“Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ” pdf

3 282 0
“Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ” pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ” Điểm xuất phát của bản báo cáo là quyết định nâng một loạt các mức lãi suất chủ chốt, trong đó nổi bật là việc tăng lãi suất cơ bản lên mức 9% lần đầu tiên sau 11 tháng liên tục duy trì ở mức 8%, của Ngân hàng Nhà nước trong ngày 5/11. “Đây có thể là quyết định bất ngờ đối với nhiều nhà đầu tư song lại là điều không quá bất ngờ đối với giới ngân hàng khi biểu đồ lãi suất liên ngân hàng trong những ngày qua đã liên tục tăng mạnh, vốn là những biểu hiện đầu tiên về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất cơ bản”, bản báo cáo nhận định. Phân tích từ điều chỉnh trên, hai thông điệp mà BVSC cho là rất rõ đã được phát đi từ quyết định tăng lãi suất cơ bản lần này của Ngân hàng Nhà nước: thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và trả lãi suất về đúng diễn biến cung cầu của thị trường, góp phần hạ nhiệt tỷ giá. Định hướng hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ trong thời gian qua mặc dù rất hợp lý trong việc giảm bớt chi phí lãi vay cho doanh nghiệp song dường như mong muốn này không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, khi rủi ro tỷ giá và lạm phát đang không ngừng leo thang. Theo BVSC, thông điệp về việc thắt chặt tiền tệ là khá rõ ràng. Thực chất hiện nay, lãi suất cơ bản không còn đóng vai trò quan trọng như trước kia, nhưng đây vẫn được coi là tín hiệu đi đầu làm tham chiếu cho các loại lãi suất khác. Và không phải đợi đến khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản mà thực chất những biểu hiện về việc thắt chặt tiền tệ đã được thể hiện thông qua động thái điều chỉnh kỳ hạn và khối lượng bơm tiền qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) kể từ giữa tháng 10. Cụ thể, kỳ hạn OMO được điều chỉnh từ 14 ngày xuống 7 ngày, khối lượng cũng chỉ tập trung đa phần ở các kỳ hạn 7 ngày đã cho thấy định hướng tập trung hỗ trợ thanh khoản và rút dần tiền về của Ngân hàng Nhà nước. Công ty chứng khoán này cũng cho biết, kể từ đầu tháng 11 trở lại đây, mặc dù khối lượng vốn bơm qua OMO hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước là tương đối nhiều (trung bình khoảng 12 nghìn tỷ đồng/ngày) nhưng đa phần con số này là vừa đủ để bù đắp lượng tiền đáo hạn hút về. “Thắt chặt cung tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở thực chất đã là bước đi đầu tiên của quá trình thắt chặt tiền tệ. BVSC cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất cơ bản ở mức 9% ít nhất là đến hết tháng 2/2011 (sau dịp Tết Nguyên Đán) cho đến khi lạm phát bắt đầu thực sự giảm”, BVSC đưa ra dự báo. Ở một nội dung khác, bản báo cáo đặt vấn đề tăng lãi suất cơ bản liệu có giúp hạ nhiệt cơn sốt tỷ giá hay không? Và việc lãi suất cơ bản tăng cùng với chủ trương trả lãi suất về với thị trường, nhằm rộng đường cho các ngân hàng tăng lãi suất trở lại, đang được coi là một trong những biện pháp để tăng cường niềm tin của người dân vào đồng nội tệ. Về lý thuyết, chừng nào khoảng cách chênh lệch lãi suất giữa VND và USD vẫn còn đủ lớn để bù đắp cho kỳ vọng giảm giá VND thì người dân vẫn sẽ tin tưởng vào đồng nội tệ. Tuy nhiên, trong thực tế từ đầu năm đến nay, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD luôn ở mức 7- 8% trong khi tỷ giá mới chỉ điều chỉnh hơn 5% nhưng người dân vẫn ưa thích nắm giữ USD hơn. Theo đó, các tác giả của bản báo cáo bình luận: “Như vậy có thể thấy, tăng lãi suất VND chỉ là một trong những nguyên nhân giúp người dân yên tâm nắm giữ đồng nội tệ, biện pháp quan trọng hơn vẫn là sự chủ động và minh bạch trong chính sách tỷ giá của nhà điều hành. Một chính sách điều chỉnh tỷ giá có lộ trình sẽ khiến mọi chủ thể trong nền kinh tế tự biết cân đối thiệt hơn trong việc lựa chọn giữa VND hay USD để nắm giữ, tránh được hiện tượng đầu cơ không đáng có”. . “Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ” Điểm xuất phát của bản báo cáo là quyết định nâng một. lượng tiền đáo hạn hút về. Thắt chặt cung tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở thực chất đã là bước đi đầu tiên của quá trình thắt chặt tiền tệ.

Ngày đăng: 05/03/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan