tìm hiểu hệ điều hành debian

9 2.4K 53
tìm hiểu hệ điều hành debian

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tìm hiểu hệ điều hành debian

Nhóm 5 – Hệ điều hành Debian BÁO CÁO TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH MỞ MÔN LINUX ĐỀ TÀI : HỆ ĐIỀU HÀNH DEBIAN Trang 1 Nhóm 5 – Hệ điều hành Debian Chương I: Lịch sử và phát triển của hệ điều hành Debian 1.1 Debian là gì ? Debian do Dự án Debian xây dựng, là bản phân phối phần mềm tự do được phát triển từ sự cộng tác của các tình nguyện viên trên khắp thế giới. Kể từ lúc bắt đầu đến nay, hệ thống chính thức phát hành dưới tên gọi Debina GNU/Linux được xây dựng trên nhân Linux với nhiều công cụ cơ bản của hệ điều hành lấy từ dự án GNU. Debian có tiếng về mối liên kết chặt chẽ với triết lí Unix và phần mền tự do. Nó cũng có tiếng về sự phong phú cho các chọn lựa: phiên bản phát hành hiện tại có hơn 15.000 gói phần mềm cho 11 kiến trúc máy tính từ kiến trúc ARM thường gặp ở các hệ thống nhúng và kiến trúc mainframe s390 của IBM cho đến các kiến trúc thường gặp trên máy tính các nhận hiện đại như x86 hay PowerPC. Hợp đồng xã hội của Debian cũng rất có tiếng trong giới phần mềm tự do với những nguyên lý cam kết với cộng đồng như: Debian luôn luôn 100% miễn phí, Chúng tôi không giấu lỗi Dự án này được miêu tả là tạo “Hệ điều hành phổ biến” và phát triển hỗ trợ các nhân khác, gồm có nhân của GNU Hurd, NetBSD và FreeBSD. Các phiên bản này hiện chưa được phát hành chính thức, vì vậy hiện tại Debian chỉ là bản phân phối GNU/Linux. Debian cũng nổi tiếng với hệ thống quản lý gói của nó, mà cụ thể APT ( công cụ quản lý gói cao cấp, Advanced Packaging Tool ) chính sách nghiêm ngặt đối với chất lượng các gói và bản phát hành, cũng như tiến trình phát triển và kiểm tra mở. Cách thức làm việc này đã giúp cho việc nâng cấp giữa các bản phát hành được dễ dàng mà không cần khởi động lại máy và việc cài đặt hay gỡ bỏ các gói phần mềm cũng dễ dàng. 1.2 Lịch sử Debian được thành lậ vào năm 1993 bởi Ian Murdock khi còn là sinh viên đại học trường Purdue. Ian Murdock viết Tuyên ngôn Debian kêu gọi xây dựng một bản phân phối Linux được quản lý theo phong cách mở, trong tinh thần của Linux và GNU. Cái tên “Debian” được ông đặt ra bằng cách kết hợp tên của bạn gái lúc bấy giờ ( bây giờ là vợ ) của ông là Debra với tên chính của ông là Ian. 1.3 Các phiên bản của Debian Trang 2 Nhóm 5 – Hệ điều hành Debian Các phiên bản của Debian được lấy tên mã ( code name) theo các nhân vật hoạt hình. Hiện này phiên bản ổn định là Wheezy, và phiên bản thử nghiệm là Jessie. Phiên bản không ổn định luôn mang tên Sid – cậu bé hàng xóm phá phách. Phiên bản Tên mã Ngày phát hành Số lượng nền tảng hỗ trợ Số lượng gói phần mềm Hết thời hạn hỗ trợ 0.93R6 26/10/1995 1 1.1 Buzz 17/06/1996 1 474 1996 1.2 Rex 12/12/1996 1 848 1996 1.3 Bo 05/06/1997 1 974 1997 2.0 Hamm 24/07/1998 2 1,500 1998 2.1 Slink 09/03/1999 4 2,250 12/2000 2.2 Potato 15/08/2000 6 3,900 04/2003 3.0 Woody 19/07/2002 11 8,500 08/2006 3.1 Sarge 06/06/2005 11 15,400 04/2008 4.0 Etch 08/04/2007 11 18,000 02/2010 5.0 Lenny 14/02/2009 12 >23,000 02/2012 6.0 Squeeze 06/02/2011 9+2 >29,000 updating 7.0 Wheezy 04/05/2013 11+2 >36,000 updating 8.0 Jessie updating updating updating updating Bảng lịch sử các phiên bản của Debian 1.4 Các chế độ bảo trì Debian luôn luôn có ít nhất 3 bản trong chế độ bảo trì tích cự gọi là Stable - ổn định , Testing – thử nghiệm, và Unstable – không ổn định. - Stable: đây là bản được phát hành chính thức mới nhất của Debian, được xem là bản ổn định và dùng cho môi trường sản xuất. - Testing: bản này chứa các gói chưa được chấp nhận vào Stable nhưng đang được xếp hàng để vào đó. Ưu điểm của bản này là nó có các phiên phản phần mềm gần đay, khuyết điểm chính là nó chưa được kiểm tra hoàn toàn và không được nhóm an ninh của Debian hỗ trợ. - Unstable: đây là nơi việc phát triển Debian tích cực diễn ra. Thông thường bản này được các nhà phát triển hoặc những người muốn dùng phần mềm mới nhất sử dụng. 1.5 Yêu cầu phần cứng tối thiểu Điều kiện hệ thống tối thiểu khuyến khích - Kiểu cài đặt : bằng GUI Trang 3 Nhóm 5 – Hệ điều hành Debian - RAM tối thiểu : 64Mb - RAM khuyến khích: 256Mb - Đĩa cứng: 1Gb - Debian hỗ trợ 2 kiểu kiến trúc o X86 Intel – tức 32bit o AMD64 & Intel 64 – tức 64bit - Đa bộ vi xử lý : Multiprocessor Support - Phần cứng có khả năng kết nối mạng Chương II: So sánh sự giống và khác nhau giữa CentOS và Debian 2.1 giống nhau  Cả 2 đều là hệ điều hành mã nguồn mở (miễn phí)  Thích hợp dùng cho các doanh nghiệp, máy chủ Dung lượng cài đặt nhẹ  Bảo mật cao trước mọi virus và malware.  Hầu hết các ứng dụng, trò chơi đều miễn phí.  Hỗ trợ đa ngôn ngữ ( trong đó có Tiếng Việt). 2.2 khác nhau  Khởi động - Debian không khởi động từ đĩa - Centos có thể khởi động từ đĩa hoặc usb  Hoạt động cài gói: - CentOS: rpm và yum, 2 lệnh chính. yum install và localinstall, yum update - Debian: apt-get update, apt-get install, apt-get upgrade  Bật/tắt daemon/service (chạy hoặc start/stop) - CentOS: lệnh service, chkconfig - Debian: lệnh service, update-rc.d  Hoạt động thiết lập thông số Network: - CentOS: /etc/resolv.conf, /etc/sysconfig/network, /etc/sysconfig/network-scripts với các file dạng ifcfg-eth0 - Debian: /etc/resolv.conf, /etc/network/interfaces, /etc/network/  Hoạt động thiết lập Firewall: - CentOS: /etc/sysconfig/iptables - Debian: không có file mặc định thiết lập firewall, em thường viết script để restore rules khi khởi động Trang 4 Nhóm 5 – Hệ điều hành Debian  Bật/tắt daemon/service (chạy hoặc start/stop) - CentOS: lệnh service, chkconfig - Debian: lệnh service, update-rc.d  LVM, format : - CentOS: lệnh lvm, fsck, mkfs, badblocks, mklabel - Debian: Installer mặc định có thể làm việc với lvm còn nếu bình thường nó sẽ không cài lvm 2.3 lợi ích và hạn chế debian a Lợi ích Debian nổi tiếng với hệ thống quản lí gói của nó, mà cụ thể APT (công cụ quản lí gói cao cấp, Advanced Packaging Tool), chính sách nghiêm ngặt đối với chất lượng các gói và bản phát hành, cũng như tiến trình phát triển và kiểm tra mở. Cách thức làm việc này đã giúp cho việc nâng cấp giữa các bản phát hành và việc cài đặt hay gỡ bỏ các gói phần mềm được dễ dàng hơn. b Nhược điểm Một bất lợi Debian đối mặt là phải mất nhiều thời gian và nguồn lực để đảm bảo một phần mềm hoạt động trên tất cả các kiến trúc của nó. Debian không ổn định (hay còn gọi là Sid) Các chi nhánh không ổn định Debian là một cơ hội cho các nhà phát triển và người dùng máy tính có kinh nghiệm sử dụng, kiểm tra, và phát triển các phần mềm mới nhất mã nguồn mở. Nó không được khuyến cáo cho người mới bắt đầu hoặc cho bất cứ ai cho mà độ tin cậy là một ưu tiên. Trong khi chất lượng của phần mềm trong Debian không ổn định thường là rất cao, các chi nhánh là rất không ổn định theo nghĩa là mọi thứ thay đổi nhanh chóng và liên tục, các nhà phát triển không thể dựa vào các thư viện có sẵn (và làm việc) một ngày nào đó sẽ có sẵn kế tiếp, và người sử dụng không thể dựa vào hệ thống một cách chính xác cấu hình và chạy trơn tru, họ không cần cấu hình bổ sung và cách giải quyết mỗi khi một cái gì đó thay đổi. Chương III: So sánh với các hệ điều hành khác. 3.1 Sự khác nhau giữa Debian nói riêng, Linux nói chung với Windows Khi có sự chuyển đổi qua lại giữa Windows và Linux người dùng nên nắm được những sự khác nhau cơ bản giữa 2 nền tảng này. Dưới đây là 7 sự khác biệt lớn nhất giữa chúng: Trang 5 Nhóm 5 – Hệ điều hành Debian 3.1.1 Cấu trúc file: Cấu trúc cơ sở của Linux khác hoàn toàn sơ với Windows. Nó được phát triển trên một mã gốc riêng với các nhà phát triển riêng rẽ. Sẽ không thể tìm thấy thư mục My Documents trên Debian hay Program Files trên Fedora. Thay vào đó, có một cây dữ liệu và các ổ đĩa được bung vào cây đó. Tương tự, thư mục Home và destop đều là một phần trong cây dữ liệu. 3.1.2 Không có Registry Registry trong Windows là một cơ sở dữ liệu chủ cho toàn bộ các thiết lập nằm trên máy tính. Nó nắm giữ thông tin ứng dụng, mật khẩu người dùng, thông tin thiết bị Linux không có registry. Các ứng dụng trên nó lưu thiết lập của mình trên cơ sở chương trình dưới sự phân cấp người dùng.Cấu hình của Linux ở dạng modun. Người dùng sẽ không tìm thấy một cơ sở dữ liệu tập trung nào cần dọn dẹp định kì tại đây. 3.1.3 Trình quản lý gói Trang 6 Nhóm 5 – Hệ điều hành Debian Trên Windows người dùng sẽ phải sử dụng các gói cài đặt. Đây là những file exe của chương trình muốn cài được tải về thông qua các website. Và khi cần gỡ ta vào Control panel. Nhưng đối với các hệ thống Linux, sẽ không phải cài đặt chương trình theo cách này nữa. Thay vào đó, hệ thống có một chương trình quản lý gói ( pakage manager ) giống như một trung tâm duyệt web, cài đặt hay gỡ bỏ gói chương trình. Thay vì truy cập website Firefox, ta có thể tra trong các kho lưu dữ liệu của trình quản lý gói và tải về trực tiếp ứng dụng từ đây. Đây cũng là một trong những ưu điểm của Linux so với Windows. 3.1.4 Giao diện thay đổi được Giao diện của Windows không có quá nhiều thay đổi trong một thời gian dài. Với Windows Vista, đó là Aero. Trước đó, XP đã tạo ra một số thay đổi nhỏ so với Windows Classic. Nhưng Start Menu,Taskbar, System Tray, Windows Explorer, tất cả về cơ bản vẫn giống nhau. Trang 7 Nhóm 5 – Hệ điều hành Debian Với Linux, giao diện hoàn toàn tách rời với hệ thông lõi. Bạn có thể đổi môi trường giao diện mà không cần lo lắng xem có phải cài lại chương trình hay không. Có nhiều giao diện như GNOME, KDE hay gần đây hơn là Unity cùng nhiều giao diện ít biết đến khác tập trung vào các khía cạnh khác nhau cho bạn lựa chọn. 3.1.5 Lệnh đầu cuối Linux có được tiếng là hệ điều hành dành cho các tín đồ máy tính và điều này đạt được chủ yếu là nhờ vào sự phổ biến của giao diện dòng lệnh (terminal). Đây là một hộp đen với chữ xanh truyền thống để ta có thể sử dụng các lệnh thực thi. Nói cách khác, nó giống như Command Prompt của Windows. Nếu muốn chuyển sang dùng Linux thì bạn phải học các cấu trúc lệnh vì sẽ phải sử dụng chúng thường xuyên. Giao diện đồ họa dễ sử dụng nhưng chắc chắn không mạnh mẽ và hiệu quả bằng giao diện dòng lệnh. 3.1.6 Các thiết lập điều khiển Do Windows thống trị thị trường PC nên các nhà sản xuất driver đều tập trung vào hệ điều hành này. Điều này có nghĩa các công ty như AMD và Nvidia ưu tiên Windows hơn Linux. Do vậy, nếu tất cả bạn cần chỉ là xử lý văn bản, một trình duyệt web, chat và email thì Linux là lựa chọn chấp nhận được. Nhưng nếu muốn chơi game thì bạn cần suy xét kỹ. 3.1.7 Tính tự do Trên hết, môi trường Linux thực sự môi trường mở cho mọi người khám phá, học hỏi và thử nghiệm ý tưởng của họ. Mỗi máy tính Linux là duy nhất, và tính duy nhất xuất phát từ việc phải cá nhân hóa các thiết lập cho phần cứng. Trang 8 Nhóm 5 – Hệ điều hành Debian Trang 9 . Debian Chương I: Lịch sử và phát triển của hệ điều hành Debian 1.1 Debian là gì ? Debian do Dự án Debian xây dựng, là bản phân phối phần mềm tự do được phát. Nhóm 5 – Hệ điều hành Debian BÁO CÁO TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH MỞ MÔN LINUX ĐỀ TÀI : HỆ ĐIỀU HÀNH DEBIAN Trang 1 Nhóm 5 – Hệ điều hành Debian Chương I: Lịch

Ngày đăng: 02/03/2014, 21:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan