Tài liệu Tượng gỗ thiếu không gian sống potx

8 453 0
Tài liệu Tượng gỗ thiếu không gian sống potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tượng gỗ thiếu không gian sống (GLO)- Lễ pơ thi (bỏ mả) không còn nữa trong nhiều buôn làng ở Kon Tum, tượng nhà mồ cũng không còn lý do tồn tại. Vì thế, hội ngộ trong liên hoan tạc tượng do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức, nhiều người còn thổi vào hồn tượng cả những tiếc nuối không dứt trước giá trị văn hóa đẹp đẽ đang bị lãng quên. Thế giới tượng gỗ Trong số những người tài hoa đến từ các buôn làng, có người lần đầu tạc tượng, có người đã nhiều năm mới lại cầm rìu cầm đục thả hồn mình vào tượng gỗ. Nghệ nhân nhập tâm khi đẽo tượng. Ảnh: H.N Chàng trai trẻ A Van-làng Đak Vơk, xã Hmong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) nhập tâm với việc đẽo tượng. Thân gỗ qua sự đẽo gọt tỉ mẩn của anh dần thành hình hài một người cha cõng con trên vai. Người cha vững chãi, rắn rỏi. Đứa con bé nhỏ, nép mình. “Mình thường gặp hình ảnh những người cha cõng con nhỏ trên đường lên rẫy xa hay trong các lễ hội, vì thế mình tạc tượng hình ảnh cha con này”-A Van giải thích về tượng gỗ anh vừa tạc. Pho tượng vừa mang tình cảm riêng của A Van, vừa rất chung bởi khi nhìn vào, bất kỳ người nào được sinh ra từ làng, cũng thấy hình ảnh ấy thân thuộc như chính mình trong đó. Tạc tượng một người già ngồi đan gùi, tác phẩm đầu tay của chàng trai A Pui-làng Kon Tum Kơ Pơng, phường Thắng Lợi (TP. Kon Tum) cũng gợi nhiều cảm xúc. Hình ảnh thân thuộc ấy khiến người ta rưng rưng khi nghĩ về làng. Nhớ ama, amí. Nhớ hiên nhà sàn. Nhớ bếp lửa… A Pui chia sẻ về ý nghĩa của tượng gỗ: “Từ nhỏ mình đã thấy những người già thường ngồi bên hiên nhà đan gùi. Bây giờ họ vẫn làm công việc này. Mình thích hình ảnh đó, nó quen thuộc với mình quá nên mình đẽo tượng theo những gì mình nghĩ về làng”. Anh A Nhưk-làng Kon Săm Lũ, xã Đak Tờ Re, huyện Kon Rẫy lại tạc tượng một người mang gùi vì đây là hình cảnh cuộc sống sinh động và gần gũi với anh. Nhìn cách những chàng trai phầm phập đưa lưỡi rìu gỡ từng mảng gỗ mỏng một cách khéo léo, dần dà, chắc chắn biến thân gỗ thành hình người với đủ tư thế, thần thái, cứ ngỡ họ là những nghệ nhân của loại hình nghệ thuật dân gian này. Hóa ra, nhiều người trong số họ chỉ mới lần đầu đẽo tượng. Như chàng trai A Lâm-làng Ngọc Leng, xã Đak Hà, huyện Tu Mơ Rông chỉ mới cầm rìu cách đây đúng 5 ngày, nhưng anh cũng kịp hoàn thiện tác phẩm của mình không thua kém bất kỳ người nào. Sự tài hoa của người Tây Nguyên thật không thể lý giải. Dụng cụ đẽo gọt giản đơn, trí tưởng tượng giản dị, đôi bàn tay vẫn chưa hết vụng về trong lần đầu cầm rìu, cầm rựa nhưng họ tạo ra thế giới tượng gỗ phong phú. Có lẽ, những chàng trai tài hoa kia, đúng như nhà văn Nguyên Ngọc từng nhận xét về những nghệ sĩ vô danh, tài ba có ở khắp Tây Nguyên này: “Ở Tây Nguyên, người ta làm nghệ thuật vì chẳng đừng được. Vì một khát khao tự bộc lộ, tự biểu hiện, tự bóc mình ra, đột ngột ập đến, không cưỡng lại nổi… Chúng (chỉ tác phẩm của người nghệ sĩ) chỉ là sự bùng lên của một khát vọng đột ngột đến, vì kích thích của một dịp thiêng liêng nào đó. Đến, rồi đi, có khi mãi mãi, mãi mãi không bao giờ người nghệ sĩ tài ba bất thần một phút ấy còn sáng tác được nữa. Không bao giờ thành chuyên nghiệp…”. Thiếu không gian “sống” Những ai hiểu và yêu mến văn hóa Tây Nguyên đều biết, chỉ khi còn lễ bỏ mả, tượng nhà mồ mới có lý do để “sống”. Nhưng nhiều buôn làng ở Kon Tum lễ hội lớn này hầu như không còn, tượng gỗ cũng dần dà biến mất. Có lẽ thế mà tượng gỗ cha cõng con của chàng trai A Van còn gợi nhắc anh những ký ức chưa xa về những lễ hội. Anh bồi hồi: “Từ lúc biết theo chân mẹ lên rẫy, mình chứng kiến biết bao lễ hội của cộng đồng, to nhất có lẽ là lễ pơ thi. Tượng gỗ được làm rất nhiều, tùy mức độ lớn nhỏ của lễ này ở mỗi làng, mỗi gia đình. Nhưng nay pơ thi hầu như không còn. Các khu nhà mồ của người Bahnar không còn bóng dáng của tượng. Lâu lắm rồi, hôm nay mình mới thấy lại tượng gỗ…”. Trao đổi với chúng tôi, nhiều người cho biết, họ không được dạy đẽo tượng, chỉ làm theo trí tưởng tượng, theo cách họ nghĩ, họ nhớ về buôn làng. Ông A Lo-làng Le, xã Mom Ray, huyện Sa Thầy kể: “Mình biết tạc tượng chó, tượng khỉ, tượng người vì hồi xưa thường xem ông già làm rồi bắt chước. Trước đây, năm nào làng cũng tổ chức bỏ mả nhưng nhiều năm nay làng mình đã bỏ hẳn tục này rồi, đẽo tượng cũng không làm gì. Bây giờ tìm được gỗ làm tượng khó lắm”. Cứ ngỡ ở những buôn, làng gần phố thị, rừng bị tàn phá nhiều, nếp sống mới du nhập làm mai một nhanh những phong tục, lễ hội. Nhưng ngay cả những buôn làng xa xôi, gần rừng núi như Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Kon Plông… các lễ hội cũng ít dần, nhất là lễ pơ thi. Phần lớn những người tham gia tạc tượng đều thừa nhận, hiện nay, buôn làng họ không còn duy trì lễ bỏ mả, không còn ai tạc tượng. Những nghệ sĩ tài hoa lần đầu tạc tượng gỗ tại liên hoan, biết đâu cũng là lần cuối, an ủi với họ. Dẫu sao, cũng thêm một lần họ được sống lại những hoài niệm đẹp đẽ về những mùa lễ hội-nơi những giá trị và chiều sâu văn hóa từ ngàn đời đã hun đúc nên tính cách phóng khoáng và vô cùng sâu sắc của con người Tây Nguyên. . Tượng gỗ thiếu không gian sống (GLO)- Lễ pơ thi (bỏ mả) không còn nữa trong nhiều buôn làng ở Kon Tum, tượng nhà mồ cũng không còn lý. mãi mãi không bao giờ người nghệ sĩ tài ba bất thần một phút ấy còn sáng tác được nữa. Không bao giờ thành chuyên nghiệp…”. Thiếu không gian sống

Ngày đăng: 26/02/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan