hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu kinh đô

71 745 3
hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu  kinh đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lời mở đầu Thương hiệu hiện là vấn đề không còn mới mẻ tại Vịêt Nam, hầu hết các doanh nghịêp đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ phát triển nó trong cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay. Tuy nhiên thực tế một số doanh nghiệp đã đầu tư không mấy hiệu quả, làm lãng phí tài nguyên gây nhiều hậu quả nặng nề. Những năm gần đây việc tranh chấp và đánh cắp thương hiệu đang diễn ra trên quy mô toàn cầu với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Các doanh nghiệp trong nước do hạn chế về trình độ cũng như kinh tế nên phải chịu thiệt thòi khi tham gia vào thị trường bên ngoài. Dù ý thức đã thay đổi nhưng sự đầu tư còn chưa được thoả đáng, dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong điều kiện ngày nay, khi mức thu nhập đã ổn định, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao các thị trường kinh doanh ngày càng sôi động, trình độ công nghệ giữa các công ty không mấy chênh lệch. Trước tình hình đó, Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc đã đang nỗ lực hết sức để xây dựng cho mình một thương hiệu dẫn đầu, một thương hiệu mạnh. Với tầm quan trọng của việc xây dựng phát triển thương hiệu tới họat động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời thông qua hoạt động thực tế của Công ty Kinh Đô miền Bắc trong bài viết này tác giả đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu nhằm giúp công ty khắc phục được những khó khăn hiện tại phát huy thế mạnh trong tương lai. Bài viết này được bố cục làm 3 phần như sau: Chương 1: Giới thiệu về công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc Chương 2: Thực trạng vấn đề xây dựng phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc. Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện công tác xây dựng phát triển thương hiệu Kinh Đô Ngô Thị Hải Hà 1 QTKD Tổng hợp 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Để hoàn thành bài viết này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TH.S Nguyễn Thu Thuỷ, sự giúp đỡ của các anh chị phòng Marketing Công ty cổ phần Kinh Đô Mìên Bắc. Sinh viên: Ngô Thị Hải Hà. Ngô Thị Hải Hà 2 QTKD Tổng hợp 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 1: Công Ty Cổ Phần Kinh Đô Miền Bắc 1.1.Tổng quan quá trình ra đời phát triển công ty 1.1.1 Giới thiệu về công ty Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc. Thời gian hoạt động vô hạn. Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ, bánh cao cấp các loại, mua bán lương thực, thực phẩm. Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1 tháng 9 năm 2000, với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ VND. được chia thành 100.000 cổ phần với mệnh giá 100.000 đồng / cổ phần do công ty TNHH Xây dựng chế biến thực phẩm Kinh Đô, các cổ đông sáng lập khác là thể nhân góp. Đến cuối tháng 09/2004, vốn điều lệ của Kinh Đô miền Bắc là 50 tỷ đồng được chia thành 5.000.000 cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng / cổ phần. 1.1.2 Quá trình ra đời phát triển: Sau khi thành lập vào năm 2000 các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm lắp đặt dây chuyền sản xuất, nghiên cứu thị trường xây dựng kênh phân phối, xây dựng đội ngũ nhân sự chủ chốt, tuyển dụng đào tạo lao động đã gấp rút được tiến hành để đưa công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh Đô Miền Bắc chính thức hoạt động kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2001. Năm tài chính 2001 tuy chỉ với 4 tháng hoạt động nhưng công ty đã đạt được sự tăng trưởng khá cao: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu là 9,13% lợi nhuận sau thuế/ doanh thu là 8,88%. Năm tài chính 2002, doanh thu của công ty đã tăng trưởng 182,57% lợi nhuận sau thuế tăng Ngô Thị Hải Hà 3 QTKD Tổng hợp 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trưởng 183,12%. Các tỷ lệ này vẫn rất ổn định trong năm tài chính 2003, tương ứng là 190,5% 124,6%. Những con số này khẳng định chiến lược phát triển đúng đắn hợp thời cơ của hội đồng quản trị ban Giám đốc Công ty, đồng thời khẳng định năng lực hoạt động khả năng sinh lợi của Công ty Kinh Đô Miền Bắc. Môi trường kinh doanh hiện tại kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm hoạt động tới là khả quan. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty: Kinh Đô Miền Bắc được tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp đã được quốc hội thông qua ( khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999). Các hoạt động của công ty tuân thủ luật doanh nghiệp, các luật khác có liên quan điều lệ Công ty. Điều lệ công ty bản sửa đổi đã được đại hội đồng cổ đông Kinh Đô miền Bắc thông qua ngày 23/3/2004 là cơ sở chi phối toàn bộ các hoạt động của công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty như sau: Ngô Thị Hải Hà 4 QTKD Tổng hợp 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sơ đồ công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc Ngô Thị Hải Hà 5 QTKD Tổng hợp 44B TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ Cung Tiêu GIÁM ĐỐC Sản Xuất P.TGĐ Điều Hành P.TGĐ Tài Chính GIÁM ĐỐC Kinh Doanh GIÁM ĐỐC Bakery P. Cung Tiêu P. Kế hoạch P.X (I) P.X (II) P. QC P. RD P. Cơ khí P. Hành Chính P. IT P. Nhân Sự BP Sys tem P. Sales P. Lo gist ic P. Mar ketin g HT. Bak ery P. Tài Chính Kế Toán Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Với cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần bao gồm: • Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của hội đồng Quản trị Ban Kiểm soát. • Hội đồng Quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị công ty giữa hai kỳ đại hội. Các thành viên Hội đồng Quản trị là các cổ đông của công ty, được Đại hội đồng cổ đông bầu, cơ cấu hiện gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm. • Ban kiểm soát Ban kiểm soát do đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm có thể kéo dài thêm 45 ngày để giải quýêt những công việc chưa hoàn thành. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông pháp luật hiện hành về những công việc thực hiện theo quyền nghĩa vụ của mình. • Ban Tổng Giám đốc Ban Tổng Giám đốc của Công ty bao gồm Tổng Giám đốc điều hành và một số Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược kế hoạch đã được Hội đồng Quản trị Đại hội cổ đông thông qua. 1.1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật : Sau một thời gian hoạt động sản phẩm mang nhãn hiệu Kinh Đô được mọi người biết đến liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng Ngô Thị Hải Hà 6 QTKD Tổng hợp 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cao. Gần đây nhất Kinh Đô được bình chọn vào bảng vàng top ten hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2004. - Những lợi thế cạnh tranh nổi bật của Kinh Đô so với các doanh nghiệp khác trong ngành: • Sản phẩm của Kinh Đô đa dạng, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, giá cả hợp lý. • Công nghệ sản xuất của Kinh Đô vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành. • Sản phẩm của Kinh Đô có sự đột phá về chất lượng có sự cải tiến thay đổi mẫu mã thường xuyên với ít nhất trên 40 sản phẩm mới mỗi năm. Một điểm khác biệt của Kinh Đô so với các doanh nghiệp khác là ngoài công nghệ hiện đại, công ty rất chú trọng vào kỹ thuật chế biến sản phẩm, nhất là công nghệ chế biến phụ gia, nhờ đó mà các loại bánh kẹo của công ty có mùi vị hấp dẫn riêng biệt. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh lớn của Kinh Đô, ngay cả với cả các đối thủ cạnh tranh có công nghệ máy móc hiện đại tương đương. Theo điều tra mới nhất công ty đã tăng rất nhanh sản phẩm mang nhãn hiệu Kinh Đô chiếm khoảng 35,28% thị phần bánh kẹo của cả nước, còn đối với công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc chiếm khoảng 1/4 thị trường miền Bắc. Ngoài việc đương đầu với bánh kẹo trong nước thì công ty Kinh Đô còn phải đương dầu với bánh kẹo ngoại nhập, đây chính là đối thủ đáng lo lắng nhất của công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc. Với mẫu mã đẹp sang trọng, chất lượng tốt luôn được người tiêu dùng trong thành phố ưa chuộng. Vì vậy để đuổi kịp vị thế khả năng cạnh tranh của hàng ngoại nhập thì công ty cổ phần Kinh Đô Miền Bắc cần phải nỗ lực rất nhiều. Việc thường xuyên cho ra đời các sản phẩm mới với mẫu mã đa dạng phong phú đẹp mắt sẽ là con đường ngắn nhất mà Kinh Đô cần phải nỗ lực để chiếm lĩnh được thị trường. - Vị thế thị trường các nhóm sản phẩm của Kinh Đô: Ngô Thị Hải Hà 7 QTKD Tổng hợp 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp • Bánh khô ( bánh cookies, crackers, bánh quế, bánh snack.): Các loại bánh khô của công ty cổ phần Kinh Đô chủ yếu được tiêu thụ thông qua hệ thống kênh phân phối rải đều khắp các tỉnh thành trong cả nước với chính sách khuyến mãi, chiết khấu cao. Đối với hoạt động xuất khẩu, Kinh Đô đã xuất sang thị trường của 23 nước, trong đó lớn nhất là thị trường Mỹ. Kinh Đô cũng đã xuất khẩu bánh khô sang Singapore cùng với việc gia nhập AFTA, Kinh Đô đang đứng trước một vận hội lớn để trở thành một trong những nhà sản xuất bánh khô hàng đầu trong khu vực • Bánh mỳ bánh bông lan công nghiệp: Nhìn chung thị trường có nhiều tiềm năng do kinh đô hơn hẳn đối thủ về tiềm lực tài chính. • Bánh trung thu: Là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất bánh trung thu có quy mô công nghiệp lớn của Việt Nam, Kinh Đô cũng là doanh nghiệp chiếm vị trí số 1 trên thị trường này, với doanh thu chiếm từ 75% đến 80% doanh thu toàn thị trường. • Kẹo cứng mềm: Là doanh nghiệp luôn bám sát thị trường thị hiếu của người tiêu dùng luôn có những thay đổi kịp thời trong việc dưa ra sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên trở xuống. • Chocolate: Được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại kẹo Chocolate của Kinh Đô có chất lượng ổn định, mẫu mã đẹp, nhưng thường chỉ nhắm vào đối tượng bình dân lứa tuổi khách hàng dưới 18. Nhắm vào đối tượng khách hàng bình dân, chocolate Kinh Đô cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại khá tốt, cùng phân khúc thị trường từ bình dân tới trung lưu, được nhập từ các nước trong khu vực( Singapore, Malaysia). - Chính sách đối với người lao động : • Chế độ làm việc: Công ty luôn luôn có chế độ làm việc hợp lý với công nhân viên, đảm bảo về thời gian điều kiện làm việc theo luật định. Tuy nhiên khi cần tăng năng suất để đạt được tiến độ kinh doanh phục vụ cho nhu cầu thị Ngô Thị Hải Hà 8 QTKD Tổng hợp 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trường thì đôi khi công nhân cũng phải tăng ca, trong trường hợp đó công ty cũng có ưu đãi, đãi ngộ thoả đáng cho người lao động. Điều kiện làm việc đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm các nguyên tắc an toàn lao động được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Chính sách tuyển dụng với mục tiêu thu hút người lao động có năng lực vào làm việc trong công ty. Đồng thời công ty có chính sách ưu đãi với những nhân viên có thành tích cao trong quá trình công tác. Công ty khá chú ý quan trọng việc đào tạo bồi dưỡng, thường xuyên cử cán bộ công nhân viên đi đào tạo tại các cơ sở trong ngoài nước. Chính sách lương, thưởng, phúc lợi các chính sách hợp với quy định của nhà nước, đồng thời công ty còn đề ra một số nội dung nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động. Ngoài ra công ty còn có chính sách thuởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho những cá nhân tập thể có thành tích,… 1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của công ty trong thời gian qua. 1.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh : Qua bảng số liệu về báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ( xem phụ lục), ta thấy: Thu nhập bình quân đầu người năm 2004 vào khoảng 1,12 triệu VNĐ/tháng. Thanh toán các khoản vay ngắn hạn tại thời điểm T12/2004 là 42,0045tỷ VNĐ. Công ty không có các khoản nợ quá hạn nào luôn đi đầu trong việc thanh toán nợ. Nhìn chung các nhóm mặt hàng của Công ty đang bán rất chạy mang về lợi nhuận khá cao. Doanh thu thuần của Công ty trong 3 quý đầu năm là 186tỷ VNĐ. Thu nhập sau thuế hơn 17tỷ VNĐ, hàng năm Công ty đóng thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước. Mạng lưới các kênh phân phối được mở rộng gấp nhiều lần qua các năm. Khối lượng hàng hoá kinh doanh lên đến hàng chục vạn tấn, cơ sở vật chất trang thiết bị cho sản xuất được nâng cao đầu tư mới. Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt ở Ngô Thị Hải Hà 9 QTKD Tổng hợp 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tất cả các thị trường trong nước được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Thị trường nước ngoài cũng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 5 lần so với khi công ty mới thành lập. Sở dĩ có sự tăng trưởng qua các năm như vậy đódo một số lí do sau: • Năm 2004 tổng giá trị tài sản tăng so với năm 2003 là 73,4% chủ yếu do hàng tồn kho tăng mạnh. Do nhu cầu tết Ất Dậu tăng mạnh so với năm trước nên sản lượng của công ty tăng mạnh, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ hàng tồn kho. Một phần nữa là trong năm 2004 công ty đầu tư lắp đặt hệ thống dây chuyền sản xuất bánh cupcake trị giá hàng triệu USD. • Doanh thu thuần liên tục tăng qua các năm từ 2003 lên 2004 tăng gần 200 tỷ VNĐ tương ứng 190,5% . Góp phần vào sự tăng trưởng này là nhóm bánh mỳ công nghiệp tăng khoảng 22,35% qua các năm, bánh trung thu 12,89% ,và bánh cracker 14,23%. • Chi phí qua số liệu cho thấy tăng: Chi phí tài chính tăng gần gấp 2 lần qua hai năm, chi phí bán hàng tăng gấp 6 lần, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần gấp đôi. Do 2004 công ty tăng cường quảng bá thương hiệu để mở rộng thị phần, đồng thời các chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lương cho nhân viên đều tăng . • Thanh toán các khoản nợ đến hạn: Tổng số dư nợ ngắn hạn của Kinh Đô miền Bắc tại thời điểm 31/12/2003 là 41.759.288.637đồng, trong khi công ty không có bất kỳ khoản nợ quá hạn nào. Số dư nợ ngắn hạn trên được đảm bảo bằng hệ số thanh toán nhanh 0,29 là tương đối an toàn. Kinh Đô Mìên Bắc là đơn vị luôn thanh toán đầy đủ đúng hạn các khoản nợ như đã cam kết với nhà cung cấp bên cho vay. Kinh Đô là một đơn vị kinh doanh nhìn chung có tiềm lực tài chính hơn nữa lại có đội ngũ nhân viên lành nghề đầy nhiệt huyết thị trường rộng lớn, quan trọng là đã tận dụng triệt để uy tín thương hiệu Kinh Đô phát huy sức mạnh tổng thể. Ngô Thị Hải Hà 10 QTKD Tổng hợp 44B [...]... từ thương hiệu của Kinh Đô là một thế mạnh giúp Kinh Đô miền Bắc mở rộng phạm vi hoạt động thuận lợi hơn trong quá trình chinh phục khách hàng Trên thực tế việc xây dựng phát triển thương hiệu của đơn vị này có khó khăn kết quả họ đạt được ra sao ? 2.2 Thực tế xây dựng phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc 2.2.1 Thực trạng xây dựng phát triển thương hiệu tại công. .. vấn đề xây dựng phát triển thương hiệu của công ty Kinh Đô Miền Bắc luôn được ủng hộ từ phía Kinh Đô, về các khoản mục quảng cáo chung như các chương trình tài trợ, ủng hộ Ngoài uy tín, chất lượng bao bì mẫu mã của sản phẩm thì lợi thế có được thương hiệu Kinh Đô là một nhân tố quan trọng cho việc xây dựng phát triển thương hiệu của Kinh Đô Miền Bắc Uy tín thương hiệu Kinh Đô Miền Bắc gây dựng. .. hấp dẫn Để có thể xây dựng thương hiệu phát triển bền vững trong thời gian dài hạn, các doanh nghiệp cần tuân theo một số bước như: xác định cấu trúc nền móng thương hiệu, định vị thương hiệu, xây dựng chiến lược thương hiệu, xây dựng chiến lược truyền thông, đo lường hiệu chỉnh Việc xây dựng cấu trúc nền móng của thương hiệu là việc xác định logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu. .. cho Kinh Đô khi muốn mở rộng thị trường 2.2.1.3 công tác xây dựng phát triển thương hiệu * Thực trạng thiết kế thương hiệu Thiết kế thương hiệu, công việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng thực ra là khá phức tạp bởi một số các yêu cầu như: dễ nhớ, có ý nghĩa, không trùng lặp, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi đáp ứng yêu cầu bảo hộ của nó Quá trình xây dựng thương hiệu là quá trình lựa chọn kết... mua chủ yếu đôi khi không phải là tiêu dùng chính vì vậy tên thương hiệu cần được đặt sao cho khách hàng cảm thấy dễ gần, dễ đọc dễ nhớ Hiện công ty Kinh Đô miền Bắc đang sử dụng cho tất cả các sản phẩm kinh doanh nhãn hiệu Kinh Đô của công ty TNHH xây dựng chế biến thực phẩm Kinh Đô Nhãn hiệu này đã được Kinh Đô đăng kí bảo hộ tại Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá... những thương hiệu sản phẩm mạnh, được đánh giá là một trong mười thương hiệu mạnh nhất Việt Nam 2.1.3 Tình hình xây dựng phát triển thương hiệu của đối thủ cạnh tranh Hiện nay với xu hướng phát triển kinh tế chung, ngành công nghiệp bánh kẹo nói riêng các ngành nghề kinh doanh khác nói chung đang chịu sức ép cạnh tranh khá lớn Theo số liệu phòng Marketing cung cấp về thị phần của Kinh Đô so... định mà công ty nhận được, bao gồm: • Có mối quan hệ chặt chẽ về các mặt hoạt động kinh doanh với Kinh Đô Công ty Cổ phần Kinh Đô Miền Nam • Được sử dụng tất cả các nhãn hiệu hàng hoá do Kinh Đô đã đăng ký cho các sản phẩm tương ứng do Công ty sản xuất, theo cùng một tiêu chuẩn chất lượng • Được hưởng những kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh quý báu từ Kinh Đô ( Tổng công ty TNHH Xây dựng Chế biến... 2.2.1.2 Chiến lược phát triển thương hiệu Để có được thương hiệu mạnh như hiện nay không phải tự nhiên xuất hiện Kinh Đô đã xác lập được vị trí như vậy Nó đòi hỏi tư duy sáng tạo tư duy chiến lược để tạo nên sự nhận biết sự trải nghiệm về thương hiệu đó Trước đây chiến lược chung của toàn bộ Công ty là phát triển các nhóm sản phẩm theo một thương hiệu chung duy nhất Nhưng gần đây, Kinh Đô đã hướng... thực phẩm Đây thực sự là tâm lý mua hàng hiện đại thực tế của khách hàng hiện nay 2.1.4 Mối quan hệ giữa quá trình phát triển thương hiệu tại Kinh Đô Miền Bắc tập đoàn Kinh tế Kinh Đô Là đơn vị kinh doanh với số năm hoạt động rất ít ( khoảng 5 năm ) nhưng với Kinh Đô Miền Bắc khá thuận lợi vì được đăng ký sử dụng nhãn hiệu Kinh Đô ( một thương hiệu sản phẩm có giá trị với số năm tồn tại lên tới... nhóm khách hàng trước mắt của công ty Nhưng không vì thế mà Kinh Đô xếp hàng ngang với họ Về lâu dài, Công ty xây dựng thương hiệu mạnh thì với xu hướng như hiện nay Công ty sẽ là sự lựa chọn số một chứ không phải là bất kì một doanh nghiệp nào khác Chính vì đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu mà toàn thể nhân viên của Kinh Đô luôn có trách nhiệm xây dựng phát triển nó một cách bền vững . đề xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc. Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương. vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu Kinh Đô BaKeRy. 2.1 Một số nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu Kinh Đô. 2.1.1

Ngày đăng: 19/02/2014, 11:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời mở đầu

  • Chương 1: Công Ty Cổ Phần Kinh Đô Miền Bắc

    • 1.1.Tổng quan quá trình ra đời và phát triển công ty

      • 1.1.1 Giới thiệu về công ty

      • 1.1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật :

      • 1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của công ty trong thời gian qua.

        • 1.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh :

        • 1.2.2 Đánh giá các hoạt động khác của doanh nghiệp

        • Chương 2: Thực trạng vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu Kinh Đô BaKeRy.

          • 2.1 Một số nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu Kinh Đô.

            • 2.1.1 Thực trạng thị trường bánh kẹo

              • 2.1.1.1 Cầu thị trường bánh kẹo

              • 2.1.1.2 Cung trên thị trường bánh kẹo

              • 2.1.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng

              • 2.1.3 Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu của đối thủ cạnh tranh

              • 2.1.4 Mối quan hệ giữa quá trình phát triển thương hiệu tại Kinh Đô Miền Bắc và tập đoàn Kinh tế Kinh Đô.

              • 2.2. Thực tế xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc

                • 2.2.1 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần Kinh Đô Miền Bắc

                  • 2.2.1.1 Nhận thức về thương hiệu

                  • 2.2.1.2 Chiến lược phát triển thương hiệu

                  • 2.2.1.3 công tác xây dựng và phát triển thương hiệu

                  • 2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ nhằm xây dựng thương hiệu Kinh Đô Bakery tại thị trường Miền Bắc.

                    • 2.2.2.1. Chính sách sản phẩm

                    • 2.2.2.2. Chính sách giá cả

                    • 2.2.2.3. Chính sách phân phối

                    • 2.3. Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Kinh Đô miền Bắc.

                      • 2.3.1. Một số ưu điểm

                      • 2.3.2. Một số thiếu sót trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu

                      • Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Kinh Đô Bakery

                        • 3.1 Phương hướng mục tiêu của công ty

                        • 3.2 Mục tiêu dài hạn tới 2010 tại Công ty Kinh Đô miền Bắc.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan