về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

38 402 0
về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM: 1.1.1 Ngân hàng thương mạihoạt động của NHTM: 1.1.1.1Khái niệm về ngân hàng thương mại: 1.1.1.1.1. Theo luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Trong đó, hoạt động Ngân Hànghoạt động kinh doanh tiền tệ gồm: - Hoạt động huy động vốn - Hoạt động tín dụng - Hoạt động kinh doanh tiền tệ khác. Hoạt đông kinh doanh khác bao gồm: - Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng - Kinh doanh ngoại hối - Kinh doanh đầu tư chứng khoán - Các hoạt động kinh doanh khác 1.1.1.1.2. Theo nội dung hoạt động: Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với khách hàng bằng cách nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế: - Nhận tiền gởi của khách hàng: Gồm tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có kỳ hạn, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… - Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung hạn - Cho vay dài hạn - Chiết khấu chứng từ có giá và bao thanh toán - Cho thuê tài chính - Cho vay trả góp - Cho vay tiêu dung Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc - Bảo lãnh ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác. Như vậy: Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường.Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại: 1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng: Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của ngân hàng thương mại, chức năng trung gian tín dụng được thể hiện qua những nghiệp vụ cụ thể sau đây: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế bằng đồng tiền trong nước (VND). - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế các tổ chức và cá nhân bằng ngoại tệ (USD, EUR, GBP, SGD…). - Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và các nhân. - Phát hàng kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các đơn vị và cá nhân. - Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá đối với các đơn vị, cá nhân. - Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng khác đối với tổ chức và cá nhân. 1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán: Hệ thống ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán…để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau. Trong chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại thực hiện những mặt hoạt động nghiệp vụ cụ thể sau đây: - Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức kinh tế và cá nhân. - Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng. - Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các ngân hàng. Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc 1.1.2.3. Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng: Dịch vụ ngân hàng là những loại hình dịch vụ gắn với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại, do các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng. Các nghiệp vụ cụ thể của chức năng này bao gồm: - Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội. - Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế. - Dịch vụ ủy thác (bảo quản, bảo hộ, chi hộ…mua bán hộ…). - Dịch vụ ngân hàng điện tử (E- Banking): InternetBanking, HomeBanking, SMSBanking… 1.1.3. Các mặt hoạt động của ngân hàng thương mại: 1.1.3.1. Huy động vốn: Huy động vốn là một trong hai mặt hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Với hoạt động huy động vốn, các ngân hàng thương mại được phép sử dụng tất cả những công cụ và phương pháp khác nhau nhằm huy động mọi tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại huy động vốn dưới các hình thức huy động sau đây: 1.1.3.1.1. Nhận tiền gửi (nhận ký thác): - Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng VND và bằng ngoại tệ. - Nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội bằng VND và bằng ngoại tệ. - Nhận tiền gửi của các tổ chức tính dụng bằng VND và bằng ngoại tệ. - Các hình thức huy động khác. 1.1.3.1.2. Phát hành chứng từ có giá để huy động vốn: - Phát hành kỳ phiếu ngân hàng. - Phát hành trái phiếu ngân hàng. 1.1.3.1.3. Vay các tổ chức tín dụng khác: - Vay các ngân hàng trong nước. - Vay các ngân hàng nước ngoài. 1.1.3.1.4. Vay các ngân hàng nhà nước Việt Nam: - Vay tái cấp vốn. - Vay tái chiết khấu. - Vay khác. Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc 1.1.3.2. Hoạt động tín dụng: 1.1.3.2.1. Cho vay trực tiếp: - Theo tính chất: + Cho vay sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. + Cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội. - Theo thời hạn: + Cho vay ngắn hạn < 1 năm. + Cho vay trung hạn từ 1 năm đến 5 năm. + Cho vay dài hạn > 5 năm. 1.1.3.2.2. Cho vay gián tiếp: - Chiết khấu chứng từ có giá. - Bao thanh toán. 1.1.3.2.3. Hình thức cho vay khác: - Thấu chi. - Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng. 1.1.3.2.4. Bảo lãnh ngân hàng: - Bảo lãnh vay vốn. - Bảo lãnh thanh toán. - Bảo lãnh dự thầu. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Bảo lãnh hoàn thanh toán. - Các hình thức bảo lãnh khác. 1.1.3.2.5. Cho thuê tài chính. NHTM muốn hoạt động cho thuê tài chính phải thành lập công ty cho thuê tài chính.Các loại hoạt động cho thuê tài chính gồm có: - Cho thuê tài chính thông thường với 3 bên tham gia:loại hình cho thuê này thường được vận dụng khi cho thuê tài sản thiết bị mới 100%, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà cung cấp: + Bên cho thuê + Bên đi thuê + Nhà cung cấp Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc - Cho thuê tài chính thông thường với 2 bên tham gia: loại hình cho thuê này thường sử dụng trong trường hợp cho thuê tài sản thiết bị cũ, đã qua sử dụng, vì vậy không cần thiết phải có nhà cung cấp: + Bên cho thuê + Bên đi thuê - Mua và cho thuê lại - Cho thuê giáp lưng 1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: - Thu phát tiền mặt, vận chuyển, bảo quản. - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Thực hiện dịch vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế. - Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá. - Nghiệp vụ ủy thác và đại lý. - Cho thuê tủ két sắt, cầm đồ. - Mua bán hộ. - Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. - Kinh doanh dịch vụ bất động sản. - Kinh doanh ngoại hối và vàng. - Tư vấn tài chính tiền tệ… 1.1.3.4. Các hoạt động khác: 1.1.3.4.1. Đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư của ngân hàng bằng vốn của mình theo nguyên tắc lời được hưởng, lỗ phải gánh chịu. Đầu tư trực tiếp còn gọi là đầu tư thương mại và được thực hiện dưới các hình thức sau: - Góp phần mua cổ phần của các tổ chức kinh tế trong nước. - Góp phần mua cổ phần của các tổ chức tính dụng trong nước. - Góp phần mua cổ phần liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài. - Thành lập công ty trực thuộc – hạch toán độc lập. 1.1.3.4.2. Đầu tư gián tiếp: Đầu tư gián tiếp còn gọi là đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư bằng vốn tự có và các nguồn vốn ổn định khác và được thể hiện dưới các hình thức sau: - Đầu tư vào trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu TW. - Đầu tư trái phiếu công ty. Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc 1.1.4. Hoạt động tín dụng của NHTM: 1.1.4.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các pháp nhân hoặc thể nhân trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, quan hệ tín dụng ngân hàng được thể hiện qua hai khâu: - Khâu huy động vốn: Ngân hàng là chủ thể đi vay, huy động khai thác những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng để hình thành nên nguồn vốn cho vay. - Khâu cho vay: Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng sẽ thực hiên phân phối cho vay cấp tín dụng lại cho các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. 1.1.4.2. Chức năng của tín dụng ngân hàng: Trong nền kinh tế thị trường tín dụng ngân hàng trở thành loại hình tín dụng phổ biến, đáp ứng mọi nhu cầu bổ sung vốn của nền kinh tế; tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hóa, trang trải chi phí sản xuất , thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn đầu tư trung, dài hạn, đáp ứng nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mua sắm tài sản cố định. Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. 1.1.4.3. Các loại hình thức tín dụng: • Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn có thời hạn đến 1 năm, thường đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng bức thiết của dân cư. - Tín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm. Loại tín dụng này để bổ sung mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn được sử dụng để hổ trợ xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc công trình có quy mô lớn, kỹ thuật và công nghệ hiên đại có thời hạn thu hồi vốn dài. • Căn cứ vào yếu tố đối tượng thực hiện vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh: - Tín dụng vốn lưu động: Tín dụng vốn lưu động thể hiện dưới hình thức cho vay để bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế. Trên thực tế, loại tín dụng này được thực hiện dưới các hình thức: cho vay để dụ trữ hàng hóa, cho vay các khoản chi phí phát sinhtrong các công đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, cho vay để thanh toán các khoản nợ. - Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cấp để bồ sung vốn cố địn; hình thành nên tài sản cố định; cải tiến kỹ thuật; mở rộng sản xuất; xây dựng các công trình mới. Thời gian tín dụng là trung và dài hạn. • Căn cứ vào yếu tố mục đích sử dụng vốn: - Tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa: Tín dụng này được cấp cho các chủ thể kinh doanh nhằm hổ trợ vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng: Đây là loại hình tín dụng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Mục đích là hổ trợ cải thiện đời sống vật chất, sinh hoạt cho các thành viên trong xã hội, kích thích tiêu dùng … • Căn cứ vào tính chất đảm bảo tín dụng: - Tín dụng không có đảm bảo trực tiếp: Khoản tín dụng được cấp không có giá trị vật tư, hàng hóa hoặc tài sản làm đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín, sự tiins nhiệm của cá nhân, tổ chức tín dụng đối với bên n hạn tín dụng. - Tín dụng có đảm bảo trực tiếp: loại tín dụng này được thực hiện khi người đi vay có khối lượng hàng hóa, tài sản tương đương, được dùng trực tiếp để đảm bảo cho món nợ vay. Loại hình này được thực hiện dưới các hình thức như: cho vay thế chấp, cho vay cầm cố hoặc bảo lãnh, hoặc dưới dạng thuê mua. 1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTM 1.2.1 Lý do hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng Cho vay là hoạt động cơ bản của các Ngân Hàng Thương Mại. Tuy nhiên, từ xưa tới nay, các ngân hàng mới chỉ quan tâm đến cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa mà chưa thực sự chú ý tới nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như nhà, xe, đồ gỗ sang trọng, nhu cầu du lịch… đối với lực lượng kỹ thuật rộng lớn. Nếu ta lập một bảng thống kê những nhu cầu của đời người thì đó là một con số vô hạn, đó là những nhu cầu từ đơn giản như được ăn, mặc, học hành đến những nhu cầu phức tạp hơn như du lịch, vui chơi giải trí, nhu cầu được tôn trọng… Tuy nhiên, để nhu cầu đươc đáp ứng đúng lúc, đúng thời điểm không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện được bởi nó còn phụ thuộc vào một nhân tố rất quan trọng, đó là khả năng thanh toán. Đôi khi chỉ vì không co khả năng thanh toán muốn có một chiếc xe máy để mua sắm thì nhu cầu đi lại bằng xe máy lại không nhiều nữa, hoặc như chúng ta cần nhiều tiền để đầu tư cho việc học, khi ra trương ta có thể dễ dàng tìm được việc làm và kiếm được nhiều tiên. Nhưng hiện tại lại không có tiền thì ước mơ đó cũng chỉ dừng lại ở ước mơ. Vậy tại sao chúng ta lại không thể có được xe máy, đầu tư nhiêu hơn cho việc học trước khi chúng ta có thể có đủ tiền trong tương lai. Đây thực sự là một vấn đề quan trọng, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán này. Trên thực tế có hai cách giải quyết, cách thứ nhất là mua bán chịu. Tuy nhiên cách này chỉ có lợi đối với người mua, còn bất lợi đối với người bán. Người mua sẽ được sử dụng hàng hóa trước khi có đủ số tiền cần thiết, nhưng người bán sẽ thu hồi vốn chậm hoặc thậm chí bị quỵt tiền. Khi cần tiền để nhập hàng hóa hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh thì đến lượt người bán dễ rơi vào tình trạng thiếu phương tiện thanh toán. Vì vây,cách mua bán chiu không phổ biến và khả thi, lại gặp nhiều rủi ro. Cách thứ hai là người mua đi vay tiền, họ sẽ cảm giác là đã đủ phương tiện thanh toán. Cách này vừa thỏa mản nhu cầu của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng bán được hàng. Như vậy là cần đến một tổ chức thứ ba hỗ trợ cả người mua và người bán để họ luôn luôn có phương tiện thanh toán đối với các nhu cầu của họ. Không một tổ chức nào đảm nhiệm được vị trí này tốt bằng các trung gian tài chính, mà quan trọng nhất là các Ngân Hàng Thương Mại. Ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cũng là cách để Ngân hàng gia tăng lợi nhuận, đặc biệt là trong môi trường canh tranh khốc liệt ngày nay. Nhiều Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc hãng lớn khi thiếu vốn đã không tìm đến ngân hàng để vay tiền mà thay vì đó họ tự tài trợ bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Thêm vào đó nhiều công ty tài chính hoặc giữa các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong cho vay làm cho thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút, buộc ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng, hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành tiềm năng. Ngân hàng cho vay tiêu dùng một mặt tăng thu nhập cho bản thân ngân hàng, mặt khác tạo ra úy tín cho ngân hàng. Một lý do khác góp phẩn vào sự hình thành cho vay tiêu dùng đó là đặc điểm luân chuyển hàng hóa tiêu dùng. Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân là một mảng hoạt động quan trọng của ngân hàng. Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa nếu như không có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hóa không tiêu thụ được dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất không thể tiếp tục. Vai trò của ngân hàng lúc này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngân hàng cho người tiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họ trước khi họ tích lũy đủ số tiền cần thiết. Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng và doanh nghiệp tiệu thụ được hàng hóa. Từ đó doanh nghiệp có tiền sẽ trả nợ cho ngân hàng. Khi đã tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và sẽ tìm tời ngân hàng để tiếp tục vay vốn. Như vây, ngân hang cho vay tiêu dùng sẽ có lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp va ngân hàng. Người tiêu dùng có thu nhập đều đặn(tiền công) để trả nợ ngân hàng. Một số tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập khá hoặc cao, thu nhập tương đối ổn định. Vay tiêu dùng giúp họ nâng cao mức sống, tăng khả năng được đào tạo… giúp họ có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc có mức thu nhập cao hơn Trong cuộc sống hàng ngày càng hiện đại, vay tiêu dùng đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết và sự hình thành cho vay tiêu dùng đã trở thành điều tất yếu. 1.2.2. khái niệm cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng là một khải niệm chỉ mối quạn hệ về kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho khách hàng quyền sử dụng một giá trị (tiền) với những điều kiện mà hai bên đã thỏa Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn. 1.2.3. Đặc điểm cho vay tiêu dùng. Đứng ở góc độ là một trong các sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng, cho vay tiêu dùng mang đầy đủ những đặc tính của một sản phẩm dịch vụ ngân hàng đó là tính vô hình, không thể tách biệt, không ổn định và khó xác định. Chính những đặc tính này đã tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng với các hoạt động sản xuất khác. Hoạt động kinh doanh ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Yếu tố cơ bản để khách hàng lựa chọn sẩn phẩm dịch vụ của một ngân hàng chính là lòng tin của họ đối với ngân hàng đó. Chính vì vậy mà ngân hàng cần có những chương trình, chính sách, biện pháp làm tăng uy tín, hình ảnh đối với khách hàng. Nếu đứng ở khía cạnh là một trong các sản phẩm tín dụng thì cho vay tiêu dùng có những điểm khác biệt so với các sản phẩm cho vay khác của ngân hàng. Các đặc điểm đó là: Thứ nhất, quy mô của từng món vay thường nhỏ nhưng số lượng các món vay luôn nhiều. Do cho vay tiêu dùng là để đáp ứng nhu cầu chi tiêu , sinh hoạt hằng ngày của người tiêu dùng nên số tiền của các khoản vay này là nhỏ hơn nhiều so với các doanh nghiệp, món vay lên đến hàng tỷ đồng. Đồng thời với dân số đông, cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu đa dạng…từ đó số lượng các khỏan vay tiêu dùng ngày càng nhiều. Thứ hai, nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kì kinh tế và phụ thuộc vào hai yếu tố chính: thu nhập và trình độ dân trí. Nếu khách hàng là người có thu nhập và trình độ văn hóa không cao thì mục đích đi vay chủ yếu là phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu, mức độ vay là không cao. Ngược lại, những người có thu nhập và trình độ văn hóa cao thường mức độ vay của họ lớn hơn và với các mục đích trang trải chi phí du học, đi du lịch, nghỉ mát…Sự khác biệt giữa những người có thu nhập và trình độ cao và những người có thu nhập và trình độ không cao về mục đích vay mượn là ở chỗ đối với họ việc vay mượn được xem lầ công cụ để đạt được mức sống như mong muốn hơn là một lựa chọn chỉ được dùng trong trường hợp khẩn cấp. Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang [...]... của khách hàng 3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG 3.2.1 Biện pháp huy động vốn - Trong hoạt động của ngân hàng giữa huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ nhân quả với nhau - Trong hoạt động của ngân hàng giữa huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ nhân quả Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc - Trong hoạt động của ngân hàng. .. với một chi nhánh mới đi vào hoạt động Nghiệp vụ huy động vốn không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng đây lại là một nhiệm vụ quan trọng góp phần quyết định sự thành công của hoạt động ngân hàng Nếu không có nguồn vốn huy động thì ngân hàng không thể nào hoạt động được, vì nguồn vốn chủ sở hữu là rất nhỏ nó chỉ đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất của ngân hàng chứ không đủ để đáp ứng... phận, tất cả các nhân viên trong ngân hàng - Ngân hàng phải tích cực và chủ đạo trong quan hệ với khách hàng, kể cả khách hàng truyền thống lẩn khách hàng tiềm năng Cụ thể đối với khách hàng kinh doanh co hiệu quả và uy tín thì ngân hàng phải chủ động đến đặt quan hệ tín dụng chứ không phải ngồi chờ khách hàng đến xin vay - Ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lược khách hàng đúng đắn - Mở rộng và nâng... cầu của khách hàng, ngân hàng đã tự nâng cao uy tín vị thế, hình ảnh của mình trong mắt khách hàng, tạo tiền đề cho các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng phát triển như: huy động tiền gửi, dịch vụ tư vấn tài chính…Hơn nữa, sản phẩm cho vay tiêu dùng đem lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng và làm đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nói chung và danh mục sản phẩm cho vay nói riêng Tính... TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀ NỘI 3.1PHƯƠNG HƯỚNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc Mục tiêu phát triển năm 2011 của chi nhánh là hiệu quả - an toàn – tăng trưởng, tập trung các nội dung sau: - Tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về tín dụng tăng cao Thực hiện tăng trưởng tín dụng hợp lý, coi trọng chất lượng tín. .. quan trọng cũng như chất lượng phục vụ của ngân hàng đã thu hút lượng khách hàng lớn giao dịch với ngân hàng, khả năng tiếp thị của cán bộ tín dụng cũng như thái độ phục vụ của họ tạo cảm giác thân thiện đối với khách hàng, thủ tục vay vốn nhanh gọn ít tốn thời gian, lãi suất thấp hơn các tổ chức tín dụng khác chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng đông đến vay tiền tại chi... Nhân tố ngoài ngân hàng - Môi trường kinh tế xã hội - Các chính sách kinh tế của nhà nước - Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng - Yếu tố lịch sử và văn hóa Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH SÀI GÒN 2.1 Giới thiệu về NHTM cổ phần hà nội Ngân hàng Nông nghiệp... cải thiện đời sống của người dân, giảm bớt hiện tượng cho vay nặng lãi và triệt phá các tiêu cực xã hội 1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM 1.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng - Quy mô và uy tín của ngân hàng - Các chính sách quy định của ngân hàng - Trình độ, thái độ và đạo đức ngề nghiệp cán bộ thẩm định - Chính sách marketing - Công nghệ ngân hàng và khả năng... trọng giúp ngân hàng duy trì và phát triển Nó cũng cho thấy được mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng Vì KH có tín nhiệm thì mới đem tài sản của mình gửi vào ngân hàng vì họ Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng Phúc xem đây là nơi an toàn cho tài sản của mình đồng thời đem lại lợi nhuận cho khoản tài sản mà họ gửi 2.2.1.2 Tình hình tín dụng chung:... điện thoại của cán bộ tín dụng đi định giá tài sản - CBTD đi thẩm định tài sản thế chấp và khả năng trả nợ của khách hàng - CBTD làm báo cáo thẩm định tín dụng đề xuất số tiền, thời gian, lãi suất cho vay cùng phương án trả nợ của khách hàng lên Trưởng phòng tín dụng duyệt, sau đó trình lên Ban giám đốc duyệt Bước 4: Công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo - Sau khi có báo cáo thẩm định tín dụng được . CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM: 1.1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động của NHTM: 1.1.1.1Khái niệm về. vốn: Huy động vốn là một trong hai mặt hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Với hoạt động huy động vốn, các ngân hàng thương mại được phép sử dụng tất cả

Ngày đăng: 06/03/2014, 09:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I

    • 1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM:

    • 1.1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động của NHTM:

      • 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:

      • 1.1.3. Các mặt hoạt động của ngân hàng thương mại:

      • 1.1.4. Hoạt động tín dụng của NHTM:

      • CHƯƠNG II

      • THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH SÀI GÒN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan