vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với dlst tại khu vực

35 539 0
vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với dlst tại khu vực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Giới thiệu chung về VQG Cúc Phương : 1.1.Lịch sử. Vườn quốc gia Cúc Phương là một nơi mang giá trị lịch sử và là địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại cách đây khoảng 12.000 năm đã được phát hiện tại đây, chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực Cúc Phương từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Người ta đã phát hiện một loạt các hiện vật như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền v.v. trong một số hang động thuộc vườn quốc gia này. Gần đây, một phần bộ xương của một loài lưỡng cư biển, rất có thể là thằn lằn đã được phát hiện trong địa bàn vườn. Năm 1960 , rừng Cúc Phương được công nhậnkhu bảo tồn rừng và theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 Cúc Phương được quyết định thành lập như là một khu rừng cấm với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam . Quyết định số 18 QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành Vườn quốc gia Cúc Phương và thành lập một Ban quản lý vườn quốc gia này. Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý . 1.2. Đặc điểm tự nhiên.: ● Vị trí địa lý : Vườn quốc gia Cúc Phương trải dài từ 20°14’ đến 20°24’ vĩ bắc, 105°29’ tới 105°44’ kinh đông , nằm trong một thung lũng lớn dài 25km , giữa hai dãy núi đá vôi trong đoạn cuối dãy Hoàng Liên Sơn , ở ranh giới ba tỉnh Hoà Bình , Thanh Hoá và Ninh Bình (nhưng phân nửa nằm trên diện tích Ninh Bình). ● Diện tích : Theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật của vườn quốc gia đã được Viện điều tra quy hoạch rừng xây dựng vào tháng 10 năm 1985 và được chủ tịch hội đồng Bộ trưởng phê duyệt theo quyết định số 139/CT xác định tổng diện tích đưa ra là 22.200 ha bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình , 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa. VQG Cúc Phương được phân làm 3 khu chức năng :Thứ nhất là khu bảo vệ nguyên vẹn có diện tích là 20.745 ha có chức năng duy trì, bảo vệ những điều kiện tự nhiên nguyên thủy nhất, bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan di tích lịch sử. Thứ hai là khu chuyên dùng với diện tích 743 ha có chức năng hoạt động dịch vụ, quản lý hành chính, nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch và dân cư xen kẽ. Thứ ba là vùng đệm nhằm tạo vành đai bảo vệ tránh những tác động xấu của con người cho hai khu trên. ● Độ cao :150-637m. 1 Địa hình, thuỷ văn : Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía nam dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc.Dải núi đá vôi này với ưu thế là địa hình kiểu karst tự nhiên , hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 Ma. Dãy núi đá vôi nhô lên đến độ cao 637m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa thung lũng chạy dọc hết gần chiều dài của dãy núi.Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kì thú và ẩn chứa những chứng tích văn hóa lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong… Phần lớn nước ở trong vuờn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm chằng chịt hút rất nhanh chóng, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ hai bên sườn của vườn quốc gia. Do vậy không có ao hồ tự nhiên hay các thuỷ vực tĩnh nằm trong vườn quốc gia mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con sông này nằm ở phía tây vườn, chảy theo hướng bắc-nam đổ vào sông Mã. ● Khí hậu : Khí hậu Cúc Phương thuộc loại nhiệt đới gió mùa , nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7°C. Mùa khô ở Cúc Phương từ tháng 12 đến tháng 4 , mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mưa khá to, dâng rất nhanh và rút cũng rất nhanh. Lượng mưa trung bình hàng năm lên tới 2.157mm với lượng mưa cao nhất là 3300mm vào năm1963.Số ngày mưa trung bình năm là 224 ngày. Đến Cúc Phương đẹp nhất là vào mùa khô từ tháng 12-tháng 4,khi những cơn mưa dữ dội đi qua. VQG Cúc Phương là một khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú được bảo vệ nghiêm ngặt lại nằm trên tuyến đường du lịch với những điểm du lịch hấp dẫn như Bích Động, cố đô Hoa Lư, bãi biển Sầm Sơn…Vì vậy Cúc Phương chính là một điểm đến lí tưởng cho những ai yêu thích du lịch sinh thái. Hệ sinh thái. • Thực vật : Cúc Phương có sự phát triển hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, là nơi tập trung của 4 luồng thực vật khác nhau. Một là luồng á nhiệt đới (long não, mộc lan, máu chó ). Hai là luồng nhiệt đới nóng ẩm (các cây họ thầu dầu, chò chỉ ). Ba là luồng ôn 2 đới (dẻ, ngát ). Bốn là luồng Tây Nam (họ bàng, họ gạo, họ bồ hòn). Theo số liệu gần đây , Cúc Phương có 1983 loài thực vật bậc cao thuộc 912 chi trong 219 họ, 86 bộ của 7 ngành, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài đươc ghi trong sách đỏ Việt Nam. Thảm thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương có ưu thế là rừng trên núi đá vôi,92% đất có thực vật che phủ,rất phong phú về loài. Ở một đôi chỗ, rừng hình thành nên nhiều tầng tán có thể đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh để đáp ứng vơi tầng đất mặt thường mỏng. Vườn quốc gia hiện là nơi có nhiều loại cây gỗ lớn như: chò xanh, chò chỉ, đăng Với diện tích bằng 1/700 diện tích miền Bắc, 1/1500 diện tích lãnh thổ cả nước nhưng hệ thực vật VQG Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi, 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi, 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Những con số đó cho thấy tầm quan trọng của rừng Cúc Phương và bảo tồn Đa dạng sinh học. Song Vườn Quốc gia Cúc Phương còn nổi tiếng ở chỗ tồn tại những cổ thụ khổng lồ, như cây chò chỉ ( Parashorea chinensis ) sống trên 1000 năm tuổi, có phần thân dưới cành tới 70m, đường kính ngang ngực 2,4m ; cây chò xanh ( Terminalia myriocarpa Heurcket Muell ) thân cao 45m, chu vi gốc 25m ; cây Vù hương (Cinnamomum balansae) cao 48m, đường kính 2,5m v.v…Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và hương thơm quanh năm. ● Động vật : Hệ thực vật phong phú đa dạng của Cúc Phương tạo điều kiện phát triển của nhiều loài động vật.Cúc Phương có tới 88 loài thú; 308 loài chim trong đó có nhiều loài thuộc nhóm gõ kiến, sáo, quạ, đớp ruồi; 43 loài lưỡng thê; 67 loài bò sát, 65 loài ; gần 2.000 loài côn trùng và 12 loài giáp xác . Một số loài động vật được ghi vào sách đỏ mà thế giới không còn , chỉ có ở Cúc Phương như: diếc hang, sóc bụng đỏ,culi lùn , tê tê …Khu chăn nuôi nửa tự nhiên với các loài hươu sao, nai vàng, khỉ vàng, voọc quần đùi, sóc bay… là nơi phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học. Cúc Phương còn là quê hương của hàng trăm loài chim, bướm đẹp, lạ, và đến nay đã xác định được 280 loài bướm , 7 loài trong số đó là các loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998. Riêng một số loài không xương sống cũng rất đặc sắc như bướm kê ly ma (hình chiếc lá khô), bọ ngựa (hình lá xanh) hay bọ que (hình chiếc que củi khô…. Cúc phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe doạ cực kì nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là cầy vằn bắc .Thêm vào đó, loài báo hoa mai là loài bị đe doạ ở mức quốc gia cũng mới được ghi nhận gần đây . Cúc 3 Phương có trung tâm bảo tồn loài linh trưởng lớn nhất Đông Nam Á về quy mô, kỹ thuật và tổ chức. Ở đây nuôi 15 loài linh trưởng nằm trong sách Đỏ thế giới, trong đó có 4 loài đặc hữu là voọc mông trắng, voọc đầu trắng, voọc Hà Tĩnh và voọc ngũ sắc.Ngoài ra nơi đây còn có 17 loại rùa, trong đó có hai loài rùa nằm trong danh sách các loài động vật sắp nguy cấp của thế giới là Rùa Núi Vàng và Rùa Núi Viền. Tổ chức Bảo tồn Chim quốc tế tại Việt Nam (BirdLife) vừa hoàn thiện danh sách các khu xem chim tại Việt Nam, trong đó xác định Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương (Ninh Bình) là 1 trong 15 khu xem chim thuận tiện nhất nước ta. ● Con người : Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng. Đó là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm. Độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản. Khách có thể tới làng Khanh, một làng du lịch sinh thái với những ngôi nhà truyền thống của người Mường. Bà con trong làng đã được chuyển giao công nghệ nuôi ong, hươu, cải tạo vườn tạp, khôi phục nghề dệt thổ cẩm. Ban Quản lý Vườn Cúc Phương cũng đang mở rộng mô hình làng Khanh ra các bản làng khác để hình thành tuyến du lịch sinh thái bản làngDu khách cũng có thể nghỉ đêm trong những ngôi nhà nhỏ hai phòng nằm nép dưới bóng cây ở vùng đệm của rừng. 1.3. Dân cư. ● Dân số: Khi vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập, có khoảng 500 người sống trong các xóm thuộc vùng lõi của vườn quốc gia này. Trong giai đoạn di dời đầu tiên, kết thúc vào cuối năm 1990, 6 xóm với 650 người đã được chuyển đến định cư ở vùng bán sơn địa ngoài cửa vườn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 2.000 người sống dọc theo bờ sông Bưởi bên trong vườn. Số dân này cũng đang được lên kế hoạch để di dời. Khoảng trên 62000 dân sống ở vùng đệm của vườn quốc gia, rất nhiều người trong số họ có cuộc sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên bên trong vườn .Cúc Phương là một trong 2 xã miền núi của huyện Nho Quan.Trung tâm vườn có 9 bản trong đó địa phận tỉnh Thanh Hoá 2 bản, Hoà Bình 1 bản , Ninh Bình 6 bản. Số bản trên đất Ninh Bình đều nằm gần đường ô từ cửa rừng đến trung tâm. Đó là bản Mạc, bản Đang, bản Mền, bản Đồng Cơn, bản Đăng và sâu nhất là bản Bống. ● Tập quán sinh hoạt cụ thể : Người Mường Cúc Phương ở nhà sàn làm bằng gỗ, vách thường làm bằng nứa, giữa thờ thần rừng và gia tiên, gian giữa có một cửa sổ nhìn ra hướng cổng. Ngày lễ Tết hoặc cúng giỗ tổ tiên, cổng được quét vôi treo vào đó cái rổ, thúng hoặc nồi hỏng.Về tôn giáo, người Mường Cúc Phương có hai tôn giáo chính, đó là 4 đạo Phật và đạo Thiên chúa.Trong bản có già bản là người cao tuổi có uy tín, có hiểu biết. Trong bản còn có một nhân vật quan trọng là thầy mo, việc chính là cúng ma . Thầy mo có chút hiểu biết về các loại lá cây rừng để chữa các bệnh thông thường. Người Mường không có chữ viết riêng, tiếng nói không riêng nhưng có một số từ vực có dùng cả tiếng Kinh, những từ vực ấy khi phát âm có lái đi một chút. Người Mường có tập tục “Quyền ún “ (ún là em ) nghĩa là quyền của người nhỏ nhất trong nhà không kể trai hay gái thể hiện lĩnh vực bán đổi các tài sản trong nhà. Người Mường Cúc Phương trước ngày di dời khỏi trung tâm rừng, phương thức canh tác là làm nương rẫy, trồng ngô, lúa, sắn, chặt cây làm nương rẫy, tháng 9 thu hoạch lúa ngô. Văn hoá ẩm thực Cúc Phương được biết đến với rượu cần và cơm lam. Trong tập tục cưới hỏi,thách cưới to nhỏ phụ thuộc vào vị trí xã hội, quan hệ của nhà gái . 1.4. Cơ sở hạ tầng. Sau 7 năm ( từ 1999-2005 ) thực hiện Chương trình 135, huyện Nho Quan đã xây dựng và đưa vào sử dụng 11km đường liên xã nối liền vườn quốc gia Cúc Phương với quốc lộ 45 ; cứng hóa một số đường giao thông liên thôn bản và đường đi nội bộ trong các thôn bản ; xây dựng được 2 trạm xá kiên cố, xây dựng hoàn chỉnh 2 hệ thống cấp nước phục vụ nước sinh hoạt cho ở bản Bãi Cả ( xã Cúc Phương ).Huyện Nho Quan đã xây dựng đường điện lưới quốc gia, xây dựng trạm tiếp sóng truyền hình, cung cấp kịp thời thông tin thời sự trong nước và quốc tế phục vụ bà con dân bản. Cũng trong Chương trình 135, huyện Nho Quan còn được hỗ trợ giống, phân bón và chuyển 65 ha đất lâm nghiệp sang trồng mía, dứa Khoảng 320 hộ dân với 643 nhân khẩu, 332 lao động trong vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương đã đươc di dời đến nơi ở mới ổn định và thuận lợi hơn cho làm ăn, sinh hoạt. Theo dự kiến đường xuyên Việt sẽ được mở trên cơ sở của tỉnh lộ 437 qua Vườn quốc gia Cúc Phương với đoạn dài 8km, chia Vườn thành 2 phần: phần phía Tây khoảng 1.500ha - phía Đông 20.700 ha. 2. Thực trạng khai thác và bảo tồn. 2.1 Hoạt động kinh tế dựa vào việc khai thác các tài nguyên tự nhiên hoặc nhân văn. Đa dạng sinh học là một đặc trưng nổi bật của VQG Cúc Phương. Các giá trị kinh tế của HST tự nhiên Cúc Phương có thể phân chia thành: giá trị khai thác trực tiếp (chẳng hạn làm thức ăn, lấy sợi, dược liệu…); giá trị không khai thác trực tiếp ( giải trí); giá trị gián tiếp (điều hoà khí hậu, bảo vệ lưu vực, chất lượng đất); các giá trị phi sử dụng( thẩm mỹ, tinh thần, văn hoá). 5 Từ xưa, con người đã biết khai thác các tài nguyên sẵn có của rừng Cúc Phương để thoả mãn các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn, mặc, ở…. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào việc trao đổi mua bán các sản phẩm thiên nhiên thông qua các hoạt động săn bắt, hái lượm. Giá trị kinh tế của hoạt động này không cao lại làm mất đi tính đa dạng sinh học của rừng Cúc Phương. Ngày nay, các giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương mang lại không chỉ là thông qua việc khai thác trực tiếp mà dần chuyển sang các hoạt động khác có hiệu quả kinh tế hơn. Nổi bật là hoạt động du lịch sinh thái ( DLST). DLST được định nghĩa khác nhau giữa các quốc gia nhưng tóm lại nó là hoạt động mang tính giáo dục cao, góp phần bảo tồn và cải thiện đời sống của người dân địa phương khu vực đến tham quan. Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST 9-1999 tại Hà Nội đã đưa ra định nghĩa về DLST : “ DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp của nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Các nhà kinh doanh hướng tới DLST phải tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu mang tính đạo đức và trách nhiệm cao với mục tiêu chính là: gìn giữ và bảo tồn các đặc tính tự nhiên của HST bao gồm các loài động thực vật trong đó, các giá trị văn hoá, phong tục tập quán truyền thống của những người dân địa phương sinh ra và cùng tồn tại với HST đó. Giá trị kinh tế từ hoạt động này mang lại không nhỏ. Một trong những công thức tính đến hiệu quả kinh tế mà du lịch nói chung và DLST nói riêng mang lại là hiệu quả số nhân trong kinh tế( multiplier effect). Ví dụ khách du lịch mua một tấm thổ cẩm do người dân địa phương dệt nên, hoạt động này mang lại thu nhập cho người dệt thổ cẩm nhưng kéo theo đó người trồng dâu nuôi tằm, người nhuộm thổ cẩm cũng có thu nhập từ việc bán được tấm thổ cẩm đó.Cũng từ phân tích mô hình số nhân, DLST đã mang lại những hiệu quả kinh tế như:Làm tăng nguồn ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch; làm tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ; góp phần phát triển các ngành kinh tế khác phát triển theo; mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng địa phương. Tại VQG Cúc Phương dự án GEF/SGP đang được triển khai thành công. Đây là chương trình tài trợ các dự án nhỏ về quản lý bền vững rừng nhiệt đới( SGP PTF) của môi trường toàn cầu (GEF) với nội dung hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo ở miền núi quản lý rừng đồng thời đấu tranh chống nghèo đói ở địa phương, ngoài ra dự án còn đảm bảo kết hợp với bảo vệ môi trường. Hiện tại VQG Cúc Phương đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh một làng du lịch ở bản Mường( chính là bản Khanh Vôi có đồng bào Mường sinh sống ở đó lâu đời) phía Tây 6 theo mô hình mẫu: Nông nghiệp, làng nghề truyền thống và du lịch. Trong làng có đường ôtô, có thuỷ điện nhỏ, có vườn cây ăn quả và có nghề dệt thổ cẩm truyền thống được khôi phục với những đêm lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, múa hát cùng với các đoàn du khách. Cũng từ mô hình sống này, người dân trong làng đã có thu nhập cao hơn hẳn, đời sống tinh thần được nâng lên và họ đã tự giác bỏ các hoạt động xâm hại đến rừng như trước đây. Với thành công này, VQG Cúc Phương đang tiến hành nhân rộng ra một số làng thuộc vùng đệm. 2.2. Hoạt động của du lịch diễn ra tại khu vực trong giai đoạn 10 năm trở lại (1994- 2004). ● Điều kiện để VQG Cúc Phương trở thành một điểm du lịch phát triển: VQG Cúc Phương nằm sát đồng bằng Bắc Bộ nhất là nằm trên tuyến đường du lịch với những điểm du lịch hấp dẫn như: Tam Cốc- Bích Động, Cố đô Hoa Lư, bãi biển Sầm Sơn …rất tiện cho khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Sự đa dạng về hệ động thực vật của rừng trên núi đá vôi kiểu Karst với đặc trưng là cây chò ngàn năm, loài voọc mông trắng…trong đó có nhiều loài mà trên thế giới không còn và đặc biệt là vườn rất nhiều loài hoa lan cho hoa rất đẹp. Một đặc điểm của Cúc Phương thu hút khách du lịch đặc biệt là DLST đó là nó còn ít chịu sụ tác động của con người. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình khoảng 27,4 o C phù hợp cho du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ra còn nhiều di tích lịch sử có từ hàng nghìn năm như Động người xưa, động trăng khuyết, ….nơi đây lưu giữ nhiều giá trị khảo cổ mà các nơi khác ít có được. ngày nay VQG Cúc Phương lại là nơi cư trú của người Mường với những nét văn hóa đặc trưng, lễ hội và phong tục đặc trưng. Chính những nét văn hóa bản địa còn thô sơ đã hấp dẫn khách du lịch. Du khách đến đây có thể được tham quan nhà sàn hay thú vị hơn là có thể thuê trang phục của người bản địa. Khách du lịch đến đây không chỉ được nghe giới thiệu chi tiết về cảnh quan, hệ sinh thái động, thực vật đặc sắc của khu rừng, mà còn được thưởng thức nhiều hình thức giải trí phong phú khác. Khách đến nghỉ được nếm các món ăn đặc sản, được sống trong không khí lửa trại vui nhộn. Đặc biệt, vườn quốc gia còn kết hợp phát triển du lịch cộng đồng, đưa khách đến xem những điệu múa, hát, tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của người dân bản Mường. Thiên nhiên đã ban tặng cho Cúc Phương những giá trị cả về vật chất và tinh thần hiếm có, là điều kiện thuận lợi cho Cúc Phương trở thành một điểm du lịch lý tưởng. ● Hoạt động du lịch: Hiện nay, nhu cầu du lịch đặc biệt là DLST tăng cao. Đây là loại hình du lịch không chỉ mang lại cho du khách sự sảng khoái, thoải mái khi được hít thở không khí trong lành 7 và khám phá những điều bí ẩn bên trong mà đặc biệt hơn nó giúp du khách có thêm kiến thức về bảo vệ môi trường và ĐDSH. DLST khác với các loại hình du lịch khác cũng bởi nó mang tính giáo dục cao. Vì vậy mà chi phí của một chuyến DLST cũng cao hơn so với các loại du lịch đại trà khác.Có nhiều giá tour khác nhau để đến Cúc Phương, sau đây là giá tour riêng tham quan Cúc Phương trong một ngày: Số lượng 1 2 3 4 6-8trở lên GiáUSD/ khách 97 62 47 39 32 Mức giá bao gồm: - Xe ô điều hoà, đời mới đưa đón trong chương trình. - Ăn trưa. - Phí tham quan suốt hành trình. - Lái xe, hướng dẫn viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Mức giá không bao gồm: Bảo hiểm du lịch, nước uống, điện thoại, tips cho HDV và các dịch vụ nhân khác. Cúc Phương là một trong những địa điểm DLST hấp dẫn bởi những điều kiện sẵn có ở trên. Nó đã thu hút nhiều công ty du lịch kí hợp đồng các tour du lịch và hiện nay nhiều công ty du lịch phía Nam như: Sài Gòn Tuorist, Bến Thành Tuorist, World Wide Adventure,… đều có gắn logo của Cúc Phương trên hành trình tour dã ngoại.Du khách đến đây có thể lựa chọn các tuyến du lịch sao cho phù hợp với túi tiền của mình. *Tuyến, điểm tham quan khu cổng vườn gồm: Vườn thực vật: 1 điểm tốt cho việc dạo bộ, đặc biệt vào sáng sớm, hoặc chiều tối( 3km, 1,5 -2 giờ: Yêu cầu có hướng dẫn viên của VQG đi cùng). Chòi quan sát: Một tuyến leo núi ngắn, cảnh quan đẹp(300m, 0,5-1 giờ, mức độ vừa phải, không bắt buộc có hướng dẫn viên đi cùng). Cắm trại và ngủ đêm trong rừng: là tuyến du lịch mạo hiểm bắt buộc phải có hướng dẫn viên của VQG và người dân bản địa đi cùng. Tuyến bao gồm các chương trình xem động vật hoang dã ban đêm( Thời gian 2-3 ngày, tuyến khó đi , tối đa 5 người). Động người xưa: Một trong những điểm cư trú của người tiền sử, địa điểm đa dạng về hệ dơi ( 300m,0,5-1 giờ, yêu cầu có ánh sáng khi tham quan). *Tuyến cây đăng cổ thụ: tuyến đi bộ trong rừng già, vượt qua nhiều dốc đá. Xem bộ xương hoá thạch và có thể nhìn động vật hoang dã ( 8km,3-4 giờ, yêu cầu có hướng dẫn viên của VQG đi cùng). 8 *Các trung tâm: Mở cửa đón khách thường xuyên bao gồm: Trung tâm du khách, trung tâm cứu hộ linh trưởng, trung tâm bảo tồn rùa. *Các tuyến du lịch chuyên đề: được tổ chức tại văn phòng du lịch và tổ chức theo yêu cầu. *Tuyến điểm tham quan khu trung tâm: Động Sơn Cung, Cây chò ngàn năm: tuyến dễ thực hiện, mang đèn pin.(7 km, 2-3 giờ, du khách có thể tự đi hoặc đi cùng hướng dẫn viên của VQG). Cây sấu cổ thụ: tuyến bằng phẳng, một địa điểm tốt để xem chim( 6 km cả đi và về, 1,5-2 giờ , du khách có thể tự đi hoặc đi cùng hướng dẫn viên của VQG). *Bản Mường: 15 km đi bộ xuyên qua rừng già và 1 đêm nghỉ lại tại nhà sàn truyền thống ( thời gian 2-3 ngày, yêu cầu có hướng dẫn viên đi cùng). Đây là tuyến tìm hiểu văn hoá và sinh hoạt của đồng bào Mường, đặc biệt nếu bạn đến đây vào dịp lễ hội bạn sẽ được thưởng thức những bản âm hưởng cồng chiêng du dương.Ngoài ra còn một số tuyến du lịch khác nữa. Ông Đào Văn Khương, Giám đốc VQG Cúc Phương, cho biết khoảng năm năm trở lại đây lượng khách đến Cúc Phương ngày một tăng, bình quân một năm đón khoảng 40.000-50.000 lượt khách, trong đó khoảng 5 % là khách nước ngoài, 70% người Việt Nam là sinh viên, học sinh đến nghiên cứu học tập. Riêng 6 tháng đầu năm 2001, lượng khách đến Cúc Phương là 32.000 lượt người. Doanh thu từ du lịch của vườn hàng năm lên tới 1,7 tỷ đồng. So với các rừng quốc gia khác thì Cúc Phương lại tỏ ra khá thành công trong việc khai thác lợi thế của mình. Từng đoàn du khách vẫn nối đuôi nhau đến thăm rừng nhất là vào những dịp cuối tuần. Năm 2003 VQG đã đón 52000 lượt khách , trong đó khách quốc tế chiếm gần 10% , và chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2004 có 51000 lượt người đến đây thăm quan. 2.3 Các hoạt động mang tính chất bảo tồn các tài nguyên phục vụ DLST. VQG Cúc Phương là khu bảo tồn đầu tiên được thành lập năm 1962 với mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học của các loài động thực vật . Hoạt động này đồng nghĩa với việc bảo tồn các tài nguyên phục vụ DLST. Về động vật: Hiện nay, ước lượng quần thể của một số loài bị đe doạ ở cấp độ toàn cầu ở Việt Nam, minh hoạ cho tính chất đặc biệt hiếm của một số loài. 9 Nguồn: Birdlife International, chương trình Việt Nam. * Đặc hữu Việt Nam. Theo khảo sát thì số lượng voọc sống ở rừng Cúc Phương là lớn nhất, trong đó có một số loài chỉ sống ở đây như voọc mông trắng và nó được xem là biểu tượng của VQG Cúc Phương. Hiện tại Bộ NN& PTNT và ban quản lý VQG đầu tư khá lớn về kinh phí, trí tuệ để bảo tồn, phát triển tính đa dạng của hệ động thực vật, đồng thời quy hoạch vườn trở thành một điểm tham quan du lịch lý tưởng. Ngày 28 tháng 7 năm 1999, Bộ nông nghiệp 10 Loài Tình trạng đe doạ toàn cầu Quần thể Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri* CR <500 Voọc Cát Bà T.poliocephalus ssp.poliocephalus* CR <100 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus* CR <500 Vượn đen tuyền Hylobates concorlor EN c.100 Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus CR <10 Voi Châu Á Elephas maximus EN <100 Niệc mỏ vằn Aceros nipalensis VU <100 Cò quăm lớn Thaumatibis gigantea CR <10 Quăm cánh xanh Pseudibis davisoni CR <10 Cò mỏ thìa Platalea minor EN <100 Bách Đài Loan Taiwania cryptomerioides VU c.100 [...]... việc khai thác các tài nguyên tự nhiên hoặc nhân văn 5 2.2 Hoạt động của du lịch diễn ra tại khu vực trong giai đoạn 10 năm trở lại (19942004) 7 2.3 Các hoạt động mang tính chất bảo tồn các tài nguyên phục vụ DLST 9 3 Vai trò của các tổ chức, nhân đối với DLST tại khu vực .14 3.1 Chính quyền địa phương 14 3.2 Các tổ chức quốc tế: 16 3.3 Các công ty du... Những khó khăn trong việc triển khai hoạt động DLSTkhu vực : 4.1 Về phía chính quyền, người dân, nhà kinh doanh du lịch, các tổ chức nước ngoài: ● Đối với các tổ chức chính quyền và ban quản lý rừng Các tổ chức chính quyền là cơ quan có quyền hành quyết định trực tiếp trong các chính sách phát triển DLST tại rừng Cúc Phương cũng như các kế hoạch bảo tồn các loài động thực vật trong VQG Tuy nhiên trong... trình lâu dài với những hướng đi đúng đắn 3.2 Các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế cũng góp phần rất quan trọng trong việc giúp tỉnh bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm cũng như tạo nền tảng phát triển DLST tại địa phương Họ là các tổ chức xuyên quốc gia với mục đích là bảo tồn hệ động thực vật quý hiếm, các di sản văn hóa thế giới; rừng Cúc phương cũng là nơi tập trung khá nhiều các tổ chức phi... nuôi nhốt gây giống và nghiên cứu thú y đối với các loài vượn, culi và voọc của Việt Nam EPRC nhận linh trưởng từ các cơ quan chức năng của Nhà nước tịch thu của những đối tượng mua bán trái phép động vật hoang dã về chữa trị và chăm sóc Đây là tổ chức được các chuyên gia nước ngoài đánh giá thành công nhất khu vực Đông Nam Á, hơn 100 thể gồm các loại Voọc Cát Bà, Voọc Mông trắng, voọc chà vá chân... cho các đối tượng hiểu được giá trị của VQG, nhận thấy được các vấn đề môi trường ở các VQG và hậu quả nghiêm trọng của nó, có được những kiến thức về môi trường, có thái độ và hành động phù hợp để giải quyết các vấn đề môi trường Nội dung giáo dục môi trường ở VQG phải phù hợp với các đối tượng và dựa trên các vấn đề môi trường, nguồn lực, phong tục tập quán, lối sống, văn hóa và tình hình cụ thể của. .. hiệu quả theo quy họạch đã được duyệt đồng thời phải phối hợp với các sở, ban ngành để triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư xây dựng các điểm du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch Các thông tin kêu gọi đầu tư phải được tổ chức giới thiệu quy mô tại các hội nghị, hội chợ và đăng tải liên tục trên các thông tin để mọi đối tượng đều có thể nắm bắt và truy cập ● Kiện toàn bộ máy quản... hàng, khách sạn, tổ chức các tour tham quan Vì vậy trong quá trình phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng thì các công ty du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng.Từ các công ty du lịch như SaiGon touris, Ha Noi touris đều tổ chức các tour cho du khách trong và ngoài nước đi tham quan rừng với nhiều hình thức khác nhau : đi bộ, leo núi, thăm các động người xưa, đặc biệt là các tuyến du lịch... quan VQG thì trên đường đi bạn sẽ bắt gặp các bia tưởng niệm người dân Mường đã tham gia giữ rừng Hiện nay khi người dân đã dần ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ rừng thì họ cũng ngày càng tích cực tham gia vào việc trồng và chăm sóc rừng (Nguồn: Cục BVMTvà UNDP(2003),Tordoffetal.(2004), World Bank(2004) ) 3 Vai trò của các tổ chức, nhân đối với DLST tại khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương có 3 nhiệm... nhà nói chung.Đồng thời các dự án trên có tính giáo dục cộng đồng rất cao ,các dự án này đã đến được với người dân, giúp cho họ có những nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ 17 rừng Có được thành quả đó chính là sự hoạt động rất có hiệu quả của các dự án nghiên cứu khoa học của các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Cúc Phương 3.3 Các công ty du lịch (hệ thống nhà hàng ,khách sạn) Các nhà kinh doanh du lịch... phù hợp với phân khu chức năng Khi tiến hành các hoạt động du lịch phải đảm bảo yêu cầu về sức chứa 29 ● Cần quy định chặt chẽ hơn về tiếng ồn vì nó có thể gây ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật trong rừng Các nhà quản lý nên đầu tư mua xe máy, ô để tổ chức đón du khách, không nên để các phương tiện giao thông nhân vào trong rừng ● Xây dựng chương trình giáo dục môi trường cho các đối tượng . UNDP(2003),Tordoffetal.(2004), World Bank(2004) ) 3. Vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với DLST tại khu vực. Vườn quốc gia Cúc Phương có 3 nhiệm vụ chính. quả của các dự án nghiên cứu khoa học của các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Cúc Phương. 3.3 Các công ty du lịch (hệ thống nhà hàng ,khách sạn). Các

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:30

Hình ảnh liên quan

Địa hình, thuỷ vă n: Vườn quốcgia Cúc Phương nằ mở phía nam dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc.Dải núi đá vôi này với ưu thế là địa hình kiểu karst tự nhiên , hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 Ma - vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với dlst tại khu vực

a.

hình, thuỷ vă n: Vườn quốcgia Cúc Phương nằ mở phía nam dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc.Dải núi đá vôi này với ưu thế là địa hình kiểu karst tự nhiên , hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 Ma Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan