Tài liệu Dị ứng với lạc (Allergic to peanut) potx

2 251 0
Tài liệu Dị ứng với lạc (Allergic to peanut) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TCNCYH 29 (3) - 2004 Dị ứng với lạc (Allergic to peanut) GS. TSKH. Hoàng Tích Huyền* Dị ứng với lạc (đậu phộng) thờng xảy ra cho ngời Âu Mỹ. Trong hơn 20 năm gần đây, đã xác định đợc tần số, trớc hết ở Hoa Kỳ, sau đó là Tây Âu. ở trẻ dới 15 tuổi, lạc đứng hàng thứ hai trong các thực phẩm gây dị ứng (24%), đứng sau trứng (36%). Nhng ở trẻ lên 3 tuổi thì lạc đứng hàng đầu trong các thực phẩm gây dị ứng, dễ gây ra những phản ứng nghiêm trọng. Tỷ lệ toàn bộ dị ứng với lạc là 0.5 - 0.7% trong dân số chung, nhng thế hệ trẻ hay gặp hơn ở ngời lớn. Hiện nay, đã tìm thấy ít nhất lạc có 5 kháng nguyên, nh Arah 1 và Arah 2 có trong hạt và cả trong bơ lạc. Kháng nguyên rất ổn định với nhiệt độ, nên cũng có mặt ở lạc rang, lạc luộc, lạc nớng. Với các thứ lạc khác nhau đợc trồng trên khắp thế giới, thì thành phần gây dị ứng (nh Arh 1 , Arh 2 ) vẫn nh vậy. Dấu hiệu lâm sàng Dị ứng với lạc có thể gặp rất sớm, tuổi khởi đầu để gây dị ứng ngày càng trẻ (2 - 3 năm tuổi), mọi triệu chứng lâm sàng đều lẫn lộn. Cảm ứng sớm đợc mô tả ở trẻ còn bú và cha hề bao giờ ăn lạc, tức là đã từ lúc nào đó, cái thai đợc mẫn cảm trong bụng mẹ hoặc khi bú sữa mẹ, có khi do ngời mẹ dùng thuốc có chứa tá dợc là dầu lạc. Triệu chứng dị ứng lạc gặp sau khi ăn, nhng cả sau khi tiếp xúc hoặc ngửi "hơi lạc". Thời gian xuất hiện dị ứng là sau khi ăn lạc vài phút đến vài giờ (thờng là sau < 30 phút), đây là dị ứng thức ăn qua trung gian IgE, từ ngứa đơn thuần đến choáng phản vệ. Dấu hiệu đầu tiên thờng là hội chứng ở miệng: ngứa miệng, phù môi, khó nuốt. Khi ăn lạc có thể gặp; 1. Biểu hiện tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng sau những phút, những giờ sau khi ăn lạc. 2. Biểu hiện hô hấp: ngứa mắt mũi, viêm mũi, hắt hơi, ho khan, phù thanh quản kèm khó thở và tiếng ho khàn khàn, tiếng rít ở lồng ngực, thậm chí cơn hen nặng; 3. Biểu hiện da/ niêm mạc: mày đay, phù môi và /hoặc mi mắt, phù mạnh và có đợt kịch phát viêm của những vết thơng đã có từ trớc của viêm da tạng dị ứng. 4. Biểu hiện chung với choáng phản vệ: hạ huyết áp, cảm giác khó ở, mất tri thức, thậm chí ngừng tim. Nhiều loại triệu chứng có thể gặp ở một ngời bệnh, nh ngay sau khi ăn lạc, gặp hắt hơi, ngứa miệng, mày đay, nôn. Có tới 4% phản ứng là phản vệ cấp tính, nh hen, choáng và tử vong do hen. Tử vong do phản vệ khi ăn lạc chiếm một nửa số tử vong do dị ứng thức ăn. Tiến triển: Dị ứng với lạcdị ứng bền, dai dẳng, ít có khuynh hớng qua khỏi và chứa đựng nguy cơ lan tràn toàn thân các triệu chứng khi dùng lại ngẫu nhiên: gần 3/4 số ngời bệnh đã ngẫu nhiên ăn lạc sau 5 năm. Nhng theo một nghiên cứu tại Pháp, thì 15% số trẻ dị ứng với lạc mà chẩn đoán đợc trong những tháng đầu khi ra đời sẽ qua khỏi dị ứng ở tuổi lên 5 - 6. Nhiều trẻ mẫn cảm với lạc, tức là có test dơng tính ở da với dị ứng nguyên của lạc, sẽ hết mẫn cảm mà không có biểu hiện lâm sàng. Có tới 3,5 - 8% trẻ còn bú (4 tháng tuổi) bị mẫn cảm với lạc, nhng tỷ lệ toàn bộ của dị ứng lạc chỉ có khoảng 1% ở trẻ 4 năm tuổi. Điều trị: Trớc hết, sau khi chẩn đoán chắc chắn là dị ứng do lạc, thì phải bỏ ăn lạc, tránh thuốc 86 * GS. TSKH. Hoàng Tích Huyền nguyên Trởng bộ môn Dợc lý Trờng Đại học Y Hà Nội. TCNCYH 29 (3) - 2004 87 có lạc, nhịn ăn kẹo lạc, bánh đúc lạc, nộm có lạc v.v để ngăn ngừa bất trắc do dị ứng. Rất khó, vì lạc có mặt trong quá nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, lạc là ví dụ điển hình của typ kháng nguyên dấu mặt. 1. Có nên bỏ dầu lạc không? Dầu lạc thô có chứa các protein khoảng 150 - 500 microgam/lít. Dầu lạc tinh chế chỉ chứa 0,1 - 0,2 microgam protein/lít (dù thấp, nhng hàm lợng này đủ gây mẫn cảm cho trẻ). Khoảng > 20% ngời dị ứng với lạc cũng có phản ứng với dầu lạc. Dù sao, cũng nên thận trọng với từng trờng hợp để dò xem có cho ăn dầu lạc tinh chế đợc không? 2. Có nên bỏ thực phẩm họ Đậu không? Dị ứng chéo với một hoặc nhiều cây họ đậu chỉ xảy ra với 5% ngời dị ứng lạc, vì vậy không cần loại trừ hẳn các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu trắng, đậu nành, đậu tằm, đậu lupin v.v ). Để cảnh giác, nên điều tra về ăn uống và làm test lẩy da. Dị ứng với đậu lupin dễ xảy ra kháng chéo với lạc. 3. Điều trị triệu chứng cấp tính Mỗi ngời có tiền sử dị ứng nên có túi cấp cứu, ngời thân và ngời thờng tiếp xúc với họ cũng cần có những thông tin về cách điều trị khi gặp sự cố. Tuỳ theo mức độ của triệu chứng mà có cách chữa: - Chỉ có hội chứng miệng, mày đay quanh miệng, thì dùng thuốc kháng histamin H 1 ; - Nếu mày đay rộng hơn: dùng corticoid cùng kháng H 1 ; - Nếu phù, cảm giác khó ở, khó chịu đờng thở, cần tiêm bắp adrenalin. ở trờng học, khách sạn, các trẻ đã có tiền sử dị ứng nặng với lạc cần đợc săn sóc đặc biệt. Thầy cô giáo, thầy thuốc, nhân viên khách sạn cần nắm vững chế độ theo dõi, triệu chứng xảy ra, cách điều trị Trờng học, khách sạn phải luôn luôn sẵn sàng có túi thuốc cấp cứu. Ngăn ngừa dị ứng với lạc: Dị ứng với lạc càng ngày càng gặp ở tuổi đời rất sớm, ngay cả thai nằm trong bụng mẹ đã có kháng nguyên của lạc rồi. Một số biện pháp để tránh tiếp xúc quá sớm với dị nguyên của lạc nh: - Tránh để mẹ dùng lạc khi mang thai và trong suốt thời kỳ cho con bú; - Tránh để cho trẻ ở tuổi còn bú (và cả tuổi lớn hơn) dùng dầu lạc trong thức ăn, trong chế phẩm thuốc; - Tránh dùng thuốc mỡ, thuốc bôi chứa dầu lạc và chứa dầu hạnh nhân; - Chỉ quá tuổi 5 - 6 mới dùng thức ăn chứa lạc, dầu lạc. Những đề xuất trên chủ yếu cho các trẻ có nguy cơ tạng dị ứng hoặc trẻ có thân nhân có tạng dị ứng. Tuy nhiên, do tần số týp dị ứng lạc ngày càng tăng, nên cũng cần loại bỏ triệt để lạc và các hạt khác (thuộc họ Đậu) trong các vờn trẻ, các lớp mẫu giáo và vỡ lòng. (Theo Archive de Pédietrie; 9; 739 - 743; 2002). . TCNCYH 29 (3) - 2004 Dị ứng với lạc (Allergic to peanut) GS. TSKH. Hoàng Tích Huyền* Dị ứng với lạc (đậu phộng) thờng xảy ra cho ngời. tử vong do dị ứng thức ăn. Tiến triển: Dị ứng với lạc là dị ứng bền, dai dẳng, ít có khuynh hớng qua khỏi và chứa đựng nguy cơ lan tràn to n thân các

Ngày đăng: 26/02/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan