Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

153 3K 7
Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khôi phục phát triển các LN là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người nông dân, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp tích cực vào quá trình lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nông thôn, khơi dậy các nguồn lực để phát triển kinh tế các địa phương cũng như trong phạm vi cả nước, đồng thời phát huy bản sắc dân tộc. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, LN nước ta có lúc thịnh, lúc suy, phát triển mạnh vào những năm 60 - 70 (thế kỷ XX) dưới các hình thức hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, sau đó phát triển chậm lại vào thập kỷ 80. Đến đầu những năm 90, nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sản phẩm LN phải cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn, giá cả thấp hơn; do thị trường truyền thống về tiêu thụ sản phẩm LN không còn bởi sự sụp đổ của Liên Xô các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm cho sản xuất nhiều LN đình đốn, thậm chí bị suy thoái, mai một dần. Nhận thức rõ vai trò thực trạng phát triển của LN, Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã xác định: “Phải có chính sách mở rộng thị trường, khuyến khích khôi phục phát triển các LN, nâng cao độ tinh xảo, tính dân tộc độc đáo trong các chủng loại mặt hàng” 1 . Đến Đại hội VIII, Đảng ta coi phát triển LN là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế nông thôn là một trong những nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đại hội IX, X của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của LN chỉ rõ: “Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các 1 Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội, 1993, trang 17 1 điểm công nghiệp nông thôn, các LN gắn với thị trường trong nước xuất khẩu”, đồng thời “phải phát triển bền vững các LN” 2 . Cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm về phát triển LN của Đảng, trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích phát triển LN, như Quyết định 132/2001/QĐ/TTg ngày 7 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính phục vụ triển khai các chương trình phát triển đường nông thôn cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển LN; Nghị định 134/2004/NĐ/CP của Chính phủ về hoạt động khuyến công với 7 nội dung phục vụ các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các LN, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vừa nhỏ vùng nông nghiệp nông thôn; tháng 3/2006, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án “mỗi làng một nghề” và phát triển ngành nghề nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2015; ngày 18 tháng 12 năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 116/2006/TT-BNN về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ/CP của Chính phủ về phát triển LN ngành nghề nông thôn. Xuất phát từ thực tế thực hiện Nghị định ngày 18/04/2007, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN về việc “Đẩy nhanh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn phòng chống ô nhiễm môi trường LN” Với những chủ trương, chính sách, chương trình đề án nêu trên, LN nước ta đã có điều kiện để phục hồi, phát triển. Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) có nhiều tiềm năng để phát triển LN. Với hàng chục LN có lịch sử hình thành lâu đời đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm không chỉ nổi danh trong nước mà cả ngoài nước như: gốm Thanh Hà, đồng Phước Kiều, lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam); đá Non Nước, nước mắm Nam Ô (Thành phố Đà Nẵng); đường phổi, kẹo gương (tỉnh Quảng Ngãi); rượu Bầu Đá (tỉnh Bình Định), Ngoài bề dày truyền thống của các LN, các tỉnh DHNTB còn có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú như: hải sản cho công nghiệp chế biến, mây, tre, cói, xơ dừa làm nguyên liệu cho nghề đan lát, đất làm đồ gốm, đá cho sản xuất vật liệu xây dựng… Đặc biệt, các tỉnh DHNTB có 2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr.172, 194. 2 tiềm năng lớn về phát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, đã sẽ là điều kiện để gắn kết LN với các tour du lịch. Đây là hình thức tổ chức có hiệu quả nhiều nước trên thế giới hiện nay. Để khai thác những lợi thế này, trong những năm gần đây, Đảng bộ chính quyền các tỉnh DHNTB đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khôi phục, phát triển các LN, nhờ đó, LN trong khu vực đã có bước phát triển nhất định. Theo số liệu báo cáo của Sở Công nghiệp các tỉnh, tính tới năm 2007, Quảng Nam có 61 LN, Bình Định 54 LN, Phú Yên 17 LN, Quảng Ngãi 11 LN thành phố Đà Nẵng 7 LN. Sản xuất các LN đã thu hút được một lượng lớn lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch một bộ phận lao động thuần nông sang lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập của các hộ trong LN ngày càng ổn định được cải thiện. Thị trường tiêu thụ sản phẩm tuy chiếm 80-90% thị trường trong nước, song nhiều LN đã xác lập được vị trí vững chắc trên thị trường. Nhiều cơ sở đã biết áp dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm, đưa kỹ thuật hiện đại phù hợp với từng công đoạn sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Do đó, sản phẩm LN ngày càng đáp ứng tốt hơn với nhu cầu người tiêu dùng trong ngoài nước. Bên cạnh những ưu điểm, LN các tỉnh DHNTB cũng còn những tồn tại, yếu kém: - Số lượng các LN tăng chậm, một số tỉnh trong những năm gần đây không hình thành được LN mới như: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Nhiều LN, ngành nghề truyền thống bị mai một mất dần như: làng chiếu Cẩm Nê (Đà Nẵng), trống Lâm Yên (Quảng Nam), tơ tằm Phú Phong, dệt thổ cẩm Hà Ri, bánh tráng dừa Hoài Nhơn (Bình Định)… - Các LN hiện có phần lớn là quy mô nhỏ, sản xuất phân tán. Tỉnh Quảng Nam chỉ có 19/61 LN có quy mô đạt 30% số hộ lao động làm nghề tiểu thủ công nghiệp. Vốn kinh doanh các LN rất thấp, bình quân hộ chuyên nghề là 20,6 triệu đồng, hộ kiêm nghề là 9,18 triệu đồng. Tỉnh Bình Định vốn bình quân ở các LN khoảng 14,3 triệu đồng/1 cơ sở. - Thị trường đầu ra của các LN còn nhỏ bé, thiếu ổn định, chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ, nhưng thị trường này cũng kém phát triển. 3 - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm LN còn yếu do chưa tạo ra sự đồng đều về mẫu mã sản phẩm, kiểu dáng, bao bì chậm đổi mới. - Công nghệ thiết bị sử dụng trong các LN còn lạc hậu, do đó chất lượng sản phẩm chưa cao, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm còn chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp lý. - Chất lượng nguồn nhân lực trong các LN còn thấp, phần lớn lao động chưa được đào tạo có bài bản, chủ yếu đào tạo theo kiểu cầm tay chỉ việc nên lao động có kỹ thuật cao rất ít. - Cơ sở hạ tầng LN còn nhiều khó khăn, nhìn chung mới mức trung bình hoặc dưới trung bình. - Tình trạng ô nhiễm môi trường các LN đang là một thách thức lớn. - Việc chấp hành luật pháp, chính sách trong kinh doanh chưa nghiêm. Kinh doanh không giấy phép, không báo cáo tình hình hoạt động hàng năm, nợ thuế, trốn thuế các cơ sở sản xuất khá phổ biến. Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, song chủ yếu là do nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp các tỉnh chưa thật đầy đủ, chưa thấy hết vị trí quan trọng của các LN nên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa kịp thời, tập trung, nhất quán. Cơ chế, chính sách của Nhà nước còn thiếu tính hệ thống, chưa đồng bộ, chưa xác định cụ thể cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với các LN nên LN phát triển còn mang tính tự phát, thị trường tiêu thụ sản phẩm do các hộ tự lo, vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh chủ yếu là các hộ tự chạy,… Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng vị trí, vai trò, thực trạng hoạt động của các LN các tỉnh DHNTB, trên cơ sở đó, xác định phương hướng đề xuất giải pháp có cơ sở khoa học để phát triển mạnh, bền vững LN nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vùng là yêu cầu cấp thiết cần được nghiên cứu, luận giải. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn vấn đề: “Phát triển làng nghề các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ - Thực trạng giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2009. 4 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Vấn đề phát triển LN đã được các nhà khoa học nghiên cứu trên nhiều phương diện với phạm vi, mức độ khác nhau đã tạo được những kết quả nhất định, đáng chú ý là các công trình sau đây: - Các công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về cơ sở lý luận, thực trạng phương hướng, giải pháp phát triển LN, đặc biệt là LN truyền thống trên địa bàn cả nước hoặc một vùng kinh tế nhất định, gồm có: + Phát triển LN truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tiến sĩ Mai Thế Hởn, giáo sư, tiến sĩ Hoàng Ngọc Hòa, phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Văn Phúc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. + LN thủ công truyền thống Việt Nam, Bùi Văn Vượng, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002. + Nghề cổ Việt Nam, Vũ Từ Trang, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2002. + Khôi phục phát triển LN nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng giải pháp, Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hà, Hà Nội, 2002. - Các công trình đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng đề xuất các giải pháp để phát triển LN trên cả nước, một vùng, một địa phương gồm: + Bảo tồn phát triển LN, Thực trạng giải pháp - Liên Minh, Tạp chí Xưa Nay, số 293/2007. + Khôi phục phát triển LN Việt Nam, Thái Quang, Tạp chí Con số Sự kiện, số 5/2207. + LN nước ta, những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển, Nguyễn văn Chiến, Tạp chí Khoa học chính trị, số 5/2005. + Giải pháp để phát triển LN đồng bằng sông Hồng, Đào Thế Anh, Nguyễn Ngọc Mai, Tạp chí Xưa Nay, số 293/2007. + Thực trạng giải pháp phát triển LN tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Hữu Hoàn, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 10/2007. + Phát triển LN truyền thống Đắc Lắc, Báo Nhân dân, ngày 03/12/2007. - Nghiên cứu phát triển LN trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường, giữ 5 gìn bản sắc dân tộc, giải quyết việc làm, phát triển du lịch gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các công trình: + Từ quan điểm phát triển bền vững của Ph.Ăngghen suy nghĩ về môi trường LN Việt Nam hiện nay, Bùi Thị Ngọc Lan, Tạp chí Khoa học chính trị, số 6/2006. + Xã hội hóa công tác môi trường LN, Lê Thị Kim Cúc, Tạp chí Tài nguyên Môi trường, số 5/2008. + LN truyền thống với việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghề, Trương Minh Hằng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2006. + LN vùng đồng bằng sông Hồng với việc giữ gìn phát huy giá trị văn hóa dân tộc, Dương Thị Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2007. + Phát triển cụm công nghiệp LN trong quá trình hội nhập, GS,TS. Nguyễn Đình Phan, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 2/2005. + Phát triển LN nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Hoàng Hải, Nguyễn Hữu Thắng, Tạp chí Nông nghiệp Phát triển nông thôn, số 7/2006. + Phát triển LN, giải quyết việc làm nông thôn, Đoàn Tất Thắng, Tạp chí Thương mại, số 44/2005. + LN du lịch Việt Nam, GS,TS.Hoàng Văn Châu, Nxb Thống kê, H, 2007. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng từng giải pháp cụ thể cho phát triển LN có các công trình: + Phát triển môi trường thể chế cho LN nông thôn Việt Nam, Bùi Văn Vượng, Hội thảo khoa học về môi trường thể chế cho các hoạt động dịch vụ sản xuất phi nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng, Hà Nội, tháng 3/1996. + Nhân lực LN: Băn khoăn trước thềm hội nhập, Đoàn Hòa, Tạp chí Tài chính, số 3/2006. + Phát huy những lợi thế truyền thống trong xây dựng thương hiệu LN đồng bằng sông Hồng, Vũ Trường Giang, Tạp chí Nông nghiệp Phát triển nông thôn, số 15/2006. + Phát triển thương hiệu sản phẩm LN truyền thống Việt Nam hiện nay, 6 Nguyễn Vĩnh Thanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4/2007. + Tình hình vốn của các cơ sở sản xuất các LN miền Đông Nam Bộ, Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Thương mại, số 17/2007. + Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm LN, Hồ Thanh Thủy, Tạp chí Tài chính, số 12/2005. + Một số giải pháp tài chính, tín dụng trong phát triển LN, Tôn Thất Viên, Tạp chí Kinh tế Dự báo, số 8/2006. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển LN một số nước trên thế giới một số địa phương trong nước có các công trình: + Tình hình phát triển LN một số nước châu Á kinh nghiệm cần quan tâm đối với Việt Nam, Mai Thế Hởn, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, tháng 6/1999. + Mô hình kinh tế - tổ chức sản xuất LN Hà Tây, Mai Thanh Cúc, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 1/2007. + Phú Túc - bài học về sự phát triển của một LN, Hoàng Mai, Tạp chí Xưa Nay, số 293. + Vai trò chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế khu chuyên doanh gốm sứ Phong Khê (Trung Quốc) Bát Tràng (Việt Nam), Hoàng Thế Anh, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6/2005. Những công trình nêu trên, một số công trình nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống toàn diện về cơ sở lý luận, thực trạng phương hướng, giải pháp phát triển LN, song phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trên địa bàn cả nước hay một vùng lãnh thổ mà tập trung nhất là vùng đồng bằng sông Hồng; còn lại phần lớn các công trình chỉ đề cập tới một mặt, một khía cạnh nào đó có liên quan tới phát triển LN nói chung. Đối với các tỉnh DHNTB, cho tới nay, mới xuất hiện một số bài báo được đăng tải trên các trang web hoặc một số phương tiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc mới dừng lại các chương trình, bản quy hoạch về khôi phục, phát triển LN của các tỉnh, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về tiềm năng, thực trạng, xu thế phát triển, những vấn đề đặt ra để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển LN trên địa bàn. 7 3. NỘI DUNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển LN, trong đó có LN thủ công truyền thống LN mới với nhiều tổ chức kinh doanh hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp đang tồn tại phát triển trên địa bàn các tỉnh DHNTB. Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về LN thủ công truyền thống ở các tỉnh DHNTB, từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển LN các tỉnh DHNTB từ năm 2005 đến năm 2008. 4. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Mục tiêu - Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản: phạm trù LN; đặc điểm, vai trò của LN đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; các nhân tố ảnh hưởng các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển LN. - Phân tích, đánh giá tiềm năng thực trạng phát triển của LN các tỉnh DHNTB, những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân những vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Đề xuất phương hướng hệ thống các giải pháp để thúc đẩy LN các tỉnh DHNTB phát triển trong những năm tới. 4.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa lý luận về LN, góp phần làm rõ khái niệm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng tới phát triển LN trong quá trình CNH, HĐH đất nước. - Phân tích tiềm năng phát triển LN các tỉnh DHNTB những kết quả, tồn tại, nguyên nhân trong quá trình phát triển LN trên địa bàn. - Đề xuất một số phương hướng các giải pháp chủ yếu để phát triển LN ở các tỉnh DHNTB trong những năm tiếp theo. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm đổi mới của Đảng các chính sách của Nhà nước trong các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX X. 8 - Thừa kế có chọn lọc các công trình có liên quan, các báo cáo đánh giá về tình hình LN của các ngành, các địa phương các tỉnh DHNTB qua các năm. - Sử dụng lý luận, phương pháp luận khoa học kinh tế Mác xít làm phương pháp nghiên cứu cơ bản như điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp,… để nghiên cứu trình bày các nội dung đưa ra trong đề tài. 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận thực tiễn về phát triển LN. Chương 2: Tiềm năng thực trạng phát triển LN các tỉnh DHNTB. Chương 3: Phương hướng các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển LN các tỉnh DHNTB Sau đây là kết quả nghiên cứu của đề tài: 9 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ Một trong những nét đặc sắc của tổ chức kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam là hình thành các LN. LN nước ta được hình thành phát triển lâu đời. Theo kết quả nghiện cứu của các nhà sử học, làng, xã Việt Nam xuất hiện từ thời vua Hùng, dựa trên cơ sở những công xã nông thôn. buổi đầu sơ khai, trong một làng người dân sống bằng nghề nông nghiệp, về sau dần dần xuất hiện những bộ phận cư dân sống bằng nghề khác được tổ chức thành nghề nghiệp, như nghề làm gốm, nghề đúc đồng, nghề dệt vải,… Cùng với thời gian, các nghề phát triển thành LN. 1.1. QUAN NIỆM VỀ LÀNG NGHỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 1.1.1. Quan niệm về LN, LN truyền thống, LN mới 1.1.1.1. Quan niệm về LN Thuật ngữ LN từ trước tới nay đã được đề cập khá nhiều trong các sách, báo với nội dung rộng hẹp khác nhau. Có ý kiến cho rằng, LN là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Tuy nhiên, không nhất thiết mọi người dân đều sản xuất hàng thủ công ngay cả những người làm nghề thủ công cũng có khi làm ruộng. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì LN là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông chăn nuôi gà, lợn, nhưng đó đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, sống chủ yếu bằng LN đó 3 . Có ý kiến cho rằng, LN là nơi quy tụ đa số hộ gia đình chuyên làm nghề sản xuất thủ công lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa nhỏ, có cùng tổ nghề. Tác giả Trần Minh Yến quan niệm, LN là một thiết chế kinh tế - xã hội nông thôn, được cấu thành bởi yếu tố làng nghề, tồn tại trong một không gian 3 Viện kinh tế học: Bảo tồn phát triển LN vùng đồng bằng sông Hồng, tài liệu chuyên khảo, Hà Nội tháng 12/1994, trang 7. 10 [...]... là các nước Tây Âu Nhật Bản Vì vậy, nếu không thực hiện tốt yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường của các nước nhập khẩu thì sản phẩm của LN sẽ không xuất khẩu được, sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các LN Việt Nam Thực tế, theo điều tra cho thấy môi trường hầu hết các LN nước ta đều bị ô 9 Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn: Báo cáo đánh giá thực trạng định hướng phát triển ngành nghề. .. tổ chức năng động có sự đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Trung Quốc Mô hình XNHT phát triển được nhờ vào các biện pháp chính sách hỗ trợ của Nhà nước sau đây: Một là, thực hiện cải cách thể chế vùng nông thôn, tạo môi trường thuận lợi cho XNHT, nhất là XNHT tư nhân phát triển Những cải cách về thể chế được chính phủ Trung Quốc liên tục thực hiện 32 từ năm... VIII của Đảng xác định: - Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp - Thực hiện thuỷ lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa - Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu gắn kết với công nghiệp đô thị - Phát triển các ngành nghề, LN truyền thống các ngành nghề mới - Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, từng bước hình... trưng cơ bản sau đây: -nghề truyền thống hình thành, tồn tại phát triển lâu đời (theo quy định của bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn: nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm) 5 - Sản xuất tập trung trên một địa bàn dân cư (thôn, làng, bản, ấp, …) - Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa đội ngũ thợ có tay nghề giỏi - Kỹ thuật công nghệ sản xuất mang tính đặc thù - Sản phẩm độc đáo,... sang các làng khác, địa phương khác Mặt khác, một số địa phương có chủ trương phát triển công nghiệp nông thôn, chuyển một bộ phận sản xuất nông 5 Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Thông tư 116/2006/TT-BNN, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn 14 nghiệp sang ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp nên đã cử lao động đi học nghề nơi... hàng hoá tập trung, góp phần quan trọng vào việc đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập vào kinh tế các nước trong khu vực trên thế giới Năm là, bảo tồn phát triển các giá trị văn hoá dân tộc LN Việt Nam, mà trước hết là LN truyền thống tồn tại phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân đội ngũ thợ lành nghề Các sản phẩm... tồn tại phát triển, cùng với sự kế thừa, bổ sung cho nhau, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng hoàn thiện Như vậy, sản phẩm của LN không chỉ là những giá trị kinh tế, thực hiện mục tiêu sản xuất hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu, mà còn mang biểu trưng của nền văn hóa dân tộc, văn hóa cộng đồng làng xã Việt Nam 1.2 VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NƯỚC... lao động trong làng Tỉnh Quảng Nam đưa ra tiêu chí: số hộ hoặc lao động làm nghề tiểu thủ công nghiệp làng đạt 30% trở lên giá trị sản xuất hoặc thu nhập từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng chiếm tỷ trọng trên 30% so với tổng số toàn làng Tỉnh Quảng Ngãi đưa tiêu chí xét công nhận LN theo thông tư 66/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (đã nêu trên) Như vậy,... LN hiện nay nước ta nói chung DHNTB nói riêng chưa thống nhất Trên cơ sở quy định của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn căn cứ vào thực tế LN Việt Nam, có thể xác định một số tiêu chí cơ bản như sau: 1 Số hộ, lao động tham gia hoạt động ngành nghề tối thiểu 30% tổng số hộ lao động toàn làng 2 Giá trị sản xuất thu nhập từ hoạt động ngành nghề nông thôn chiếm tỷ lệ 30% trở lên so với... ngày càng phát triển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam các LN nói riêng Do đó, các nghề buôn bán, dịch vụ, du lịch nông thôn đã đang chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của mỗi làng Vì thế, trong LN không chỉ có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, mà còn có ngành thương mại, dịch vụ Như vậy, trong LN sẽ có loại làng một nghề làng nhiều nghề, tùy . cứu, luận giải. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn vấn đề: Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ - Thực trạng và giải pháp làm đề. thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển LN trên cả nước, một vùng, một địa phương gồm: + Bảo tồn và phát triển LN, Thực trạng và giải pháp -

Ngày đăng: 02/03/2014, 13:33

Hình ảnh liên quan

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh DHNTB qua các năm - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

gu.

ồn: Tổng hợp từ các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh DHNTB qua các năm Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 3: Giá trị sản xuất công nghiệp các tỉnh DHNTB - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Bảng 3.

Giá trị sản xuất công nghiệp các tỉnh DHNTB Xem tại trang 53 của tài liệu.
Các tỉnh DHNTB đã đẩy mạnh việc hình thành các Khu kinh tế (KKT), - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

c.

tỉnh DHNTB đã đẩy mạnh việc hình thành các Khu kinh tế (KKT), Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 4: Số lượng LN và cơ cấu LN theo nhóm ngành nghề Tỉnh, thànhTổngsốLNtruyền - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Bảng 4.

Số lượng LN và cơ cấu LN theo nhóm ngành nghề Tỉnh, thànhTổngsốLNtruyền Xem tại trang 63 của tài liệu.
Thực tế khảo sát tình hình phát triển của các loại LN ở các tỉnh DHNTB, chúng tôi rút ra một số nhận xét: - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

h.

ực tế khảo sát tình hình phát triển của các loại LN ở các tỉnh DHNTB, chúng tôi rút ra một số nhận xét: Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 7: Chất lượng cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất LN vùng DHNTB TỉnhTrình độ  - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Bảng 7.

Chất lượng cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất LN vùng DHNTB TỉnhTrình độ Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 9: Thời gian lao động theo năm của các LN Thời gian làm việc trong nămTỷ lệ (%) - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Bảng 9.

Thời gian lao động theo năm của các LN Thời gian làm việc trong nămTỷ lệ (%) Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 8: Tình hình hiểu biết luật của một số chủ hộ ở6 huyện điều tra Chỉ tiêuQuảng NamQuảng Ngãi - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Bảng 8.

Tình hình hiểu biết luật của một số chủ hộ ở6 huyện điều tra Chỉ tiêuQuảng NamQuảng Ngãi Xem tại trang 69 của tài liệu.
Qua số liệu bảng 10 cho thấy: Giá trị sản xuất ở các LN trong 2 năm tăng lên đáng kể, trên 10%, tăng cao nhất là thành phố Đà Nẵng: 12,19%, thấp nhất là  tỉnh Phú Yên: 8,47%. - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

ua.

số liệu bảng 10 cho thấy: Giá trị sản xuất ở các LN trong 2 năm tăng lên đáng kể, trên 10%, tăng cao nhất là thành phố Đà Nẵng: 12,19%, thấp nhất là tỉnh Phú Yên: 8,47% Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 10: Giá trị sản xuất và thu nhập của người lao động LN - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Bảng 10.

Giá trị sản xuất và thu nhập của người lao động LN Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 11: Quy mơ đầu tư vốn trung bình tại một số cơ sở LN - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Bảng 11.

Quy mơ đầu tư vốn trung bình tại một số cơ sở LN Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 12: Mức độ sử dụng công nghệ ở các cơ sở LN - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Bảng 12.

Mức độ sử dụng công nghệ ở các cơ sở LN Xem tại trang 73 của tài liệu.
Mặc dù số liệu bảng trên chỉ ở một số cơ sở sản xuất của LN nhưng cho thấy quy mô đầu tư vốn cho LN còn rất thấp - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

c.

dù số liệu bảng trên chỉ ở một số cơ sở sản xuất của LN nhưng cho thấy quy mô đầu tư vốn cho LN còn rất thấp Xem tại trang 73 của tài liệu.
Qua bảng trên cho thấy, trong các lĩnh vực của kết cấu hạ tầng chỉ có trường học và điện sinh hoạt là có điều kiện khá, cịn lại đạt mức trung bình,  riêng thốt nước và internet đạt dưới trung bình - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

ua.

bảng trên cho thấy, trong các lĩnh vực của kết cấu hạ tầng chỉ có trường học và điện sinh hoạt là có điều kiện khá, cịn lại đạt mức trung bình, riêng thốt nước và internet đạt dưới trung bình Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng 13: Đánh giá kết cấu hạ tầng trong các LN ở tỉnh Quảng Nam TTLĩnh vựcĐiểm trung bình - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Bảng 13.

Đánh giá kết cấu hạ tầng trong các LN ở tỉnh Quảng Nam TTLĩnh vựcĐiểm trung bình Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng 14: Kết quả sản xuất mặt hàng đan lát mây, tre - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Bảng 14.

Kết quả sản xuất mặt hàng đan lát mây, tre Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng 15: Các hình thức đào tạo nghề ở các LN - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Bảng 15.

Các hình thức đào tạo nghề ở các LN Xem tại trang 94 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan