiệu ứng nhà kính các khí thải, về mưa acid… thì những nghiên cứu về môi trường thực sự trở thành một ngành khoa học tổng hợp từ nhiều ngành khoa học khác. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các ngành thổ nhưỡng, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, sinh học, khoa học biển, nông nghiệp, lâm nghiệp, hóa học, dân số học, kinh tế, khoa học quản lý… Kể từ sau Hội nghị về bảo vệ môi trường ở Stockholm 1972, khoa học môi trường ở trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Những viện nghiên cứu môi trường đã được thành lập, nhiều trường đại học đã xây dựng các khoa bộ môn chuyên ngành đào tạo cán bộ khoa học quản lý công nghệ môi trường. Nhiều tạp chí, sách giáo khoa, sách chuyên khảo về khoa học môi trường đã được xuất bản. Nhiều tổ chức thế giới nghiên cứu khoa học về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường thành lập hoạt động rộng rãi ở nhiều nước. Gần đây là Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về bảo vệ môi trường ở Rio de Janeiro 1992 đã thảo ra Bản Hiến chương 21; hoạch định kế hoạch hành động nhằm chú trọng vào hàng loạt vấn đề môi trường phát triển với sự tham gia của các chính phủ, các tố chức quốc tế các nhóm đang đeo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã có Báo cáo về hiện trạng môi trường toàn cầu năm 2002 (GEO-3) để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất 2002, Rio + 10 đã đề ra chiến lược hành động toàn cầu về bảo vệ môi trường sử dụng tài nguyên lâu bền, nhưng thế giới vẫn chưa có tiến bộ nào đáng kể. Vì vậy tất yếu phải có sự phối hợp hành động. Khi mà hiểm họa về sự tồn vong của loài người đã quá nhãn tiền, điều kiện sinh thái bị hủy hoại, đất đai bị suy thoái, rừng rậm biến thành đồi trọc, thiếu nước ngọt, không khí ô nhiễm đến ngạt thở, thiên tai xảy ra thường xuyên, bệnh do môi trường làm hàng triệu người chết…. thì ngành khoa học môi trường có vai trò quan trọng cấp thiết. Ở nước ta, quán triệt Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”; Quyết định số 1363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ký phê duyệt đề án “ Đưa các nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Bộ GD& ĐT đã chỉ đạo các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển bám sát các mục tiêu về tăng cường công tác bảo vệ môi trường để tổ chức, nghiên cứu triển khai tích cực các ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường, phục vụ giáo dục đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội theo các chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước. Trong các năm qua, các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu đã tham gia thực hiện hàng trăm đề tài, dự án các cấp thực hiện các hoạt động quan trắc, phân tích môi trường phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Đến nay đã có nhiều cơ sở (Viện, Trung tâm, Khoa) nghiên cứu đào tạo về môi trường trên cả nước. “Tăng cường năng lực đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu khoa học về công nghệ môi trường nhằm đặt nền móng vững chắc để phát triển ngành môi trường, phục vụ có hiệu quả các vấn đề về môi trường, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế xã hội bền vững. Xây dựng cơ sở nghiên cứu môi trường đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ nghiên cứu môi trường tầm quốc gia, tiến hành các chương trình nghiên cứu các vấn đề bức xúc, trọng tâm, khuyến khích các nghiên cứu bảo vệ môi trường” (Báo cáo hiện trạng môi trường 2001, Bộ KH, CN&MT). Chương 2: CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Sinh vật môi trường Môi trường sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó Hệ Mặt Trời Trái Đất (kể cả Mặt Trăng các hành tinh khác) là thành phần ảnh hưởng trực tiếp nhất. Trong môi trường sống luôn có sự tác động qua lại của các thành phần vô sinh hữu sinh. Về mặt vật lý, Trái Đất được chia thành các quyển sau: Thạch quyển (Lithosphere), còn gọi là môi trường đất bao gồm vỏ Trái Đất dày khoảng 60 - 70 km trên mặt đất 2 - 8 km dưới đáy biển. Thành phần vật lý tính chất hóa học của thạch quyển nhìn chung là ít biến đổi có ảnh hưởng lớn đến sự sống trên mặt địa cầu. Đất trồng trọt, rừng, khoáng sản… là những tài nguyên đang được con người khai thác triệt để dẫn đến nguy cơ cạn kiệt. Thủy quyển (Hydrosphere) còn gọi là môi trường nước bao gồm đại dương, biển, sông, hồ, ao, suối, nước ngầm dưới đất, băng tuyết hơi nước (kể cả thành phần nước trong tế bào sinh vật). Khí quyển (Atmosphere) còn gọi là môi trường khí bao gồm lớp không khí bao quanh bề mặt cả hai đầu Trái Đất (kể cả hơi khí hòa tan trong nước, trong sinh vật, trong lòng đất). Không khí có khối lượng khoảng 0,0001% khối lượng Trái Đất. Từ mặt đất lên cao; khí quyển được chia thành nhiều lớp, tầng. Về mặt sinh học, Trái Đất còn gọi là sinh quyển (Biosphere) bao gồm các cơ thể sống cùng với nhiều thành phần khác của quyển vật lý tạo nên môi trường sống cho sinh vật con người. Các thành phần này luôn tác động tương hỗ với nhau. Ví dụ: CO2 O2 phụ thuộc vào mức độ sinh tồn của thực vật khả năng hòa tan trong nước của chúng. Sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì nằm trong tất cả các quyển vật lý không liên tục vì chỉ tồn tại phát triển trong điều kiện môi trường nhất định. Ngoài vật chất năng lượng, trong sinh quyển còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc cơ chế tồn tại phát triển các vật sống. Dạng thông tin phức tạp cao cấp nhất là trí tuệ con người; có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại, phát triển trên Trái Đất. 2.1.1. Các nhân tố sinh thái nhân tố môi trường Trong thiên nhiên, các nhóm thực vật, động vật từ bậc thấp đến bậc cao thường sống chung với nhau, liên kết với nhau bởi nhiều mối quan hệ mà chủ yếu là quan hệ về phân bổ dinh dưỡng, tức là mối quan hệ mà trong đó luôn diễn ra cuộc đấu tranh về không gian sống thức ăn. Quan hệ đó được gọi là quan hệ sinh thái. Phân loại các nhân tố sinh thái: Số lượng các nhân tố sinh thái ngày càng nhiều và tác động một cách tổng hợp chứ không riêng rẽ đến hoạt động của mọi sinh vật. * Theo nguồn gốc đặc trưng tác động của các nhân tố sinh thái người ta phân chia ra một số nhân tố chủ yếu như sau: • Các nhân tố vô sinh: o Khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, không khí (bao gồm thành phần các khí, nồng độ sự chuyển động của không khí - gió), nước (các dạng nước, độ ẩm. . .) o Thổ nhưỡng: thành phần cơ giới, hóa học, tính chất vật lý của đất. o Địa hình: độ cao, độ dốc, hướng phơi… Đối với sinh vật ở nước thì các nhân tố sinh thái được xác định bởi tính chất của môi trường nước. • Các nhân tố hữu sinh: o Thực vật o Động vật. o Nhân tố con người. Con người là một thực thể sinh học tồn tại trong tổng thể các mối quan hệ hài hòa với nhau. Về bản chất, con người được tạo nên từ những đơn vị nhỏ nhất là các tế bào sống. Các tổ chức, cơ quan, bộ máy cơ thể đảm nhiệm những chức năng nhất định trong mối quan hệ thống nhất, toàn vẹn của cơ thể, đảm bảo sự sống của con người. Từ khi sinh ra, lớn lên, già đi; con người luôn tồn tại trong môi trường tự nhiên xã hội, luôn chịu tác động qua lại với môi trường từ nhiều phía. Cũng là sinh vật nhưng con người tác động vào thiên nhiên một cách có ý thức với mức độ ngày càng lớn. * Theo các nhân tố lệ thuộc độc lập với mật độ • Yếu tố không phụ thuộc mật độ là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng của nó không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động. Các yếu tố vô sinh thường là các yếu tố không phụ thuộc mật độ. • Yếu tố phụ thuộc vào mật độ là yếu tố khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác động của nó phụ thuộc vào mật độ quần thể chịu tác động. Chẳng hạn, dịch bệnh đối với nơi thưa dân ảnh hưởng kém hơn so với nơi đông dân. Hiệu suất bắt mồi của vật dữ kém hiệu quả khi mật độ con mồi quá thấp hoặc quá đông. Các yếu tố sinh thái thường (tuy không là tất cả) là những yếu tố phụ thuộc mật độ. * Phân loại “không gian” dựa vào đặc tính môi trường • Nhân tố khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, mưa… • Nhân tố thổ nhưỡng: pH, thành phần cơ giới… • Nhân tố thủy sinh: dòng chảy, chất hòa tan… * Phân loại theo thời gian: ảnh hưởng của sự biến thiên theo năm, mùa, hay ngày, đêm mang tính chu kỳ. Các nhân tố sinh thái luôn tác động kết hợp với nhau. Nhân tố sinh thái nào cũng có thể trở thành nhân tố hạn chế trong không gian hoặc theo thời gian. 2.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật Các yếu tố tác động đến đời sống cá thể, quần thể, quần xã là một tổ hợp. Môi trường chịu tác động phức hợp của nhiều nhân tố sinh thái. Khi tác động lên môi trường hiệu quả của các nhân tố sinh thái phụ thuộc vào bản chất của từng nhân tố, hàm lượng hay nồng độ của chúng trong môi trường, thời gian tiếp xúc của chúng với con người, các sinh vật cuối cùng là trạng thái riêng (về thể chất tinh thần của con người - cơ địa của từng người hay cá thể nào đó). a. Mỗi yếu tố môi trường khi tác động lên đời sống sinh vật được thể hiện trên nhiều khía cạnh như sau: • Bản chất của các yếu tố (nhiệt độ, ánh sáng). • Cường độ hay liều lượng tác động (cao hay thấp, nhiều hay ít). • Độ dài hay thời gian của sự tác động (ví dụ ngày dài, ngày ngắn). • Phương thức tác động: liên tục hay đứt đoạn, chu kỳ tác động (tần số: mau hay thưa). Các nhân tố sinh thái tác động đến đời sống của sinh vật sinh vật sẽ phản ứng lại nhằm thích nghi với sự tác động của yếu tố sinh thái đó. Khi xem xét một nhân tố, tùy vào điều kiện không gian, thời gian, nhân tố đó có thể xuống đến dưới một trị số tối thiểu không thể đáp ứng được yêu cầu của [...]... hệ thần kinh gan 2.3.3 Tác động của con người lên hệ sinh thái môi trường Ngay từ khi xuất hiện, con người đã tác động vào môi trường thiên nhiên Mức độ tác động ngày càng gia tăng theo sự phát triển của xã hội loài người a Tác động môi trường của người nguyên thủy Trước khi tìm ra lửa, loài người đã sống một cách hài hòa, hoàn hảo với môi trường tự nhiên Tổ tiên của loài người vào thời kỳ đồ... đặc tính của con người là có biên độ sinh thái lớn, có khả năng sống được trong điều kiện khắc nghiệt Chính vì vậy mà con người cư trú khắp nơi, từ sa mạc khô cằn cho đến các vùng cực băng giá Con người luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, nhưng con người cũng là sinh vật ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường Con người là động vật ăn tạp Ngoài thức ăn có sẵn trong tự nhiên, con người đã sản... sinh thái các đặc trưng của hệ sinh thái a Định nghĩa hệ sinh thái Hệ sinh thái môi trường là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật (và con người) cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó với sự tương tác lẫn nhau, liên tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định chiều hướng phát triển của quần xã sinh cảnh của toàn hệ Hệ sinh thái là hệ thống của sinh vật môi trường trong... có những thứ mà chỉ con người mới biết sử dụng dám sử dụng Ví dụ như các tân dược, nông dược, trà, cà phê, thuốc lá, rượu các chất ma túy… 2.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống con người Cũng như các sinh vật khác, con người chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái của môi trường Ở đây chúng ta chú ý đến các nhân tố liên quan đến nhu cầu thiết yếu của con người, tức là vấn đề... 2002) Con người, hệ sinh thái và môi trường 2.3.1 Con người là vật tiêu thụ đặc biệt trong hệ sinh thái Loài người (Homo sapiens) là sinh vật tiêu thụ đồng thời là sinh vật hết sức đặc biệt Ngoài các nhu cầu bình thường của động vật, con người còn có nhu cầu khác của một thành viên xã hội loài người Việc ăn, mặc, ở, sinh sản, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe, giải trí…ngày càng phức tạp hơn đòi... các quá trình trao đổi năng lượng vật chất giữa sinh vật với sinh vật giữa sinh vật với môi trường Hệ sinh thái = quần xã sinh vật + môi trường xung quanh + năng lượng Mặt Trời Ví dụ: Hệ sinh thái môi trường ao hồ gồm có các quần xã sinh vật của các loài cá, cua ốc, rong rêu…với môi trường sống của nó là nước hồ, không khí hòa tan trong nước, ánh sáng Mặt Trời thức ăn, các khoáng chất cùng... xã các đặc trưng của quần xã a Định nghĩa quần xã Quần xã (community) là tập hợp nhất định của các quần thể sinh vật (và con người) , phân bố trong một lãnh thổ, một thời gian, không gian nhất định Giữa các sinh vật (và con người) sống trong đó có mối quan hệ tương tác lẫn nhau về mạng lưới thức ăn, dòng năng lượng, tập hợp trong một cấu trúc nhất định Giữa sinh vật và con người với các điều kiện môi. .. này, con người không ngừng khai thác tài nguyên thiên nhiên Hơn nữa con người còn chế tạo ra các chất không có hay rất hiếm gặp trong thiên nhiên Các hành động này thường gây nhiều bất lợi cho sinh vật đe dọa cả sự sống trên Trái Đất Con người là động vật ăn tạp Ngoài thức ăn có sẵn trong tự nhiên, con người đã sản xuất, chế biến thành vô số loại thức ăn khác nhau Trong đó có những thứ mà chỉ con người. .. triệu năm để từ vài trăm ngàn người đạt con số 1 tỷ người Nhưng chỉ cần 45 năm để tăng gấp đôi số lượng từ 2 tỷ lên 4 tỷ người (trong khoảng từ 1930 đến 1975) Vào ngày 12/10/2000; thế giới có 6 tỷ người đang sinh sống, như vậy chỉ trong vòng 12 năm dân số đã tăng thêm 1 tỷ người thời gian để dân số gia tăng thêm 1 tỷ người ngày càng rút ngắn lại Dân số thế giới đang tăng ở mức 78 triệu người mỗi năm,... kỳ đồ đá mới do dân số còn rất ít, cho nên con người chỉ tác động vào môi trường một cách hạn chế Như thế họ là thành viên hoàn toàn của các hệ sinh thái chỉ là một trong vô số các sinh vật tạo nên quần xã sinh vật, hòa nhập vào các chu trình vật chất dòng năng lượng trong sinh quyển Nhưng khi tìm ra cách lấy lửa, các thợ săn đã bắt đầu phá hủy môi trường tự nhiên Hiện nay chúng ta chắc chắn . môi trường gồm: sinh học môi trường, địa học môi trường, hóa học môi trường, y học môi trường, kinh tế- xã hội môi trường Khoa học môi trường (hay Môi. học và các hoạt động khác của con người. Môi trường sống của con người thường được chia thành các loại sau: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi

Ngày đăng: 07/03/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mở đầu về khoa học môi trường

    • 1.1.1. Một số định nghĩa về môi trường

    • 1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học

    • 1.1.3. Các phân môn và mối quan hệ giữa khoa học môi trường với các khoa học khác

    • 1.2.1. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới

    • 1.2.2. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề môi trường

    • 1.2.3. Khoa học môi trường trên thế giới và ở nước ta

    • Sinh vật và môi trường

      • 2.1.1. Các nhân tố sinh thái và nhân tố môi trường

      • 2.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật

        • a. Mỗi yếu tố môi trường khi tác động lên đời sống sinh vật được thể hiện trên nhiều khía cạnh như sau:

        • b. Phân bổ giới hạn được ấn định từ điểm tối thiểu đến điểm tối đa.

        • c. Trong sinh thái học, sự tác động của các yếu tố sinh thái có liên quan đến hai định luật:

        • d. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh lên đời sống sinh vật

        • e. Ảnh hưởng các nhân tố sinh thái hữu sinh lên đời sống sinh vật

        • 2.1.3. Quần thể và các đặc trưng của quần thể

          • a. Định nghĩa

          • b. Một số đặc trưng chủ yếu của quần thể

          • 2.1.4. Sự thích nghi của cá thể và của quần thể đối với các nhân tố sinh thái

            • a. Sự thích nghi của thực vật đối với môi trường sống

            • b. Sự thích nghi của động vật với môi trường sống trong những điều kiện địa lí sinh thái khác nhau theo các hướng cơ bản sau:

            • 2.2.1. Quần xã và các đặc trưng của quần xã

              • a. Định nghĩa quần xã

              • b. Khái niệm về ưu thế sinh thái

              • c. Đặc trưng của quần xã

              • 2.2.2. Hệ sinh thái và các đặc trưng của hệ sinh thái

                • a. Định nghĩa hệ sinh thái

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan