một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường hoa kỳ

38 660 1
một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường hoa kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam nghành dệt may chiếm một tỷ trọng khá lớn, luôn giữ được giá trị kim nghạch xuất khẩu cao hơn cả. Vì thế trong chiến lược phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2010 thì nghành dệt may là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chính phủ xác định rõ nghành công nghiệp dệt may giữ vị trí là nghành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu nghành. Với những lợi thế riêng biệt như: thu hút nhiều lao động, tạo công ăn việc làm, tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao Do đó nghành dệt may Việt Nam hiện nay được xem là nghành mũi nhọn và phát triển khá hiệu quả. Nó là nghành thu hút ngoại tệ góp phần tạo đà cho nền kinh tế cất cánh. Tuy hàng dệt may xuất khẩu nước ta đang bước những bước đi đầu khá vững chắc và đầy triển vọng nhưng so với tiềm năng vốn có và so với vị thế xuất khẩu của các nước trong khu vực thì Việt Nam còn cần phải phấn đấu rất nhiều. Một trong những vấn đề đặt ra đối với nghành dệt may xuất khẩu hiện nay là vấn đề tìm kiếm và pgát triển thị trường. Chúng ta đã và đang xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Đông Âu Nhưng Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới thì chưa khai thác triệt để so với các nước trong khu vực và so với tiềm năng vị thế của nó. Vì thế đề án của em đề xuấtMột số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” trên cơ sở phân tích thời cơ và thách thức trên thị trường này. Nội dung của bài viết gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lí luận. Phần 2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Phần 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. 1 Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót do khả năng của bản thân. Em kính mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Mai Văn Bưu đã tận tình hướng dẫn giúp em thực hiện đề tài. 2 PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Xuất khẩu là gì? Hinh1.1. Xuất khẩu trong một nền kinh tế mở quy mô nhỏ Hình trên chỉ ra đường cung và cầu trong nước đối với một loại hàng hóa điển hình. Đối với một nền kinh tế mở quy mô nhỏ, giá cả trên thị trường thế giới được xác định trước và dất nước có thể mua hoặc bán mọi thứ mà nước đó muốn ở giá đó. Chú ý rằng ngoại thương làm nâng giá các hàng xuất khẩu lên trên mức của tình trạng tự cung, tự cấp. Cũng cần lưu ý rằng sự cân bằng sẽ không có nữa khi mà lượng hàng cầu cân bằng với lượng hàng cung trong nước thay vào đó, giá cân bằng sẽ là giá quốc tế và lượng hàng cung vượt quá hàng cầu ở giá đó sẽ được xuất khẩu. Hàng xuất khẩu của một nền kinh tế mở quy mô nhỏ là sự khác nhau giữa hàng cung và hàng cầu trong nước tính theo giá quốc tế. Các đường D o và S o là đường cầu và cung trong nước đối với một hàng hàng hóa xuất khẩu P Q S o D o D 1 E a E 1 E o E p P w P a 0 q 3 q 4 q a q 5 3 điển hình. Sự cân bằng tự cung tự cấp sẽ là điểm E a khi mà lượng hàng a được sản xuất và tiêu thụ trong nước với giá P a . Nếu có ngoại thương xảy ra ở mức giá P w sự cân bằng tiêu dùng sẽ ở E o , với lượng tiêu dùng q 1 trong nước q 2 –q 1 , sẽ được xuất khẩu. Nếu nhu cầu trong nước chuyển sang D 1 , sự cân bằng tiêu dùng chuyển sang E 1 , với tiêu dùng trong nước q 3 . Với mức sản xuất không đổi trong nước E p , lượng hàng xuất khẩu sẽ tăng lên q 2 - q 3 . 1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế. 1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Công ngiệp hóa đất nước theo những bước đi thich hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc,thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiến tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: - Xuất khẩu hàng hóa; - Đầu tư nước ngoài; - Vay nợ, viện trợ; - Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ; - Xuất khẩu sức lao động Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết điịnh quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Ở Việt Nam, thời kì 1986_1990 nguồn thu về xuất khẩu hàng hóa đảm bảo trên 75% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu; tương tự tgời kỳ 1991_1995 là 66% và 1996_2000 là 50% ( đó là chưa thống kê nguồn vốn thông qua xuất khẩu dich vụ). 4 Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu_ nguồn vốn chủ yếu để trả nợ trở thành hiện thực. 1.2.2 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối vớ sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một là , xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp đặc nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự “ thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp. Hai là , coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trong để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát tư nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác dụng tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở: - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển nghành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm, công nghiệp tạo mẫu Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu, dầu thực vật, chè có thể 5 sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó. - Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của dất nước tạo ra một năng lực sản xuất mới. - Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả , chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường. - Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường. 1.2.3 Xuất khẩu có tác động đến tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt. trước hết sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Quan trọng hơn cả là việc xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi 6 phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao đoongj được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện 1.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề mở rộng xuất khẩu. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước. 1.3 Khái quát về nghành dệt may Với kinh nghiệm của các nước đã phát triển và những nước công nghiệp mới ở Châu Á, nghành dệt may đã và đang dược coi là nggàng mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam từ nay đến năm 2020. Thời kỳ đàu thế kỉ 20, các nước Anh, Ý, Pháp , Đức, Mỹ có nghành dệt may tương đối phát triển. Đến thập kỷ 70, các nước này có xu hướng tiêu thụ tăng nhưng sản xuất giảm, trong lúc đó các nước NICs Châu Á lại phát triển mạnh nghành sản xuất này. Nhưng xu hướng những năm gần đây, sự phát triển xuất ngành dệt may lại đang chuyển sang các nước có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ như Trung Quốc, Malaixia, Việt Nam 1.3.1 Đặc điểm cơ bản của ngành và vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp dệt may là nghành có ý nghĩa trọng tâm trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. dệt maymột phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất khẩu của đát nước, nói một cách chung hơn, là một trong những 7 nỗ lực của Việt Nam để hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế. sự thành công về xuất khẩu trong nghành này thường mở đường cho sự xuất hiện của một chiến lược định hướng xuất khẩu có cơ sở rộng hơn với đặc điểm cơ bản của ngành là thu hút nhiều lao động, chiếm hơn 1/5 lực lượng lao động làm việc trong công nghiệp chế tạo của đát nước. Do đó góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tạo thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động. mặt khác đây là ngành đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu không lớn, ít rủi ro, thời gian thu hồi vốn nhanh và có điều kiện mở rộng thị trường sản xuất của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Nghành công nghiệp dệt may ngaỳ càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vì nó không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người mà còn là nghành giải quyết nhiều việc làm cho lao động xã hội, có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước. Như vật nghành dệt may hiện nay đang chiếm một vị trí khá quan trọng trong đóng góp cho xuất khẩu và nâng cao giá trị sản lượng của toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam. 1.3.2 Ảnh hưởng của ngành trong quá trình tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu. Thực chất của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là đặt sản xuất trong nước trong quan hệ cạnh tranh với thị trường quốc tế nhằm phát huy những lợi thế so sánh, buộc các nhà sản xuất trong nước phải luôn đổi mới công nghệ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Điều này thể hiện rõ ở ngành dệt may Việt Nam: xuất khẩu hàng dệt may đã và đang là ngành xuất khẩu hàng của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21. Với mức tăng trưởng cao và ổn định từ 30% đến 40% suốt hơn chục năm qua xuất khẩu dệt maymột trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 8 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hàng năm đem lại nguồn thu ngoại tệ khá lớn cho đất nước, nghành này còn góp phần tích cực giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động trên mọi miền của đất nước. Điều đó rất có ý nghĩa trong lúc chúng ta đang thiếu vốn thừa lao động. Bảng: Dự kiến cơ cấu hàng hóa đến năm 2010 Tên hàng 2005 2010 Lượng (Nghìn Tấn) Trị giá (Triệu USD) Lượng (Tấn) Trị giá (Triệu tấn) 1. Khoáng sản 2.520 1.750 Tỷ trọng khoáng sản(%) 9,3 3,5 Dầu thô và sản phẩm dầu 11.800 2.400 8.000 1.600 Than đá 4.000 120 5.000 150 Các loại quặng 0 0 2. Nông lâm thủy sản chính 5.845 8.600 Tỷ trọng NLTS chính(%) 21,6 17,2 Lạc nhân 130 75 180 100 Cao su và cao su chế biến 300 250 500 500 Cà phê và cà phê chế biến 700 700 750 850 Chè 78 100 140 200 Gạo 4.500 1.000 4.500 1.200 Rau quả và rau quả chế biến 800 1.600 Thủy sản và thủy sản chế biến 2.500 3.500 Nhân điều 200 400 Hạt tiêu 220 250 3. Hàng chế biến chính 11.500 20.600 Tỷ trọng hàng chế biến chính(%) 42,6 41,2 Thủ công mỹ nghệ 800 1.500 Dệt may 5.000 7.500 Giày dép 4.000 7.000 Thực phẩm chế biến 200 700 Sản phẩm gỗ 600 1.200 Hóa phẩm tiêu dùng 200 600 Sản phẩm nhựa 200 600 9 Sản phẩm cơ khí – điện 300 1.000 Vật liệu xây dựng 200 500 4. Hàng chế biến cao 2.500 7.000 Tỷ trọng hàng chế biến cao (%) 9,3 14,0 Điện tử và linh kiện máy tính 2.000 6.000 Phần mềm 500 1.000 Tổng các mặt hàng trên 22.365 37.950 Tỷ trọng các mặt hàng trên 83 76 5. Hàng khác 4.635 12.050 Tỷ trọng các mặt hàng khác 17 24 Dự kiến tổng kim ngạch 27.000 50.000 Nguồn: Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2005 – 2010 của Bộ Thương Mại Định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa là tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động và kỹ thuật trung bình. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hàng xuất khẩu chế biến chiếm từ 60 – 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. từng bước phát triển các ngành công nghệ cao làm nền tảng cho giai đoạn 2010 – 2020. Phát triển khu vực dịch vụ đặc biệt là những ngành dịch vụ mũi nhọn, xương sống của kinh tế tri thức như công nghệ phần mềm, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải và du lịch. Theo các chuyên gia dự báo vào năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu của cả nước sẽ đạt khoảng 200 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 2003. Để đạt được mục tiêu này, cần nâng tỷ trọng giá trị của nhóm hàng chế biến sâu từ 30% hiện nay lên 70%. Nghĩa là, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 2 thập kỷ tới là những sản phẩm chế biến sâu, có hàm lượng kỹ thuật cao. Tăng hàm lượng xuất khẩu hàng chế biến sâu, gồm sản phẩm dệt – may, giày dép, sản phẩm điện tử sản phẩm cơ khí, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, khí hóa lỏng, xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, sắt thép, sản phẩm hợp kim đặc biệt, vật liệu xây dựng, thực phẩm, dược phẩm Phần lớn được hình thành và phát triển trong giai đoạn 2001 – 2010. Dự báo tỷ trọng nhóm hàng này sẽ tăng lên từ 40% 2002 lên 70% năm 2020. 10 [...]... dệt may nước ta 2.1.2 Đặc điêm nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Hoa Kỳ 2.1.2.1 Quy mô nhập khẩu hàng năm Hoa Kỳthị trường xuất khẩu chính của các nước xuất khẩu sản phẩm dệt may ở Đông Á và là nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng may mặc HÀng năm Mỹ nhập khoảng 60 tỷ USD hàng may mặc và hàng dệt Quy mô nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ ngày càng tăng 2.1.2.2 Các quy định cho hàng dệt may Hoa. .. xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ còn phải tìm hiểu và tuân thủ theo các hạn chế cuả Hoa Kỳ về nhập khẩu hàng dệt may 2.2.2 Đánh giá chung tình hình thực hiện hoạt động xuất hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ 2.2.2.1 Thuận lợi Hoa Kỳ thị trường đầy tiềm năng với sức mua lớn và đa dạng về các sản phẩm dệt may Châu Á là khu vực xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ với tổng giá trị xuất. .. trường nội địa của Việt Nam 26 PHẦN 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ Để xây dựng dình ảnh sản phẩm dệt may Việt nam có “ chất lượng – uy tín trách nhiệm xã hội” và trước tình trạng hạn ngạch bị áp đặt quá khắt khe, chúng ra cần phải đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đảy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ 3.1 Giải pháp đối với doanh... để Việt Nam có thể nhận được hạn nghạch nhập khẩu lớn thì trong từ 1 đến 2 năm đầu kể từ khi Hiệp định có hiệu lực các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam phải nỗ lực tối đa để đưa khối lượng hàng hóa lớn sang thị trường này 2.1.2.3 Chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nói chung và hàng dệt may Việt Nam nói riêng Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đang là vấn đề quan tâm hàng. .. của Việt Nam Nó có vai trò hết sức quan rọng trong nền kinh tế quốc dân vì thu hút được nguồn lao động lớn, tạo công ăn việc làm đồng thời tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao Do vai trò tạo đà cho nền kinh tế cất cánh nên đề tài “ Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ có ý nghĩa thực tiễn rất cao Bởi vì Hoa Kỳthị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt. .. quốc kinh tế số một với sức mua lớn nhất thế giới Hoa Kỳ cũng là nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, hàng năm Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu trên 60 tỷ USD dệ may Hơn nữa Hoa Kỳ lại là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa với nhu cầu may mặc rất đa dạng, ta có thể khai thác đặc diểm này từ thị trường Hoa Kỳ 13 Như vậy Hoa Kỳthị trường tiềm năng lớn cho mọi nhà sản xuấtxuất khẩu dệt may thế giới... Việt Nam Riêng trong 6 tháng đàu năm 2007 kim nghạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,974 triệu USD, tăng 20,7 % so với cùng kỳ năm ngoái Mặc dù kết quả xuất khẩu của nghành dệt may không như mong đợi, bởi sự lo ngại cơ chế giám sát của Hoa Kỳ nhưng sự tăng trưởng trên vẫn được coi là khá bền vững Để ngăn chặn tình huống xấu đối với hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ các... và thách thức đặt ra đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 2.2.3.1 Thời cơ: * Hiệp định thương mai Việt- Mỹ (BTA) kí kết ngày 13/7/2000 được quốc hội hai nước phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 là cơ hội bằng vàng cho nghành dệt may Việt Nam Hiệp định BTA có hiệu lực và thị trường được mở rộng sẽ cho phép dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ được hưởng quy chế tối huệ... chế độ visa xuất khẩu, hàng dệt may cần có visa mới được vào Hoa Kỳ Visa này được dùng để kiểm soát hàng dệt may và sản phẩm từ hàng dệt từ nước ngoài vào Hoa Kỳ Một visa hàng dệt may có thể bao gồm hàng có hạn ngahchj hoặc không có hạn ngạch Hàng dệt có hạn nghạch có thể cần hoặc không cần visa tùy thuộc vào nước xuất xứ Nếu thời gian hạn nghạch chấm dứt mà visa cho hàng dệt cho hàng dệt may được cấp... trên thị trường Hoa kỳ đã trở thành hàng rào cản trở việc thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm qua Vấn đề đặt ra là bất cứ lúc nào các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nhận thức được các cơ hội và thách thức trong việc thâm nhập vào thị trường Hoa K, trên cơ sở đó mà áp dụng các giải pháp mà đưa được nhiều hàng hóa vủa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 2.2.3 Những . 2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Phần 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. 1 Trong. đề xuất “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trên cơ sở phân tích thời cơ và thách thức trên thị trường

Ngày đăng: 19/02/2014, 13:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

    • 1.1 Xuất khẩu là gì?

    • 1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế.

      • 1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước.

      • 1.2.2 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

      • 1.2.3 Xuất khẩu có tác động đến tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.

      • 1.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.

      • 1.3 Khái quát về nghành dệt may

        • 1.3.1 Đặc điểm cơ bản của ngành và vai trò trong nền kinh tế quốc dân.

        • 1.3.2 Ảnh hưởng của ngành trong quá trình tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu.

        • PHẦN 2

        • TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

          • 2.1. Thị trường dệt may Hoa Kỳ.

            • 2.1.1 Đặc điểm thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ

            • 2.1.2 Đặc điêm nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Hoa Kỳ.

              • 2.1.2.1 Quy mô nhập khẩu hàng năm

              • 2.1.2.2 Các quy định cho hàng dệt may.

              • 2.1.2.3 Chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nói chung và hàng dệt may Việt Nam nói riêng.

              • 2.1.2.4 Hiệp định thương mại Việt-Mỹ

              • 2.1.2.5 Đàm phán Hiệp định dệt may Việt- Mỹ.

              • 2.2.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện hoạt động xuất hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ.

                • 2.2.2.1. Thuận lợi.

                • 2.2.2.2 Khó khăn.

                • 2.2.3 Những thời cơ và thách thức đặt ra đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

                  • 2.2.3.1 Thời cơ:

                  • 2.2.3.2 Bên cạnh những thời cơ, nghành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn.

                  • PHẦN 3

                  • CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

                    • 3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp.

                      • 3.1.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan