Một số bệnh thường gặp trên tôm Hùm potx

5 498 0
 Một số bệnh thường gặp trên tôm Hùm potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 2 3 Một số bệnh thường gặp 4 trên tôm Hùm 5 6 Hiện nay, phong trào nuôi tôm hùm lồng, tôm hùm bè trong tỉnh đang phát 1 triển mạnh, nhất là ở thị xã Cam Ranh, huyện Vạn Ninh, TP. Nha Trang. Sau 2 đây xin giới thiệu về cách phòng trừ một số bệnh thường gặptôm hùm. 3 4 1. Bệnh đen mang 5 - Dấu hiệu bệnh lý: Mang tôm có những điểm đen, các tơ mang chuyển màu 6 đen, mang thối rữa toàn bộ. Quan sát bằng mắt thường thấy những búi sán lá 7 đơn chủ trắng nhỏ như sợi tóc. Sán lá sẽ đục thủng mang gây hoại tử tế bào. 8 Thân tôm cũng xuất hiện những đốm đen, mắt tôm cũng có thể chuyển sang 9 màu đen. Bệnh xuất hiện ở cả tôm con và tôm trưởng thành. 10 - Nguyên nhân: Mang tôm bị đen là do sắc tố Melanin phát triển tại các mô 11 của mang bị phá hủy do các tác nhân: Ký sinh trùng sán lá đơn chủ (xuất hiện 12 nhiều sau các cơn mưa), nấm Fusarium, vi khuẩn dạng sợi Vibrio, nồng độ 13 khí độc Amoniac và Sulfur hydro trong môi trường cao. 14 - Tác hại: Tôm bỏ ăn, hô hấp kém, nằm dưới đáy lồng và chết hàng loạt. 15 - Cách phòng trị: 16 + Tắm cho tôm bằng Formol với nồng độ từ 15 – 25ml/m3 nước trong 10 – 17 15 phút, có sục khí. Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày. 1 + Tắm cho tôm bằng Sulfat đồng, nồng độ 0,5gr/m3 nước trong 5 – 7 phút, có 2 sục khí. Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày. Lưu ý tôm bệnh sau khi xử lý thuốc 3 cần được thả nuôi ở một lồng khác. 4 + Treo những túi vải có chứa vôi ở giữa lồng tôm hoặc đặt ở những vùng đáy 5 lồng nuôi bị ô nhiễm. Vôi có tác dụng diệt ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn tốt. 6 + Có thể sử dụng một số kháng sinh như Norfloxacin, Nalidixic acid, 7 Ciprofloxacin để phòng trị bệnh bằng cách trộn vào thức ăn với lượng từ 30 – 8 50mgr/kg thức ăn. Thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày. 9 2. Bệnh đốm trắng trên vỏ 10 - Dấu hiệu bệnh lý: Trên vỏ tôm và dưới giáp đầu ngực xuất hiện những đốm 11 trắng. 12 - Nguyên nhân: Cần phân biệt rõ nguyên nhân. 13 + Nếu tôm có đốm trắng song vẫn khoẻ mạnh, hoạt động bình thường thì 14 không phải do dịch bệnh. Nguyên nhân là do hàm lượng Canci, Manhê trong 15 nước cao. Đây không phải là hiện tượng bệnh, tôm lột xác các đốm trắng sẽ 16 mất đi. 17 + Trường hợp tôm nhiễm nấm, vi khuẩn đặc biệt nhiều ở vùng đáy bị ô nhiễm 18 sẽ gây ra bệnh đốm trắng trên vỏ. 19 - Tác hại: Tôm giảm ăn, giảm tăng trưởng, không lột xác được hoặc chu kỳ 20 lột xác kéo dài, tôm chết rải rác. 21 - Cách phòng trị: 22 + Tắm cho tôm bằng Xanh Malachite (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 23 20/2003/QĐ-BTS) với nồng độ 1gr/m3 nước, sục khí trong vòng 15 phút. 24 Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày. 25 + Tắm cho tôm bằng Sulfat đồng với nồng độ 0,5gr/m3, sục khí trong vòng từ 26 5 – 7 phút. Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày. 1 + Treo túi vải đựng vôi để phòng và trị bệnh. 2 3. Bệnh đỏ thân 3 - Dấu hiệu bệnh lý: Mang tôm và thân tôm đều chuyển sang màu hồng. Bệnh 4 xuất hiện ở tôm con và tôm trưởng thành. 5 - Nguyên nhân: Nước và đáy khu vực lồng, bè nuôi bị ô nhiễm nặng, thức ăn 6 thừa quá nhiều, công tác vệ sinh kém; nhiễm vi khuẩn Vibrio. 7 - Tác hại: Tôm bỏ ăn, kém hoạt động, giảm tăng trưởng và chết hàng loạt. 8 - Cách phòng trị: 9 + Vệ sinh lồng, bè nuôi sạch sẽ, tạo môi trường nước thông thoáng, giảm 10 lượng khí độc. 11 + Tắm cho tôm trong dung dịch Oxytetracyline với nồng độ từ 0,5 – 2gr/m3 12 nước. Thời gian tắm 15 phút. Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày. 13 + Trộn thuốc kháng sinh Oxytetracyline cộng với dầu thực vật vào thức ăn 14 với trọng lượng 50mgr/kg thức ăn. Cho tôm ăn liên tục 5 – 7 ngày. 15 + Có thể sử dụng kháng sinh mới có độ nhạy cao như Norfloxacin, Nalidixic 16 acid, Ciprofloxacin với lượng 30 – 50mgr/kg thức ăn liên tục trong 5 – 7 17 ngày. 18 4. Bệnh trắng râu 19 - Dấu hiệu bệnh lý: Râu 1 chuyển từ màu nâu sang màu vàng, hồng rồi sang 20 trắng. Bệnh này xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tôm con. 21 - Nguyên nhân: Tôm con bị nhiễm nấm Lagenidium sp, Fusarium sp. 22 - Tác hại: Tôm con chết hàng loạt. 23 - Cách phòng trị: 24 + Treo túi vôi giữa các lồng nuôi. Vôi có tác dụng diệt nấm tốt. 25 + Tắm cho tôm bằng dung dịch Formol với nồng độ từ 15 – 25ml/m3 nước, 1 sục khí trong 15 phút. Thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày. 2 5. Bệnh long đầu 3 - Dấu hiệu bệnh: Phần giáp đầu ngực và phần thân long ra. Trong lớp biểu bì 4 tiết dịch nhầy hôi thối. Bệnh xuất hiện ở tôm con và tôm trưởng thành. 5 - Nguyên nhân: Tôm nhiễm vi khuẩn Vibro sp, Aeromonas. 6 - Hậu quả: Tôm chết rải rác. 7 - Cách phòng trị: 8 + Tắm cho tôm trong dung dịch Oxytetracylin với nồng độ 0,5 – 2gr/m3. Thời 9 gian tắm 15 phút. Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày. 10 + Trộn thuốc kháng sinh Oxytetracylin và dầu ăn với lượng từ 40 – 50mgr/kg 11 thức ăn. Cho ăn liên tục 5 – 7 ngày. 12 13 . 1 2 3 Một số bệnh thường gặp 4 trên tôm Hùm 5 6 Hiện nay, phong trào nuôi tôm hùm lồng, tôm hùm bè trong tỉnh đang phát 1 triển. xin giới thiệu về cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm. 3 4 1. Bệnh đen mang 5 - Dấu hiệu bệnh lý: Mang tôm có những điểm đen, các tơ mang

Ngày đăng: 06/03/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan