Luận văn " Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam " pdf

162 674 3
Luận văn " Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thực trạng một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu quế của Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG QUẾ THỊ TRƯỜNG QUẾ TRÊN THẾ GIỚI 4 I. Đặc điểm mặt hàng quế 4 Vài nét về cây quế sản phẩm quế 4 Các giống quế chính ở Việt Nam 9 Các sản phẩm chính của cây quế 11 3.1 Vỏ quế 11 3.2 Gỗ tinh dầu quế 12 II. Tình hình cung cầu sản phẩm quế trên thị trường thế giới vài năm gần đây 13 1. Nhu cầu về sản phẩm quế trên thế giới 14 2. Tình hình cung cấp mặt hàng quế trên thế giới hiện nay 17 3. Giá cả mặt hàng quế trên thế giới 18 4. Dự báo triển vọng thị trường quế trên thế giới 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU QUẾ CỦA VIỆT NAM 20 I. Thực trạng sản xuất quếViệt Nam 20 1. Những thuận lợi khó khăn trong ngành sản xuất quế 20 1.1 Những thuận lợi 20 1.1.1 Điều kiện khí hậu đất đai: 20 1.1.2 Lợi thế kinh nghiệm sản xuất 22 1.1.3 Lợi thế về lao động 24 1.2 Một số khó khăn trong ngành sản xuất quế 26 2. Thực trạng sản xuất quếViệt Nam 28 2.1 Các vùng trồng quế chính ở nước ta 28 2.1.1 Vùng quế Yên Bái 28 2.1.2 Vùng quế Quảng Ninh 29 2.1.3 Vùng quế Thanh Hoá, Nghệ An 30 2.1.4. Vùng quế Quảng Nam, Quảng Ngãi 31 2.2 Diện tích sản lượng 32 2.3 Kĩ thuật lâm sinh gây trồng quế 35 2.3.1 Kĩ thuật về giống 35 2.3.2 Kĩ thuật trồng quế 39 2.3.4 Khai thác chế biến vỏ quế 41 2.3.5 Kĩ thuật chế biến vỏ quế 43 2.4 Chất lượng quế Việt Nam 44 II. Tình hình xuất khẩu quế của Việt Nam những năm qua 46 1. Những thuận lợi khó khăn trong xuất khẩu quế 46 1.1 Những thuận lợi 46 1.2 Những khó khăn 48 2. Khối lượng kim ngạch 49 3. Giá cả thị trường xuất khẩu 51 3.1 Giá cả 51 3.2 Thị trường 55 III. Một số đánh giá về công tác sản xuất xuất khẩu quế 59 1. Một số đánh giá về công tác sản xuất xuất khẩu quế của Việt Nam những năm qua 59 1.1 Đánh giá về công tác sản xuất 59 1.2 Đánh giá về công tác xuất khẩu 61 1.3 Một số tồn tại hạn chế 63 2. Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất xuất khẩu quế thời gian qua 65 2.1 Hiệu quả trực tiếp 65 2.2 Hiệu quả gián tiếp 68 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT XUẤT KHẨU QUẾ CỦA VIỆT NAM 71 I. Định hướng sản xuất xuất khẩu sản phẩm quế giai đoạn từ nay đến năm 2010 71 1. Qui hoạch vùng đổi mới phương thức trồng quế 71 2. Định hướng về sản phẩm 73 3. Định hướng về thị trường 74 II. Một số giải pháp kiến nghị 75 1. Biện pháp kiến nghị đối với sản xuất 76 1.1 Tổ chức lại sản xuất theo hướng kinh tế trang trại, qui hoạch vùng sản xuất quế tập trung 75 1.2. Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng các vùng trồng quế 76 1.3. Chính sách tài chính 77 1.4. Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ đào tạo lao động trong ngành sản xuất quế 78 1.5. Tăng cường khâu quản lý thu gom quế xuất khẩu 80 2. Biện pháp đối với xuất khẩu 81 2.1 Biện pháp tín dụng, Bảo hiểm 81 2.2 Biện pháp về thị trường xúc tiến thương mại 82 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong các loại cây lâm sản thì cây quế được biết đến như một loại cây đặc sản của vùng nhiệt đới từ lâu cây quế đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời phong kiến, cây quếmột mặt hàng không thể thiếu trong các loại lễ vật mà các vua chúa phong kiến Việt Nam mang đi tiến cống các vua chúa phương Bắc. Ngày nay, qua hàng chục năm, nhất là từ khi Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa thì cây quế Việt Nam đã trở nên rất nổi tiếng trên thế giới. Giá cả của nó lại cao hơn hẳn các loại nông sản khác đặc biệt khi nhu cầu về quế sản phẩm quế trên thế giới hiện nay tăng cao thì quế trở thành một mặt hàng được giá, mặt khác khả năng sản xuất lại có hạn nên cây quế nhiều khi có giá độc quyền. Đây chính là một lợi thế rất lớn của Việt Nam. Trên thế giới chỉ có một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Srilanca, Seichelles, ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản mới có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất cây quế. Do đó giá cả mặt hàng quế rất cao vì vậy mà hiệu quả của ngành sản xuất quế cao hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Cây quế Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng ngành sản xuất quế hiện nay còn quá nhỏ bé vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, lao động trong ngành trồng quế chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc ít người, chưa có đầu tư lớn vì vậy năng suất chất lượng chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước xuất khẩu. Ngành xuất khẩu quế của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với tiềm năng chỉ dừng lại ở xuất khẩu sản phẩm thô nên kim ngạch còn rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu so với các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp khác. Từ khi nước ta tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Khoảng cách thu nhập giữa nông thôn thành thị, giữa đồng bằng miền núi ngày càng xa. Đời sống nhân dân đồng bào các dân tộc miền núi còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để giải quyết tình trạng này, Đảng nhà nước ta đã đang tìm mọi cách để đưa các phương thức sản xuất mới áp dụng vào các vùng khó khăn, đưa cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để bà con nhân dân các dân tộc có thể thoát nghèo. Một trong những cây trồng có thể giúp họ xoá đói, giảm nghèo chính là cây quế, đặc biệt là đối với bà con dân tộc các vùng Tiên Yên, Ba Chẽ (Quảng Ninh), Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên (Yên Bái), Lang Chánh, Thường Xuân (Thanh Hoá), Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An), Trà My (Quảng Nam), Trà Bồng (Quảng Ngãi) nơi mà cây quế rất thích hợp với điều kiện tự nhiên. Với lí do đó, tác giả đã chọn đề tài “ Thực trạng một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu quế của Việt Nam “ để viết Khoá luận tốt nghiệp (KLTN) trường Đại học Ngoại Thương của mình. Mục đích của KLTN này nhằm nghiên cứu tình hình sản xuất xuất khẩu mặt hàng quế của Việt Nam từ đó rút ra các giải pháp một số kiến nghị đối với Nhà nước, các Ban, ngành, địa phương các nhà sản xuất quế để có thể đưa ngành sản xuất xuất khẩu quế phát triển hơn nữa. Đối tượng nghiên cứu của công trình này là các sản phẩm từ cây quế nhưng tập trung chủ yếu vào mặt hàng chính là vỏ quế. Phạm vi nghiên cứu của KLTN được giới hạn từ năm 1990 trở về đây việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào bốn vùng sản xuất quế chính ở nước ta là Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá- Nghệ An Quảng Nam- Quảng Ngãi. Để hoàn thành KLTN, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở những thông tin thu thập được cùng các phương pháp thống kê, so sánh để nghiên cứu những yêu cầu mà đề tài đặt ra. Với một thời gian không dài việc thu thập tài liệu còn gặp nhiều hạn chế nên KLTN này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để Khoá Luận được hoàn thiện hơn Nội dung của Khoá Luận Tốt Nghiệp bao gồm 3 chương sau: Chương 1: Giới thiệu về mặt hàng quế thị trường quế trên thế giới Chương 2: Thực trạng sản xuất xuất khẩu quế của Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu quế của Việt Nam Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo, Khoa KTNT các Phòng Ban khác của trương ĐH Ngoại Thương đã tạo môi trường thuận lợi cho tôi được học tập rèn luyện 4 năm qua. Đặc biệt tôi xin vô cùng cảm tạ Thạc sĩ Nguyễn Xuân Nữ, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn tôi; Bác Nguyễn Đăng Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lí Xuất Nhập khẩu, Bộ Thương mại; Bác Cao Thị Cúc nguyên cán bộ của thư viện, các cán bộ khác của thư viện trường các bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành KLTN này. Qua KLTN, tôi cũng tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cha mẹ, các anh chị những người thân của tôi, những người đã ủng hộ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt 4 năm học vừa qua. Hà nội tháng 12 năm 2003 Sinh viên Đỗ Mạnh Cường CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG QUẾ THỊ TRƯỜNG QUẾ TRÊN THẾ GIỚI III. ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG QUẾ Vài nét về cây quế sản phẩm quế Cây quế tên khoa học là Cinnamomum Cassia. BL thuộc họ long não Lauraceae. Tên tiếng anh là Cinnamon, tên thông thường là cây quế, ở Việt Nam, nhân dân ta gọi với tên gọi khác nhau theo từng địa phương như Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế. Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15 mét, đường kính thân cây có thể đạt 1,3 m. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá, có ba gân gốc kéo dài đến tận đầu lá nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm. Quế lá to trưởng thành dài từ 18-20 cm, quế lá nhỏ từ 6-8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ cây màu xám hơi nứt rạn theo chiều dọc. Các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, trong đó vỏ cây có chứa nhiều tinh dầu nhất. Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70-90%. Cây quế sinh trưởng đến 8 hoặc 10 tuổi thì ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa ra thành từng chùm, hoa nhỏ bằng nửa hạt gạo, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4, 5 quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Quả quế chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển màu tím than, mỗi quả chứa một hạt hình bầu dục, một kg hạt chứa khoảng 2500-3000 hạt. Quế có bộ rễ phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng đan rộng đan chéo vào nhau, vì vậy cây quế có khả năng sống tốt ở những vùng đồi núi dốc. Cây quế lúc nhỏ ưa bóng râm, khi lớn thì cần nhiều ánh sáng khi trưởng thành thì hoàn toàn chịu sáng. Tinh dầu quế có vị cay, thơm, ngọt nên rất được ưa chuộng. Quế là một loại cây có yêu cầu tương đối đặc biệt về điều kiện tự nhiên phát triển được ở một số nơi nhất định ở miền nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm cao vv Cây quế phát triển thích hợp trên loại đất mùn xốp, thoáng nước, có độ dốc 10-20 0 , cây ưa mát với nhiệt độ trung bình 20-25 0 C. Do vậy trên thế giới chỉ có một số nước mới có điều kiện thuận lợi để cho cây quế phát triển như Việt Nam, Trung quốc, Indonesia, Ấn Độ, Srilanca, Nhật Bản, Nga. Song ở những nơi này cây quế cũng chỉ có thể sinh trưởng được ở một số vùng nhất định, do vậy cây quế từ lâu đã trở thành một loại cây đặc sản của một số vùng nhiệt đới. Tất cả các bộ phận của cây quế đều có giá trị sử dụng cho một số ngành sản xuất. Vỏ quế có thể dùng vào việc chữa bệnh, gia vị thực phẩm, đồ dùng gia đình, vv. Gỗ quế có thể dùng để chế tạo các đồ dùng như bàn ghế, tủ, đồ mỹ nghệ, cành lá có thể dùng làm củi đốt. Tuy nhiên vỏ quế lại là bộ phận có giá trị nhất vì tinh dầu quế được chưng cất chủ yếu từ vỏ cây. Cây quế ngoài thành phần chủ yếu là Andehyt Cinnamic, còn chứa nhiều chất khác như ơgenola, saprola, fuaurola vv các chất này có công dụng trong một số lĩnh vực như y học để làm thuốc chữa bệnh, trong công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng. Ngày nay, người ta thường tách lấy andehyt từ cây quế rồi chuyển hóa thành những chất thơm có giá trị khác. Trong công nghiệp thực phẩm quế được dùng làm gia vị để chế biến bánh kẹo, chất định hương, trong công nghiệp hàng tiêu dùng, quế được dùng làm nguyên liệu chế biến xà phòng, nước hoa, dầu chải, phấn sáp vv Nhiều nơi trên thế giới, người ta đã biết dùng quế làm gia vị thực phẩm cách đây hàng trăm năm, ngày nay, quế, hồ tiêu, sa nhân, đinh hương, gừng đã trở thành một tập đoàn gia vị có giá trị phù hợp với khẩu vị của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt hơn nữa, khi y học hiện đại phát triển, người ta lại phát hiện ra nhiều công dụng chữa bệnh của cây quế. Theo Đông y, cây quế có vị cay, tính đại nhiệt, vị đắng, thơm ngọt, có tác dụng bổ mật, thông huyết mạch, dùng để chữa chứng chân tay co quắp, đau bụng do khí lạnh, chữa phong hàn, viêm khớp, hư tâm tỳ, mạch chạy nhỏ, bệnh dịch tả cấp tính Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết dùng vỏ của cây quế mài vào nước đun sôi để nguội rồi uống sẽ chữa được các bệnh về tiêu hoá, hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông huyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên…. Quế có tính năng chống lại giá lạnh, có tính sát trùng nên nó được nhân dân ta coi là một trong bốn loại thuốc quí bao gồm: Sâm, Nhung, Quế, Phụ. Trong đời sống hàng ngày, quế được dùng để khử bớt mùi tanh của cá, làm cho món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hoá. Ngoài ra quế còn được dùng để sản xuất bánh kẹo, rượu như bánh quế, kẹo quế, rượu quế… Quế còn được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác sau đó đem làm hương khi đốt lên có mùi thơm dễ chịu, được sử dụng trong các đền chùa, đình miếu ở các nước Châu Á nơi có phong tục thờ cúng tổ tiên theo đạo Khổng, đạo Hồi. Gần đây, nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ khay, ấm, chén, đĩa bằng gỗ quế; vỏ quế được dùng để sản xuất các tấm lót giày, làm dép đi trong nhà. Hiện nay các sản phẩm này đang rất được ưa chuộng. Riêng mặt hàng dép đi trong nhà có tẩm bột quế đã được xuất khẩu đi một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… Nhiều nơi trên thế giới gọi cây quế là cây “chữa bách bệnh”. Từ hàng ngàn năm qua, cây quế đã được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh, Quế Chi trở thành một vị thuốc không thể thiếu được trong các hiệu thuốc đông y, trong các toa thuốc. Chính vì quế có nhiều tính năng công dụng như vậy nên từ lâu nó đã trở thành một loại hàng hoá được buôn bán ở khắp nơi trên thế giới. Một trong những tính chất đặc trưng của cây quế là làm tăng khả năng chống lạnh của cơ thể người động vật nên quế rất được ưa chuộng ở xứ lạnh. Quế không chỉ được dùng làm gia vị cho con người mà nó còn được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc. Ở một số nước có ngành chăn nuôi phát triển, người ta còn dùng các loại quế kém phẩm chất hay các sản phẩm phụ của quế pha trộn với các loại thức ăn khác để sản xuất thức ăn tổng hợp nhằm kích thích tiêu hoá phòng bệnh cho gia súc đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên công dụng của cây quế có được khai thác triệt để hay không lại phụ thuộc vào trình độ sản xuất của công nghệ chế biến trình độ thâm canh điều kiện thổ nhưỡng, qui trình khai thác, bảo quản, chế biến cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng mặt hàng này. Ở Việt Nam, nhân dân ta đã có tập quán trồng quế từ lâu đời người trồng chủ yếu là bà con các dân tộc ít người ở các vùng miền núi Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi một số địa phương khác nhưng với diện tích không lớn lắm. Hiện nay nhận thấy giá trị của cây quế rất lớn, bà con các dân tộc ở các vùng cao khác như Hà Giang, Tuyên Quang, hay ở Tây Nguyên đã đưa cây quế vào trồng thử nghiệm. Qua một thời gian trồng thử, cây quế sinh trưởng rất tốt. Nhưng vì thời gian thử nghiệm chưa lâu, cây quế chưa cho thu hoạch nên chưa biết chất lượng quế trồng ở những vùng đất mới như thế nào. Hi vọng rằng cây quế trồng trên đất thử nghiệm sẽ cho kết quả tốt để nhân dân có thể nhân rộng ra trồng ở nhiều nơi. Quế thường được gieo trồng vào tháng 1, 2 âm lịch khi mà điều kiện thời tiết rất phù hợp cho cây con phát triển. Trong 2 đến 3 năm đầu, người trồng tiến hành tỉa thưa trồng dặm để đảm bảo cho mật độ trồng không quá 3000 cây/ha. Thời gian 5 năm đầu cần chú ý chăm sóc cây, che nắng cho cây con vì khi còn non cây ưa bóng râm, khi cây đã trưởng thành thì không phải chăm sóc nhiều. Sau khi trồng được khoảng 10 năm thì cây quế có thể cho thu hoạch. Việc thu hoạch được tiến hành trong hai vụ, từ tháng 2 tới tháng 4 từ tháng 9 tới tháng 11. Thời kì này hàm lượng tinh dầu tập trung nhiều nhất trong vỏ quế. Khi cây quế đến tuổi cho khai thác, người trồng sẽ tiến hành thu hoạch. Việc thu hoạch có thể được tiến hành bằng cách chặt hạ cả cây xuống, sau đó chặt hết các cành lá rồi tiến hành bóc vỏ hoặc người ta không chặt cây mà chỉ khai thác một phần vỏ để cây quế có thể được khai thác nhiều lần. Việc khai thác một phần vỏ được tiến hành bằng cách người ta không chặt cây quế mà chỉ bóc tách một phần vỏ quế. Khi bóc vỏ người ta không bóc hết phần biểu bì ở trong cùng để sau một thời gian nó sẽ tự tái sinh thành lớp vỏ mới. Sau khi khai thác được khoảng 1 năm thì cây quế lại có thể cho khai thác lần tiếp theo. Cách khai thác này mới được nhân dân áp dụng gần đây trong quá trình khai thác đòi hỏi người trồng quế phải rất khéo tay có nhiều kinh nghiệm thì mới tiến hành được. Từ lâu, nhân dân ta đã có kinh nghiệm trồng chế biến các sản phẩm quế. Cây quế có thể dùng làm thuốc bổ, thuốc chữa bệnh, dùng làm hương liệu, thực phẩm Quế Việt Nam nổi tiếng từ thời Bắc thuộc, khi đó quế được mệnh danh là [...]... quế sẽ tăng nhanh hơn ở các nước phát triển do ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ rất phát triển bởi sự tăng dân số, tăng thu nhập sẽ kích thích tiêu dùng các sản phẩm có sử dụng quế như mỹ phẩm, đồ uống CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU QUẾ CỦA VIỆT NAM IV THỰC TRẠNG SẢN XUẤT QUẾVIỆT NAM 3 Những thuận lợi khó khăn trong ngành sản xuất quế 1.1 Những thuận lợi Đối với các ngành sản. .. thế về cây quế của nước ta là rất lớn Do đó chúng ta cần phải phát huy lợi thế này để đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu mặt hàng quế Các sản phẩm chính của cây quế Tuy cây quếmột loại thực vật sống lâu năm nhưng sản phẩm chính của cây quế không phải là gỗ như những loại cây khác mà lại là vỏ quế Từ trước tới nay khi nói tới quế thì người ta thường nghĩ ngay tới vỏ quế Tuy nhiên sản xuất quế không chỉ... cành của nó cũng có thể dùng để ép lấy tinh dầu Từ lâu nay chúng ta chỉ chủ yếu xuất khẩu vỏ quế thô mà chưa chú ý xuất khẩu tinh dầu quế mặc dù đâymột loại sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao Xuất khẩu tinh dầu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng quế bởi vì công nghệ chưng cất tinh dầu quế của ta vẫn còn rất lạc hậu Ngoài hai sản phẩm chính trên, gỗ quế. .. hành nên số vốn đưa vào cũng khiêm tốn hiệu quả sản xuất cũng chưa cao Việc sản xuất của bà con các dân tộc hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống của cha ông để lại, điều này vừa là một lợi thế lại vừa là một trở ngại đối với ngành sản xuất quế ở nước ta Việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào ngành sản xuất quế hầu như chưa được trú trọng nhiều do đó năng suất chất lượng sản phẩm quế còn... giá “độc quyền” của một số nước Ở các nước này nhu cầu tiêu dùng thường không lớn lắm mà chủ yếu tập trung cho xuất khẩu bên cạnh đó nhu cầu về mặt hàng quế cho sản xuất tiêu dùng ở một số nước lại luôn tăng rất ổn định nên tình hình buôn bán quế các sản phẩm quế trên thế giới hiện nay rất có triển vọng 5 Nhu cầu về sản phẩm quế trên thế giới Từ hàng ngàn năm qua, quế đã là một mặt hàng luôn... với các mặt hàng khác thì có thể sản xuất thay thế được nhưng riêng mặt hàng quế thì không phải nước nào muốn là có thể tự sản xuất ra được Bởi vì ngành sản xuất quếmột ngành sản xuất đặc thù riêng có của một số nước có điều kiện thuận lợi Muốn đáp ứng đủ nhu cầu về mặt hàng quế thì chỉ có thể dựa vào các nước sản xuất ra nó mà thôi Bảng 2 Bảng các nước nhập khẩu quế chính ( Q: Lượng, tấn; V: Giá... ngành sản xuất quế có thể đi vào chuyên canh hoá Trong vài năm tới, diện tích quế của Yên Bái sẽ tăng nhanh phù hợp với tiềm năng về đất đai của tỉnh Bên cạnh đó, quế trồng ở các vùng khác nhau, tuỳ thuộc vào số lượng cây trên một đơn vị diện tích điều kiện thổ nhưỡng ở vùng Quảng Ninh, với mật độ 4.000 cây/ha, sau 8-9 năm sẽ thu được khoảng 10 – 12 tấn vỏ quế khô Một số vùng sản xuất quế ở... đến năm 1999 lại giảm rất mạnh, gần 50% Từ năm 2000 đến nay giá quế giảm nhẹ không đến 5% Mặt hàng quếmột loại đặc sản riêng có ở một số nước trên thế giới Tuy nhiên ngày nay giá cả của mặt hàng này không còn giữ được thế độc quyền như trước đây nữa Nguyên nhân là do các nước xuất khẩu quế đã đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ mặt hàng này Mặt khác cũng ở các nước xuất khẩu quế có hiện tượng tranh giành... ngành công nghiệp thủ công nghiệp khác 3.1 Vỏ quế Đối với ngành sản xuất quế thì khai thác vỏ là chủ yếu Như đã nói ở phần trên, vỏ quế tập trung rất nhiều Andehyt cinamic Do vậy đánh giá năng suất hay chất lượng của sản phẩm quế người ta dựa vào vỏ cây Cũng giống như các ngành sản xuất lâm nghiệp khác, sản xuất quế có đặc điểm diễn ra trong thời gian dài Thông thường sản xuất quế diễn ra trong... nay nhu cầu về sản phẩm quế để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng vẫn chiếm đa số Như vậy tập quán sản xuất quế mà cha ông ta đã để lại có nhiều ưu điểm đâymột lợi thế cần được duy trì sử dụng cho phù hợp với tình hình sản xuất xuất khẩu hiện nay 1.1.3 Lợi thế về lao động Hiện nay nước ta là một trong những nước có số dân đông trên thế giới, khoảng gần 80 triệu người, trong đó số người ở độ . CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU QUẾ CỦA VIỆT NAM 71 I. Định hướng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm quế giai. hàng quế và thị trường quế trên thế giới Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh

Ngày đăng: 06/03/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan