Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng chính sách xã hội

87 750 6
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng chính sách xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng chính sách xã hội

Chuyên đề thực tậpCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuViệt Nam những năm đầu của thế kỷ 21 chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của ngành tài chínhngân hàng, trong đó ấn tượng nhất là của các ngân hàng thương mại. Số lượng và vốn của các ngân hàng thương mại tăng rất nhanh, cùng với đó là sự đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội với xuất phát điểm là NHTMCP nông thôn Nhơn Ái, với số vốn ban đầu chỉ là 400 triệu vào năm 1993, tuy nhiên chỉ sau 16 năm thành lập thì ngân hàng đã có số vốn điều lệ là hơn 2000 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 21.000 tỷ ( số liệu 30/09/2008).Tuy nhiên, bất cứ sự tăng trưởng nào cũng đi kèm với các mặt trái của nó. Cùng với tốc độ tăng trưởng của vốn điều lệ và đặc biệt là tổng dư nợ thì tình trạng nợ xấu đã xuất hiện và thực sự đáng chú ý khi nền kinh tế đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn như hiện nay.Khi khối lượng nợ xấu tăng đến một mức nhất định thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cũng như hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, vấn đề quản lý nợ xấu được đặt ra ở hầu hết các NHTM. Tuy nhiên, không tồn tại một mô hình hay một cách thức nào chung về quản lý nợ xấu cho mọi ngân hàng thương mại. Tùy từng đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng mà họ đưa ra cho mình cách thức quản lý nợ xấu tốt nhất.Được nhà trường giới thiệu thực tập và ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chấp nhận, ngày 7/01/2009 tôi bắt đầu kỳ thực tập của mình tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng. Cùng với sự quan tâm về vấn đề nợ xấu và quá trình nghiên cứu, quan sát tại phòng KHDN tôi thấy vấn đề quản lý nợ xấu tại phòng còn nhiều vấn đề như sự thiếu định hướng chung và thống SV:Nguyễn Quang Linh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 47A1 Chuyên đề thực tậpnhất trong chiến lược quản lý nợ xấu, thiếu cán bộ chuyên trách, công tác kiểm soát tín dụng, kiểm soát nội bộ còn yếu,…Vì vậy, trên cơ sở đó tôi quyết định thực hiện đề tài “ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội”1.2. Xác định vấn đề nghiên cứuNhư đã nói ở trên, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cần một chiến lược quản lý nợ xấu với mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro không thể thu hồi được của các khoản cho vay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, chiến lược này là không cứng nhắc và phải thay đổi sao cho phù hợp với đặc thù của từng thời điểm.Đề tài của tôi nghiên cứu dựa trên số liệu của quá khứ là 2 năm 2007 và 2008, đó cũng là 2 thời điểm có thể nói là khá khác biệt nhau về tính đặc thù của nền kinh tế. Trong khi năm năm 2007 là năm nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, các ngân hàng nói chung và SHB nói riêng đẩy mạnh cho vay, vào cuối năm này mới manh nha xuất hiện các dấu hiệu của khó khăn; thì năm 2008 lại là năm chứng kiến nhiều cú sốc lớn về kinh tế, cả nội tại lẫn các cú sốc bên ngoài. Các ngân hàng lâm vào tình cảnh khó khăn, lạm phát gia tăng và chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến việc co hẹp tín dụng. Bên cạnh đó, tôi còn dựa vào dự báo về nền kinh tế nước ta và tình hình ngành ngân hàng năm 2009Với thực tiễn nghiên cứu như vậy, vấn đề đặt ra cho đề tài này là:Quản lý nợ xấu cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội sao cho phù hợp với thực tiễn hiện tại.1.3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứuĐể có thể giải quyết được vấn đề nghiên cứu đặt ra và với qui mô của một luận văn, tôi cho rằng vấn đề quan trọng đầu tiên mà tôi cần giải quyết là tìm hiểu các lý thuyết về nợ xấu trong bối cảnh hiện tại và thực tiễn vấn đề SV:Nguyễn Quang Linh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 47A2 Chuyên đề thực tậpquản lý nợ xấu tại SHB nói chung và phòng KHDN – H.O SHB nói riêng. Chỉ có thế, tôi mới đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý nợ xấu tại ngân hàng. Như vậy, đề tài của tôi sẽ tập trung làm rõ 3 vấn đề:Thứ nhất: Làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận liên quan đến quản lý nợ xấuThứ hai: Phân tích tình hình quản lý nợ xấu tại SHB và chỉ ra các mặt đạt được và chưa đạt đượcThứ 3: Dựa trên sự phân tích và cơ sở lý luận đã làm rõ để đưa ra các khuyến nghị nhắm nâng cao khả năng quản lý nợ xấu của SHB trong thời điểm hiện tại1.4. Kết cấu của luận vănLuận văn được chia thành 4 chương và một phần kết luận chung. Cụ thể:Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứuChương 2: Lý thuyết về quản lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mạiChương 3: Thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà NộiChương 4: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà NộiKết luận chung1.5. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứuĐề tài của tôi vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn.Về mặt khoa học thì đề tài đã đưa ra được một hệ thống lý thuyết liên quan đến quản lý nợ xấu ở các ngân hàng thương mại. Tất nhiên, hệ thống này được tổng hợp là dựa trên quan điểm của cá nhân tôi.Về mặt thực tiễn thì đề tài đã đưa ra được đánh giá của bản thân về thực trạng của quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội; để từ đó có thể đưa ra được các khuyến nghị của mình.SV:Nguyễn Quang Linh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 47A3 Chuyên đề thực tậpCHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NỢ XÁU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI2.1. Tổng quan về nợ xấu ở các Ngân hàng2.1.1. Khái niệm nợ xấu2.1.1.1. Qui định của Việt nam*) Quan niệm về nợ xấu của ngân hàng trước năm 2000Trước năm 2000, hệ thống NHTM Việt Nam chưa có quy định cụ thể về nợ xấu mà chỉ có các quy định về nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan trong hoạt động tín dụng của các NHTM.Khi đó, nợ xấu trong thời kỳ này bao gồm các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và việc phân loại nợ xấu được xác định theo thời gian quá hạn bao gồm: nợ quá hạn dưới 90 ngày, nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, nợ quá hạn từ trên 180 ngày đến 360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày, trong đó các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày được gọi là nợ khó đòi. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ có thể chuyển nợ quá hạn đối với từng kỳ hạn trả nợ bị quá hạn, không được chuyển toàn bộ khoản vay sang nợ quá hạn. Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ cụ thể được căn cứ vào nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi không thu hồi được.*) Quan niệm về nợ xấu theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg.Ngày 05/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phân loại nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọng phát sinh trước thời điểm 31/12/2000 của các NHTM. SV:Nguyễn Quang Linh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 47A4 Chuyên đề thực tậpMặc dù nội dung Quyết định 149/2001/QĐ-TTg không quy định cụ thể về nợ xấu, nhưng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn đọng phát sinh trước thời điểm 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hành nhưng vẫn không thu hồi được nợ. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, theo đề nghị của NHNN và các NHTM, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép đưa vào trong đề án xử lý nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chưa quá hạn trước thời điểm 31/12/2000 nhưng NHTM có đủ căn cứ để xác định khả năng khó thu hồi nợ.Như vậy, khác với giai đoạn trước, các NHTM phân loại các khoản nợ xấu tồn đọng không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay (có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành 03 nhóm nợ tương ứng với các cơ chế xử lý kèm theo khác nhau, bao gồm:- Nợ xấu tồn đọng có tài sản bảo đảm (nợ tồn đọng nhóm 1);- Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng thu hồi (nợ tồn đọng nhóm 2);- Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ đang còn tồn tại, hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3).*) Quan niệm về nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (giai đoạn hiện nay).Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định SV:Nguyễn Quang Linh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 47A5 Chuyên đề thực tậpvề phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, việc xác định, phân loại nợ xấu của các TCTD đã bước đầu theo sát với thông lệ quốc tế (phân loại căn cứ vào thực trạng khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản cấp tín dụng). Theo đó, các TCTD có thể thực hiện xác định, phân loại các khoản nợ dựa trên phương pháp phân loại nợ định lượng hoặc định tính thành 05 nhóm nợ: nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tương ứng với mỗi nhóm nợ, NHNN quy định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1 là 0%; Nhóm 2 là 5%; Nhóm 3 là 20%; Nhóm 4 là 50% và Nhóm 5 là 100%, riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, TCTD trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD.Đồng thời, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước cũng quy định: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”. Các tiêu chí để phân loại nợ xấu cụ thể như sau:Trích Điều 6, Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN* Phân loại nợ theo phương pháp định lượng:Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 ở trên; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3.SV:Nguyễn Quang Linh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 47A6 Chuyên đề thực tậpNợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4.Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5.* Phân loại nợ theo phương pháp định tính: Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao.Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.Tóm lại, nợ xấu theo thông lệ quốc tế và theo chuẩn mực ở Việt Nam đều có đặc điểm chung đó là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ gốc/lãi trên 90 ngày và/hoặc các khoản nợ mà TCTD có lý do chắc chắn để đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn.2.1.1.2. Qui định và thông lệ của thế giới* ) Theo ngân hàng Trung ương Liên minh Châu Âu Nợ xấu trong các NHTM gồm - Những khoản nợ không thể thu hồi được :SV:Nguyễn Quang Linh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 47A7 Chuyên đề thực tập+ Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ để đòi bồi thường từ nợ. + Người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.+ Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ.+ Những khoản nợ mà khách nợ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.- Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ. Người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để trả và lãi hoặc gốc có thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi được đầy đủ như : + Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng phần còn lại không thể được đền bù cho khoản nợ, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ khoản nợ cho ngân hàng+ Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu được gia hạn nợ nhưng không đền bù được trong thời gian thoả thuận+ Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở Ngân hàng không được chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không có khả năng trả nợ Ngân hàng đầy đủ+ Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn dư nợ.*) Theo định nghĩa Nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hợp quốcTheo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc, “về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp SV:Nguyễn Quang Linh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 47A8 Chuyên đề thực tậpvốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới.Một định nghĩa mới về nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và IAS 39 vừa được Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế cho ra đời và được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005. Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (khách hàng). Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết, nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nó đang được Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế chỉnh sửa lại.Ví dụ ở Nhật Bản, theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) tại cùng thời điểm 2003 nếu áp dụng cách đánh giá nợ xấu theo định nghĩa về “Khoản vay, tại Luật Tái cơ cấu tài chính” là 35,3 ngàn tỷ Yên, nhưng theo định nghĩa “Đánh giá khoản vay” tương tự IAS 39 thì nợ xấu lên tới 90,1 ngàn tỷ Yên.*) Theo Basel II Tháng 6 năm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “Tiêu chuẩn vốn quốc tế” - mà chúng ta vẫn gọi là Basel II, và được chỉnh sửa liên tục trong các thời gian tiếp theo. Theo đó, các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu.SV:Nguyễn Quang Linh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 47A9 Chuyên đề thực tậpViệc đưa Basel II vào phần lý thuyết chung về phân loại nợ xấu của tôi bởi Basel II trình bày các nguyên tắc và công thức mang tính quốc tế liên quan đến việc xếp hạng tín dụng nội bộ, ước lượng rủi ro của các khoản cho vay, từ đó là cơ sở để phân loại nợ xấu một cách chính xác.Cụ thể, theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được EL: Expected Loss - tổn thất có thể ước tínhVới mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức sau:EL = PD x EAD x LGDTuy nhiên, ở đây tôi sẽ chỉ đề cập đến biến số PD - xác suất không trả được nợ bởi biến số này sẽ là nhân tố quyết định đến việc phân loại khoản nợ của khách hàng.PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạngSV:Nguyễn Quang Linh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 47A10 [...]... cao nên biện pháp này thường được các ngân hàng vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng Thực chất của biện pháp này là ngân hàng sử dụng nội lực của mình để khắc phục gánh nặng nợ xấu nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Việc sử dụng quá nhiều giải pháp này làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫn không thu hồi được Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp. .. rủi ro tín dụng, các tỷ lệ an toàn vốn và những rủi ro khác có thể xảy ra *) Hội đồng tín dụng Hội đồng tín dụng có trách nhiệm xem xét, thẩm định và tư vấn cho Tổng giám đốc (hoặc phó Tổng giám đốc được ủy quyền) trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng theo các quy định tại quy chế của Ngân hàng nhà nước về cấp tín dụng và theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng do Hội đồng... có tính triệt để hơn 2.2.2.3.7 Sự trợ giúp của Chính phủ Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do các khoản vay theo chính sách của Chính phủ, các ngân hàng phải trông chờ vào nguồn bù đắp từ Ngân sách Nhà nước Thực chất các khoản vay theo chính sách có thể coi như khoản vay có bảo lãnh của bên thứ ba là Chính phủ Do vậy, khi ngân hàng không thể thu hồi được nợ từ khách hàng thuộc đối tượng này thì Chính. .. không cao, song ngân hàng vẫn buộc phải thực hiện để thu hồi vốn Cho đến nay, đây là một trong số các biện pháp thu hồi vốn có hiệu quả nhất cho các ngân hàng, đặc biệt các khoản nợ do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, khách hàng lừa đảo ngân hàng 2.2.3.2.4 Bán các khoản nợ Biện pháp này được ngân hàng sử dụng đối với các khoản nợ không có tài sản đảm bảo hoặc không muốn mất thời gian đòi nợ Ngân hàng sẽ... ngân hàng thường thành lập một tổ chức có tính chuyên môn hoá cao gọi là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Công ty này sẽ tiếp nhận các khoản nợ và thực hiện mua bán tiếp theo 2.2.3.2.5 Sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý Biện pháp kiện khách hàng ra toà để đòi nợ được ngân hàng lựa chọn khi các biện pháp trên không khả thi Ngân hàng có thể nhờ toà án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao. .. thiệp và hỗ trợ của Chính phủ, các ngân hàng tự mình xử lý khối lượng nợ xấu Các giải pháp SV:Nguyễn Quang Linh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 47A 28 Chuyên đề thực tập cổ truyền và các giải pháp mới trong xử lý nợ xấu đều được áp dụng Khoanh nợ và cơ cấu lại nợ là các biện pháp cổ truyền, còn kết hợp ngân hàng hoạt động tốt với ngân hàng khó khăn và chứng khoán hoá tài sản nợ là các biện pháp mới Kinh nghiệm... bảo chất lượngtài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan 3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Hội sở chính 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn kiếm, Hà Nội Từ năm 1993 tới tháng 7 năm 2008 thì Hội sở của SHB được đặt tại số 138, đường 3/2,thành phố Cần thơ Vào ngày 29/07/2008, Hội sở chính thức chuyển về số 77, Trần Hưng Đạo, Hoàn kiếm, Hà nội Tính... chỉnh quy trình tín dụng đó Việc xây dựng, thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng sẽ giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro các khoản Nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đối với mỗi khoản tín dụng không chi phải kiểm tra trước khi giải ngân mà công việc kiểm tra giám sát tín dụng sau giải ngân cũng quan... SHB là một ngân hàng bền vững với cơ sở vốn hiện tại đủ để đảm bảo SHB tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới, với cơ sở vốn vững mạnh và tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với văn hoá tín dụng thận trọng, chính sách và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh của SHB trong những năm qua năm sau luôn cao hơn năm... chấp, sẽ không được tính là thu nhập và không bị tính thuế Công ty bán tài sản để trả nợ ngân hàng, cũng không bị tính thuế Công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản thì sẽ được giảm thuế từ 2% xuống còn 0,01% Khi ngân hàng xoá nợ, phần xoá nợ đó được tính vào chi phí Ngân hàng được giảm thuế trong trường hợp bị lỗ, hoặc chuyển tài sản khách hàng, hoặc trả nợ giữa khách hàngngân hàng Được giảm, miễn . doanh của ngân hàng. Đối với mỗi khoản tín dụng không chi phải kiểm tra trước khi giải ngân mà công việc kiểm tra giám sát tín dụng sau giải ngân cũng. của ban lãnh đạo ngân hàng. 2.2.3.2. Các biện pháp xử lý nợ xấu tại các Ngân hàngNhư tôi đã nói, nợ xấu luôn tồn tại song song với ngân hàng. Vì vậy, yêu

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:56

Hình ảnh liên quan

Bảng2:Phân loại nợ theo chi nhánh của SHB năm 2008 - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng chính sách xã hội

Bảng 2.

Phân loại nợ theo chi nhánh của SHB năm 2008 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 3.: Theo dõi khoản nợ của công ty Vinh Phú đến hết ngày 31/12/2008 - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng chính sách xã hội

Bảng 3..

Theo dõi khoản nợ của công ty Vinh Phú đến hết ngày 31/12/2008 Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 4: Theo dõi khoản nợ của công ty S.K.B đến hết ngày 11/1/2009 - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng chính sách xã hội

Bảng 4.

Theo dõi khoản nợ của công ty S.K.B đến hết ngày 11/1/2009 Xem tại trang 71 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan