Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

135 2.3K 31
Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ sau đổi mới kinh tế đến nay, Đảng và nhà nước ta luônquan tâm đến việc mở rộng mối quan hệ nhiều mặt với các quốc gia,các khu vực trên thế giới khi xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang trởthành xu thế tất yếu của thời đại So với nhiều nước trong khu vực vàtrên thế giới, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc phát triển nhanh hơn vàtrên nhiều lĩnh vực khác nhau do có được sự quan tâm đặc biệt củaChính phủ hai nước Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giaochính thức năm 1992 đến nay, trải qua hơn một thập kỷ phát triển, mốiquan hệ kinh tế giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng tựhào, Hàn Quốc hiện đang đứng thứ 5 trong tổng số trên 100 nước cóquan hệ buôn bán với Việt Nam và là nước đầu tư lớn thứ nhất vào ViệtNam.Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại trong quan hệ kinh tếgiữa hai nước hiện nay đó là sự mất cân đối quá lớn trong cán cânthương mại giữa hai nước, Việt Nam luôn bị nhập siêu và mức nhậpsiêu có xu hướng ngày càng tăng Mặt khác, Việt Nam đã thu hút đượclượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khá lớn từ Hàn Quốc, mà lĩnhvực đầu tư chủ yếu là: nhà ở, xây dựng khu đô thị, khách sạn, chung cư.Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất công nghệ cao còn chiếm tỷ tọng nhỏtrong cơ cấu đầu tư, hơn nữa lượng vốn đầu tư còn chưa tương xứngvới tiềm năng và mối quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh ViệtNam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

Xuất phát từ đòi hỏi trên, nhóm tác giả đã bắt tay vào nghiên cứu

đề tài “ Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thựctrạng, triển vọng và giải pháp” với hi vọng góp một phần nhỏ bé vào

việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng trở nên pháttriển hơn, đặc biệt sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO

Trang 2

Mục tiêu của đề tài là: Đi sâu vào phân tích thực trạng mối quan

hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam- Hàn Quốc, những khókhăn còn tồn tại, triển vọng phát triển mối quan hệ từ đó đề ra giảipháp nhằm nâng mối quan hệ kinh tế giữa hai nước lên một tầm cao

mới Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài là:

Nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, trên cơ sở của việc phântích thực trạng mối quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hainước Trong đó chuyên đề chỉ tập trung vào các quan hệ xuất nhậpkhẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu qua 3 phần chính:

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP TỚI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM- HÀN QUỐC

Chương II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY.

Chương III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – HÀN QUỐC

Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đỗ Đức Bình và Ông Nguyễn ĐăngHùng- Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, Bộ Ngoại giao đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này Chuyên đề này mới là bước đầu em làm quen với công tác nghiên cứu, do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc triển khai đề tài Em mong nhận được sựthông cảm của quý Thầy Cô và các bạn sinh viên.

Trang 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾVÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP TỚI QUAN HỆ KINHTẾ 8

VIỆT NAM- HÀN QUỐC 8

1.1 - Hội nhập kinh tế - khái niệm và bản chất 8

1.1.1 Hội nhập kinh tế - vấn đề mang tính khách quan của các nền kinh tế hiện nay 8

1.1.2 Khái niệm 9

1.1.3 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 10

1.2 Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế( đặc biệt là quan hệ thương mại và đầu tư) 12

1.2.1 Quan hệ hợp tác về thương mại 12

1.2.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế 12

1.2.1.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế 12

1.2.1.3 Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế 15

1.2.2 Quan hệ hợp tác về đầu tư( đặc biệt là FDI) 16

1.2.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: 16

1.2.2.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 18

1.2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương: của các nước đang phát triển 22

1.2.3.1 Tác động trực tiếp 22

1.2.3.2 Tác động gián tiếp 26

1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc 27

1.3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc phát triển toàn diện 27

1.3.2 Thúc đẩy cải cách hành chính 28

1.3.3 Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế 29

1.3.4 Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh 30

1.3.5 Những tác động không thuận chiều 31

Chương II 33

THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI 33

VIỆT NAM- HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY 33

2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc 34

2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu 36

2.2 Quan hệ hợp tác trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 53

Trang 4

2.2.1 Về quy mô và tốc độ tăng 54

2.2.2 Về hình thức đầu tư 58

2.2.3 Cơ cấu đầu tư theo ngành 61

2.2.4 Phân bố đầu tư theo vùng 63

2.2.5 Đánh giá quan hệ đầu tư( FDI) Hàn Quốc và Việt Nam 65

2.2.5.1 Đạt được 65

2.2.5.2 Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân 67

Chương III 73

TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINHTẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – HÀN QUỐC 73

3.1) Triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc 73

3.1.1) Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc 73

3.1.2) Triển vọng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam 79

3.2) Các giải pháp chung nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam- Hàn Quốc 81

3.3 Một số giải pháp, chính sách cho sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc 88

3.3.1) Nhóm các giải pháp và chính sách chung 88

3.3.1.1) Đối với chính phủ Việt Nam và các bộ ngành liên quan 89

3.3.1.2) Đối với các doanh nghiệp Việt Nam 96

3.3.2) Nhóm các giải pháp chính sách trong một số lĩnh vực cụ thể 98

3.3.2.1) Các giải pháp chính sách trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá 99

3.4) Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 109

3.4.1)Về pháp luật chính sách: 109

3.4.2) Về quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài 110

3.4.3) Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 112

Trang 5

Bảng 2.4: Mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam41Bảng 2.5 : Hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc42Bảng 2.6 : Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc giai đoạn

Bảng 2.7: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc46

Bảng 2.8 : Top mười đối tác có tổng vốn đầu tư cao

Bảng 2.11: Một số dự án hàng đầu của Hàn Quốc tại Việt Nam hiệnnay60Bảng 2.12: Đầu tư FDI của Hàn Quốc vào các địa phương trong cả

nước 2006

64

Trang 6

Biểu đồ 2.5: Thể hiện tỷ lệ vốn đầu tư của Hàn Quốctrong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2006

55Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ tăng của vốn đầu tư nước ngoài

từ Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 1996-2006 57 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc vào Việt

Biểu đồ 2.8: Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Hàn

Trang 7

Southeast Asia Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông

VIETRADE Viet Nam Trade

Cơ quan Xúc tiến Thương mại

Việt Nam

Trang 8

Korea Trade-

Investment Promotion Agency

Phòng xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc

JETRO Japan Extenal Trade

Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀTÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP TỚI QUAN HỆ KINH TẾ

VIỆT NAM- HÀN QUỐC

1.1 - Hội nhập kinh tế - khái niệm và bản chất

1.1.1 Hội nhập kinh tế - vấn đề mang tính khách quan của các nền kinh tế hiện nay

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu của nềnkinh tế thế giới, từ thấp đến cao, từ quy mô hẹp đến quy mô ngày càng rộnglớn hơn, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa, khuvực hóa và quốc tế hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác độngmạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ Trước đây, tính chất xãhội hóa của quá trình sản xuất chủ yếu mới lan tỏa bên trong phạm vi biêngiới của từng quốc gia, nó gắn các quá trình sản xuất, kinh doanh riêng rẽ lạivới nhau, hình thành các tập đoàn kinh tế quốc gia và làm xuất hiện phổ biếncác loại hình công ty cổ phần trong nền kinh tế quốc gia Qua đó quan hệ sởhữu về tư liệu sản xuất đã có sự thay đổi đáng kể, dần hình thành nên sở hữu

Trang 9

hỗn hợp Từ đó, việc đáp ứng yêu cầu về quy mô vốn lớn cho sản xuất kinhdoanh ngày càng thuận lợi hơn Tình hình này càng đòi hỏi sự tham gia ngàycàng lớn của chính phủ các quốc gia có nền kinh tế phát triển Bởi lẽ, cácquốc gia này là những quốc gia có thế mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quảnlý Ngày nay, một mặt do trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất làmcho tính chất xã hội hóa của chính nó càng vượt ra khỏi phạm vi biên giớiquốc gia, lan tỏa sang các quốc gia khu vực và thế giới nói chung Mặt khác,tự do hóa thương mại cũng đang trở thành xu hướng tất yếu, được xem lànhân tố quan trọng thúc đẩy buôn bán giao lưu giữa các quốc gia, thúc đẩytăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của mọi quốc gia Chính vì vậy,hầu hết các quốc gia trên thế giới theo định hướng phát triển của mình đềuđiều chỉnh các chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ các ràocản thương mại, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển các nguồn lực và hàng hóatiêu dùng giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi hơn, thông thoáng hơn.Không ngừng đẩy mạnh trao đổi hàng hóa và dịch vụ, mở rộng sự phân côngvà hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật là một nhucầu không thể thiếu được của đời sống kinh tế và là một tất yếu khách quancủa thời đại, dù đó là nước lớn hay nhỏ, nước công nghiệp phát triển hay kémphát triển, nước tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa.

Mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập để phát triển, trong bối cảnhcạnh tranh gay gắt đều phải chú ý đến các quan hệ trong và ngoài khu vực.Về lâu dài cũng như trước mắt, việc giải quyết các vấn đề của quốc gia đềuphải tính đến và cân nhắc với xu hướng hội nhập toàn cầu để đảm bảo đượclợi ích phát triển tối ưu của quốc gia Việt Nam cũng không thể nằm ngoàiquá trình này Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia dù giàu có hoặc pháttriển đến đâu cũng không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu củachính mình Trình độ phát triển càng cao càng phụ thuộc với mức độ nhiềuhơn vào thị trường thế giới Đó là một vấn đề có tính quy luật Những quốcgia chậm trễ trong hội nhập kinh tế quốc tế thường phải trả giá bằng chính sựtụt hậu của mình, ngược lại những nước vội vã không phát huy nội lực, không

Trang 10

chủ động hội nhập cũng đã bị trả giá Bởi vậy, để hội nhập có hiệu quả, cầnphải có quan điểm nhận thức đúng đắn, nhất quán, cơ chế chính sách thíchhợp, tận dụng tốt cơ hội, không bỏ lỡ thời cơ, giảm thách thức, hạn chế rủi rotrong quá trình tiến lên của mình.

1.1.2 Khái niệm

Hội nhập kinh tế quốc tế là một thuật ngữ đã xuất hiện trong vài thậpkỷ gần đây Nhưng cho đến nay vẫn đang tồn tại các cách hiểu khác nhau vềhội nhập kinh tế quốc tế Có loại ý kiến cho rằng: hội nhập kinh tế quốc tế làsự phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng,ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương và toàn cầu ngàycàng đa dạng hơn, cao hơn và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tếquốc gia và quốc tế Loại ý kiến khác lại cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế làquá trình loại bỏ dần các hàng rào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế vàdi chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước.

Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, nhưng hiện nay khái niệmtương đối phổ biến được nhiều nước chấp nhận về hội nhập như sau: Hộinhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổchức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nướcthành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối Nói mộtcách khái quát nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thựchiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tàichính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và cáchoạt động kinh tế đối ngoại khác.

*Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết 6 vấn đề chủ yếu:

Đàm phán cắt giảm thuế quan;

Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan;Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ;

Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế;Điều chỉnh các chính sách thương mại khác;

Trang 11

Triển khai các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế có tính chất toàncầu.

1.1.3 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập là kết quả chính trị có chủ đích rõ ràng nhằm hình thành một tậphợp khu vực để thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường cho sản phẩm dịch vụnước mình Do đó Hội nhập là hoạt động chủ quan của con người, ở đây làcác chính phủ, nhằm lợi dụng sức mạnh của thời đại để tăng cường sức mạnhdân tộc mình Hội nhập quốc tế trước kia cũng như hiện nay cùng có mụcđích giống nhau là lợi dụng đến mức tối đa sự hợp tác quốc tế để tăng cườngsức mạnh dân tộc Hội nhập quốc tế ngày nay với toàn cầu hoá tuy là hai quátrình khác nhau vì hội nhập quốc tế là hành động chủ quan còn toàn cầu hoálà hiện tượng khách quan nhưng chúng có mối quan hệ thân thiết và phụthuộc lẫn nhau Do vậy, khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế cần phải cónhững bước đi cụ thể được tính toán cẩn thận, phải xây dựng lộ trình hội nhậpphù hợp với khả năng và lợi ích của dân tộc Hội nhập giúp chúng ta tìm đượcchỗ thích hợp nhất trong con tàu toàn cầu hoá, nhưng mặt khác toàn cầu hoálại chỉ là con tàu chỉ chạy một chiều và không đậu lại ở một bến nào cả, nênmuốn không bị nhỡ hoặc bị văng va khỏi con tàu này, tức là tụt hậu thì quátrình hội nhập nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng cũng phải khẩntrương và có những quyết định mạnh dạn.

Về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu ở một sốmặt sau đây:

Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữacác nền kinh tế quốc gia với nhau và với nền kinh tế thế giới Nó vừa làquá trình hợp tác cùng phát triển, vừa là quá trình đấu tranh rất phức tạp,đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích củamình vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của cáccường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia;

Trang 12

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần cácrào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóakinh tế;

Hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanhnghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải cónhững đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường;

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộccải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối vớimỗi nước trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là cácchính sách và phương thức quản lý vĩ mô.

Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự tạo dựng các nhân tố và điều kiệnmới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sởtrình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.

Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lựctrong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao côngnghệ và các kinh nghiệm quản lý.

1.2 Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế( đặc biệt là quan hệthương mại và đầu tư)

1.2.1 Quan hệ hợp tác về thương mại1.2.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt qua ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền làm môi gới Đây là một trong những hình thức chủ yếu của hoạt động kinh doanh quốc tế.

Trong thập kỷ vừa qua, thương mại đóng vai trò ngày càng tăng đối với phần lớn các nền kinh tế thế giới Một chỉ số để đánh giá tầm quan trọng của thương mại đối với một quốc gia là xem xét tương quan giữa

Trang 13

quy mô thương mại của mỗi nước đối với tổng sản lượng của nước đó Có những nước trên thế giới, chẳng hạn như Singapore, chỉ số này lớn hơn 100% (tức là giá trị thương mại của nước đó đã vượt quá giá trị hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra).

1.2.1.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế

Một là, hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị trường thế

giới, có thể là thị trường toàn thế giới, thị trường khu vực hay thị trường của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu ở đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá của các bên tham gia trao đổi.

Hai là, các bên tham gia thương mại quốc tế là những người khác

quốc gia, có thể là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể hoặc tư nhân Mục đích tham gia buôn bán quốc tế của họ là có lợi trong việc trao đổi Cái lợi trong việc buôn bán quốc tế tư nhân là lợi nhuận có được do việc mua rẻ và bán đắt.

Ba là, hàng hoá trao đổi trong thương mại quốc tế là hàng hoá vật

chất, hàng hoá dịch vụ… Trao đổi quốc tế về hàng hoá vật chất gọi là thương mại hàng hoá quốc tế, ở phạm vi một quốc gia gọi là ngoại thương Hàng hoá vật chất là những hàng hóa tồn tại dưới dạng vật chất, định lượng được, dự trữ được như hàng hoá lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm Trong trao đổi, người mua và người bán mua bán với nhau quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá Do có sự cách biệt về địa lý, hàng hoá vật chất có sự di chuyển qua biên giới từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu Cùng với các nghiệp vụ mua, bán hàng hoá có cả dịch vụ kèm theo như: vận chuyển, bảo quản, bảo hành, bảo hiểm, thanh toán quốc tế…

Trao đổi quốc tế về hàng hoá và dịch vụ gọi là thương mại dịch vụ quốc tế, ở phạm vi một quốc gia gọi là dịch vụ thu ngoại tệ Hàng hoá dịch vụ là những hàng hoá tồn tại dưới dạng phi vật chất, khó định

Trang 14

lượng được, không dự trữ được Quá trình cung cấp diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ (sử dụng) hàng hoá dịch vụ Trong trao đổi người bán (người cung cấp dịch vụ) và người mua (người nhận dịch vụ) mua bán với nhau về quyền sử dụng hàng hoá dịch vụ Do sự cách biệt về địa lý giữa người cung cấp và người nhận dịch vụ, hàng hoá dịch vụ có thể di chuyển hoặc không di chuyển qua biên giới.

Bốn là, phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế giữa

người mua và người bán là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.

Những đặc điểm phát triển thương mại quốc tế hiện nay:

Một là, thương mại quốc tế đang phát triển với quy mô lớn, tốc độ

tăng nhanh Năm 2000, tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế đạt 10%, cao hơn 2 lần so với 4,3% năm 1999 và hơn 2,5 lần so với mức 3,8% năm 1998 Những năm gần đây, sản xuất quốc tế mở rộng mạnh mẽ là do các liên kết kinh tế quốc tế được tăng cường trên khắp các châu lục Sự phát triển liên kết kinh tế quốc tế đã giúp thương mại hàng hoá quốc tế tăng nhanh Trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng thuận lợi nhờ phương tiện thông tin và giao thông vận tải phát triển Điều kiện buôn bán quốc tế ngày càng thông thoáng do các nước áp dụng các biện pháp giảm dần thuế qua và bớt dần hàng rào phi thuế quan.

Hai là, các hình thức thương mại đa dạng Những năm gần đây,

thương mại quốc tế phát triển đa dạng về hình thức, như: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại các yếu tố sản xuất (vốn, sức lao động, khoa học công nghệ) Sự phát triển của thương mại quốc tế với đặc điểm nổi bật là sự gia tăng thương mại phi hàng hoá nhanh hơn sự gia tăng thương mại hàng hoá Sự phát triển đa dạng của thương mại quốc tế đánh dấu bước phát triển mới trong trao đổi và phân công lao động quốc tế ở tầm cao không chỉ dừng ở mức thông qua thị trường quốc tế đơn phương mà đã tiến đến sự hợp tác song phương, đa phương,

Trang 15

hợp tác khu vực trên các lĩnh vực trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, khoa học công nghệ… Sự phát triển nhanh chóng của thương mại phi hàng hoá phản ánh đặc điểm sản xuất quốc tế hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng giữa các quốc gia không chỉ bằng những hàng hoá vật chất mà còn cả những hàng hoá phi vật chất Tốc độ gia tăng nhanh chóng của thương mại phi hàng hoá tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho các nước đặc biệt là đối với các nước phát triển Nếu thế kỷ XIX, xuất khẩu hàng hoá chiếm vị trí bao trùm thì trong thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản ngày càng nổi trội: tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh Năm 1990, đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI) đạt 151 tỷ USD, năm 1999 đạt 865 tỷ USD.

Ba là, thương mại quốc tế phát triển lôi cuốn tất cả các quốc gia

đều tham gia, nhưng cũng tập trung chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển Những thập kỷ gần đây, trong xu thế phát triển của kinh tế thế giới - toàn cầu hoá và "mở cửa kinh tế" quốc gia, các nước trên thế giới không thể phát triển kinh tế riêng rẽ được, phải có hoạt động kinh tế với nước ngoài Phát triển thương mại quốc tế là một trong những định hướng kinh tế được các nước lựa chọn Ngày nay, tất cả các nước đều có thương mại quốc tế, song thương mại quốc tế phát triển chủ yếu tập trung ở các nước công nghiệp phát triển Hai vấn đề này phản ánh lực lượng sản xuất của thế giới phát triển đáng kể và tiềm lực kinh tế của các nước công nghiệp ngày một tăng, ưu thế ngày càng lớn.

Bốn là, các trung tâm thương mại quốc tế đã và đang hình thành Trên

thế giới có 3 trung tâm kinh tế lớn là Mỹ - Canada, Tây Âu và Đông Bắc á, ngoài ra còn các khối, ASEAN, Trung Mỹ, Tây Phi… đã và đang hình thành Nhìn chung, các trung tâm, từng khối kinh tế đang và ngày càng hoàn thiện, tận dụng các mối quan hệ thuận lợi của nhau về địa lý, tính văn hoá dân tộc, về lợi ích, khắc phục các mâu thuẫn, bất đồng, tăng cường đoàn kết, nhằm

Trang 16

phát triển kinh tế và thương mại, mở rộng quan hệ kinh tế với các trung tâm, các khối bên ngoài để cùng phát triển.

1.2.1.3 Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế

- Thương mại quốc tế có vai trò rất quan trọng trong phát triển và tăngtrưởng kinh tế Xuất nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả tới tăng trưởng kinhtế (1), (2), (3), (4) Giáo trình kinh tế phát triển, trang 303, 305 Mối quan hệnày được thể hiện ở các khía cạnh: Xuất khẩu cho phép khai thác được các lợithế so sánh, hiệu quả kinh tế theo qui mô, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất;nhập khẩu bổ sung được hàng hoá, dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêudùng; xuất nhập khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như: thúc đẩy traođổi thông tin, dịch vụ, tăng cường kiến thức marketing cho các doanh nghiệpnội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu Tất cả các yếu tố nàysẽ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

- Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế giữ vị trí quantrọng, nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trườngquốc tế Kết quả hoạt động thương mại quốc tế của một nước được đánh giá

qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức “cán cân thanh toán xuất nhậpkhẩu”, kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó mà

nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế Khi cán cân thanh toán có mức xuấtsiêu sẽ làm cho mức chi tiêu giảm, từ đó mà tác động đến GDP.

- Thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ thu được nguồn ngoại tệ cho nước chủnhà Mặt khác là cơ sở để thu hút nguồn vốn đầu tư của các nước trên thếgiới Nhập khẩu sẽ giúp các nước thực hiện quá trình công nghiệp hoá, thôngqua việc nhập khẩu các trang thiết bị kỹ thuật, khoa học công nghệ sẽ thúcđảy sản xuất,thay đổi cơ cấu sản phẩm và nâng cao hiệu quả của sản xuất, trêncở sở đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá (CNH – HĐH) đấtnước.

- Thông qua hoạt động thương mại quốc tế sẽ giúp các nước sử dụng hiệuquả các lợi thế của mình: nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên

Trang 17

nhiên phong phú đồng thời giúp các nước nâng cao được trình độ của ngườilao động và cải thiện được đời sống của người lao động.

1.2.2 Quan hệ hợp tác về đầu tư( đặc biệt là FDI)1.2.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những loại hình pháttriển nhất của đầu tư nước ngoài, gia tăng nhanh chóng và chiếm vị trí ngàycàng cao trong lưu chuyển vốn quốc tế FDI mang lại lợi ích cho cả nước điđầu tư và nước nhận đầu tư Chính vì thế xuất phát từ nhiều khía cạnh, gócđộ, quan điểm khác nhau trên thế giới đã có nhiều khái niệm khác nhau vềđầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) {1997}:

“Đầu tư trực tiếp ám chỉ số đầu tư được thực hiện để thu lợi ích lâu dài cho một hãng hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là dành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lí đó”.Ở Việt Nam cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi, ban hành ngày 12/11/1996 tại điều 2 chương I:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành hoạtđộng đầu tư theo quy định của luật này”.

Bộ luật tự do hoá chu chuyển vốn do tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ban hành thì lại nhấn mạnh về mục tiêu của FDI theo đó “ FDI được hiểu là các loại đầu tư nhằm tạo ra quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp ”.

Xét dưới góc độ vốn đầu tư, FDI lại được nhận xét là “ một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn Cũng có ý

Trang 18

kiến khác nhau cho rằng “đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư” Có thể nói mỗi nhà kinh tế định nghĩa về FDI theo một cách khác nhau tuỳ theo khía cạnh mà họ tiếp xúc.

Như vậy, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về FDI, song từ những khái niệm trên có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn đểtạo lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư Trong đó, nhàđầu tư nước ngoài có thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốnđầu tư và giữ quyền quản lí, điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốnnhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên cơ sởtuân theo quy định của luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại

1.2.2.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoàiĐối với nước đi đầu tư:

Xây dựng được thị trường cung cấp nguyên nhiên liệu và tiêu thụ hànghoá ổn định.

Thu được lợi nhuận cao nhờ sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vànhân công rẻ của nước nhận đầu tư.

Tăng khả năng cạnh tranh, tránh được hàng rào thuế quan của nướcnhận đầu tư do xây dựng được các doanh nghiệp nằm ngay trong lòng cácnước sở tại.

Tạo điều kiện mở rộng, bành trướng và gây ảnh hưởng cả về chính trịvà kinh tế đối với nước tiếp nhận đầu tư.

Xuất khẩu được những công nghệ đã lạc hậu so với nước đầu tư.

Có khả năng trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và đưa ranhững quyết định có lợi nhất cho họ Do vậy, vốn đầu tư được sử dụng vớihiệu quả cao.

Trang 19

Đối với nước nhận đầu tư:

Đầu tư nước ngoài đã tạo một nguồn vốn bổ sung to lớn cho phát triển sản xuất, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, mở rộng thị trường trong và ngoài nước cũng như nâng cao trình độ quản lí kinh tế.

Các nước tiếp nhận vốn đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển thì FDI là yếu tố quan trọng làm tăng cường vốn đầu tư trong nước trong điều kiện tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp, thiếu ngoại tệ và quá trình tích luỹ nội bộ chậm, không đáng kể so với nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế.

FDI bổ sung nguồn vốn cho nước chủ nhà, giúp bù đắp sự thiếu hụt của nguồn vốn trong nước, mở rộng tích luỹ và góp phần vào việc nâng cao tốc độ phát triển kinh tế Hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển đều có nhu cầu về vốn để thực hiện công nghiệp hoá Thực tế cho thấy, nhiều nước đang phát triển nhờ có FDI nên đã giải quyết được một phần khó khăn về vốn và đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá đất nước.

Thông qua FDI các công ty đã chuyển giao kĩ thuật công nghệ sang các nước chủ nhà Nhờ sự chuyển giao này mà các nước chủ nhà có thể thu hút được kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lí kinh doanh và năng lực Marketing, đội ngũ lao động được đào tạo và bồi dưỡng về nhiều mặt.

Do tác động của vốn, của khoa học công nghệ hiện đại, FDI sẽ tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu ngành, cơ cấu cùng, cơ cấu lao động, cơ cấu kĩ thuật, cơ cấu sản phẩm sẽ được biến đổi theo chiều hướng tiến bộ.

Nhờ có kĩ thuật và công nghệ hiện đại mà các nước chủ nhà có điều kiện khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trang 20

FDI là một trong những hình thức hợp tác đầu tư quốc tế Thông qua FDI, các nước chủ nhà sẽ có thêm điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

FDI làm cho các tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của đất nước có điều kiện để khai thác, điều đó tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mặt khác tiếp nhận đầu tư trực tiếp, nước chủ nhà không phải lo trả nợ mà thông qua FDI nước chủ nhà có điều kiện xâm nhập thị trường thế giới Các công ty thuộc các nước đang phát triển khó hoặc ít có cơ hội thâm nhập vào thị trường quốc tế, với sự liên doanh, liên kết với các công ty đa quốc gia các công ty thuộc các nước đang phát triển sẽ có điều kiện vươn tới các thị trường nước ngoài Có thể nói đây là cách thức nhanh và có hiệu quả nhất giúp các công ty của nước nhận đầu tư đến với thị trường nước ngoài và thực hiện kinh doanh quốc tế.

Mặc dù có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nguồn vốn FDI không phải là không có những tác động tiêu cực Nó chỉ có thể phát huy tác dụng tốt trong môi trường kinh tế, chính trị xã hội ổn định, đặc biệt là Nhà nước biết sử dụng và phát huy vai trò quản lí của mình Cụ thể một số mặt hạn chế mà nguồn vốn FDI đem lại như sau:

Nguồn vốn FDI đầu tư cho nước chủ nhà song trên thực tế do chủ đầu tư quản lí trực tiếp và sử dụng theo những mục tiêu cụ thể của mình Do vậy, nước sở tại khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ.

Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, dễ dẫn đến đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Trang 21

Do trình độ nước sở tại còn kém nên nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đã lợi dụng những sơ hở trong luật pháp và trong quản lí của nước đó để lách luật, trốn thuế gây tổn hại đến lợi ích của nước chủ nhà Trong chuyển giao công nghệ nếu không làm tốt công tác thẩm định sẽdẫn đến những hiện tượng tiêu cực như chuyển giao nhỏ giọt từng phần,chuyển giao công nghệ lạc hậu và nước chủ nhà sẽ nơi thải công nghiệp chocác nước phát triển.

Song song với hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đôi khi còn kèm theo những hoạt động tình báo, gây rối an ninh, chính trị của nước chủ nhà

Sự cần thiết huy động vốn FDI của Việt Nam.

Đối với nước ta, nhu cầu về vốn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá là rất lớn Mặc dù hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước talà khá cao( bình quân 6%/năm), lại không bị tác động mạnh bởi cuộc khủnghoảng kinh tế tài chính khu vực như các nước khác vào năm 1997, nền kinh tếđã có những bước phát triển vượt bậc những hiện tại Việt Nam vẫn bị tụt hậukhá xa so với các nước phát triển cũng như so với nhiều nước đang phát triểntrong khu vực Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới,thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội yếu kém, tíchluỹ nội bộ nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, về cơ bản vẫn là một nướcnông công nghiệp với gần 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một hiện tượng có thể coi là căn bệnh nan y của các nước đang pháttriển là thiếu vốn và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ ấy Về tiếtkiệm, mặc dù ta có nguồn lực dồi dào song lại không có điều kiện sử dụngnguồn lực ấy vì thiếu vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trangthiết bị máy móc, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến nguồn vốn trong nướcchỉ có thể đáp ứng được 2/3 nhu cầu vốn cho phát triển, còn lại ta phải huyđộng vốn từ các nguồn ở bên ngoài Trong đó cùng với ODA thì FDI là mộttrong hai nguồn vốn quan trọng hàng đầu.

Trang 22

Đảng ta đã xác định Việt Nam trong quá trình trở thành một nước côngnghiệp phải có những bước đi tuần tự hợp với quy luật phát triển, đồng thờitranh thủ thời cơ thuận lợi “ đi tắt, đón đầu” trong những ngành, lĩnh vực chophép nhằm bắt kịp xu thế của thời đại Một trong những thời cơ đó là tậndụng những lợi thế của nguồn vốn FDI Theo Nghị quyết số 09/2001/NQ-CPcủa chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI thời kì 2001-2005 là đề ra mục tiêu thu hút khoảng 12 tỷ USD vốn đăng kí của các dự áncấp giấy phép mới và 11 tỷ USD vốn thực hiện Tóm lại, FDI không chỉ giúpta thoả mãn nhu cầu về vốn đầu tư mà kèm theo đó còn là sự du nhập củakhoa học công nghệ hiện đại, của trình độ quản lí tiên tiến, của những đỉnhcao trí thức nhân loại

1.2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương: củacác nước đang phát triển

1.2.3.1 Tác động trực tiếp

Cùng với quá trình toàn cầu hoá, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) đối với tăng trưởng kinh tế quốc gia ngày càng trở nên quan trọng Đốivới các nước đang phát triển FDI còn có ý nghĩa hơn vì nó cung cấp vốn vàcông nghệ, những nhân tố phục vụ sản xuất khan hiếm của các nước này.Hiện nay, các nước nhất là các nước đang phát triển ngày càng đánh giá caovai trò của nguồn vồn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công ty xuyên quốcgia (TNCs) Sự chuyển hướng này phần nào nhờ vào sự đóng góp của FDItrong quá trình tăng trưởng,xuất khẩu và cán cân thanh toán của nước tiếpnhận đầu tư Trên thực tế,sự đóng góp mạnh mẽ của nguồn vốn FDI và TNCsvào xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư là một trong những nguyên nhânchính tạo ra bước chuyển biến trong nhận thức như vậy Và các đóng góp nàycàng nhận đước sự ủng hộ hơn khi mà tăng trưởng dựa vào xuất khẩu trởthành chiến lược công nghiệp hoá mà đã thành công ở các nền kinh tế Đôngá

Trang 23

Xuất nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả tới tăng trưởng kinh tế Mối quanhệ này được thể hiện ở khía cạnh: xuất khẩu cho phép khai thác được lợi thếso sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất;nhập khẩu bổ sung được các hàng hoá, dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêudùng; xuất nhập khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổithông tin, dịch vụ, tăng cường kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp vàđưa họ vào với mạng lưới phân phối toàn cầu Bởi vậy, khuyến khích đầu tưnước ngoài hướng vào xuất khẩu luôn là ưu đãi đặc biệt trong chính sách thuhút đầu tư nước ngoài của nước chủ nhà Đối với các nhà đầu tư nước ngoài(TNCs), xuất khẩu cũng đem lại nhiều lợi ích cho họ thông qua việc sử dụngcác yếu tố đầu vào rẻ, khai thác được hiệu quả theo qui mô (không bị hạn chếbởi quy mô thị trường của nước chủ nhà) đồng thời thực hiện phân côngchuyên môn hoá các chi tiết sản phẩm ở các nơi có lợi thế sản xuất chi tiết đó,sau đó thì lắp ghép chúng lại thành phẩm.

Từ những lợi ích trên, định hướng xuất khẩu ngày càng được chú trọngđối với cả nước chủ nhà và trong chiến lược phát triển của các TNCs Tronghơn 3 thập kỷ gần đây, đầu tư FDI hướng vào xuất khẩu ngày càng gia tăngvà nó đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu của nước chủ nhà Chiến lược hướng ngoại hay còn gọi là chiến lược hướng vào xuất khẩu đãđược các nước đang phát triển áp dụng một cách rộng rãi, trong đó các nềnkinh tế Đông á đóng vai trò tiên phong Và vai trò không ngừng lớn mạnh củacác TNCs trong xuất khẩu hàng chế tạo của các nước đang phát triển và đó làmột xu hướng tất yếu quan trọng trong sự phát triển của đầu tư và thương mạiquốc tế Với sự lớn mạnh của các TNCs, họ đã đưa các nước đang phát triểncùng đi vào mạng lưới hoạt động quốc tế của họ, không chỉ với tư cách lànguồn cung ứng nguyên vật liệu, mà còn là các nhà cung cấp các sản phẩmchế tạo và các quy trình sản xuất đặc biệt, những sản phẩm mà trước đây cácTNCs cũng có nhưng nay không còn được sản xuất trong nước nữa Bởi vậy,xuất khẩu hàng chế tạo được coi là chiến lược phát triển mới ở các nước đang

Trang 24

phát triển Và quá trình chuyên môn hoá sản xuất là yếu tố quan trọng để cácnước đang phát triển mở rộng xuất khẩu hàng chế tạo trong điều kiện có ít cơhội tiếp cận với các nguồn thu ngoại tệ khác Mặt khác, xuất khẩu giúp cácnước đang phát triển bổ sung nguồn vốn để xây dựng kinh tế trong nước vàthu hút đầu tư nước ngoài.

Từ năm 1970 đến năm 1980, nhập khẩu hàng chế tạo tiêu dùng của cácnước OECD đã tăng 14,55 lần xét về giá trị danh nghĩa Tổng nhập khẩu hàngchế tạo từ các nước đang phát triển tăng 10,84 lần Các nền kinh tế thành côngnhất là Hồng Kông, Đài Loan, và Hàn Quốc đã xuất khẩu một lượng lớn hàngchế tạo tiêu dùng tới các OECD, chiếm 72% tổng xuất khẩu từ các nước đangphát triển sang các nước OECD.

Theo báo cáo của UN, 1992 (UN,1992,World Development Report, NewYork: UN) cho thấy tỷ trọng xuất khẩu hàng chế tạo của các công ty có vốnđầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển đang tăng dần Tỷ lệ này daođộng từ mức 21,5% ở Fiji lên 85% ở Singapore vào giữa thập niên 80 Sự chútrọng xuất khẩu còn thể hiện trong xu hướng hướng về xuất khẩu, nghĩa là tỷlệ xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư nướcngoài ngày càng lớn so vớitổng lượng hàng hoá được tiêu thụ Theo ước tính các công ty có vốn đầu tưcủa Nhật Bản ở các nước Inđônêxia, Malaixia, Philippin và Thái Lan xuấtkhẩu khoảng 50% sản lượng hàng chế tạo của họ trong năm 2005 Tỷ lệ nàycủa các công ty có vốn đầu tư của Mỹ còn cao hơn, trung bình ở mức 52%,đạt 62% ở Malaixia và Thái Lan, 48% ở Philippin và chỉ có 4% ở Hàn Quốc Nhu cầu về vốn là rất lớn đối với các nước, kể cả nước có nền kinh té pháttriển và nước có nền kinh tế đang phát triển, và vốn còn quan trọng hơn đốivới các nước đang phát triển khi mà họ đang trong quá trình công nghiệp hoáđất nước Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoạithương được thể hiện rất rõ nét ở cả nước phát triển và nước đang phát triển.Và chúng ta dựa vào lợi thế so sánh để nêu rõ mối quan hệ này Đối với cácnước đang phát triển là những nước có lợi thế về vốn và các nước đang phát

Trang 25

triển là những nước có lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động các nước pháttriển đã đưa luồng vốn của mình ra nước ngoài, hay nói cách khác nước pháttriển đã xuất khẩu nguồn vốn ra nước ngoài, mà cụ thể là vào các nước đangphát triển để khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước.Đối với các nước đang phát triển do thiếu vốn và khoa học công nghệ, thôngqua đầu tư trực tiếp và ngoại thương thì các nước này đã nhạp khẩu nguồnvốn và khoa học công nghệ từ các nước phát triển, để phục vụ sản xuất trongnước, đồng thời xuất khẩu sang các nước đó các sản phẩm đã qua sở chế, đểthu ngoại tệ, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thông thường các công ty, các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI tham gianhiều hơn vào hoạt động xuất nhập khẩu, bởi khi có đầu tư trực tiếp nướcngoài, mà nhất là được thực hiện bởi các TNCs thì các doanh nghiệp có lợithế hơn về thị trường, bởi các TNCs có các chi nhánh rộng lớn trên toàn thếgiới, do đó thị trường mở cũng sẽ rộng hơn Mặt khác, các TNCs khi đầu tưvào các nước thì sản phẩm cuối cùng cũng thường do chính các TNCs nhậpkhẩu lại, và cũng có một số mặt hàng chế tạo mà trước đây các nước pháttriển có sản xuất, song hiện nay đã không còn sản xuất nữa thì họ sẽ nhập từcác nước nhận đầu tư Các công ty tham gia vào xuất khẩu thường có quy môlớn hơn, năng xuất cao hơn, hàm lượng vốn và công nghệ cao hơn Các côngty hoạt động tốt sẽ trở thành nhà xuất khẩu và có được phần lớn những chỉ sốhoạt động như mong đợi Các công ty có vốn FDI thường đóng góp nhièu hơncho hoạt động xuất nhập khẩu của nước chủ nhà nhờ vào nguồn vốn và côngnghệ vượt trội của họ Các TNCs không chỉ đóng góp trực tiếp cho hoạt độngxuất khẩu của nước chủ nhà, mà còn tạo ra hiệu ứng lan toả cho xuất khẩu vàtrở thành chất xúc tác cho hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển Nhập khẩu máy móc thiết bị thường chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số giátrị nhập khẩu của các TNCs ở một số nước tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷlệ tương ứng của các doanh nghiệp nội địa Điều này phản ánh sự chú trọngcủa các nhà đầu tư nước ngoài trong việc sử dụng khoa học công nghệ hiện

Trang 26

đại vào các dự án đầu tư của họ Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao năngsuất lao động, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhờ đó thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế của nước chủ nhà.

Đồng thời hoạt động ngoại thương mà diễn ra sôi động, thì chứng tỏ nướcđó có nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao, do đó sẽ thu hút các nhà đầutư nước ngoài đầu tư vào Đặc biệt là ở các nước đang phát triển,khi mà hiệnnay họ đang chú trọng đầu tư vào cơ sở hạng tầng, xây dựng các khu côngnghiệp, khu chế xuất để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Đấy sẽlà cơ sở để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI và thúc đẩy ngoại thương pháttriển.

1.2.3.2 Tác động gián tiếp

Ngoài những tác động trực tiếp trên, thì đầu tư trực tiếp và ngoại thươngcòn có tác động gián tiếp thông qua các tác động ngoại ứng như: thúc đẩy traođổi thông tin, cung cấp dịch vụ, liên kết sản xuất Đây là những tác động rấtquan trọng không chỉ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếpmà còn thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế- xã hội khác.

Thông tin thị trường đóng vai trò quan trọng đối với các chủ đầu tư cũngnhư các nước tiếp nhận đầu tư, nhờ các kênh thông tin thị trường chủ thể nắmbắt được tình hình và nhu cầu trên thị trường thế giới Từ đó họ có cơ sở thựctế để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu củathị trường Thông qua các kênh thông tin thị trường thì giúp cho các nhà đầutư thấy được đầu tư vào lĩnh vực gì, vào quốc gia nào thì có lợi nhất Và cácnước tiếp nhận đầu tư thì có thể kêu gọi, lựa chọn các dự án đầu tư phù hợpvới sự phát triển của nền kinh tế.

Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động xuất nhậpkhẩu và là nguồn thu ngoại tệ đáng kể của nước chủ nhà Trong nhiều chinhánh của các TNCs ở nước ngoài, giá trị dịch vụ (vận tải, bảo hiểm, thanhtoán, tín dụng, viễn thông ) thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trịxuất nhập khẩu giữa chúng Ví dụ: giá trị dịch vụ trong các chi nhánh TNCs

Trang 27

có sở hữu chủ yếu của Mỹ ở nước ngoài chiếm hơn 20% tổng giá trị xuấtkhẩu và gần 1% tổng giá trị nhập khẩu chúng Nhu cầu lớn các loại dịch vụphục vụ xuất nhập khẩu đã tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nội địatham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu Các nước nhận đầu tư nếu hoạtđộng dịch vụ có hiệu quả, nhất là dịch vụ về giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng,thông tin liên lạc thường thu hút đước nhiều các dự án đầu tư trực tiếp Mặtkhác, cũng thúc đẩy được buôn bán ngoại thương, các hoạt động xuất nhậpkhẩu diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Liên kết sản xuất là một trong những tác động quan trọng của đầu tư trựctiếp nước ngoài đối với hoạt động ngoại thương Qua đầu tư FDI sẽ cung ứngvề vốn, về các kỹ thuật, khoa học công nghệ hiện đại, các loại dịch vụ phụcvụ cho các doanh nghiệp của nước chủ nhà mở rộng và phát triển các nănglực sản xuất của mình (mở rộng sản xuất, bắt trước quy trình sản xuất và mẫumã hàng hoá), còn đối với các nước đầu tư thì có thể tìm kiếm được nguồnnguyên vật liệu mà mình thiếu để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu Liênkết sản xuất thường được các TNCs áp dụng, khi sản xuất ra một sản phẩm thìcác công ty mẹ chỉ sản xuất các chi tiết chính, còn phân công cho các công tycon có lợi thế vế một linh kiện nào đó thì sẽ chịu trách nhiêm sản xuất linhkiện đó, sau đó được lắp ráp lại thành phẩm Sự liên kết sản xuất này sẽ giúpcác nước đang phát triển sau một thời gian có thể tự xuất nhập khẩu.

1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới quan hệ kinh tế Việt Nam -Hàn Quốc

1.3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quanhệ Việt Nam-Hàn Quốc phát triển toàn diện

Chính sự gia tăng cường độ của các hình thức hợp tác đã tạo ra khôngkhí hiểu biết lẫn nhau, tìm kiếm phương thức và cơ chế giải quyết các bấtđồng về quan điểm và lợi ích của các bên Sự gia tăng của FDI, ODA vàthương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc diễn ra trong hơn mộtthập niên qua là những minh chứng cụ thể.

Trang 28

Sự gia tăng đó vừa là kết quả của chính sách đối ngoại tích cực của Việt Nam,của chính sách hướng nam của Hàn Quốc, song đó cũng là kết quả của mộtmôi trường hòa bình và hợp tác, ở đó hội nhập kinh tế quốc tế là một yếu tốnổi bật.

Như đã biết, từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ ngoại giao giữahai nước được thiết lập.Chỉ trong quãng một thập niên, Hàn Quốc đã trở thànhmột trong 5 đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam Chính môi trường hòabình, phụ thuộc, tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng phát triển đã tạo cơ sở choViệt Nam và Hàn Quốc thúc đẩy các quan hệ kinh tế.

Cùng với việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, hợp tác song phươngtrong các lĩnh vực khác cũng được đẩy mạnh, trong đó phải kể đến các quanhệ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hợp tác trong lĩnh vực an ninh.

Chính sách đối ngoại của Việt Nam là nhất quán và mang tính chiếnlược, ở đó nhấn mạnh đến yếu tố “muốn là bạn với các quốc gia trên thế giới”và sẵn sàng thảo luận với đối tác trên tất cả các vấn đề cùng quan tâm Tuynhiên, những vấn đề an ninh và chính trị nhạy cảm trên bán đảo Triều Tiênvẫn là những thách thức không thể không quan tâm Thái độ và chính sáchcủa Hàn Quốc và Việt Nam đối với các vấn đề nhạy cảm này, chắc chắn sẽảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc.

Chúng ta vẫn có quyền hy vọng rằng, môi trường hòa bình hợp tác, và giatăng xu thế liên kết kinh tế khu vực sẽ tiếp tục tác động tích cực đến quan hệViệt Nam- Hàn Quốc trong tương lai.

1.3.2 Thúc đẩy cải cách hành chính

Theo nhiều nhà phân tích, Việt Nam là một trong các quốc gia có nềnkinh tế chuyển đổi đã có phản ứng khá linh hoạt trước xu thế hội nhập giatăng Đó là một thực tế Những chuyển động tích cực của Việt Nam từ đầunhững năm 1990 trong chính sách đối ngoại thể hiện ở sự bình thường hóacác quan hệ đối ngoại với các nước phương Tây, với Hoa Kỳ, với ASEAN vàxúc tiến các cuộc thương lượng song phương và đa phương với các thể chếquốc tế…

Trang 29

Kinh nghiệm của các nước trong khu vực cho thấy, việc khai thác cáclợi thế của hội nhập khu vực sẽ bị hạn chế nếu các quốc gia không tiến hànhcải cách hành chính và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với những đòi hỏicủa tiến trình hội nhập Nói cách khác, hội nhập kinh tế quốc tế đã tác độngtới cơ chế vận hành và phương thức hoạch định chính sách của các nước trongkhu vực, trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc.

Một bộ máy hành chính và một phương thức hoạch định chính sách cónhiều điểm tương đồng với các đối tác sẽ tạo cơ sở để các đối tác tìm thấynhững lợi ích chung và xử lý các khác biệt dễ dàng hơn Trước những đòi hỏicủa tình hình kinh tế - xã hội trong nước và yêu cầu hội nhập, Việt Nam đã vàđang xúc tiến cải cách hành chính.

Có thể nói, mức độ hội nhập kinh tế khu vực ở Việt Nam phục thuộcrất lớn vào hiệu quả của cải cách hành chính Và cũng từ kinh nghiệm của cácnước trong khu vực cho thấy cải cách hành chính vừa là điều kiện, vừa là kếtquả của hội nhập kinh tế quốc tế và điều này cũng đúng với Hàn Quốc.

Ở Hàn Quốc, cải cách hành chính đã được xúc tiến từ đầu những năm1990 Những đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính, phục vụtốt hơn lợi ích của quốc gia đã tạo cơ sở cho nước này thực thi cải cách hànhchính Xây dựng một bộ máy hành chính gọn nhẹ, hiệu quả là mục tiêu củacuộc cải cách này ở Hàn Quốc.

Có thể nói, gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới, dù ở mức độ nào,cũng tác động tới bộ máy hành chính ở cả Việt Nam và Hàn Quốc Và đó lànhững tác động tích cực bởi nó đòi hỏi bộ máy hành chính vận hành có hiệuquả Và bộ máy hành chính chỉ vận hành có hiệu quả một khi nó được cảicách, đổi mới Nói cách khác, không có cải cách hành chính, thì tính quan liêucủa bộ máy hành chính sẽ làm tổn hại đến chính sách kinh tế và thậm chí làmtổn hại đến cả chính sách kinh tế đối ngoại.

1.3.3 Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Trang 30

Trên một góc độ nào đó, có thể nói giống với cải cách hành chính,chuyển đổi cơ cấu kinh tế vừa là điều kiện vừa là kết quả của những tác độnghội nhập kinh tế quốc tế.

Rõ ràng là, không thể có hội nhập có hiệu quả nếu không có sự chuyểnđổi cơ cấu kinh tế Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần được xúc tiến theo hướngkhai thác lợi thế so sánh của các nền kinh tế trên cơ sở mỗi nước xây dựngmột chiến lược phát triển được xem xét kỹ lưỡng Ở đó các yếu tố bên ngoài -tức là bối cảnh hội nhập- cần đặc biệt quan tâm Sự thành công trong chyểnđổi cơ cấu kinh tế ví dụ như của các “con hổ” Đông Á( trong đó có HànQuốc) cho thấy, họ đã biến những yếu tố bên ngoài thành nội lực, nhờ đó, từnhững quốc gia nghèo về tài nguyên, họ đã trở thành những “con hổ”.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, nhà nước đóng vai trò quantrọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế Chính phủ Hàn Quốckhông làm thay doanh nghiệp Chính phủ xác định các mục tiêu cần đạt tới vàhoạch định một chính sách ưu tiên đối với các ngành kinh tế then chốt phùhợp với yêu cầu phát triển của Hàn Quốc từng thời kỳ Chẳng hạn trong 2 kếhoạch 5 năm đầu tiên, chính phủ Hàn Quốc chú trọng xây dựng các ngànhcông nghiệp nặng với 3 trụ cột, luyện kim, hóa chất, ô tô Các chính sách tàichính và tiền tệ đựoc thực thi theo hướng hỗ trợ tích cực cho các nhà kinhdoanh trong 3 nhóm ngành này, kích thích họ chú trọng kinh doanh hướngnội Khi tình hình kinh tế thế giới biến động không thuận lợi( khủng hoàngdầu mỏ lần 1(1973) và đồng đô la bị thả nổi(1972)), chính phủ Hàn Quốc điềuchỉnh chính sách tài chính – tiền tệ theo hướng khuyến khích các doanhnghiệp hoạt động trong 3 nhóm ngành này hướng mạnh vào thị trường thếgiới Điều lưu ý ờ đây là gì? Đó là chính phủ điều chỉnh các công cụ can thiệpvĩ mô còn việc thực thi sự chuyển đổi là do các doanh nghiệp và là các doanhnghiệp tư nhân, nhà nước không trực tiếp đầu tư một khoản vốn nào; Nhànước chủ trương xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh( các Chaebol), các tậpđoàn này là lực lượng chủ công thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế thànhcông ở Hàn Quốc Và nội dung của chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn chặt với đa

Trang 31

dạng hóa sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa thị trường trên cơ sở phát triển thịtrường mục tiêu.

1.3.4 Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Đối với các doanh nghiệp Viêt Nam, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tếvừa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộngthị trường, liên doanh, liên kết với các đối tác Hàn Quốc, song nó cũng tạo rakhông ít thách thức Bởi vậy, muốn xác định vị thế trên thị trường và phát huycác lợi thế của mình ( như chi phí lao động rẻ, lao động có kỹ năng…) đòi hỏidoanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, thực thichiến lược marketing có hiệu quả, trong đó chú ý tới cả 4 yếu tố củamarketing- mix( sản phẩm, phân phối và yểm trợ…) thì mới có thể nâng caonăng lực cạnh tranh.

Điều cần nhấn mạnh là năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp ViệtNam hiện nay rất thấp Những hạn chế về vốn, công nghệ và quản lý còn lâumới được cải thiện Những yếu kém trong chiến lược marketing của nhiềudoanh nghiệp Việt Nam vẫn là một thách thức lớn.

Đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc, nhất là với những doanh nghiệpđã và sẽ kinh doanh với Việt Nam cũng cần nghiên cứu kỹ hơn các đặc trưngvăn hóa Việt Nam, nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam thìhoạt động kinh doanh của họ mới có hiệu quả Trên một góc độ nào đó, đâycũng là một giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệpHàn Quốc trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.

1.3.5 Những tác động không thuận chiều

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy sự tác động của hộinhập không chỉ tạo ra tác động tích cực Phản ứng dây chuyền của cuộckhủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á nổ ra năm 1997 là một ví dụ nổi bật Rấtcó thể hậu quả sẽ không nghiêm trọng và phạm vi tác động sẽ không lớn nếusự liên kết giữa các nước trong khu vực không chặt chẽ Điều này cảnh báorằng, liên kết kinh tế càng chặt chẽ thì hệ lụy xấu cũng là điều kiện khó tránh.

Trang 32

Các quốc gia trong khu vực này, trong đó có Việt Nam va Hàn Quốc cần cósự chuẩn bị để có thể đối phó với những tác động không thuận chiều như vậy.

Mặc dù mối quan hệ giữa hai nước đã đạt được những thành tựu rấtđáng tự hào Song so với tiềm năng của hai nước thì những kết quả đạt đượcvẫn còn rất khiêm tốn Để hiểu được những khó khăn và tồn tại dẫn đếnnhững trở ngại đó, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về thực trạng mối quan hệkinh tế giữa hai nước trên cơ sở nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc và tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nam-Hàn Quốc vào ViệtNam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệthương mại kinh tế giữa hai nước.

Trang 33

Chương II

THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY.

Quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc được khởi động bắt đầu từ thập kỷ 1980.Trước hết mối quan hệ này được bắt đầu trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá Sau đó, nó nhanh chóng được phát triển rộng ra sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, trao đổi lao động, du lịch, hợp tác khoa học-kỹ thuật, và ngày nay, đã trở thành một mối quan hệ hợp tác toàn diện Không những thế, trên hầu hết các lĩnh vực quan hệ, thành tựu đạt được là rất đáng kể Hiện nay, Hàn Quốc là nước đầu tư lớn nhất, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 (không kể kim ngạch xuất khẩu dầu thô), là nước cung cấp hàng hoá nhập khẩu lớn thứ 5 và là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 4 của Việt Nam Các dòng hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động được di chuyển giữa hai nước ngày càng gia tăng Nhờ đó, Việt Nam có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại của Hàn Quốc, có thêm nhiều cơ sở sản xuất mới, từ đó làm phong phú thêm nguồn hàng xuất khẩu cũng như cho tiêu dùng trong nước, tạo thêm công ăn việc làm và có thêm nguồn thu nhập ngoại tệ Đối với Hàn Quốc, Việt Nam là một

Trang 34

trong những thị trường xuất khẩu lớn(đứng thứ 15 năm 2003) Thị trường Việt Nam có vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc Nhiều nhà đầu tư nước này đã coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn để có được nguồn tài nguyên và lao động rẻ cho các ngành cần nhiều lao động Đầu tư sang Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc có cơ hội xâm nhập và mở rộng thị trường ở các nước thứ ba thông qua xuất khẩu từ cơ sở FDI Ngoài ra, Hàn Quốc đã và đang đặt Việt Nam trên một vị trí ưu tiên trong hoạt động hỗ trợ phát triển của mình Trong nhiều năm qua Việt Nam luôn là một trong 4 nước nhận viện trợ không hoàn lại lớn nhất của nước này thông qua KOICA.

Để đánh giá một cách tốt nhất thực trạng quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian qua, chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ này trên một số lĩnh vực cụ thể là thương mại hàng hoá và đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam.

2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc

Trước khi quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước được thiết lập vào năm 1992, quan hệ thương mại giữa hai nước còn ở mức rất thấp Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc năm 1983 (1 năm sau khi nước ta thực hiện đổi mới kinh tế) đạt 22,809 triệu USD và đến năm 1992 đạt 493,515 triệu USD gấp 9,03 lần so với năm 1987 (1 năm sau khi nước ta thực hiện đổi mới kinh tế) đạt 54,629 triệu USD.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam –Hàn Quốc

giai đoạn 1983-1992

Trang 35

NămCán cân thương

Nguồn: Korea International Trade Associations(www.kita.net)

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- HànQuốc

giai đoạn 1983-1992

Trang 36

Sau khi có quan hệ ngoại giao chính thức, các nhà lãnh đạo hai phía đã có nhiều chuyến thăm lẫn nhau, qua đó quan hệ giữa hai nước ngày càng được củng cố và hợp tác kinh tế ngày càng được mở rộng hai nước đã ký kết được nhiều hiệp định cấp chính phủ trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng Một số hiệp định đã ký giữa hai nước: - Hiệp định hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tháng 2/1993

- Hiệp định thương mại tháng 5/1993

- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tháng 5/1993 - Hiệp định hàng không, tháng 5/1993

- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tháng 5/1994 - Hiệp định hợp tác văn hoá, tháng 8/1994

- Hiệp định hợp tác hải quan, tháng 3/1995 - Hiệp định hợp tác vận tải biển, tháng 4/1995

- Hiệp định hợp tác khoa học công nghệ, tháng 4/1995

Trang 37

- Hiệp định miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao, công vụ, tháng 12/1998

- Sửa đổi Hiệp định bảo hộ đầu tư, tháng 9/2003 …vv.vv

Trong thời gian gần đây, liên tục có các cuộc trao đổi lãnh đạo cao cấp của hai nước, đó là chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch quốc hội Hàn Quốc, Bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc năm 2003 và đặc biệt là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Roh MooHyun trong dịp hội nghị thượng đỉnh ASEM tổ chức tại Hà Nội tháng 10-2004

Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng của

Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thương mại Để có thể nghiên cứu sâu hơn về quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, ta có thể xem xét trên 3 khía

cạnh cụ thể đó là: Kim ngạch ngoại thương hai chiều giữaViệt Nam- Hàn Quốc, Vể xuất khẩu của Việt Nam sangHàn Quốc, Về nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc.

2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩuP

Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc tăng nhanh trong thập kỷ qua Thời kỳ tăng trưởng nhanh mở đầu bằng năm 1993- một năm sau khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc tăng đột

Trang 38

biến, đạt 818 triệu USD, tăng 65,59 % so với mức 493,515 triệu USD năm 1992

Năm 1993, Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 6,4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Những năm tiếp theo kim ngạch ngoại thương hai nước tiếp tục tăng với nhịp độ cao, và đạt đến 1.545 triệu USD vào năm 1995 So với năm 1993, kim ngạch thương mại hai chiều năm 1995 tăng lên gấp 1,89 lần, Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 11,4% trong tổng kim ngạch ngoại thương của

ngạch Tăng giảm ngạchKim Tăng giảm ngạchKim Tăng giảm (triệu USD)(%)(triệu USD)(%)(triệu USD)(%)

Nguồn: Thống kê Hải quan Việt Nam

Nửa cuối thập kỷ 90, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực tác động đến cả Việt Nam và Hàn Quốc, nên ngoại thương hai chiều sau khi tăng

Trang 39

đến mức cao nhất vào năm 1997 với 1843 triệu USD, đã giảm 10,4%, chỉ đạt 1652 triệu USD vào năm 1998, năm 1999 tăng được 6,5% và đạt 1759 triệu USD, nhưng vẫn chưa bằng năm 1997.

Từ năm 2000 đến nay, ngoại thương hai chiều của Việt Nam với Hàn Quốc tăng trở lại với tốc độ nhanh, và đã vượt mốc 2 tỷ USD vào năm 2000 Quy mô thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã thực sự có bước phát triển nhanh chóng, hiện tại, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Mỹ Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam–Hàn Quốc chiếm khoảng 6,94 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam-Hàn Quốc

giai đoạn 1993-2006

Năm 2004, xuất khẩu của Việt Nam đạt 603 triệu đôla Mỹ, tăng 18,1% so với năm 2003, trong khi đó xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 3.328,5 triệu đôla Mỹ, tăng 26,8

Trang 40

% đưa tổng kim ngạch lên tới hơn 3,9 tỷ đôla Mỹ Năm 2006, xuất khẩu của Việt Nam đạt 802 triệu USD, tăng 15,56 % so với năm 2005, trong khi đó xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 3.703, 65 triệu USD, tăng 7,89 % Xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2004 có mức tăng cao hơn hẳn so với năm 2003 là do trong năm này ta đã xuất được dầu thô với trị giá 51,64 triệu USD Trong năm 2005, do Hàn Quốc không mua dầu thô nữa nên kim ngạch chung không tăng Tuy nhiên, nếu không tính dầu thô, thì xuất khẩu của ta vẫn tăng khoảng 10% Trong giai đoạn 1993-2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – Hàn Quốc tăng nhanh chóng, từ 818 triệu USD lên đến 4.505 triệu USD, tăng 5,5 lần.

2.1.2 Về Xuất khẩu

Trong những năm 1991- 1997, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng nhanh, từ 41 triệu USD lên đến 238 triệu USD, tăng 5,8 lần

Bảng 2.3: Kim ngạch Xuất khẩu của Việt Namsang Hàn Quốc giai đoạn 1993-2006

NămKim ngạch Xuất

khẩungạch XNKTổng kim Tỷ trọng XK/XNK Kim

ngạch Tănggiảm Kim ngạch Kim ngạch (triệu USD)(%)(triệu USD)(%)

Ngày đăng: 31/08/2012, 21:36

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam–Hàn Quốc giai đoạn 1983-1992 - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

Bảng 2.1.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam–Hàn Quốc giai đoạn 1983-1992 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.3: Kim ngạch Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 1993-2006 - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

Bảng 2.3.

Kim ngạch Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 1993-2006 Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.4: Mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

Bảng 2.4.

Mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc  giai đoạn 1993-2006 - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

Bảng 2.6.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc giai đoạn 1993-2006 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.7: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

Bảng 2.7.

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.8: TOP 10 ĐỐI TÁC CÓ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CAO NHẤT-2006 - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

Bảng 2.8.

TOP 10 ĐỐI TÁC CÓ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CAO NHẤT-2006 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Tình hình đầu tư trực tiếp nướcngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam ( 1991-2007) - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

nh.

hình đầu tư trực tiếp nướcngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam ( 1991-2007) Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 2.9 : - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

Bảng 2.9.

Xem tại trang 56 của tài liệu.
- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 17 dự án với tổng số vốn đăng ký 176,383 triệu USD. - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

Hình th.

ức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 17 dự án với tổng số vốn đăng ký 176,383 triệu USD Xem tại trang 58 của tài liệu.
7 30/9/1996 Hyundai Vinashim  - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

7.

30/9/1996 Hyundai Vinashim Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.11 Một số dự án hàng đầu của Hàn Quốc tại Việt Nam hiện nay (2000-2007) - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC

Bảng 2.11.

Một số dự án hàng đầu của Hàn Quốc tại Việt Nam hiện nay (2000-2007) Xem tại trang 59 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan