Giá trị nội dung của vợ chồng a phủ

3 8.3K 24
Giá trị nội dung của vợ chồng a phủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. Đề bài: Phân tích giá trị nội dung và nêu những nét chính về nghệ thuật của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Đáp án – Hướng dẫn làm bài I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm 1. Tô Hoài là một trong những gương mặt xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại. Ông có sở trường về đề tài miền núi. Chính những năm tháng thâm nhập thực tế vùng núi cai Tây Bắc giúp Tô Hoài một vốn sống phong phú về cuộc sống và con người đồng bào các dân tộc vùng đất này. - Bằng những chi tiết chân thực, bằng tấm lòng yêu thương gắn bó sâu sắc với những con người Tây Bắc nghèo khổ nhưng giàu tình nghĩa, những tác phẩm của Tô Hoài tái hiện được một các sinh động và chân thực những bức tranh về cuộc sống, số phận và phẩm chất của họ. 2. “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Tô Hoài về mảng đề tài nói trên. Tác phẩm được viết vào năm 1953, được rút từ tập “Truyện Tây Bắc”. Tác phẩm được giải nhất Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Tác phẩm đã đánh dấu quá trình chuyển biến tư tưởng và nghệ thuật của Tô Hoài. Nó là thành quả sau tám tháng trời thâm nhập thực tế của tác giả. Giờ đây nó vẫn được người đọc đón nhận với tất cả sự trân trọng, say mê, có lẽ là nhờ giá trị hiện thực đặc sắc và tư tưởng nhân đạo tích cực mà Tô Hoài thể hiện trong tác phẩm cùng nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí tinh tế của nhà văn. II. Giá trị nội dung A. Giá trị hiện thực sâu sắc và rộng lớn 1. Tác phẩm đã phản ánh chân thực bức tranh xã hội Tây Bắc trước giải phóng – điều này có ý nghĩa khai phá. Ở đây còn tồn tại chế độ phong kiến, chúa đất với những chức sắc thống lí, xéo phải… một kiểu phong kiến miền núi tàn bạo, khắc nghiệt hơn nhiều so với chế độ phong kiến miền xuôi đã được các tác giả Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng mô tả trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán. - Bọn phong kiến thống trị ở đây đã dùng cường quyền (bắt người lao động phải làm việc như tù khổ sau, đày đọa và đối xử với họ không bằng con trâu, con ngựa, đánh người, trói người vô cùng dã man, tiến hành kiểu xử kiện rất quái gở, lí), thần quyền (lấy vợ về cũng trình con ma, cho vay nợ cũng đốt hương khấn vái lầm rầm, mời con ma về nhận mặt kẻ vay nợ), thủ tục phong kiến (chồng có quyền trói vợ hàng mấy ngày trong buồng tối, bắt người đàn bà đi theo đuôi con ngựa nhà chồng quanh năm suốt tháng), dùng hình thức cho vay nặng lãi cắt cổ… Tất cả những việc làm hà khắc đó hình chung biến người lao động nghèo khổ thành nô lệ không công suốt đời cho bọn thống trị, phong kiến chúa đất mà tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1 Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. 2. Tác phẩm cũng đã tái hiện bức tranh chân thực về cuộc sống khổ đau, bi thảm của người lao động miền núi. Cuộc đời của Mị (con dâu gạt nợ) và A Phủ (đứa ở trừ nợ) là cuộc đời của những kẻ nô lệ mang thân phận khổ đau như con trâu, con ngựa, là những nạn nhân tiêu biểu cho chế độ tàn bạo, dã man nói trên. Những nhân chứng hùng hồn này đã làm cho độc giả chúng ta thấy được bộ mặt thật của bọn thống trị miền núi, từ đó đặt vấn đề phải gấp rút tiêu diệt, hủy bỏ nó. 3. “Vợ chồng A Phủ” cũng phản ánh được mặt hiện thực cơ bản lúc ấy. Đó là con đường đi từ tự phát đến tự giác của người lao động và sự vươn lên dưới ánh sáng tự do và nhân phẩm của họ. B. Giá trị nhân đạo Giá trị tư tưởng của truyện “Vợ chồng A Phủ” không chỉ là sự miêu tả cuộc sống chân thực và sinh động mà còn là tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ thấm đượm trên mỗi trang sách của Tô Hoài. 1. Định nghĩa, giải thích khái niệm Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của tác phẩm văn học chân chính. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ, đồng thời lên án những thế lực tàn bạo, đen tối chà đạp lên quyền sống, ước mơ hạnh phúc và phẩm giá của con người. 2. Giá trị nhân đạo của truyện ngắn này trước hết được toát lên từ niềm cảm thông sâu sắc của Tô Hoài đối với những số phận bất hạnh, bị mất quyền sống của người miền núi mà tiêu biểu là Mị và A Phủ. Hai sự sống trẻ trung bị đày đọa khủng khiếp trong tù ngục nhà thống lí Pá Tra đang bị chết dần, chết mòn vì khổ đau (kiếp người đầy bi kịch của Mị gần như bị tê liệt hết sức sống kể từ khi về làm con dâu gạt nợ dưới mấy tầng áp bức của cường quyền, thần quyền, lễ giáo, hủ tục phong kiến miền núi). Mị sống âm thầm vật vờ như chiếc bóng, cứ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. A Phủ, một chàng trai khỏe mạnh, gan bướng, sống cuộc sống hồn nhiên, phóng khoáng của tuổi trẻ yêu đời, lao động giỏi không nợ nần gì nhà thống lí mà rốt cục cũng biến thành đứa trẻ trừ nợ suốt đời bị đánh đập, bị trói buộc một cách thảm khốc đến mức gần như tê liệt cả sức phản kháng “chỉ im như cái tượng đá… không nói nữa, như con trâu đã đóng lên tròng… tự tay A Phủ đóng cái cọc gỗ xuống bên cột để cho tên Pá Tra trói đứng mình”. 3. Tư tưởng nhân đạo còn toát lên từ sự tố cáo gay gắt thế lực phong kiến miền núi tàn bạo (chúng đã lợi dụng thần quyền, dùng cường quyền, hủ tục và những thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn như cho vay nặng lãi, cách xử kiện lí quái gở… biến người lao động thành nô lệ không công và bị đối xử như con vật) Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2 Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. 4. Tác phẩm bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống của con người và là bài ca ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động, đặc biệt là sức sống tiềm tàng và hành động tự giải phóng của nhân vật, đồng thời đặt niềm tin và sự trân trọng, nâng niu đối với khát vọng sống tốt đẹp của con người dù bị đày đọa đau khổ. 5. Nhà văn đã chỉ ra con đường giải phóng thực sự của người lao động là đi từ tự phát đến tự giác, từ tăm tối đau thương vươn lên ánh sáng của tự do và nhân phẩm nhờ sự dìu dắt của Đảng như là một tất yếu lịch sử (ý này chủ yếu nằm ở phần sau của truyện, không đưa vào sách giáo khoa cho nên các thí sinh có thể chỉ nêu lên mà không cần phân tích). Qua đây, nhà văn muốn ca ngợi chính sách nhân đạo của Đảng là đã giải phóng hàng triệu người dân lao động khỏi ách áp bức, nô lệ của “thằng giặc tây, thằng chúa đất - đứa đè cổ, đứa lột da”. III. Giá trị nghệ thuật Bên cạnh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, “Vợ chồng A Phủ” còn có những thành công đặc biệt về phương diện nghệ thuật. 1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí 2. Nghệ thuật miêu tả phong tục, tập quán, phong cảnh thiên nhiên 3. Nghệ thuật kể truyện sinh động, tự nhiên, hấp dẫn. 4. Ngôn ngữ tác phẩm rất tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi. Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh. Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3 . đư a đè cổ, đư a lột da”. III. Gia tri nghệ thuật Bên cạnh gia tri hiện thực và gia tri nhân a o, “Vợ chồng A Phu ” còn có những thành. dưới a nh sáng tự do và nhân phẩm cu a họ. B. Gia tri nhân a o Gia tri tư tưởng cu a truyện “Vợ chồng A Phu ” không chỉ là sự miêu tả

Ngày đăng: 24/02/2014, 18:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan