tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở việt nam hiện nay

14 1.3K 6
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI GIỚI THIỆU Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành có nhiều sửa đổi quan trọng trong đó có việc điểu chỉnh nhập hai chương các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa các tội xâm phạm sở hữu của công dân thành các tội xâm phạm sở hữu. Trong nhóm tội phạm nàytội lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản của công dân đươc quy định tại điều 40 BLHS. Tội phạm này có đặc điểm đặc trưng đó là không dùng vũ lực, các mánh khéo để chiếm đọat tài sản từ chủ sỡ hữu hoặc người quản lí tài sản hợp pháp mà chiếm đoạt tài sản do người khác giao cho mình một cách ngay thẳng hợp pháp. Vì vậy thời điểm chuyển hóa từ quan hệ dân sự - kinh tế sang hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là rất phức tạp phải đựợc nghiêm cứu để áp dụng pháp luật về tội này được chính xác hơn, đúng người đúng tội đúng pháp luật. Vì vậy việc nghiêm cứu tộilạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản “ là rất cần thiết nhằm góp phần làm rõ hơn tình hình tội phạm này cũng như đưa ra được những biện pháp phòng tránh tội phạm. Chính vì vậy mà tác giả đã lựa chọn đề tài “” Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản đấu tranh phòng chống tội phạm này Việt Nam hiện nay”làm đề tại luận văn thạc sĩ luật học. Trong phạm vi bài tập tội phạm học cá nhân kì của mình em chỉ xin tóm tắt một số biện pháp phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản Việt Nam hiện nay, qua đó nêu ra một số nhận xét về phần trình bày của tác giả. 1 NỘI DUNG I.Các biện pháp phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn hiện nay. Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, nó diễn ra tồn tại song song cùng các hiện tượng xã hội khác. Cũng như các tội phạm khác, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng diễn ra theo những quy luật nhất định, trên cơ sở những nguyên nhân, điều kiện xã hội nhất định. Qua phân tích tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Sau đây chúng tôi xin nêu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 1.1.Các giải pháp chung. 1.1.1 Các giải pháp về kinh tế - xã hội – cơ chế quản lý. Nguyên nhân bên ngoài tác động đến việc thực hiện hành vi phạm tội chính là các nguyên nhân về kinh tế - xã hội. Muốn đấu tranh có hiệu qủa đối với tội phạm nói chung, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng, chúng ta phải quan tâm xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xây dựng nước ta trở thành một nước có tiềm lực về kinh tế, hội nhập với khu vực cụ thể là: -Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng xây dựng một nền kinh tế thị tường đồng bộ dưới sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Xóa bỏ tận gốc cơ chế quan liêu bao cấp xin cho. Đây là mảnh đất tốt dung túng nhiều loại tội phạm, tiêu cực phát sinh, nhất là các hành vi xâm hại tài sản, trong đó có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. - Cần có một chính sách kinh doanh tiền tệ rõ ràng, minh bạch, tránh tình trạng các tổ chức kinh doanh tiền tệ lại vừa làm chức năng xã hội. Xóa bỏ dần hình thức tín chấp. 2 - Cần phân biệt rõ chức năng quản lí nhà nước chức năng kinh doanh, tránh tình trạng các cơ quan quản lí nhà nứơc can thiệp quá sâu vào hoat động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong thị trường vốn – ngân hàng. - Tăng cường công tác quản lí tài sản , nhất là tài sản nhà nước. Kịp thời phát hiện các sơ hở, khiếm khuyết trong cơ chế quản lí tài sản để có biện pháp chỉnh sửa phù hợp. - Thực hiện tốt các biện pháp, chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo, điều chỉnh sự bất hợp lí trong phân phối thu nhập, giảm sự phân hóa giàu nghèo, tạo điều kiện các chính sách giúp đỡ những người đã chấp hành xong án hòan lương. 1.1.2 các giải pháp về hòan thiện hệ thống pháp luật. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật bảo hộ quyền sở hữu nói riêng sẽ tạo điều kiện pháp lí thụân lợi cho các thành phần kinh tế, mọi tổ chức cá nhân yên tâm bỏ vốn kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, hạn chế mức thấp nhất khả năng mất vốn, phá sản, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Các hoạt động kinh tế diễn ra rất phức tạp đa dạng nhiều lĩnh vực, trong điều kiện cơ chế thi trường nhà nước phải ban hành được một hệ thống pháp luật đảm bảo hành lang pháp lí ổn định, một sân choi bình đẳng cho tất cả các loại hình sử hữu. Muốn vậy ,chúng ta phải quan tâm hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư như luật công ty, luật doanh nghiệp nhà nước… -Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xử lí oan sai trong việc điểu tra – xử lí loại tội phạm này do thực trạng hệ thống pháp luật của chúng ta phải có sự phân định minh bạch giữa luật tư luật công. Vì vậy để hạn chế oan sai, chúng ta phải từng bứơc cấu trúc lại hệ thống pháp luật theo hướng: luật tư phải được thiết kế xây dưng thực hiện trên các phương pháp điều chỉnh đặc thù, tự tạo, tự chịu trách nhiệm bảo vệ lấy tài sản của mình. 3 -Tiếp tục hòan thiện xây dựng mới các thiết chế về bảo hiểm rủi ro trong giao dịch dân sự - kinh tế, đam bảo san se rủi ro trong các giao dịch thượng mại, dân sự,kinh tế khi có rủi ro xayr ra. -Tiếp tục hoàn thiện tăng cường hiệu quả cơ chế giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế thi hành án dân sự. Thực tế trong thời gian qua, các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế rất kém hiệu quả: việc giải quyết tranh chấp thường kéo dài thiếu minh bạch, Hoàn thiện các cơ chế pháp luật này sẽ góp phần qua trọng nâng cao uy tín, hiệu quả của các chế tài dân sự - kinh tế, -Tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự theo hướng: Các cơ quan tiến hàng tố tụng( cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án) , người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình. - Đặc biệt, để phòng, chống có hiệu quả tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng,các tội có yếu tố chiếm đoạt nói chung,các cơ quan có thểm quyền cần có các hướng dẫn cụ thể làmdấu hiệu chiếm đoạt của tội phạm này. 1.1.3 Các giải pháp vể công tác cán bộ. Môt trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thất thóat lớn cho tài sản của nhà nước, tài sản của tập thể là do công tác cán bộ. Muốn có đội nngũ cán bộ có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn, có lối sống lành mạnh, chúng ta phải làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ một cách toàn diện cả về lí luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn. Trong công tác tổ chức cán bộ, việc phong, thăng, bổ nhiệm các chức danh, nhất là các chức danh chủ chốt, chức danh lãnh đạo liên quan đế quản lí kinh tế phải đamr bảo đúng trình tự tập trung dân chủ, 1.1.4 Các giải pháp vể kiện tòan tăng cường hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. 4 Qua thực tiễn điều tra – truy tố - xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua cho thấy vị trí, vai trò hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tôị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm này, tránh bỏ lọt tội phạm cugn như làm oan người vô tội cần làm tốt những việc sau: Một là,các cơ quan có trách nhiệm Trung ương cần thường xuyên có sự tổng kết thực tiễn, thống nhất nhận thức để hướng dẫn các cơ quan pháp luật địa phương áp dụng đúng pháp luật. Hai là, có chế độ tập huấn, học tập thườgn xuyên để bổ sung kịp thời sự thiếu hụt về kiến thức nghiệp vụ, lí luận chính trị các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, từng bước nâng cao năng lực, sự thành thạo nhiệp vụ, am hiểu pháp luật cuả đội ngũ này.Mặt khác thời đại ngày nay, là thời đại thông tin cũng cần có kế hoạch đào tạo kiến thức tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ tư pháp. Bên cạnh biện pháp xây dựng, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ chúng ta cần đấu tranh loại trừ những tiêu cực, thoái hóa, biến chất của đôị ngũ này. Các Quan tâm đến chế độ đãi ngộ, tiền lương khen thưởng kịp thời cho đội ngũ cán bô, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng là biện pháp cần thiếp góp phần han chế tiêu cực nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trước nhiệm vụ được giao. -Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với các cơ quan tiến hành tố tụng chính là nhân tố đảm bảo vững chắc cho hoạt động có hiệu quả của các cơ quan bảo vệ pháp luật. -Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng, kinh phí hoạt động cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, đảm bảo cho các cơ quan này có đủ điều kiện, trang thiết bị, kinh phí hoạt động, đấu tranh có hiệu quả nhất đối với các vi phạm, tội phạm nói chung, tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS nói riêng. 5 -Các cơ quan bảo vệ pháp luật từng cấp có quy chế phối kết hợp công tác thường xuyên, đảm bảo thông tin, tin báo về tội phạm được tiếp nhận xử lý kịp thời; đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhanh chóng, hiệu quả, đúng người, đúng tội. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan pháp luật nói riêng, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, chúng ta phải tăng cường hoạt động của đội ngũ luật sư cả về lượng chất, có cơ chế pháp lý đảm bảo sự tham gia của luật sư vào tất cả các phiên tòa xét xử hình sự. 1.1.5. Các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phát động toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm Tuyên truyền giáo dục pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật của tất cả các tầng lớp nhân dân thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Cụ thể là: -Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng như -Tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia vào các hoạt động huy động vốn không chính thức, không rõ địa chỉ hoặc thiếu tin cậy; đề phòng cảnh giác khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế như cho vay, mượn tài sản, gửi giữ tài sản… -Phát động toàn dân tham gia cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, quần chúng nhân dân có nhiều thành tích trong phong trào. 1.2. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật hình sự hướng dẫn xử lý tội lạm dùng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 1.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. - Qua thực tế áp dụng pháp luật hình sự để xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm CĐTS trong những năm gần đây cũng như hiện nay cho thấy còn nhiều bất cập. Khi 6 thì bị công luận lên án là các cơ quan đã lạm dụng quy định của pháp luật về tội phạm này để “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, kinh tế. Viện kiểm soát nhân dân tối cao đã phải liên tục chỉ đạo toàn ngành trong nhiều năm liền nhằm khắc phục, hạn chế các sai phạm trong việc áp dụng pháp luật để xử lý nhóm tội dễ bị “hình sự hóa” (gồm các tội: lạm dụng tín nhiệm CĐTS, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sự dụng trái phép tài sản). Điều đó cho thấy mặc dù BLHS năm 1999 mới được ban hành sửa đổi toàn diện, vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự về tội danh này. Theo chúng tôi, trong điều kiện cơ chế thị trường, các chủ thể kinh doanh cạnh tranh hợp tác với nhau trong những mối quan hệ kinh tế hết sức phức tạp, hầu như không có điểm đầu điểm cuối. Để đứng vững được trên thương trường, doanh nhân phải biết tự bảo vệ mình. Mặt khác, dưới điều kiện cạnh tranh gay gắt, sự non kém của doanh nghiệp này là cơ may cho doanh nghiệp khác, do vậy hành vi tận dụng sự non kém dưới con mắt của người thua cuộc có thể là “thủ đoạn gian dối”, song là một thực tiễn tất yếu của cạnh tranh.Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần hạn chế áp dụng Điều 140 BLHS có thể tranh luận thêm để tiến tới loại bỏ tội phạm này, phi hình sự hóa hiện tượng lợi dụng sự non kém của đối tác cạnh tranh. - Trong thực tế áp dụng pháp luật, việc phân biệt ý thức chiếm đoạt có trước hay có sau để xác định tội danh là lừa đảo CĐTS theo điều 139 BLHS hay lạm dụng tín nhiệm CĐTS theo Điều 140 BLHS là rất khó khăn. Theo chúng tôi, để tăng hiệu quả xử lý tội phạm này, nên ghép tội lạm dụng CĐTS vào với tội lừa đảo CĐTS, gọi chung là tội lừa đảo CĐTS như điều 159 BLHS của Liên Bang Nga. Khi đó, khái niệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ được định nghĩa như sau: Lừa đảo là chiếm đoạt tài sản hoặc quyền đối với tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối hoặc lạm dụng tín nhiệm. Việc quy định như vậy cũng tránh được sự nhầm lẫn giữa tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS tội tham ô như đã nêu trên. 1.2.2. Các giải pháp hướng dẫn áp dụng điều 140 Bộ luật hình sự Bộ luật hình sự ban hành tháng 12 năm 1999 có hiệu lực từ 1/7/2000 đến nay đã có một số thông tư liên ngành, nghị quyết của Hội đồng thảm phán TANDTC 7 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật, còn có sự nhận thức khác nhau về thế nào là sử dụng thủ đoạn gian dối, thế nào là bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản, thế nào là sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp. Theo chúng tôi, các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể để việc áp dụng pháp luật xử lý tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS được chính xác, tránh làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề nghị nên hướng dẫn các dấu hiệu nêu trên theo các hướng sau đây: -Về thủ đoạn gian dối: Phải chứng minh được người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối sau khi đã có được tài sản trong tay bằng hợp đồng ngay thẳng thủ đoạn gian dối của người phạm tội là nhằm “chiếm đoạt” bằng được tài sản đang nằm trong tay mình, đang do mình quản lý hợp pháp. -Về thủ đoạn bỏ trốn: Phải chứng minh được người phạm tội sử dụng thủ đoạn bỏ trốn là nhằm để chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này, sau khi có được tài sản trong tay, người phạm tội đã nảy sinh ý định chiếm đoạt bỏ trốn để thực hiện ý định đó. Hành vi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thường thể hiện như: lén lút tẩu tán tài sản, bán nhà các tài sản có giá trị khác rồi trốn ra nước ngoài, trốn đến địa phương khác sinh sống… mà không trông báo cho chủ nợ biết. Đặc biệt thận trọng trong việc khởi tố, xử lý hành vi liên quan đến các tranh chấp hụi, họ. Về nguyên tắc, không được khởi tố hành vi tranh chấp nợ hụi về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi chiếm đoạt đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải xử lý về tội lừa đảo CĐTS. -Hành vi sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp. Theo chúng tôi, chỉ nên coi những trường hợp dùng tài sản vào việc thực hiện tội phạm thì mới coi là bất hợp pháp với ý nghĩa là dấu hiệu cấu thành tội phạm. Trên đây là một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật để xử lý tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS mà chúng tôi rút ra được được trong quá trình nghiên cứu, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh 8 phòng, chống tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS trong thời gian tới, tránh làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. II. Nhận xét về cách trình bày các biện pháp phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn hiện nay của tác giả. Các giải pháp về phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, luận văn của tác giả đã trình bày khá đầy đủ, chi tiết về các giải pháp. Bố cục chặt chẽ, chia ra hai phần đó là các giải pháp chung giải pháp riêng, trong mỗi phần tác giả đã đề cập cụ thể đến các biện pháp một cách rõ ràng có sự tách bạch giữa các phần. Trong phần các giải pháp chung, tác giả đã chia ra năm giải pháp về kinh tế, xã hội, hòan thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên trong phần trình bày của tác giả vẫn chưa được rõ ràng, còn ít dẫn chứng, các giải pháp còn đề cập một cách chung chung chưa cụ thể. Thứ nhất, giải pháp thứ nhất về kinh tế - xã hội – cơ chế quản lý: Trong giải pháp về kinh tế tác giả đã trình bày được tương đối đầy đủ rõ ràng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả là cơ sở để phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiệm tác giả cũng chỉ mới đề cập đến các giải pháp trong lĩnh vực kinh doanh, các biện pháp đổi mới cơ chế quản lí mà chưa đề cập đến các biện pháp nâng cao điều kiện sống cho người dân cũng như tạo điều kiện làm việc cho người lao động cũng như người phạm tội… vì vậy theo em cũng nên đề cập đến các biện pháp này một cách cụ thể mới khác phục được tình trạng kinh tế sa sút, nâng cao đời sống của người dân cũng như tạo điều kiện cho người phạm tội sau khi đã thi hành án trở về cộng đồng có việc làm. Có như vậy mới phòng ngừa được tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phát triền. Trong biện pháp về xã hội tác giả trình bày còn quá sơ sài chỉ mới nói một cách chung chung các giải pháp nhằm hạn chế phòng ngừa tội phạm. Tác giả cũng chỉ mới nêu ra các giải pháp về giáo dục, đây là một trong những giải pháp được coi là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí cũng như là một giải pháp tích cực, tuy nhiên chưa nêu được là cần phải làm như thế nào các biện pháp tăng cường phát 9 triển giáo dục đó là những biện pháp nào. Vì vậy theo em chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục như là tăng cường kinh phí cho giáo dục theo phương châm nhà nước nhân dân cùng làm, tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên nhân dân,nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh sinh viên cũng như đội ngũ giáo viên. Thực hiện được tốt các biện pháp trên sẽ góp phần hạn chế phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phát triển. Trong giải pháp thứ nhất này tác giả không tách bạch rõ ràng các giải pgháp vì vậy mà chưa thấy được cụ thể đâu là giải pháp về kinh tế, đâu là giải pháp về xã hội, cơ chế quản lí. Theo em tác giả nên tách các giải pháp về kinh tê, xã hội, cơ chế quản lí thành các giải pháp trong một đề mục riêng, như vậy chúng ta sẽ thấy rõ hơn các giải pháp về kinh tế, xã hội, cơ chế quản lí được rõ ràng hơn. Thứ hai,về giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật thì tác giả đã nêu rất rõ ràng cụ thể các giải pháp đó là về kinh tế, dân sự, pháp luật về tố tụng. Giữa các giải pháp có sự tách bạch rõ ràng. Tuy nhiên trong phần này tác giả cũng chưa đưa ra được các dẫn chứng cụ thể theo em tác giả nên đưa ra các dẫn chứng cụ thể như vậy luận án sẽ có phần phong phú hơn thuyết phục người đọc hơn. Tác giả cũng chưa đề cập đến việc cải cách thủ tục hành chính là cải cách như thế nào, ra sao? Theo em ngoài những biện pháp trên thì tác giả nên đề cập đến biện pháp cải cách luật hành chính nhằm loại bỏ những sơ hở trong quản lí nhà nước có thể tạo sơ hở cho người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Thứ ba, trong phần công tác cán bộ tác giả đã trình bày đầy đủ chi tiết các giải pháp. Tuy nhiên em cũng xin đề xuất thêm một vài giải pháp như là cần thực hiện tốt hơn nữa chủ trương luân chuyền cán bộ lãnh đạo quản lý đây cũng là một trong những giải pháp chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có hiệu quả. Thứ tứ, là giải pháp về kiện toàn tăng cường hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong phần giải pháp này em thấy tác giả đã nêu tương đối đậy đủ cụ thể, song về hình thức lại không rõ ràng. Theo em trong phần trên tác giả đã nêu ra 10 [...]... có tính răn đe được tội phạm lạm dụng tín nhiệm tài sản phát triển Ngoài những biện pháp mà tác giả đã đựa ra thì theo em cũng cần nêu ra các biện pháp phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người chưa thành niên Trong những năm gần đây số tội phạm do người chưa thành nỉên phạm tội ngày càng gia tăng diễn biến phức tạp trong đó có tội phạm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. .. gia đấu tranh phòng chống tội phạm 1.2 Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật hình sự hướng dẫn xử lý tội lạm dùng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1.2.2 Các giải pháp hướng dẫn áp dụng điều 140 Bộ luật hình sự II Nhận xét về cách trình bày các biện pháp phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài. .. các biện pháp phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn hiện nay của tác giả DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình tội phạm học Trường đại học luật Hà Nội NXB công an nhân dân năm 2003 2.Luận văn thạc sĩ luật học” Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản đấu tranh phòng chống tội phạm này Việt Nam hiện nay tác giả Hoàng Văn Lập.Người hướng dẫn khoa học tiến sĩ Trương... nhằm hoàn thiện các cơ quan bảo vệ pháp luật Bởi đây cũng là một chủ thể quan trọng của họat động phòng chống tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Các tổ chức xã hội, tập thể quẩn chúng nhân dân cá nhân công dân cũng là một trong những chủ thể góp phần không nhỏ vào công tác phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Vì vậy cũng cần có những biện pháp khuyến khích bảo đảm cho... người dân tham gia phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản MỤC LỤC I.Các biện pháp phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn hiện nay 1.1.Các giải pháp chung 1.1.1 Các giải pháp về kinh tế - xã hội – cơ chế quản lý 1.1.2 các giải pháp về hòan thiện hệ thống pháp luật 12 1.1.3 Các giải pháp vể công tác cán bộ 1.1.4 Các giải pháp vể kiện tòan tăng cường hoạt... giáo dục văn hóa – xã hội tư tưởng thông qua sách báo các phương tiện thông tin đại chúng cũng góp phần làm cho tội phạm chưa thành niên gia tăng Vì vậy chúng ta cần đưa ra các biện pháp về giáo dục người chưa thành niên phạm tội nhằm giúp cho người chưa thành niên phạm tội hoàn thiện về nhân cách lối sống phòng ngừa được họ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 11 Biện pháp thứ hai đó là... là những cơ quan chủ yếu của hoạt động phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Thứ năm, về các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật hình sự hướng dẫn xử lí tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Trong các giải pháp này tác giả cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân vướng mắc bất cập hiện nay trong việc áp dụng một số điều của bộ luật hình sự Tuy nhiên tác giả cũng chỉ mới nêu ra... trong phần này tác giả không nên nêu ra các giải pháp xây dưng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ án bộ nữa Hơn nữa các giaỉ pháp về đội ngũ cán bộ nên lồng vào các giải pháp trong các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, viện kiểm sát Vì trong mỗi cơ quan này có trách nhiệm khác nhau trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh cũng như phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Trong phần... pháp này tác giả cũng chỉ mới nêu lên các cơ quan có trách nhiệm trung ương địa phương nhưng lại chưa nêu rõ các cơ quan đó là những cơ quan nào? Theo em tác giả nên nêu rõ các cơ quan có trách nhiệm là những cơ quan nào Theo em cần phải nêu rõ cụ thể trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật đó là công an, viện kiểm sát, đó là những cơ quan chủ yếu của hoạt động phòng ngừa tội lạm dụng tín nhiệm . 2003. 2.Luận văn thạc sĩ luật học” Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam hiện nay . tác giả Hoàng Văn Lập.Người. đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tôị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm này, tránh bỏ lọt tội phạm cugn

Ngày đăng: 06/03/2014, 08:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan