vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay

171 1.3K 4
vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội. Tuy không phải là thiết chế duy nhất có vai trò, trách nhiệm giáo dục đối với trẻ em, nhưng gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, song giáo dục gia đình vẫn luôn ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đối với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Giáo dục nhà trường, xã hội là những môi trường giáo dục rất quan trọng, song vai trò của nó chỉ có thể được phát huy một cách có hiệu quả, khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới sau quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đã trở thành những cường quốc về kinh tế, song cũng không ít quốc gia phải trả giá vì sự đổ vỡ của quan hệ giữa con người với con người. Giàu có là điều ai cũng mong ước, dân tộc nào cũng hướng tới, song cuộc sống sẽ trở nên đáng sợ biết bao, nếu như mọi người chỉ nghĩ đến đồng tiền mà không quan tâm đến nhau, lòng nhân ái bị chà đạp. Nhiều nước trên thế giới hiện muốn quay trở lại tìm kiếm những giá trị nhân văn đích thực, vốn có của gia đình đã bị đánh mất do một thời gian dài xem nhẹ vấn đề gia đình và chính sách xã hội đối với gia đình. Khi xã hội muốn quay lại dựa vào giáo dục gia đình để chữa chạy cho những mất mát, hư hỏng do những toan tính thiên về tiền bạc, thì thể chế gia đình đã trở nên hết sức mỏng manh và nhiều trường hợp tình hình gia đình đã trở nên bi kịch. 5 Ở Việt Nam, một đất nước sau hàng thế kỷ tiến hành chiến tranh giải phóng và hơn một thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), với truyền thống giàu lòng nhân ái, thủy chung, trọng tình nghĩa, chúng ta luôn đề cao vai trò gia đình trong quan hệ nhà - làng - nước. Đặc biệt, mặc cho xã hội có nhiều đổi thay, nhưng giáo dục gia đình vẫn được các bậc cha mẹ chú ý, quan tâm. Điều cần khẳng định là, cho dù sự tác động nhiều chiều của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, của sự bùng nổ thông tin, của quá trình toàn cầu hóa, của cơ chế thị trường, nhưng những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình, của dân tộc vẫn tiếp tục được phát huy; sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước khởi sắc, đời sống của phần lớn các gia đình được nâng lên, việc giáo dục thế hệ trẻ có điều kiện thuận lợi; con trẻ có cơ hội vươn lên tự khẳng định mình trong sự phát triển lành mạnh của gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng có những diễn biến tiêu cực, do chịu tác động của môi trường xã hội, của các loại văn hóa phẩm độc hại, của lối sống thực dụng phương Tây Tất cả những điều đó đang làm băng hoại đạo đức một bộ phận xã hội, lôi cuốn một bộ phận thế hệ trẻ vào vòng tội lỗi. Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Không ít cha mẹ lo nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy người; nhiều cha mẹ rất coi trọng đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, song do kiến thức và năng lực hạn chế nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp. Hiện nay, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng nhằm tạo ra lớp người Việt Nam vừa cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, vừa đạt đến tầm cao về trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững. Yêu cầu đó đặt ra cho sự nghiệp giáo dục, trong đó có việc 6 giáo dục gia đình phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện theo hướng CNH, HĐH, dân chủ hóa, tri thức hóa, toàn cầu hóa mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta nên có sự nhìn nhận đầy đủ hơn, khách quan hơn, đúng đắn hơn về vai trò của giáo dục gia đình trong sự nghiệp giáo dục để từ đó có chiến lược và kế hoạch đầu tư thỏa đáng cho giáo dục gia đình, sao cho gia đình thực sự xứng đáng là trường học đầu tiên của thế hệ trẻ, những nhân cách văn hóa nảy sinh và phát huy có hiệu quả trong công cuộc kiến tạo đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn như Bác Hồ hằng mong ước. Đề tài: "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ nước ta hiện nay", là một trong những cố gắng theo hướng chung đó và tác giả mong muốn góp thêm tiếng nói, một tình cảm, một hành động vào sự nghiệp trồng Người mà khởi nguồn từ giáo dục gia đình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục gia đình được công bố. Trong các công trình ấy, trước hết phải kể đến: "Giáo dục trong gia đình Mác" của Pê-tréc-nhi-cô-va, do Nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 1977; "Giáo dục các con trong gia đình" của Am-bac-đi-an do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 1977; "Giáo dục thái độ cộng sản đối với lao động" của Xu-khôm-lin-xki, do Nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 1977; "Nói chuyện về giáo dục gia đình" của A.Ma-ca-ren-cô, do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 1978. Với tâm huyết và năng lực vốn có, cùng với kinh nghiệm của một nhà giáo dục Xô viết nổi tiếng, A.Ma-ca-ren-cô đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ phải được bắt đầu ngay từ thời thơ ấu. Ông cho rằng, điều đó không phải là khó như nhiều người lầm tưởng, rằng tất cả các bậc cha mẹ đều có thể làm được, vả lại đó là một công việc lý thú, mang lại niềm vui và hạnh phúc. Nếu tuổi trẻ không được gia đình giáo dục ngay từ đầu, thì công việc 7 cải tạo sẽ tốn hơn rất nhiều công sức không chỉ của gia đình, mà xã hội phải quan tâm. Kinh nghiệm giáo dục gia đình của A.Ma-ca-ren-cô, còn vẹn nguyên ý nghĩa trong giáo dục thế hệ trẻ gia đình hiện nay. Tiếp theo A.Ma-ca-ren-cô, phải kể đến I.A-Pê-sec-ni-cô-va với tác phẩm "Dạy con yêu lao động" do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 1980. Theo tác giả, muốn cho con cái của chúng ta lớn lên được mạnh khỏe, vui tươi, yêu đời và cống hiến được nhiều cho xã hội, thì lúc còn nhỏ phải được giáo dục về lao động (lao động học tập, lao động gia đình và lao động xã hội ), bởi phẩm chất đạo đức hình thành trẻ em, trước hết là trong quá trình lao động. Ở Việt Nam, trong những năm qua đã có khá nhiều công trình, bài viết của nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học được công bố, đề cập khá sâu sắc đến công tác giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ với nhiều góc độ, cấp độ khác nhau. Tiêu biểu là các công trình như: "Khoa học giáo dục con em trong gia đình" của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương, xuất bản năm 1979, do Đức Minh chủ biên. Cuốn sách này đã giới thiệu một số quan điểm về giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh vai trò, đặc điểm của giáo dục gia đình, cung cấp những cơ sở lý luận, những nội dung và yêu cầu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ; "Dạy con nên người" của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, xuất bản năm 1991. Tập thể tác giả đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những hiểu biết cần thiết về gia đình, về trách nhiệm làm cha, làm mẹ trong việc giáo dục con cái nên người, trên những mặt cơ bản của nội dung giáo dục: Đức, trí, thể, mỹ và lao động, mà các thế hệ làm cha mẹ luôn luôn hướng tới. Trong các công trình nghiên cứu, còn có "Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa" của Tiến sĩ Lê Ngọc Văn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996. Đặc biệt gần đây, có đề tài cấp Nhà nước KX-07-09: "Vai trò gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam", của Trung tâm Nghiên cứu về gia đình và phụ nữ, mà Giáo sư Lê Thi làm chủ 8 biên, do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 1997. Tập thể các tác giả cho rằng, những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học và công nghệ trong những năm cuối thế kỷ XX đang đưa lại những khả năng sáng tạo, trí thông minh tuyệt vời cho con người và hứa hẹn đem lại những tiến bộ vượt bậc cho cuộc sống của cá nhân, gia đình, xã hội cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh những tiến bộ vượt bậc do con người tạo ra, thì hàng loạt những sai lầm, thiếu hụt, những hành động dã man, điên cuồng, những tệ nạn xấu xa, nguy hiểm đang tồn tại trên khắp thế giới cũng lại do con người gây ra. Hậu quả đó đang làm cho hàng triệu gia đình tan tác, chia ly, cùng khổ. Tác giả khẳng định, bàn về sự phát triển ổn định của xã hội, không thể tách rời sự phát triển của con người và vai trò của gia đình trong việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhân cách con người. Bên cạnh những kết quả đã đạt được về lý luận cũng như thực tiễn, hầu hết các tác giả đều thừa nhận, việc làm đó mới chỉ là kết quả bước đầu, mới chỉ là phát hiện những vấn đề, còn trên những khía cạnh cụ thể cũng cần có sự đầu tư hơn nữa để nghiên cứu một cách tổng thể, khoa học. Luận án "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ nước ta hiện nay" hy vọng sẽ là sự đóng góp nhỏ của tác giả vào sự nỗ lực chung của toàn xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án - Mục đích: Trên cơ sở làm rõ vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ nước ta hiện nay, luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới. - Nhiệm vụ: + Làm rõ các khái niệm "Gia đình"; "Thế hệ trẻ"; "Giáo dục gia đình" 9 và "Vai trò của giáo dục gia đình" và đặc điểm, nội dung của giáo dục gia định đối với thế hệ trẻ + Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và đánh giá thực trạng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ nước ta; phân tích những nguyên nhân cơ bản của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. + Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ nước trong thời kỳ đổi mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ chủ yếu lứa tuổi vị thành niên chịu sự nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục của gia đình (giới hạn dưới 18 tuổi). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về gia đìnhgiáo dục gia đình. Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, như phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, điều tra xã hội học, so sánh, chứng minh, kết hợp các phương pháp của một số ngành khoa học như tâm lý, giáo dục, văn hóa học 6. Đóng góp mới của luận án - Trên quan niệm mác xít, luận án làm rõ và sâu sắc hơn về vai trò, đặc điểm và nội dung của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ hiện nay. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ nước ta trong thời kỳ đổi mới. 7. Ý nghĩa của luận án 10 Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần làm sáng tỏ thêm những luận điểm, các vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đìnhgiáo dục gia đình. Luận án góp thêm một tiếng nói, một kinh nghiệm để các bậc cha mẹ tham khảo, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục gia đình; đồng thời cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy bộ môn chủ nghĩa xã hội khoa học, môn giáo dục công dân trong các trường học. 8. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 6 mục. 11 Chương 1 GIA ĐÌNHGIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ 1.1. GIA ĐÌNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH 1.1.1. Khái niệm gia đình Là tế bào của xã hội, gia đình - nơi con người sinh ra, lớn lên, từ lâu đã được nhiều nhà tư tưởng, nhà hoạt động thực tiễn quan tâm, nghiên cứu. Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" (1845), khi luận chứng về những tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại của con người, C. Mác và Ph.Ăngghen, đã cho rằng: "Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là GIA ĐÌNH" [42, tr. 41]. Với quan điểm này, khái niệm gia đình được nhìn nhận với một số nội dung sau: Thứ nhất, gia đình ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội loài người; con người cùng với quá trình tái tạo ra chính bản thân mình thì đồng thời cũng tạo ra gia đình. Thứ hai, chức năng chính của gia đình là tái tạo ra, sinh sôi nảy nở con người. Thứ ba, gia đình được tạo bởi hai mối quan hệ chủ yếu: quan hệ hôn nhân (chồng - vợ), quan hệ huyết thống (cha mẹ - con cái). Tiếp tục công trình nghiên cứu về gia đình, trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" (1884), Ph.Ăngghen đã chỉ ra vị trí quy định của gia đình đối với các thiết chế xã hội: Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo và nhà và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là 12 sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất địnhcủa một nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất đó quyết định: Một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình [43, tr. 44]. Vậy là, theo Ph.Ăngghen, thứ nhất, quá trình sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp là nhân tố suy đến cùng quyết định tiến trình phát triển của lịch sử; thứ hai, cùng với trình độ phát triển của lao động, trình độ phát triển của gia đình quyết định trình độ phát triển của xã hội; thứ ba, đến lượt mình, trình độ phát triển của gia đình cũng tùy thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất, của lao động và của xã hội. Trong điều kiện hiện nay, hoặc do thế giới quan của các nhà nghiên cứu, hoặc một phần vì thực tiễn vận động và biến đổi quá nhanh chóng và sâu sắc, thậm chí vượt xa so với dự đoán của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, nhiều nhà nghiên cứu về gia đình đã không đánh giá đúng quan điểm khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen. Bởi vậy, để có thể nhận thức đúng đắn hơn, hiện đại hơn về vấn đề này, cần tính đến các cách tiếp cận khác nhau. Hiện nay, xã hội phương Tây đang lưu hành các lý thuyết: "Thuyết đạo đức tương đối", "Hôn nhân không con", "Cha mẹ công nghiệp", "Gia đình thoáng qua" Tiêu biểu cho các lý thuyết đó là quan điểm của Alvin Toffler trong cuốn "Làn sóng thứ ba". Trong tác phẩm này, Alvin Toffler đã khái quát rằng, đại gia đình gia trưởng là hình thức gia đình của nền văn minh nông nghiệp, gia đình một vợ một chồng với một đến hai con là hình thức của gia đình văn minh công nghiệp, còn nền văn minh hậu công nghiệp sẽ có nhiều hình thức gia đình Alvin Toffler và những người theo lý thuyết ấy cho rằng, mọi giá trị đã có là chủ quan, cá nhân có quyền lựa chọn bình đẳng, trong nền văn minh thứ ba sẽ không có một hình thức gia 13 đình nào giữ yếu tố chủ đạo, mà sẽ là những hình thức: gia đình đa phụ mẫu, gia đình đoàn thể, gia đình nam hoặc nữ thanh niên (gia đình đồng tính luyến ái) [65, tr. 104-110]. Dự báo này cần phải tỉnh táo để xem xét. Thực tế cuộc sống cũng cho thấy, gia đình một vợ một chồng đang có sự rạn nứt, song những cái gọi là hình thức gia đình mới nêu trên, không những không phản ánh được sự tiến bộ xã hội đang hiện hữu, mà trái lại, nó thể hiện sự suy đồi và bế tắc của xã hội tư sản phương Tây trong vấn đề gia đình. Từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cùng với những vấn đề mang tính toàn cầu nảy sinh: mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, sự ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, nạn thất nghiệp trầm trọng, các tệ nạn xã hội gia tăng, tính bền vững trong gia đình đang đứng trước những đe dọa mới, thách thức mới, nhưng như vậy không có nghĩa là gia đình một vợ một chồng đã bị giải thể Hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy năm 1994 là năm Quốc tế gia đình và thống nhất khẳng định: gia đình là một yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại, cần được gìn giữ và phát huy. Trên tinh thần đó, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về gia đình: "Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung" [60, tr. 269]. Quan hệ họ hàng, trước hết là nói đến quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Ngoài những thành viên tạo nên quan hệ họ hàng, gia đình còn bao gồm một số thành viên khác cùng chung sống. Các thành viên gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt. Đây là một khái niệm rộng, nội hàm của khái niệm phức tạp và đa dạng. Gần với quan niệm UNESCO, có một số quan niệm khác cũng đáng quan tâm. Trong cuốn "Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam", Giáo sư Lê Thi đã nêu ra quan niệm của Levystrauss về 14 [...]... phạm vi của giáo dục gia đình không chỉ khuôn lại trong việc giáo dục trẻ em mà là toàn bộ các thành viên Nhưng thế hệ trẻ, thế hệ đang hình thành và tiến tới hoàn thiện nhân cách, được quan tâm hơn cả 1.2.1 Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 31 Giáo dục gia đình có nội dung toàn diện, phong phú: giáo dục đạo đức, văn hóa, giáo dục lao động, giáo dục giới tính, giáo dục tính... định hướng giá trị của nó Cùng với sự tự giáo dục, giáo dục thế hệ trẻ bao gồm ba loại, giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, trong đó giáo dục gia đình là cơ sở và có vị trí, vai trò rất quan trọng Mỗi loại hình giáo dục có 30 những chức năng, vai trò khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là giáo dục thế hệ trẻ toàn diện "Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại,... tác giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ - tương lai của đất nước, nguồn lực của mọi nguồn lực 28 1.2 GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ Giáo dục là một trong những chức năng cơ bản của gia đình, sẽ tồn tại cùng với sự tồn tại của gia đình Giáo dục gia đình là một nhân tố không thể thiếu được trong hệ thống giáo dục xã hội, tác động một cách tự giác và có mục đích đến sự phát triển toàn diện của thế hệ. .. dưỡng và giáo dục của gia đình - Được giáo dục bởi sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội - Lứa tuổi chưa được pháp luật quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, trách nhiệm hình sự Giáo dục gia đình: Giáo dục gia đình "là sự tác động có hệ thống, có mục đích của những người lớn trong gia đình và toàn bộ nếp sống của gia đình tới đứa trẻ" [70, tr 233] Giáo dục gia đình là một bộ phận của hệ thống... độ, việc làm, cách đối xử trong gia đình ; thứ ba, giáo dục gia đình mang tính cá biệt và cụ thể, chú ý đến những nét cá biệt của từng đứa trẻ Nó linh hoạt theo sự phát triển của trẻ, theo sự thay đổi cuộc sống của gia đình và xã hội Bởi vậy, giáo dục gia đình có tính thực tiễn, qua thực tế, bằng cuộc sống thực tế để giáo dục và rất chú trọng đến kết quả thực tế của việc giáo dục; thứ tư, gia đình. .. sống của mỗi con người đều được hình thành ngay từ trong gia đình Giáo dục gia đình tốt sẽ góp phần tạo ra những công dân tốt, làm cho xã hội tốt đẹp Trong gia đình truyền thống, sự giáo dục (gia giáo) chủ yếu thiên về 25 giáo dục đạo đức, giáo dục phẩm hạnh, giáo dục đối nhân xử thế giữa các thành viên trong gia đình và với họ hàng, làng xóm; có sự phân biệt giữa nam và nữ, mà người có vai trò ảnh hưởng... văn hóa của từng giai đoạn phát triển xã hội, của từng quốc gia dân tộc và tùy thuộc vào ý chí của giai cấp cầm quyền Việt Nam, gia đình luôn được đặt trong cơ cấu: Nhà - làng - nước Bởi vậy, gia đình luôn là nhân tố quan trọng của sự phát triển xã hội, trong đó với chức năng giáo dục, đã đưa gia đình trở thành mắt khâu quan trọng của hệ thống giáo dục xã hội, đã trở thành một nhân tố chủ yếu của công... những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt" [48, tr 330] Đặc trưng của giáo dục gia đình: So với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, giáo dục gia đình mang những nét đặc trưng (đặc thù) sau đây: thứ nhất, giáo dục gia đình được tiến hành đối với trẻ ngay từ lúc còn nhỏ, thậm chí khoa học hiện đại đã chứng minh có sức thuyết phục việc giáo dục từ trong bào thai (thai giáo) ; thứ... dục gia đình là một bộ phận của hệ thống giáo dục xã hội, diễn ra trong phạm vi gia đình Mục đích của giáo dục gia đình bị quy định bởi chế độ kinh tế - xã hội, mà cơ sở của nó là hệ tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức, hệ thống mối quan hệ qua lại trong gia đình Nhìn chung, mục đích của giáo dục gia đình và xã hội thống nhất với nhau, đó là những người con ngoan, trò giỏi, những công dân tốt, những con... chín chắn Trong gia đình, ngoài phần chức phận theo giới (nam, nữ), còn phân quan hệ trên - dưới; danh nghĩa gia trưởng là thuộc về: cha của con, chồng của vợ, anh của em, bởi vậy gia giáo là công việc của người trên đối với người dưới (theo quan hệ chiều dọc) trên cơ sở tôn trọng "khoan dung" Là chức năng cơ bản của gia đình, trong gia đình truyền thống, việc giáo dục con cái được ghi thành gia huấn, . " ;Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay& quot; hy vọng sẽ là sự đóng góp nhỏ của tác giả vào sự nỗ lực chung của toàn. " ;Gia đình& quot;; " ;Thế hệ trẻ& quot;; " ;Giáo dục gia đình& quot; 9 và " ;Vai trò của giáo dục gia đình& quot; và đặc điểm, nội dung của giáo dục

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan