Tài liệu NGẪM" VÀ "NGỢI" docx

7 428 0
Tài liệu NGẪM" VÀ "NGỢI" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"NGẪM" "NGỢI" Nền tảng của Trần Việt Hưng trước tiên là lòng đắm đuối nghề nghiệp. Đắm đuối nghề nghiệp thực sự là tài sản vô hình to lớn nhất của người làm nghề, của nhà điêu khắc. Nền tảng tiếp theo của anh là vợ anh. Cảm thông giúp đỡ. Nghe thì đơn giản, nhưng không có điều này, nhà điêu khắc sẽ phải đập búa vào tay rất nhiều lần trong khi làm việc, có thể cho đến lúc bỏ cuộc. Một cái nền quý giá của Trần Việt Hưng chính là bạn bè. Có 4 người cùng quây quần làm ăn bằng nghề điêu khắc sáng tác trên một nền xưởng hơn 500 mét vuông. Họ tụ họp trước tiên vì cùng chí hướng, cùng một nỗi khao khát làm nghề. Kiếm tiền bằng nghề để sống sáng tác là điều mà nhiều nhà điêu khắc ước ao, nhưng ít người thực hiện được. Có người kiếm được nhiều tiền nhưng lại không thể sáng tác vì thời gian, trí não đã phải vung rải trên các nẻo đường chinh chiến mịt mù. Có người kiếm tiền bằng cách khác để hy vọng có thể sáng tác, nhưng thời gian qua đi, việc trở lại với cảnh giới của nghề nghiệp thật là khó khăn. Bốn người bạn là Hoàng Tường Minh, Bùi Hải Sơn, Trần Thanh Nam Trần Việt Hưng. Họ phân công việc rất rành rẽ, gẫy gọn. Họ thúc nhau sáng tác rất chân tình. Khi có việc của mỗi người thì tất cả cùng chung vai gánh vác. Chịu cá tính của nhau, vui vẻ làm việc. Tôi đã ngồi với anh em dưới tán lá mát rượi, giữa bộn bề đất, đá, đồng, thấy trong lòng sảng khoái. Hưng đặt tên cho triển lãm của anh có một chữ, là “Ngẫm”. Ngẫm đời, ngẫm mình rồi “tạo ra nó”. Tạo ra cái độc lập với mình mà là chính mình. Chỉ có thế thôi. Người ta thường hay nói tới việc sáng tác là “ tìm mình”, “tìm cái mới” hay là “tự làm mới mình” v.v đều đúng cả. Nhưng đấy là việc của các nhà lý luận, người sáng tác thì đơn giản là ngẫm từ trong tình yêu của mình, tình yêu bản thân mình, yêu những người thân của mình, yêu cộng đồng yêu đất nước quê hương. Từ đấy ngẫm ra cuộc đời, sự đời. Ngẫm mãi rồi cái khối chất của riêng mình tự nhiên hình thành. Qua lao động, khối chất ngày càng chắt lọc, ngày càng gần gũi với thể tạng cảm xúc riêng biệt của mình, vì thế nên không bao giờ cũ. Đấy là cách nghĩ già dặn của nhà điêu khắc trẻ mà người xem có thể cảm thụ được, bởi vì nó thể hiện rõ ràng trên các sáng tác của anh. Những người quen biết anh nhận thấy khối chất của tượng Trần Việt Hưng rất giống cá tính Trần Việt Hưng. Giống cả trong những khối co chắc lại của tượng đồng cũng như những khối mở ra của tượng đá. Còn người không quen biết thì có thể nhận ra ngay một cá tính rất riêng, vừa phong phú lại vừa thống nhất. Có lẽ trong giai đoạn này của đất nước, cách nghĩ làm của Hưng cùng những người bạn anh gợi lên nhiều điều nghĩ ngợi cho những người làm nghề điêu khắc. Vươn ra ngoài, biết nhiều về cách nghĩ, cách làm thành quả của điêu khắc thế giới là rất cần rất hay, nhưng nếu không lắng lại, không “Ngẫm” cho kỹ thì rất dễ nhầm lẫn. Thực ra cái đẹp, cái mới trong nghệ thuật của mỗi một cá thể sáng tạo tiềm ẩn ở trong tình cảm chân thực chứ không phải ở sự tinh khôn. Cái thường đề được cao là “ý tưởng” trong nghệ thuật thực chất cũng là sản phẩm của tình cảm chân thực, không thể tìm thấy nó ở đâu ngoài cơ thể tinh thần của mình - cái cơ thể được nuôi nấng bằng nguồn cảm xúc của cuộc sống đương đại dòng văn hóa của quê hương đất nước. Trần Việt Hưng chỉ giản dị là trút sức làm ra những bức tượng cho chính anh thích thú, thế là tự do. Tự do thật rất khác với việc tìm cách thể hiện tự do. Tỏ ra tự do có khi lại là tự trói buộc. Cố gắng ngang bằng với người thì lại làm cho mình thấp bé đi. Tác phẩm mà tác giả tự thích thú, thích thú đến tha thiết, thì đương nhiên nó rất cá nhân. Nhưng cái cá nhân ấy là một đóng góp. Tôi rất tâm đắc khi đứng giữa phòng triển lãm của Trần Việt Hưng, cảm nhận được rõ ràng về một cá nhân, một cá nhân chân thực. Điều này tương tự việc góp mặt những bản sắc riêng của mỗi dân tộc trong thời hội nhập ngày nay. Vẻ đẹp phong phú sự hấp dẫn vô tận của cuộc sống chẳng phải được tạo nên từ sự góp mặt sinh động của các cá thể hay sao. Điêu khắc của Trần Việt Hưng thoạt tiên đã tạo nên nét riêng, mong sao sẽ ngày càng riêng. Cái riêng không nằm ở sự độc đáo, hay khác lạ của khối, của bố cục, thậm chí là của ý tưởng. Người xem không thấy anh loay hoay tìm cái riêng. Cái riêng ấy tự nhiên toát ra từ toàn thể bức tượng, tạo nên một cách truyền cảm hứng riêng, lộ rõ một tính cách riêng. Nhưng anh không phải là người sáng tác có thể tạng hồn nhiên. Không phải cứ làm là ra. Đấy là một quá trình “Ngẫm”. Có thể nhận ra sự ngẫm trong từng bố cục, trong từng cách xử lý khối. Cảm thấy tác giả phải thật sự đắc ý mới chịu ngưng tay. May mà sự ngẫm này không phải là nghiền ngẫm cho đến mệt mỏi, mà là ngẫm trong một trạng thái thẩm thấu say sưa, nên đã tạo được sự khúc chiết độ tươi tắn cho tác phẩm. Người làm nghề tận hưởng niềm vui của quá trình lao động, thế là đủ. Điều này giản dị nhưng thực sự là khó. Danh vọng luôn rình rập trong chính bản thân mình để thúc dục, kích động. Nó có thể cướp đi sự vô tư sáng tạo của bất kỳ người nào, vào bất kỳ thời điểm nào. Trong bối cảnh bốn phương gió thổi tới, bên trong thì rộ lên muôn ngả tìm tòi, không thiếu gì những bồn chồn, những sự gắng gỏi quá sức, thì triển lãm điêu khắc của Trần Việt Hưng xuất hiện một cách khá chững chạc. Anh làm việc say sưa, tự tin, với thái độ nghiêm cẩn mà giản dị, chân thành đối với nghề nghiệp. Tôi đã được vài lần tham gia trại sáng tác điêu khắc quốc tế, cùng làm việc với những đồng nghiệp nước ngoài được nghe, xem họ giới thiệu về quá trình sáng tác của họ. Tôi cho rằng chúng ta không thiếu tài năng, đặc biệt niềm cảm hứng của đời sống đất nước thì vô cùng phong phú. Có chăng, chúng ta còn thiếu một chút tính chuyên nghiệp trong đa số những người làm điêu khắc. Có thể, cung cách làm việc của nhóm bạn nghề Trần Việt Hưng triển lãm của Trần Việt Hưng lần này là một gợi ý tốt về cách thức chuyên nghiệp cho họat động sáng tác điêu khắc. . "NGẪM" VÀ "NGỢI" Nền tảng của Trần Việt Hưng trước tiên là lòng đắm đuối nghề nghiệp. Đắm đuối nghề nghiệp thực sự là tài sản vô. theo của anh là vợ anh. Cảm thông và giúp đỡ. Nghe thì đơn giản, nhưng không có điều này, nhà điêu khắc sẽ phải đập búa vào tay rất nhiều lần trong khi

Ngày đăng: 26/02/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan