Tài liệu Nuôi tôm sinh thái rừng ngập mặn docx

3 892 9
Tài liệu Nuôi tôm sinh thái rừng ngập mặn docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nuôi tôm sinh thái rừng ngập mặn Có thể nuôi tôm theo mô hình “rừng - tôm tách biệt” hoặc “rừng - tôm kết hợp”. Với cả hai mô hình này, cần đảm bảo cả hiệu quả kinh tế lẫn bền vững môi trường. Vệ sinh đáy ao Sên vét lớp bùn đáy của ao nuôi, ao lắng và ao quảng canh ra ngoài trước mỗi vụ nuôi (áp dụng cho cả 2 mô hình “rừng - tôm tách biệt” và “rừng - tôm kết hợp”). Bón vôi và phơi đáy (áp dụng cho mô hình “rừng - tôm tách biệt”). Tháo cạn đáy ao, kết hợp dùng bơm bơm cạn nước. Dùng vôi CaO với liều lượng 50 - 70 kg/1.000 m 2 hoặc vôi CaCO 3 với liều lượng 100 - 150 kg/1.000 m 2 . Phơi đáy ao 10 - 15 ngày trước khi cấp nước. Cấp nước Nước sau khi cấp vào ao lắng 3 - 5 ngày thì cấp vào ao nuôi. Lấy nước vào ao đạt độ sâu 0,7 m; nước cấp phải được lọc qua túi lọc để ngăn chặn trứng và cá con, giáp xác… Nuôi tôm trong rừng ngập mặn cho hiệu quả bền vững - Ảnh: Đặng Quang Minh Diệt tạp cho ao nuôi Giữ mực nước cao để diệt các loại cá có trong nước và ẩn nấp trong hang dọc bờ ao. Dùng rễ câu thuốc cá với liều lượng 7 - 10 kg/1.000 m 3 nước, hoặc dùng Saponin với liều lượng 10 - 15 kg/1.000 m 3 nước. Gây màu nước Sau khi diệt tạp 2 ngày thì tiến hành gây màu nước bằng phân NPK với tỷ lệ N : P : K = 20 : 20 : 0. Liều lượng 1 - 2 kg/1.000 m 3 nước. Hòa tan phân bằng nước rồi tạt đều khắp mặt ao. Khi nước có độ trong 35 - 40 cm thì thả giống. Không nên dùng cả hạt phân rải xuống ao vì sẽ tạo điều kiện cho tảo đáy phát triển, làm ô nhiễm ao nuôi. Chọn và thả giống Thả giống tôm sú cỡ Pl 15 (dài 1,3 cm trở lên). Tôm khỏe mạnh, đồng đều. Tôm giống được kiểm tra bằng sốc formol, tỷ lệ chết <5%. Vận chuyển tôm giống với mật độ <1.500 con/lít nước, vận chuyển khi trời mát tránh tôm giống bị sốc, yếu, hao hụt khi thả. Mật độ thả: Với “tôm - rừng tách biệt” thả 7 con/m 2 ; với “rừng - tôm kết hợp” thả 5 con/m 2 . Cách thả tôm: Ngâm túi tôm giống xuống ao 20 - 30 phút; sau đó mở miệng túi, té nước ao từ từ vào và nghiêng túi cho tôm bơi ra ngoài. Cho ăn và chăm sóc Theo dõi độ trong của ao nuôi, nếu lớn hơn 40 cm thì tiến hành gây màu nước để tạo thức ăn tự nhiên. Khi tôm được 25 - 50 ngày tuổi thì bổ sung thức ăn viên (thức ăn công nghiệp); lượng thức ăn 0,5 kg/10.000 tôm giống/ngày. Thức ăn được chia đều và cho ăn theo 3 cữ: 8 h; 18 h; 21 h. Tôm sau 50 ngày tuổi, lượng thức ăn cho ăn tính theo trọng lượng tôm có trong ao. Cách cho tôm ăn: Rải thức ăn quanh ao, chọn chỗ có đáy sạch để thức ăn không bị lẫn vào bùn. Dùng nhá (vó) để kiểm tra thức ăn và kiểm tra tôm. Chăm sóc: Ao nuôi tôm rừng ngập mặn thường rất nhiều phèn, cần phải rải vôi quanh bờ khi trời mưa. Khi mưa lớn cần tháo nước mặt để giảm nước đục, nước phèn chảy từ bờ xuống. Sau khi mưa cần sử dụng vôi CaCO 3 + Dolomite đánh xuống ao với liều lượng 20 - 30 kg/1.000 m 3 để duy trì môi trường. Hằng ngày kiểm tra sức khỏe tôm để phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời. . Nuôi tôm sinh thái rừng ngập mặn Có thể nuôi tôm theo mô hình rừng - tôm tách biệt” hoặc rừng - tôm kết hợp”. Với cả hai. ao nuôi. Lấy nước vào ao đạt độ sâu 0,7 m; nước cấp phải được lọc qua túi lọc để ngăn chặn trứng và cá con, giáp xác… Nuôi tôm trong rừng ngập mặn

Ngày đăng: 24/02/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan