hiện trạng tài nguyên rừng và các giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng

41 6.9K 6
hiện trạng tài nguyên rừng và các giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V ĐO TO TRƯỜNG ĐI HỌC DUY TÂN KHOA MÔI TRƯỜNG  BI TẬP NHÓM ĐỀ TI: “SUY GIẢM TI NGUYÊN RỪNG” Giáo viên hướng dẫn :NGUYỄN THỊ HỒNG TÌNH Nhóm : 8 Lớp : K15KMT ĐÀ NẴNG, tháng .6 năm 2010 PHẦN MỞ ĐẦU  Rừngtài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn gĩư chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước làm giảm mức ô nhiễm không khí. Nhưng ngày nay, nguồn tài nguyên quý giá đó đang dần bị suy thoái. Những năm qua, nạn phá rừng, mất rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn diện tích ha rừng càng bị thu hẹp lại. Mất rừng suy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hoá làm nghèo đất tại nhiều địa phương. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực thách thức sự phát triển kinh tế, xã hội môi trường như gây lũ lụt, hạn hán gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói thất nghiệp ở nhiều khu vực càng đáng lo ngại hơn, đặc biệt suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng. MC LC 1.Khái quát vấn đề 1.1. Khái niệm 1.2. Vai trò của tài nguyên rừng 1.3. Phân loại 2. Hiện trạng tài nguyên rừng 2.1 Hiện trạng tài nguyên rừng trên thế giới 2.2 Hiện trạng ở Việt Nam 3.Nguyên nhân 3.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: 3.2. Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép: 3.3. Cháy rừng 3.4. Sức ép dân số 3.5. Nghèo đói 3.6. Hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học để lại: 3.7. Tập quán du canh du cư 3.8. Hiệu lực pháp luật chính sách 4. Tác động của suy giảm tài nguyên rừng đến tự nhiên – môi trường sống. 4.1. Ảnh hưởng với môi trường tự nhiên: 4.2. Ảnh hưởng của suy giảm tài nguyên rừng đến môi trường sống. 5. Giải pháp cơ bản bảo vệ tài nguyên rừng. 5.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng. 5.2. Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định. 5.3. Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật 5.4. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng. 5.5. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm. 5.6. Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân. 5.7. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng. 5.8. Ứng dụng khoa học công nghệ. 5.9. Tài chính. 5.10. Hợp tác quốc tế. 1.Khái quát vấn đề Quá trình suy giảm tài nguyên rừng 1.1. Khái niệm Suy giảm tài nguyên rừnghiện tượng suy giảm,do con người gây ra làm giảm trữ lượng lâm sản tại các vùng rừng trong một thời gian nhất định. 1.2. Vai trò của tài nguyên rừng  Là hệ sinh thái đa dạng giàu có nhất trên cạn, đặc biệt là rừng ẩm nhiệt đới.  Rừng có vai trò to lớn về môi trường phát triển, là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho con người. Suy giảm tài nguyên rừng Lấn chiếm mở rộng đất canh tác Khai thác lấy gỗ Nạn cháy rừng Khai thác lâm sản ngoài gỗ  Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, dược liệu, du lịch, giải trí…  Rừng là “ lá phổi xanh” hấp thụ CO 2 , tái sinh O 2 , điều hòa khí hậu cho khu vực. Về tác dụng cân bằng sinh thái, rừng có vai trò vô cùng quan trong:  Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển có ý nghĩa điều hòa khí hậu.  Rừng là vật cản trên đường di chuyển của gió có ảnh hưởng đến tốc độ cũng như hướng gió  Rừng không chỉ chắn gió mà còn làm sạch không khí có ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn trong tự nhiên.  Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước bảo vệ đất chống xói mòn.  Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất có vai trò phân phối lại lượng nước này.  Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất.  Là nơi cư trú của hàng triệu loài động vật vi sinh vật, rừng được xem là ngân hàng gen khổng lồ, lưu trữ các loại gen quý. Theo thống kê, một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5oC. Rừng bảo vệ ngăn chặn gió bão. Hệ số dòng chảy mặt trên đất có độ che phủ 35% lớn hơn đất có độ che phủ 75% hai lần. Lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lượng đất vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. Vì vậy, tỷ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích.  Tầm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống, giữ vai trò to lớn đối với con người. Sự suy giảm tài nguyên rừng không chỉ ảnh hưởng đến quốc gia bản địa mà còn cả thế giới. 1.3. Phân loại Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng có thể được phân thành các loại sau đây:  Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu dể bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xối mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn, Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.  Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng,nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích kịch sử, văn hoá danh la, thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng được chia thành các loại: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá- xã hội, nghiên cứu thí nghiệm.  Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh dpanh gỗ, các lâm san khác, dặc sản rừng kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng sản xuất được nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định dể sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh, nông- lâm- nghiệp kết hợp. 2. Hiện trạng tài nguyên rừng 2.1 Hiện trạng tài nguyên rừng trên thế giới Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng, trong đó 95% là rừng tự nhiên 5% rừng trồng. Phá rừng nhiệt đới suy thoái rừng ở nhiều vùng trên thế giới đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các loại hàng hoá dịch vụ từ rừng. Diện tích rừngcác nước phát triển đã ổn định đang tăng nhẹ, còn ở các nước đang phát triển, phá rừng vẫn đang tiếp diễn. Mức thay đổi ước tính hàng năm diện tích rừng trên toàn thế giới (thập kỷ 90) là 9,4 triệu ha, là số liệu dựa trên mức phá rừng hàng năm là 14,6 triệu ha diện tích rừng tăng ước tính là 5,2 triệu ha. Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích trữ lượng. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng Trái đất thay đổi theo thời gian sau:  Ðầu thế kỷ 20: 6 tỷ ha  Năm1958 :4,4 tỷ ha  Năm1973 : 3,8 tỷ ha  Năm1995 : 2,3 tỷ ha. - Hằng năm trên thế giới mất đi trung bình 16,1 triệu ha rừng, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm với tốc độ lớn nhất 15,2 triệu ha. - Diện tích rừng bình quân thế giới trên đầu người 0,6 ha/người. - Phần lớn đất rừng rất thích hợp cho canh tác nông nghiệp. - Hiện nay rừng nhiệt đới chỉ còn khoảng 50% diện tích so với trước đây. 2.2 Hiện trạng ở Việt Nam  Mất rừng xảy ra phổ biến ở nhiều nơi. Mặc dù tổng diện tích rừng toàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diện tích rừng bị mất còn ở mức cao. Thống kê từ năm 1991 đến tháng 10/2008, tổng diện tích rừng bị mất là 399.118ha, bình quân 57.019ha/năm. Trong đó, diện tích được Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là 168.634ha; khai thác trắng rừng (chủ yếu là rừng trồng) theo kế hoạch hàng năm được duyệt là 135.175ha; rừng bị chặt phá trái phép là 68.662ha; thiệt hại do cháy rừng 25.393ha; thiệt hại do sinh vật hại rừng gây thiệt hại 828ha Như vậy, diện tích mất chủ yếu do được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao làm mất 94.055ha rừng, chiếm 23,5% trong tổng diện tích rừng mất trong 7 năm qua, bình quân thiệt hại 13.436ha/năm  Tình trạng vi phạm pháp luật còn nghiêm trọng. Từ năm 1999 đến tháng 10 năm 2008, cả nước đã phát hiện, xử lý 494.875 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng quản lý lâm sản. Mặc dù tình trạng vi phạm giảm qua các năm, nhưng số vụ vi phạm còn lớn, diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, những cố gắng trong ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật chưa tạo được chuyển biến căn bản. Tình hình chống người thi hành công vụ diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt, hung hãn. Hành vi chống đối có tổ chức (có nơi bầu người lãnh đạo, tổ chức canh gác, đặt bẫy chông, đá, đập phá phương tiện, tài sản…), dùng các thủ đoạn trắng trợn côn đồ, như: đập phá phương tiện của các cơ quan cán bộ có thẩm quyền, đe doạ xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ thân nhân, gia đình họ, khi bị phát hiện hành vi vi phạm, chúng dùng nhiều phương tiện tấn công, kể cả việc đâm xe vào lực lượng kiểm tra, dùng kim tiêm có máu nhiễm HIV để tấn công Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ động vật hoang dã trái phép, nên tình hình diễn ra phức tạp ở hầu khắp các địa phương. Đầu nậu thường giấu mặt, thuê người nghèo vận chuyển, thu gom, tập kết gỗ, động vật hoang dã tại những điểm bí mật rồi tổ chức vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nhiều thủ đoạn tinh vi được chúng sử dụng để vận chuyển, tiêu thụ gỗ trái phép, động vật hoang dã trái phép như: dùng xe khách, xe chuyên dùng, xe cải hoán (hai đáy, hai mui, dùng biển số giả…), giấu gỗ dưới hàng hóa khác, kết gỗ chìm dưới bè, sử dụng giấy tờ quay vòng nhiều lần Gần đây xuất hiện một số đường dây buôn bán gỗ, động vật hoang dã xuyên biên giới, quá cảnh qua nước ta sang nước thứ ba.  Tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng. Từ năm 1995 đến tháng10/2008, cả nước xảy ra 10.444 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 75.318 ha rừng, bình quân mỗi năm bị cháy 5.380 ha. Rừng bị cháy trong những năm gần đây chủ yếu là rừng trồng, với các loài cây chính là thông, tràm, bạch đàn, keo; đối với rừng tự nhiên, chủ yếu là cháy rừng nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi tái sinh mới được phục hồi. Nguyên chủ yếu trực tiếp gây ra cháy rừng là: Do đốt dọn thực bì làm nương rẫy, đốt dọn đồng ruộng gây cháy, chiếm 41,80%; do người vào rừng dùng lửa để săn bắt chim thú, đốt đìa bắt cá, trăn, rùa, rắn…, hun khói lấy mật ong, chiếm 30,9%; đốt dọn thực bì tìm phế liệu 6,1%; cháy lân tinh 5,5%; hút thuốc 3%; đốt nhang 2%; cố ý 5%; nguyên nhân khác 5,7%.  Phòng trừ sinh vật hại rừng. Những năm qua, trên diện tích rừng cả nước chưa xảy ra dịch bệnh làm mất rừng với quy mô lớn. ở một số địa phương như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế có xảy ra hiện tượng dịch sâu róm hại rừng trồng loài cây thông, có năm diện tích rừng thông bị nhiễm bệnh lên đến hàng chục ngàn hécta, đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển năng xuất nhựa. Ngành lâm nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật phòng, trừ, như phun thuốc sâu, biện pháp sinh học Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật về phòng trừ sinh vật hại rừng còn rất hạn chế, chủ yếu mới thực hiện các giải pháp ứng phó khi dịch xảy ra, các biện pháp phòng sinh vật hại rừng chưa được quan tâm đúng mức, do vậy, sẽ rất lúng túng nếu dịch xảy ra trên quy mô lớn. Theo quy định hiện hành của pháp luật, công tác quản lý về phòng trừ sinh vật hại rừng được giao cho hệ thống cơ quan bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các cơ quan này mới chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ cây trồng nông nghiệp, chưa có đầy đủ năng lực để thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh vật hại rừng.  Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta [...]... cấp sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng  Đối với chủ rừng Chủ rừng phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật Những chủ rừng quản lý trên 500ha rừng phải có lực lượng bảo vệ rừng của mình Xây dựng các chương trình, đề án bảo vệ rừng trên diện tích được giao, được thuê đảm bảo bố trí các nguồn lực không để rừng. .. về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học trung học In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng Vận động các hộ gia đình sống trong gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã 5.2 Quy hoạch, xác định lâm phận các. .. so với năm 1990 5 Giải pháp cơ bản bảo vệ tài nguyên rừng 5.1 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng  Xây dựng các chương trình về thông tin - giáo dục - truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành toàn xã hội Đổi mới phương pháp tuyên truyền... xâm hại trái pháp luật  Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng theo quy định tại Luật bảo vệ phát triển rừng Tổ chức các lực lượng truy quét lâm tặc phá rừng tại địa phương Ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác, phá rừng lấn chiếm đất rừng Chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng những người... với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ phát triển rừng; sửa đổi, bổ xung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm nghĩa vụ của chủ rừng, chính quyền các cấp người dân trong công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược khung pháp luật về bảo vệ. .. giới rừng đặc dụng rừng phòng hộ đầu nguồn vào năm 2010 5.3 Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng Thiết lập cơ chế, tổ chức quản lý rừng đất lâm nghiệp theo ngành liên ngành hợp lý để quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả Bộ Nông nghiệp Phát... chiến lược khung pháp luật về bảo vệ phát triển rừng đến năm 2020, tạo hành lang pháp lý ổn định trong hoạt động lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng chính sách về bảo vệ rừng theo hướng đảm bảo lợi ích của những người làm nghề rừng, những người trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, tạo động lực thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ phát triển rừng Trong đó, sớm sửa đổi chính... dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát sắp xếp các lâm trường quốc doanh; đồng thời triển khai ngay các phương án bảo vệ rừng đất lâm nghiệp thu hồi từ các lâm trường quốc doanh, không để tình trạng rừng trở thành vô chủ Trao quyền tự chủ về kinh doanh tài chính cho các nông, lâm trường quốc doanh sau khi sắp xếp lại 5.4 Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các. .. chủng 120 loài thú đã bị diệt vong Tất cả hậu quả trên đều do con người trực tiếp gây ra qua phân tích ở trên chúng ta thấy cả 7 nguyên nhân đều có mói liên hệ mật thiết với nhau, cùng tác động chi phối lẫn nhau, đều tác động trực tiếp làm ảnh hưởng tài nguyên rừng, làm suy thoái tài nguyên rừng rất nhanh Vấn đề đặt ra cho các ban ngành kiểm lâm cần có những chính sách tác động để bảo vệ tài nguyên. .. rứng cho nên rừng đang bị suy thoái Cần có các biện pháp tích cực để ngăn chặn làm giảm các hoạt động trái phép này 3.3 Cháy rừng Cháy rừng cũng là một nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng một cách rất nhanh gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống của sinh vật trên một diện tích rộng lớn gây ra hậu quả xấu như xói mòn, lũ lụt, hạn hán đến cuộc sống con người Ngày nay cháy rừng cũng . trò của tài nguyên rừng 1.3. Phân loại 2. Hiện trạng tài nguyên rừng 2.1 Hiện trạng tài nguyên rừng trên thế giới 2.2 Hiện trạng ở Việt Nam 3 .Nguyên nhân 3.1 hợp. 2. Hiện trạng tài nguyên rừng 2.1 Hiện trạng tài nguyên rừng trên thế giới Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng, trong đó 95% là rừng

Ngày đăng: 23/02/2014, 18:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan