Tài liệu Cây dướng - cây hoang, cây thuốc pot

5 187 0
Tài liệu Cây dướng - cây hoang, cây thuốc pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cây dướng - cây hoang, cây thuốc Cây dướng còn có nhiều tên gọi khác nhau như chử đào thụ, người Thổ gọi là cây xa, người Lào gọi là cây sa le, po sa… là cây thuộc họ dâu tằm, mọc hoang và cũng được trồng nhiều nơi, không chỉ ở Việt Nam, một số nước như Trung Quốc, Lào, Ấn Độ… cũng có cây này. Tại Hà Nội, cây dướng mọc hoang và được trồng ở rất nhiều nơi. Toàn cây có nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc trong phạm vi nhân dân như quả, lá, vỏ cây, nhựa mủ… Theo y học cổ truyền phương Đông, quả dướng có tên là chử thực, có vị ngọt,tính hàn, vào hai kinh tâm và tỳ, có tác dụng lợi tiểu, bổ gân cốt, bổ thận, sáng mắt, chỉ khái (cầm ho), bổ hư nhược…; lá dướng có tác dụng chỉ lỵ, nhuận tràng, giải cảm…; nhựa cây có tác dụng chữa trùng cắn như ong đốt, rắn cắn, chó mèo cắn…; vỏ cây có tác dụng chỉ lỵ, cầm máu… Khi thu hái quả và lá có thể phơi hoặc sấy khô dùng dần. Một số bài thuốc Nam thường dùng trong dân gian: - Đơn thuốc chữa người già hư nhược, phù thũng: quả dướng 12g, phục linh 10g, đỗ trọng 10g, kỷ tử 10g, ngưu tất 8g, tiểu hồi hương 3g, bạch truật 10g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. - Chữa lỵ: lá dướng tươi 50 – 100g, giã nát, vắt nước uống (theo kinh nghiệm của nhân dân Lai Châu). Có thể sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc vỏ thân cây dướng, sao vàng 20g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. - Chữa mẩn ngứa: lá dướng tươi 50 – 100g hoặc 20g lá khô. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. - Chữa ong đốt, rắn cắn, trùng thú cắn: nhựa cây dướng bôi lên vết cắn, lá dướng sắc đặc uống trong ngày. - Chữa cảm cúm: lá dướng một nắm nhỏ, cùng với lá tre, bạc hà, tía tô, hương nhu, lá bưởi… mỗi thứ một nắm nhỏ. Nấu nước để xông cho ra mồ hôi, có thể uống nước xông. - Chữa phù thũng: Theo Nam dược thần hiệu: lá cây dướng, sắc đặc thành cao, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, uống với nước nóng vào lúc đói, ngày uống 3 lần. Hoặc: vỏ cây dướng (bỏ vỏ thô ở ngoài), vỏ quýt 4g, gừng tươi vài lát. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Hoặc vỏ cây dướng bỏ vỏ thô bên ngoài, thêm trư linh, mộc thông đều 12g; vỏ đậu, vỏ quýt, vỏ quất đều 4g, gừng tươi vài lát. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. - Chữa đái đục: lá dướng, sấy khô, tán nhỏ, khuấy hồ làm thành viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước sôi để nguội vào buổi sáng. - Chữa băng huyết, rong huyết: vỏ cây dướng, cạo lấy vỏ trắng, thêm kinh giới hai vị lượng bằng nhau. Sắc đặc uốn ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. - Chữa rong huyết: cây dướng cạo lấy vỏ trắng và kinh giới, hai vị lượng bằng nhau. Sắc đặc chia 2 – 3 lần uống trong ngày. - Mứt dướng có tác dụng bổ hư, nhuận táo (chữa táo bón), chỉ khái (cầm ho). Cách làm như sau: quả dướng chín, khi thu hái về rửa sạch, chần qua nước sôi, sau đó ngâm với nước vôi cho khỏi nát và cho thêm đường, nước gừng nấu thành mứt, bỏ lọ ăn dần. . Cây dướng - cây hoang, cây thuốc Cây dướng còn có nhiều tên gọi khác nhau như chử đào thụ, người Thổ gọi là cây xa, người Lào gọi là cây sa. trong ngày. - Chữa ong đốt, rắn cắn, trùng thú cắn: nhựa cây dướng bôi lên vết cắn, lá dướng sắc đặc uống trong ngày. - Chữa cảm cúm: lá dướng một nắm

Ngày đăng: 27/02/2014, 00:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan