KHÚC TRÁNG CA THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ pptx

180 842 4
KHÚC TRÁNG CA THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biên soạn chính: Trần Lê An KHÚC TRÁNG CA THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ Vnthuquan.net, 2011 PHỤ LỤC Chỉ đạo nội dung: Nguyễn Việt – Trần Lê An * Biên soạn chính: Trần Lê An · Cùng biên soạn, biên tập: Nghiêm Hùng Nguyễn Văn Bằng Trần Diệp Tạ Quỳnh Phương Nguyễn Đức Minh Trần Văn Kính Lê Trí Dũng Lê Xuân Tường Trọng Huân * Tham gia tư vấn: MẠC ĐÌNH VỊNH - Cựu chiến binh Sư đoàn 325 NGUYỄN ĐỨC HUY - Cựu chiến binh Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 NGUYỄN HẢI NHƯ - Cựu chiến binh Trung đoàn 48 Sư đoàn 320B NGÔ CÔNG NỘI - Cựu chiến binh Trung đoàn 64 Sư đoàn 320B 2 PHẠM DUY TÂN - Cựu chiến binh Trung đoàn 88 Sư đoàn 308 Nhà thơ HOÀNG TRẦN CƯƠNG - Cựu chiến binh Trung đoàn 229 - Tổng biên tập Thời báo Tài chính VŨ ĐỨC THẾ - Cựu chiến binh Trung đoàn 64 - Giám đốc điều hành Vinpearl - Nha Trang TRỊNH ĐÌNH VINH - Cựu chiến binh Trung đoàn 64, Chủ tịch hội đồng quản trị Mê Kông - Hacota Nhạc sĩ DOÃN NGUYÊN, Phó giám đốc Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam PHỤ LỤC Chương I: Những dòng lịch sử về 81 ngày đêm trận chiến thành cổ Quảng Trị (Trang 1-61) Chương II: Những chuyện kể về khúc tráng ca Quảng Trị (trang 62- 143) Chương III: Vẫn thơ khúc tráng ca (trang 143 – 151) Phần nhạc và họa, ảnh : (sẽ cung cấp và bổ sung thêm). Chương I: Những dòng lịch sử về 81 ngày đêm trận chiến thành cổ Quảng Trị 3 Lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tôi hoan nghênh các đồng chí đã biên soạn, xuất bản cuốn sách: "Khúc Tráng ca Thành cổ", ghi nhớ lại cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, dài ngày của quân và dân ta, của nhiều trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, binh chủng kỹ thuật thuộc nhiều binh đoàn chủ lực và bộ đội địa phương đã kiên cường trụ bám, anh dũng chiến đấu giành giật với địch bảo vệ Thị xã - Thành cổ Quảng Trị mùa hè 1972. Chiến công Quảng Trị là một đỉnh cao của tinh thần anh dũng chiến đấu hy sinh của quân và dân ta vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2007 Khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị LỜI MỞ ĐẦU Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 3 năm 1972, trận bão lửa - thép với hàng vạn quả đạn pháo của quân ta cấp tập trút xuống các căn cứ quân sự của đối phương tại Động Toàn, khởi đầu cho chiến dịch Trị - Thiên năm 1972, một chiến dịch kéo dài và ác liệt nhất trong cuộc kháng chiến 4 chống Mỹ, giải phóng miền Nam. Thắng lợi của nó đã mở thông khu giới tuyến, cánh cửa ngăn cách giữa hai miền Nam - Bắc, tạo ra cục diện mới hết sức thuận lợi cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Chỉ trong vòng hơn ba mươi ngày, ta đã vượt qua sông Bến Hải, phá tan hệ thống phòng thủ chiến lược Mắc Na ma ra, đánh chiếm các căn cứ Tân Lâm, Đầu Mầu, Động Toàn, Quán Ngang, điểm cao 241, 544, v.v làm chủ đường số 9, tiêu diệt căn cứ Cồn Tiên, đánh tan Dốc Miếu trên đường 1, giải phóng Đông Hà - Ái Tử, khiến đối phương phải rút khỏi Thị xã Quảng Trị (ngày 1 tháng 5 năm 1972) về cố thủ ở phía Nam sông Mỹ Chánh (Thừa Thiên - Huế). Toàn tỉnh Quảng Trị được giải phóng vào ngày 2 tháng 5 năm 1972. Để ngăn chặn đà tiến công của quân ta, ngay từ đầu tháng 4 năm 1972, Nich-xơn ra lệnh đánh phá trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt chưa từng thấy. Hàng trăm lượt máy bay cường kích, phản lực và cả B.52 đã ném bom, bắn phá các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương khác của miền Bắc. Đối phương đưa vào sử dụng các loại bom mới với phương tiện kỹ thuật đánh phá tối tân, hơn hẳn những lần trước, phong tỏa mọi cảng biển, bến bãi, đường sá, hòng ngăn chặn và làm cho việc tiếp tế cho chiến trường của ta trở nên cực kỳ khó khăn. Không chịu nổi thất bại vì mất Quảng Trị, mất một hệ thống phòng thủ vào bậc nhất mà đối phương thường cho rằng là "bất khả chiến bại" và áp lực trên bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri, đối phương tập trung cao độ binh lực, hỏa lực hòng "tái chiếm" những vùng đã mất, mục đích đầu tiên là trở lại sông Thạch Hãn với Thị xã Quảng Trị, mà hình ảnh tiêu biểu là Thành cổ. Cuộc chiến nảy lửa giành giật nhau từng tấc đất đã xảy ra trong suốt thời gian sau đó, kéo dài cho đến khi Hiệp định Pa-ri được ký kết vào đầu năm 5 1973. Những ngày đặc biệt ác liệt diễn ra từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 16 tháng 9 năm 1972. Đây là một trong số những trận đánh được coi là khốc liệt nhất trong cả cuộc chiến tranh chống Mỹ, nó diễn ra trên khắp chiều ngang vốn rất chật hẹp của tỉnh Quảng Trị - cả ở phía Đông và Nam sông Thạch Hãn: từ cánh Đông - duyên hải đến cánh Tây - rừng núi, tập trung cao độ ở khu vực tuyến giữa, chủ yếu là Thị xã Quảng Trị. Trong vùng hạn hẹp, mỗi chiều chỉ từ một đến hai kilômét, địa hình tương đối bằng phẳng đã phải chịu hỏa lực tối đa của không quân và hải quân Mỹ, với kỹ thuật hiện đại nhất thời đó. Được sự tiếp sức, chia lửa của quân dân cả nước, các chiến sĩ của nhiều trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, binh chủng kỹ thuật thuộc nhiều binh đoàn chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương đã chiến đấu dưới sức ép của hàng chục vạn tấn bom đạn, trong điều kiện thiếu thốn trăm bề; bằng tính kỷ luật tuyệt vời, lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường và hy sinh vô bờ bến, các chiến sĩ của ta anh dũng chiến đấu, giữ vững trận địa trong thế ba bề bị lập trong suốt 81 ngày đêm. Đó là 81 ngày đêm lịch sử bi tráng, hào hùng, ác liệt và mãi mãi bất tử, ghi sâu vào tâm thức của mỗi con người con nước Việt Nam. Để tôn vinh một thời các anh đã sống hào hùng, chiến đấu oanh liệt và nhân kỷ niệm 35 năm cuộc chiến đấu bảo vệ Thị xã và Thành cổ Quảng Trị, xin giới thiệu với bạn đọc cuốn sách với tựa đề: "Khúc tráng ca Thành cổ". Đây là những trang nhật ký, hồi ký, đoạn văn, ghi chép, bản nhạc, bài thơ, tranh vẽ, ảnh chụp… của chính những người tham gia chiến dịch, những con người thật viết về những câu chuyện thật, được sắp xếp trong các phần khác nhau với ba nội dung sau: 1. Tình hình tác chiến trong 81 ngày đêm từ ngày 28 tháng 6 6 đến ngày 16 tháng 9 năm 1972. 2. Hồi ức về những trận chiến đấu, về sinh hoạt, tâm tư, tình cảm của người lính trong thời khắc ác liệt, đầy kỷ niệm. Với đội ngũ người viết không chuyên nghiệp, nhưng là những người trong cuộc, giàu tâm huyết, chắc chắn cuốn sách sẽ đem lại cho người đọc cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc chiến đã qua. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị diễn ra cách đây hơn một phần ba thế kỷ, do độ lùi thời gian, sức nhớ của những người trong cuộc lại hạn, nếu những sự việc, tình tiết nào đó thiếu thống nhất với những gì bạn đọc đã biết, đã có, là điều dễ hiểu và mong bạn đọc xem đây như một tư liệu để tham khảo. Ban biên soạn rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí, đồng đội đã gửi bài tham gia, đồng thời xin cảm ơn những đơn vị, nhân trong, ngoài quân đội đã động viên, giúp đỡ và ủng hộ sự ra đời của cuốn sách. BẠN CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ THỊ XÃ - THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ 1972 Khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị I – Tình hình tác chiến TÌNH HÌNH TÁC CHIẾN TRONG 81 NGÀY ĐÊM TỪ NGÀY 28 THÁNG 6 ĐẾN NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 1972. Do các Cựu chiến binh, bạn chiến đấu bảo vệ Thị xã - Thành cổ Quảng Trị 1972 tổng hợp từ tài liệu của các trung 7 đoàn tham gia chiến đấu ở Thị xã Quảng Trị hè 1972 I – Tình hình tác chiến Sau giải phóng Quảng Trị (đầu tháng 5 năm 1972), từ ngày 2 đến ngày 19 tháng 6 năm 1972 ta vừa chuẩn bị, vừa tổ chức đánh nhỏ tạo thế và bắt đầu mở đợt ba tiến công giải phóng Thừa Thiên (từ ngày 20 tháng 6 năm 1972), mà trọng điểm là khu vực Đồng Lâm, trên trục đường số 1. Sau vài ngày đầu ta tiến công không mấy thành công, thương vong nhiều, thì ngày 26 tháng 6 năm 1972, Mỹ - ngụy mở chiến dịch phản công tái chiếm Quảng Trị. Đối phương sử dụng: - 2 sư đoàn động thiện chiến: Sư đoàn dù, Sư đoàn thủy quân lục chiến. - Đơn vị hỏa lực quân đoàn 1: 2 tiểu đoàn pháo 175 ly - Quân khu 1 - Vùng Hải quân 1. - Cùng toàn bộ lực lượng tại chỗ như: Sư đoàn bộ binh số 1, các liên đoàn biệt động, các thiết đoàn giới, lực lượng dự bị Quân đoàn 1 ở Huế, dưới sự yểm hộ hỏa lực tối đa của không quân Mỹ (kể cả B.52), từ các căn cứ quân sự Mỹ ở miền Nam, vùng lân cận Châu Á - Thái Bình Dương và của hải quân thuộc Hạm đội 7 Mỹ. Từ ngày 26 đến ngày 27-6-1972 Địch sử dụng hỏa lực trực tiếp đánh phá quân ta rất ác liệt, tàn bạo ở các khu vực bố trí từ sông Mỹ Chánh trở ra; đặc biệt tập trung đánh phá nơi trú quân, căn cứ trận địa hỏa lực ta như pháo binh, phòng không, tên lửa, sở vật chất, kỹ thuật, kho tàng, bến bãi gây cho ta nhiều tổn thất. Ngày 28-6-1972 - Đối phương bắt đầu thực hành phản công từ hai hướng, kết hợp đổ bộ đường không, đường biển, nghi binh trên hướng Cửa Tùng, Cửa Việt. - Hướng phản công chủ yếu trên đường 1 và phía Tây 8 đường 1, đối phương sử dụng Sư đoàn dù (3 lữ đoàn), tăng cường 2 thiết đoàn giới, 1 tiểu đoàn pháo 155 ly. - Hướng Đông từ Hải Lăng ra ven biển, theo trục đường 68: đối phương dùng Sư đoàn thủy quân lục chiến (3 lữ đoàn), tăng cường 2 thiết đoàn giới (thiếu), 1 tiểu đoàn pháo 155 ly. Khi đối phương bắt đầu phản công vào ngày 28 tháng 6, quân ta từ phía Bắc sông Mỹ Chánh đến Thị xã Quảng Trị trên trục đường số 1, chỉ 4 tiểu đoàn phòng giữ gồm: - 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 48. - Tiểu đoàn 2 độc lập. - Tiểu đoàn địa phương 8 Quảng Trị. Lực lượng chủ yếu của chiến dịch đang ở phía Nam sông Mỹ Chánh. Đội hình của ta ở thế bất lợi trước cuộc phản công của đối phương. Ngày 28 tháng 6 năm 1972, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 hạ quyết tâm phản công, với cách đánh phòng thủ trận địa nơi trọng điểm kết hợp tích cực phản công, phản kích tiêu diệt từng bộ phận đối phương nhằm ngăn chặn từng đợt tiến công của đối phương trên trục đường 1, phía Tây đường 1, đường 68 ven biển. Lệnh bố trí lực lượng phòng thủ phản công - Sư đoàn bộ binh 308 (thiếu) gồm Trung đoàn 36, Trung đoàn 102, được tăng cường Trung đoàn 66 của Sư đoàn 304 và Tiểu đoàn 2 Độc lập tấn công đối phương trên trục đường 1 phía Bắc sông Mỹ Chánh, trước mắt chốt giữ khu vực cầu Bến Đá, cầu Nhùng, Thượng Nguyên. - Sư đoàn bộ binh 320B (thiếu) gồm Trung đoàn 27, Trung đoàn 64, Tiểu đoàn địa phương 14, Tiểu đoàn địa phương 47 tiến đánh đối phương ở hướng Đông từ Thanh Hương - Đông Dương trên trục đường 68 ra đến ven biển, bảo vệ khu vực Hải Lăng. - Sư đoàn bộ binh 304 gồm Trung đoàn 24, Trung đoàn 9 và Trung đoàn 88 thuộc Sư đoàn 308, Tiểu đoàn đặc công 35 9 tiếp tục đánh địch ở phía Nam sông Mỹ Chánh. - Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320B cùng Tiểu đoàn địa phương 8 bảo vệ Thị xã Quảng Trị và khu vực La Vang. - Trung đoàn 18 của Sư đoàn 325 dự bị chiến dịch, đứng chân ở Quảng Lương - Vĩnh Lại sẵn sàng tấn công đối phương đổ bộ vào Cửa Việt. Tuy nhiên, do đội hình ở xa, thời gian gấp, các đơn vị không cơ động kịp về khu vực quy định phòng giữ, nên từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7, đối phương tiến quân tương đối thuận lợi. Ngày 2-7-1972 Sư đoàn thủy quân lục chiến địch chiếm được quận lỵ Hải Lăng. Ta co về tuyến sông Vĩnh Định. Sư đoàn dù đánh chiếm cầu Nhùng, cầu Bến Đá, cầu Dài. Ta co về giữ một số cao điểm ở La Vang và quanh Thị xã Quảng Trị. II. Diễn biến các đợt chiến đấu bảo vệ thị xã - Thành cổ Quảng Trị (Từ ngày 3 tháng 7 đến ngày 16 tháng 9 năm 1972 Chia thành 5 đợt) Đợt 1: Đánh bại đợt tiến công thứ nhất của sư đoàn dù ở vùng ven Thị xã: từ ngày 3 đến ngày 13 tháng 7 năm 1972 Ngày 28 tháng 6, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 48 phối hợp với lực lượng Tỉnh đội Quảng Trị tổ chức phòng thủ Thị xã Quảng Trị và khu vực La Vang, không để đối phương lọt vào Thị xã. Quyết tâm của Trung đoàn 48 là kiên cường phòng thủ, giữ vững thị xã Quảng Trị và La Vang, với khẩu hiệu "Quang Sơn còn, Thị xã còn". (Quang Sơn là bí danh của Trung đoàn 48). Lúc này ở Thị xã Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn địa phương 8 Quảng Trị, được bố trí như sau: - Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 48 bố trí vòng ngoài từ hướng 10 [...]... nặng ra hậu phương - Ở Nhan Biều, hình thành một hậu cứ trực tiếp bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho Thị xã 33 trạm phẫu quân y tiền phương do Tiểu đoàn quân y 24 của Sư đoàn 325 sơ cứu thương binh trước khi đưa về phía sau Riêng Trung đoàn 48 trạm phẫu ngay tại Thành cổ, hầm quân y bên cạnh Sở chỉ huy tại khu vực dinh Tỉnh trưởng Khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị -3B Diễn biến chiến đấu đợt 4 Quân... thiệt hại nặng Ngay trong đêm 17 tháng 7, ta cho Tiểu đoàn 1 ra ngoài củng cố Khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị -2- 19 Từ ngày 19 đến ngày 20-7-1972 Ta dùng hỏa lực pháo bắn cấp tập vào khu vực Tri Bưu, sau đó xuất kích diệt đối phương, đẩy quân đối phương ra xa, cách ta 200 đến 300 mét và chốt giữ được khu vực đông bắc Thành cổ Ta diệt hơn 200 binh lính đối phương, bắn cháy hai xe tăng Ngày 21-7-1972... thôn Cổ Thành - Lực lượng động Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 18 (vào Thành ngày 23-8): Khu vực Đệ Ngũ, Thạch Hãn * Hướng phòng thủ quan trọng: phía bắc và đông bắc Thị xã do Trung đoàn 48 Sư đoàn 320B đảm nhiệm chốt giữ, cụ thể: Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48: Khu vực Tri Bưu - Hạnh Hoa Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48: Khu vực thôn Cổ Thành, phía Nam sông Vĩnh Định * Tiểu đoàn địa phương 3 Quảng Trị trong Thành cổ. .. NHƯ SAU: Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48: Tri Bưu - góc đông bắc Thành Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 (thiếu): thôn Cổ Thành Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64: thôn Cổ Thành - Hạnh Hoa 17 Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95: động, bố trí ở bắc Thị xã và đông nam Thị xã Tiểu đoàn địa phương 3: Trong Thành cổ Tiểu đoàn địa phương 8: Thạch Hãn - Bệnh viện - Cầu Sắt Quảng Trị 1 đại đội của Tiểu đoàn địa phương 8 và Đại đội 5 Tiểu... phần, trực tiếp uy hiếp Đông Bắc Thành cổ Tư lệnh vùng 1 chiến thuật của đối phương ra lệnh cho quân dù "Bằng mọi cách, đêm 12 tháng 7 phải cắm được cờ trên Thành cổ, trước ngày khai mạc Hội nghị Pa-ri" Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 lệnh cho Trung đoàn 48 quyết giữ vững Thành cổ, tổ chức phản kích, đẩy đối phương ra khỏi Tri Bưu Quân ủy Trung ương điện số 915, ra lệnh: "Giữ Thành cổ bằng mọi giá" Nửa đêm 12 rạng... tiếp theo của sư đoàn thủy quân lục chiến ngụy, cải thiện thế phòng ngự, giữ vững trận địa Thị xã và Thành cổ Quảng Trị (từ ngày 11 tháng 8 đến ngày 31 tháng 8 năm 1972) A Quá trình chiến đấu ác liệt dài ngày, dần dần hình thành cánh quân chiến dịch từ Tây sang Đông bảo vệ khu mới giải phóng Quảng Trị Vào trung tuần tháng 8 năm 1972, chấp hành Nghị quyết Đảng ủy Mặt trận B5, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5... xã Quảng Trị, nhưng vẫn giữ quyền chỉ huy vượt cấp tới Ban chỉ huy Bảo vệ Thị xã Quảng Trị Sau khi nhận nhiệm vụ, Đảng ủy, Thủ trưởng Sư đoàn 325 quyết định tăng cường lực lượng cho Thị xã Quảng Trị, chủ yếu lực lượng pháo binh, đặc công, công binh, thông tin và bộ đội bảo đảm hậu cần kỹ thuật; đồng thời ngày 20 tháng 8 năm 1972 cử đồng chí Tham mưu phó Sư đoàn vào tăng cường công tác chỉ huy trong Thành. .. trên Thành cổ Quảng Trị, nhưng quân đối phương vẫn chưa đạt được yêu cầu, trái lại còn bị thiệt hại lớn Trong 10 ngày (từ ngày 18 đến ngày 27-7) đối phương bị tiêu diệt 1.702 binh sỹ, cháy 3 xe tăng, 3 xe ô tô, rơi 4 máy bay Và cuối cùng ngày 27 tháng 7, đối phương phải thay đổi lực lượng, đưa quân dù ra củng cố, sư đoàn thủy quân lục chiến vào thay thế, tiếp tục tiến công đánh chiếm Thị xã Quảng Trị. .. chỉnh bố trí đội hình chiến đấu (cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1972) - Hướng Tri Bưu - Đông Bắc Thành: Tiểu đoàn 6 của Trung đoàn 95 và Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 48 - Hướng thôn Cổ Thành - bắc Thị xã: Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 48; Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 64 và Đại đội địa phương 45 Quảng Bình - Trong Thành cổ: Tiểu đoàn địa phương 3 và một bộ phận Tiểu đoàn địa phương 8 - Hướng đông nam Thị xã: Tiểu... phương cử một bộ phận đi theo cống ngầm vào Thành cổ để cắm cờ Trung đoàn 48 ra cho toàn bộ lực lượng, tăng cường trinh sát, kiểm tra từng góc trận địa, không cho đối phương lọt vào Thành cổ Đêm 12 tháng 7, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 lệnh cho Sư đoàn 325 đưa Trung đoàn 95 vào cùng Trung đoàn 48 chiến đấu bảo vệ Thị xã Ngày 13-7-1972 TRÊN HƯỚNG TRI BƯU - ĐÔNG BẮC THÀNH CỔ: Vào mờ sáng, đối phương bắt đầu triển . chiến thành cổ Quảng Trị (Trang 1-61) Chương II: Những chuyện kể về khúc tráng ca Quảng Trị (trang 62- 143) Chương III: Vẫn thơ khúc tráng ca (trang. của cuốn sách. BẠN CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ THỊ XÃ - THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ 1972 Khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị I – Tình hình tác chiến TÌNH HÌNH TÁC CHIẾN

Ngày đăng: 07/03/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan