Tài liệu Cách chọn và bảo quản thực phẩm dịp tết pptx

6 511 0
Tài liệu Cách chọn và bảo quản thực phẩm dịp tết pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách chọn bảo quản thực phẩm dịp tết Ngày Tết, gia đình nào cũng dự trữ nhiều thức ăn nên việc bảo đảm vệ sinh, an toàn cho thực phẩm là điều cần thiết. Thế nên việc tuân thủ một số quy tắc lựa chọn bảo quản thực phẩm không chỉ hữu ích cho sức khoẻ gia đình trong dịp Tết, mà còn tạo nên một thói quen tốt trong việc bảo quản chế biến thực phẩm hàng ngày. Cách chọn thực phẩm tươi ngon Thịt tươi có màu đỏ tươi, không mùi hôi. Nguồn: Images. Thịt tươi Nên chọn thịt đã qua kiểm dịch có màu đỏ tươi, mỡ trắng hồng, da trắng sạch, không có mùi hôi, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra không bị dính, nếu có xương thì thịt dính chặt vào xương. Hải sản Cá: Cá tươi có miệng ngậm kín. Thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Mắt cá trong, vảy cá óng ánh, bám chặt thân cá, không có mùi hôi thối khó chịu. Mang cá có màu đỏ hồng, không bị nhớt mùi hôi. Trôn cá thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt bụng cá lép. Mực: Thân tròn, mình dài, nên chọn con có thịt màu trắng sáng, da ánh hồng, đầu vẫn bám chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Mực không tươi sẽ có da màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu thân rời nhau, mùi rất tanh. Tôm: Tôm ngon luôn có hình dáng đều, thân cứng, no tròn săn chắc. Nên chọn loại đều con, ánh xanh, mình trong, đầu còn dính chặt vào thân, thịt chắc, dính vào vỏ. Gia cầm Đối với thịt gia cầm chỉ nên mua thịt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thịt gia cầm ngon phải có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Da kín, lành lặn, không có vết bầm, mốc meo hoặc vết lạ. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục, nhắm nghiền. Gà: Chọn con khỏe mạnh, mào đỏ tươi, chân thẳng, nhẵn, không đóng vẩy, ức đầy, hậu môn không ướt. Không mua gà có mào tím tái, mắt lờ đờ, chân lạnh, ủ rũ, chảy nước dãi, nổi nhiều vết sần, hậu môn to. Nếu mua gà làm sẵn, nên chọn gà có màu sắc tự nhiên, da không có vết bầm, mùi vị bình thường không tanh có mùi hôi. Nên chọn con có màu vàng nhạt. Gà có màu vàng đậm thường do người bán ngâm vào nước có pha bột sắt, rất độc. Không nên chọn những con gà đen sạm vì đó là gà đã chết trước khi làm. Vịt: Chọn mua con trưởng thành béo, ức tròn, da cổ da bụng dày, mọc đủ lông (điểm mút của hai cánh vừa đủ đan chéo vào nhau). Không chọn vịt non vì ăn không ngon, lại mất nhiều công nhổ lông tơ. Vịt non có mỏ to mềm, vịt già mỏ nhỏ cứng., vịt đã đẻ nhiều lứa thì bụng dưới xệ xuống. Khác với gà nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái. Rau, quả Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như "quá mập", "quá phồng" hoặc dính các hạt bụi nhỏ. Khi mua rau, trái cây nên chọn rau còn cuống lá, không nên mua các loại rau còn rễ, bám đất vì nguồn vi sinh từ đất dễ gây hư hỏng sớm. Trái cây thì chọn trái còn tươi, nguyên vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay. Bảo quản thực phẩm Thực phẩm để vào từng ngăn riêng, bao bọc kỹ sẽ chống nhiễm vi sinh. Nguồn: Images. Thịt, cá tươi sống: Cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch thực phẩm trước khi cho vào hộp bảo quản, nên chia nhỏ thịt cá thành những phần nhỏ, gói riêng vào túi nilông sao cho dịch không bị chảy ra ngoài, để vào hộp đậy nắp rồi cho vào ngăn đá. Trước khi chế biến nên để ngăn mát rã đông 4-5 giờ, sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết. Hải sản: Cần làm sạch, bỏ hết ruột, để ráo ướp với muối hột, bọc vào giấy kín. Cách này giữ thực phẩm tươi từ 3 - 4 ngày. Rau quả: Muốn bảo quản rau quả được lâu, sau khi bỏ lá sâu, dập nát, cắt bỏ phần rễ thì rửa sạch rau cho vào bao xốp hoặc túi thấm khí dùng riêng cho rau, cột kín rồi xếp vào ngăn mát. Trái cây thì rửa sạch để ráo, sau đó cho vào bao xốp cột kín rồi cất vào tủ lạnh. Với từng loại rau, tất nhiên sẽ thích hợp với từng nhiệt độ khác nhau như bắp cải, súp lơ, cà rốt, cần tây, hành có thể chịu lạnh hơn nên không cần bao bọc kỹ bằng các loại rau lá mỏng như xà lách, cải mơ, cải cúc… Đối với thức ăn nấu chín: Cần để nguội hẳn, đậy kín cất vào tủ lạnh. Cần bảo quản thức ăn sống chín vào những hộp riêng biệt. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh sang các món ăn khác. . Cách chọn và bảo quản thực phẩm dịp tết Ngày Tết, gia đình nào cũng dự trữ nhiều thức ăn nên việc bảo đảm vệ sinh, an toàn cho thực phẩm là. lựa chọn và bảo quản thực phẩm không chỉ hữu ích cho sức khoẻ gia đình trong dịp Tết, mà còn tạo nên một thói quen tốt trong việc bảo quản và chế biến thực

Ngày đăng: 21/02/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan