GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10

226 2K 0
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là bộ giáo án mình soạn cùng với tài liệu đã chia sẻ (giáo án 11 8 tuần đầu HKI). hiện này tài liệu này mình soạn đến bài 35 vai trò của ngành dịch vụ.

Phần 1. ĐỊA TỰ NHIÊN Chương 1. BẢN ĐỒ Tiết 01. Bài 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA TRÊN BẢN ĐỒ Ngày 22 tháng 8 năm 2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó. - Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Biêt được khi đọc bản đồ địa trước hết cần tìm hiểu bảng chú giải của bản đồ. 2. Kĩ năng - Nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa trên bản đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên - Bản đồ Việt Nam và một số nước trên thế giới, BĐ phân bố dân cư Châu Á 2. Đối với học sinh - Đọc trước bài III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình dạy học Khởi động: Khi sử dụng bất kỳ bản đồ nào ta cũng thấy có rất nhiều các ký hiệu khác nhau. Vậy tại sao các ký hiệu đó lại được thể hiện như vậy? và nó nói lên điều gì? Để trả lời những câu hỏi này chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay. 1 Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp ký hiệu và phương pháp ký hiệu đường chuyển động Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: - GV: Chia lớp thành 2 nhóm lớn hoạt động theo bàn và trả lời các câu hỏi: + Nhóm 1: Dựa vào hình 2.1, 2.2 và sgk trang 9 hãy cho biết đối tượng và khả năng biểu hiện của phương pháp ký hiệu? + Nhóm 2: Dựa vào hình 2.3 và sgk trang 11 hãy cho biết đối tượng và khả năng biểu hiện của phương pháp ký hiệu đường chuyển động? - HS: Tìm hiểu sgk và tiến hành thảo luận trọng 3-4’. Bước 2: - GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày? - HS: trả lời - GV: nhận xét và kết luận 1. Phương pháp ký hiệu a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng: TP, thị xã, nhà máy, trung tâm CN b. Các dạng kí hiệu: - Kí hiệu hình học. - Kí hiệu chữ. - Kí hiệu tượng hình. c. Khả năng biểu hiện: - Vị trí phân bố của đối tượng. - Số lượng, quy mô, loại hình. - Cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng. 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên(hướng gió, bão, dòng biển), KT-XH(sự vận chuyển hàng hoá ) b. Khả năng biểu hiện: - Hướng di chuyển của đối tượng. - Số lượng:khối lượng. - Chất lượng:tốc độ của đối tượng. 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp chấm điểm và phương pháp bản đồ - biểu đồ Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: - GV: Chia lớp thành 2 nhóm làm việc theo bàn + Nhóm 1: Tìm hiểu về phương pháp chấm điểm (đối tượng, khả năng biểu hiện)? + Nhóm 2: Tìm hiểu về phương pháp bản đồ - biểu đồ? - HS: Tìm hiểu sgk và tiến hành thảo luận trọng 3-4’. Bước 2: - GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày? - HS: trả lời - GV: nhận xét và kết luận 3. Phương pháp chấm điểm: a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau. b. Khả năng biểu hiện: - Sự phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng. 4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ: a. Đối tượng biểu hiện: - Thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ - Các đối tượng phân bố trong những đơn vị lãnh thổ phân chia bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ. b. Khả năng biểu hiện: Số lượng, chất lượng,cơ cấu của đối tượng. 4. Tổng kết So sánh hai phương pháp kí hiệu và phương pháp kí hiệu đường chuyển động 5. Hướng dẫn học tập - Làm bài tập số 1, 2 SGK. - Đọc bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống 3 Tiết 02. Bài 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG Ngày 22 tháng 8 năm 2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được sự cần thiết của việc sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. - Hiểu một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và atlat trong học tập. 2. Kĩ năng - Củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và các tập atlat trong học tập. 3. Thái độ Có ý thức và tạo thói quen sử dụng bản đồ trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên - Atlat địa Việt Nam 2. Đối với học sinh - Đọc trước bài III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Quan sát bản đồ trên bảng (Hình 2.2) cho biết tên các phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ? Bản đồ này thể hiện những nội dung nào của đối tượng địa lý. 3. Tiến trình dạy học Khởi động: Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống? Chúng ta cần chú ý gì trong học tập địa khi khai thác bản đồ. Để có câu trả lời cho những điều này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay. 4 Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: - GV: Dựa vào nội dung sgk trang 15, em hãy cho biết vai trò của bản đồ trong học tập? Nếu VD (ngoài vd sgk) - HS: Tìm hiểu sgk và trả lời. - GV: Chuẩn kiến thức. Bước 2: - GV: Dựa vào kiến thức bản thân em hãy cho biết bản đồ có vai trò như thế nào trong đời sống? - HS: trả lời - GV: tổng hợp và kết luận I. VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG 1. Trong học tập Là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trong kiểm tra. VD: Xác định vị trí một điểm ở đới khí hậu nào? 2.Trong đời sống: Bản đồ là 1 phương tiện được sử dụng rộng rãi: - Bảng chỉ đường: giúp người đi du lịch. - Phục vụ cho các ngành sản xuất: làm thuỷ lợi - Phục vụ cho q.sự: XD phương án tác chiến. Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc sử dụng bản đồ và atlat trong học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: - GV: Để trả lời câu hỏi: “Em hãy cho biết khí hậu nước ta phân chia thành mấy miền? đó là những miền nào? Ranh giới giữa các miền là ở đâu?” Thì em sẽ sử dụng bản đồ nào? Và II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ VÀ ATLAT TRONG HỌC TẬP 1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ. - Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiểu. 5 trong quá trình sử dụng bản đồ đó ta cần chú ý điều gì? - HS: Suy nghĩ rồi trả lời. - GV: Chuẩn kiến thức Bước 2: - GV: Em hãy giải thích vì sao dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở đồng bằng? - HS: trả lời - GV: nhận xét và kết luận Bước 3: - GV: Qua ví dụ trên em hãy cho biết mối quan hệ giữa các yếu tố địa trong bản đồ, trong atlat như thế nào? - HS: trả lời - GV: Chuẩn kiến thức - Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ, kí hiệu của bản đồ: đọc kĩ bảng chú giải. - Xác định được phương hướng trên bản đồ: Phải dựa vào mạng lưới kinh,vĩ tuyến hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc (và các hướng còn lại). 2. Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, Atlat. - Dựa vào một bản đồ hoặc phối hợp nhiều bản đồ liên quan để phân tích các mối quan hệ, giải thích đặc điểm đối tượng. - KN: Atlat Địa lí là một tập hợp các bản đồ, khi sử dụng thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng, hiện tượng địa lí. 4. Tổng kết - Học sinh nêu cách sử dụng bản đồ trong học tập. - Khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề gì ? 5. Hướng dẫn học tập - Làm bài tập số SGK trang 16 - Chuẩn bị bài thực hành Tổ trưởng ký duyệt Tiết 03. Bài 4. THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP 6 BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ Ngày 28 tháng 8 năm 2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ. 2. Kĩ năng - Phân biệt được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên - Atlat địa Việt Nam - Bản đồ thế giới, bản đồ châu Á. 2. Đối với học sinh - Đọc trước bài - Atlat địa Việt Nam III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Bản đồ có tác dụng như thế nào trong học tập địa lí? Lấy ví dụ chứng minh? Câu 2: Tại sao để giải thích sự phân bố nông nghiệp của một khu vực lại phải dựa vào các bản đồ thổ nhưỡng, khí hậu, dân cư, công nghiệp liên quan đến khu vực đó? 3. Tiến trình dạy học Khởi động: Bằng các phương pháp khác nhau, các đối tượng địa lí đã được thể hiện khá rõ nét các thuộc tính của mình trên bản đồ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các phương pháp đó. Hoạt động 1: Tìm hiểu về yêu cầu của bài thực hành 7 Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: - GV: Gọi một HS đọc và xác định yêu cầu của bài thực hành? - HS: Trả lời. - GV: Chuẩn kiến thức. Bước 2: - GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ về các phương pháp thể hiện các đối tượng địa trên bản đồ? - HS: trả lời, HS trả lời - GV: tổng hợp và kết luận Yêu cầu: - Tên bản đồ - Nội dung bản đồ - Các phương pháp biểu hiện + Tên phương pháp + Đối tượng thể hiện + Nội dung thể hiện Hoạt động 2: Thực hành phân tích bản đồ Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: - GV: Chia lớp thành 3 nhóm hoạt động theo bàn trong thời gian 10’ + Nhóm 1: Tìm hiểu về phương pháp biểu hiện đối tượng địa trên hình 2.2? + Nhóm 2: Tìm hiểu về phương pháp biểu hiện đối tượng địa trên hình 2.3? + Nhóm 3: Tìm hiểu về phương pháp biểu hiện đối tượng địa trên hình 2.4? - HS: tiến hành thảo luận theo bàn. Bước 2: 1. Hình 2.2 - Tên bản đồ: Công nghiệp điện Việt Nam - Nội dung: Công nghiệp điện Việt Nam, Các trạm 220kv, 500kv - Phương pháp biểu hiện: Kí hiệu (kí hiệu điểm). - Đối tượng biểu hiện ở: Nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, nhà máy thuỷ điện đang xây dựng, trạm biến áp. - Ta biết được gì: Tên các đối tượng (các nhà máy ); vị trí đối tượng; chất lượng quy mô đối tượng. 2. Hình 2.3 8 - GV: Gọi đại diện nhóm trình bày - HS: Cử đại diện nhóm trình bày - GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức - Tên bản đồ: Gió và bão Việt Nam - Nội dung: Gió và bảo Việt Nam - Phương pháp biểu hiện: kí hiệu chuyển động, kí hiệu đường, kí hiệu. - Đối tượng biểu hiện: + Kí hiệu chuyển động: Gió,bão. + Kí hiệu: Các thành phố - Ta biết được gì: + Kí hiệu chuyển động: Hướng, tần suất của gió, bão trên lãnh thổ + Kí hiệu: Vị trí các TP (Hà Nội, HCM). 3. Hình 2.4 - Tên bản đồ: Bản đồ phân bố dân cư châu Á - Nội dung: Các đô thị châu Á, các điểm dân cư - Phương pháp biểu hiện: Chấm điểm - Đối tượng biểu hiện: Dân cư. - Ta biết được gì: Sự phân bố dân cư ở châu Á nơi nào đông, nơi nào thưa; vị trí các đô thị đông. 4. Tổng kết Quan sát lược đồ hình 10; 12. 2 và 12. 3 em hãy cho biết: 9 - Tên các phương pháp biểu hiện trên các lược đồ. - Các phương pháp đó thể hiện các đối tượng địa lí nào? - Qua cách biểu hiện đó chúng ta có thể nắm được những vấn đề gì của đối tượng địa lí? 5. Hướng dẫn học tập Đọc bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời – Trái đất Tổ trưởng ký duyệt Tiết 05. Bài 5. 10 [...]... 27 - Biết được tác động của nội lực đến hình thành địa hình bề mặt Trái Đất và một số thiên tai do tác động của nội lực gây ra: động đất, núi lửa 2 Kĩ năng - Nhận xét tác động của nội lực qua tranh ảnh II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1 Đối với giáo viên - Các hình ảnh thể hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Tập bản đồ địa tự nhiên đại cương 2 Đối với học sinh - Đọc trước... núi Con Voi giữa sông + Các địa luỹ Hồng và sông Chảy) Ví dụ: + Các địa hào - Biển Đỏ - Các hồ kiến tạo dài, hẹp ở Đông Phi) 30 4 Tổng kết Bài tập: Hãy hoàn chỉnh bảng so sánh các vận động kiến tạo sau đây: 5 Hướng dẫn học tập - Làm câu hỏi sách giáo khoa - Đọc trước bài mới Tổ trưởng ký duyệt Ngày tháng năm 2013 Đỗ Thị Ninh Nhâm Tiết 9 Bài 9 TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I MỤC... của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết) trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến bức xạ MT 5 Hướng dẫn HS học tập - Hoàn thiện bài tập sách giáo khoa 35 - Chuẩn bị bài mới Tổ trưởng ký duyệt Ngày tháng năm 2013 Đỗ Thị Ninh Nhâm Tiết 10 Bài 9 TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo) Ngày 19 tháng 9 năm 2013 I MỤC TIÊU BÀI HỌC 36 ... ngày bằng đêm + Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch + Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ + Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm 4 Tổng kết Câu 1 Hãy nêu cơ sở khoa học của câu ca dao Việt Nam: "Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối" 21 Câu 2 Tại sao có các mùa khí hậu? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên và hoạt... Chuẩn kiến thức 22/12 ( ĐC) + Mùa đông: từ 22/12 (ĐC) đến 21/3 (XP) Bước 3: - Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam - GV: Dựa vào nội dung sgk và hiểu bán cầu Nguyên nhân do trục Trái Đất biết của bản thân hãy cho biết vì sao nghiêng không đổi phương khi chuyển sinh ra mùa? Các mùa ở hai bán cầu động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu khác nhau như thế nào? lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận - HS: trả lời được... GV: Tại sao ở mỗi thời điểm trên 2 Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày q.tế Trái Đất lại có các giờ địa phương - Cùng một thời điểm, các địa điểm khác nhau? 16 - HS: trả lời thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có - GV: Chuẩn kiến thức giờ khác nhau (giờ địa phương - giờ Bước 4: Mặt Trời) - GV: Giờ địa phương không thuận - Giờ múi: Là giờ thống nhất trong tiện trong đời sống xã hội Để khắc từng múi,... bày về cấu trúc Trái Đất và thuyết Kiến tạo mảng: các mảng, cách tiếp xúc của các mảng và kết quả của mỗi cách tiếp xúc II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1 Đối với giáo viên - Hình ảnh về các cách tiếp xúc của các mảng Kiến tạo và cấu tạo Trái Đất - Tập bản đồ địa tự nhiên đại cương 2 Đối với học sinh - Đọc trước bài III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1 Ổn định tổ chức lớp 2 Kiểm tra bài cũ Sự... (Địa cực và hoang mạc) * Miền khô nóng dao động nhiệt độ b Phong hóa hóa học lớn; miền lạnh diễn ra sự đóng băng, - Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ tan băng (tác nhân phong hóa lí học yếu làm biến đổi thành phần, tính chất 34 chủ yếu) hóa học của đá và khoáng vật * Động Phong Nha (Q Bình) - Nguyên nhân: Tác động của chất khí, Không khí, nước và những chất nước, các chất khoáng chất hòa tan khoáng... Trái Đất b Rất mỏng và cứng c Vật chất ở trạng thái quánh dẻo d Vật chất ở trạng thái lỏng hoặc rắn 5 Hướng dẫn học tập - Hướng dẫn trả lời câu hỏi 2 trang 28 SGK, chuẩn bị bài 8 SGK trang 29, 30, 31 - Đọc trước bài mới Tổ trưởng ký duyệt Ngày tháng năm 2013 Đỗ Thị Ninh Nhâm Tiết 08 Bài 8 TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT Ngày 08 tháng 9 năm 2013 I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức - Trình... các được chia làm 3 lớp: lớp sâu trong lòng Trái Đất? + Do kích thước Trái Đất rất lớn, bán kính = 6370 km + Trong khi lỗ khoan sâu nhất mới chỉ đạt được là 15.000 m (=15 km) Vì vậy để nghiên cứu các lớp sâu trong lòng đất người ta sử dụng các phương pháp gián tiếp và một trong những phương pháp đó là phương pháp địa chấn là pp dựa vào tính chất lan truyền của các loại sóng do sự rung động đàn hồi của

Ngày đăng: 25/02/2014, 15:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tiết 01. Bài 2.

    • MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ

      • I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

        • 1. Kiến thức

        • 2. Kĩ năng

        • II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

          • 1. Đối với giáo viên

          • 2. Đối với học sinh

          • III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

            • 1. Ổn định tổ chức lớp

            • 2. Kiểm tra bài cũ

            • 3. Tiến trình dạy học

            • 4. Tổng kết

            • 5. Hướng dẫn học tập

            • Tiết 02. Bài 3.

              • SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG

                • I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

                  • 1. Kiến thức

                  • 2. Kĩ năng

                  • 3. Thái độ

                  • II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

                    • 1. Đối với giáo viên

                    • 2. Đối với học sinh

                    • III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

                      • 1. Ổn định tổ chức lớp

                      • 2. Kiểm tra bài cũ

                      • 3. Tiến trình dạy học

                      • 4. Tổng kết

                      • 5. Hướng dẫn học tập

                      • Tiết 03. Bài 4.

                        • THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP

                          • I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

                            • 1. Kiến thức

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan