nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao

200 11.2K 40
nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Lương NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi sớm hoàn thành luận văn từ PGS.TS. Phùng Quý Nhâm. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy. Trong quá trình học tập chúng tôi cũng nhận được sự chỉ bảo tận tình của các quí thầy cô trong việc giảng dạy và định hướng nghiên cứu đề tài. Một lần nữa chúng tôi xin gửi tới quí thầy cô lời cảm ơn chân thành. Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011 Phạm Thị Lương 3 MỤC LỤC 0TLỜI CẢM ƠN0T 2 0TMỤC LỤC0T 3 0TDẪN NHẬP0T 7 0T1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI0T 7 0T2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU0T 8 0T3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ0T 9 0T4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU0T 28 0T5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN0T 30 0T6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN0T 30 0TCHƯƠNG 1: CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO0T 31 0T1.1.CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ0T 31 0T1.1.1.Chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung0T 31 0T1.1.2.Các yếu tố nhận diện chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự0T 37 0T1.1.2.1. Ngôi trần thuật trong loại hình tác phẩm tự sự0T 37 0T1.1.2.2. Điểm nhìn trần thuật0T 41 0T1.2. CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO0T 45 0T1.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm0T 45 0Tnhìn bên ngoài, điểm nhìn tập trung bên trong và điểm nhìn phức hợp0T 45 0T1.2.1.1.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn bên ngoài 0T 45 4 0T1.2.1.2. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn tập trung bên trong 0T 52 0T1.2.1.3. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn phức hợp 0T 60 0T1.2.2.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến và điểm nhìn đa tuyến 0T 65 0T1.2.2.1.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến 0T 65 0T1.2.2.2.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến 0T 73 0TCHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN GẮN NAM CAO0T 84 0T2.1. KẾT CẤU TRẦN THUẬT0T 84 0T2.1.1. Kết cấu trần thuật trong văn bản tự sự nói chung0T 84 0T2.1.2. Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao0T 86 0T2.1.2.1. Kết cấu tuyến tính trong truyện ngắn Nam Cao0T 87 0T2.1.2.2. Truyện ngắn Nam Cao với kết cấu tâm lý0T 90 0T2.1.2.3. Truyện ngắn Nam Cao với kiểu kết cấu trần thuật đa tuyến, đơn tuyến0T 95 0T2.1.2.4. Truyện ngắn Nam Cao với kết cấu truyện lồng truyện0T 100 0T2.2. CỐT TRUYỆN NGHỆ THUẬT0T 102 0T2.2.1. Lý thuyết về cốt truyện trong loại hình tự sự.0T 102 0T2.2.2. Những đặc sắc về cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao0T 105 0T2.2.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với loại hình cốt truyện sự kiện, hành động.0T 105 0T2.2.2.2. Truyện ngắn Nam Cao với kiểu cốt truyện tâm lý.0T 111 5 0T2.3. TÌNH HUỐNG TRUYỆN0T 116 0T2.3.1. Tình huống truyện trong lý thuyết tự sự học0T 116 0T2.3.2. Tình huống trong truyện ngắn Nam Cao0T 118 0T2.4. CHI TIẾT NGHỆ THUẬT0T 128 0T2.4.1 Chi tiết nghệ thuật trong tự sự học0T 128 0T2.4.2. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao.0T 129 0TCHƯƠNG 3: LỜI VĂN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 0T 135 0T3.1. LỜI VĂN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO0T 135 0T3.1.1. Lời văn trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung0T 135 0T3.1.2. Các dạng lời văn trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao0T 138 0T3.1.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với dạng lời văn trực tiếp0T 138 0T3.1.2.2. Lời văn gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao0T 147 0T3.2. GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO0T 156 0T3.2.1. Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung0T 156 0T3.2.2. Khái quát chung về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao0T 158 0T3.2.3. Sự phức hợp giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao0T 160 0T3.2.3.1. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn tự sự triết lý, suy ngẫm, phẩm bình0T 161 0T3.2.3.2. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn tự sự lạnh lùng, dửng dưng0T 165 0T3.2.3.4. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn giễu nhại, châm biếm, hài hước0T . 169 6 0T3.2.3.4. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn chua chát, ngậm ngùi, chan chứa yêu thương 0T 172 0T3.2.3.4. Truyện ngắn Nam Cao với giọng trữ tình, thiết tha, sôi nổi0T 175 0TKẾT LUẬN0T 182 0TTÀI LIỆU THAM KHẢO0T 187 0TPHỤ LỤC0T 196 7 DẪN NHẬP 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Gần đây vấn đề tự sự học đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu rộng ở rất nhiều bình diện. Từ góc độ lý thuyết về tự sự học, nhiều người nghiên cứu đã vận dụng để tìm hiểu trên các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn,… và người ta thấy rằng khi soi chiếu tác phẩm dưới góc độ tự sự học thì những vấn đề trong tác phẩm được nhìn nhận một cách toàn diện và có cơ sở lý luận vững chắc hơn khi đánh giá nội dung, tư tưởng và giá trị thẩm mỹ của một chỉnh thể tác phẩm văn học. Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc, người “kết thúc vẻ vang cho trào lưu của chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam” (Phong Lê) đã để lại không ít tác phẩm vinh danh cho tên tuổi của nhà văn này. Tác phẩm của Nam Cao đã được rất nhiều người nghiên cứu quan tâm. Có những người nghiên cứu rất tỉ mỉ về quê hương, gia đình, về quan niệm nghệ thuật, về phong cách nghệ thuật, về thi pháp nghệ thuật của tác phẩm Nam Cao mà đặc biệt là những tác phẩm truyện ngắn trước năm 1945. Ở phương diện nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Nam Cao, cũng không phải là chưa có người cày xới tới. Trái lại những tác phẩm của Nam Cao đã từng được cày xới rất nhiều trong đó có phương diện nghệ thuật tự sự. Nhưng những vấn đề được bàn kỹ nhất lại hầu như tập trung vào vấn đề Ngôn ngữ nghệ thuật; Nhân vật; Phương thức trần thuật. Và có nhiều bài nghiên cứu những vấn đề đó khá thành công. Vấn đề về cốt truyện hay giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật cũng đã được những người nghiên cứu trước đó bàn tới. Song còn nhiều vấn đề có thể tiếp cận tác phẩm Nam Cao. Vì thế, chúng tôi cố gắng đi vào nghiên cứu “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao”. Trên tinh thần kế thừa những nhận xét của những người nghiên cứu đi trước về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra những nhận định của mình thông qua luận văn này. 8 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Nam Cao có một khối lượng tác phẩm khá lớn kể từ trước và sau năm 1945. Nhưng những sáng tác truyện ngắn của ông trước năm 1945 là khẳng định được phong cách của nhà văn hơn cả và chiếm một số lượng lớn. Trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên thì có 55 truyện ngắn Nam Cao sáng tác trước năm 1945. Trong Tuyển tập Nam Cao, do Hà Minh Đức sưu tầm tuyển chọn và giới thiệu (NXB Văn học, tái bản, 2002) thì có 41 truyện ngắn. Đó là những truyện ngắn đã được khẳng định rõ những đặc trưng văn phong và giá trị thẩm mỹ của ngòi bút Nam Cao. Bên cạnh việc khảo sát hệ thống truyện ngắn của Nam Cao trước và sau năm 1945, chúng tôi còn khảo sát thêm những truyện ngắn tiêu biểu của những tác giả khác như truyện ngắn của Thạch Lam, của Nguyễn Công Hoan, của Vũ Trọng Phụng…để trên tinh thần đó có cơ sở đối sánh những đặc điểm chung cũng như những đặc điểm riêng về chủ thể, kết cấu, lời văn và giọng điệu của truyện ngắn Nam Cao so với các tác giả hiện thực cùng thời. Cùng với việc khảo sát tác phẩm, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát những công trình khoa học nghiên cứu về tác phẩm Nam Cao để tiếp thu một số thành tựu của các công trình khoa học trước đó. Từ đó tạo đà cho việc triển khai và đề xuất ra những hướng nghiên cứu mới cho đề tài. 2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu khá thành công trên nhiều phương diện từ phong cách nghệ thuật, đến thi pháp của tác phẩm Nam Cao. Một số công trình luận án tiến sĩ, hay những công trình của các nhà nghiên cứu chuyên sâu đã từng bàn đến rất nhiều xoay quanh tác giả, tác phẩm Nam Cao. Với đề tài khoa học này, luận văn tập trung làm sáng rõ hơn những vấn đề cơ bản xoay quanh Chủ thể trần thuật; Kết cấu trần thuật; Lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao. Trong mỗi vấn đề lớn đó người viết cố gắng bóc tách nghiên 9 cứu những khía cạnh nhỏ hơn nhằm làm nổi bật lên mối liên hệ tác động qua lại của chúng với nhau để tạo nên một chỉnh thể tác phẩm truyện ngắn hấp dẫn của Nam Cao. Mặc dù nghiên cứu riêng biệt, cụ thể song cần chỉ ra sợi dây liên kết giữa các yếu tố với nhau để thấy rằng mỗi một tác phẩm nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố nghệ thuật mang lại chứ không phải là “đặc quyền” của bất kỳ một yếu tố nghệ thuật riêng lẻ nào. Cũng vậy, giữa chủ thể trần thuật; Kết cấu trần thuật; Lời văn và giọng điệu trần thuật có một mối liên hệ khăng khít với nhau trong truyện ngắn Nam Cao, cũng như trong bất kỳ một tiểu thuyết hay truyện ngắn nào. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3.1. Khái quát vấn đề lịch sử nghiên cứu Tác phẩm của nhà văn Nam Cao bắt đầu được chú ý kể từ năm 1941 khi Lê Văn Trương viết lời giới thiệu cho tập “Đôi lứa xứng đôi” cho NXB Đời Mới. Nhưng mãi đến những năm thập niên 60 thì tác phẩm của Nam Cao mới được giới nghiên cứu phê bình thực sự quan tâm. Có thể kể Hà Minh Đức là người đầu tiên chấp bút nghiên cứu phê bình về Nam Cao qua công trình Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc xuất bản năm 1961. Mạch nước như được khai thông, kể từ sau Hà Minh Đức có hàng loạt những chuyên luận nghiên cứu về Nam Cao, chưa kể những bài báo, bài viết phê bình lẻ tẻ khác. Những cuốn nổi bật có thể kể Nam Cao đời văn và tác phẩm (Hà Minh Đức, 1977); Nam Cao, phác thảo sự nghiệp và chân dung (Phong Lê, 1997); Nam Cao, người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực (Phong Lê, 2001) Bên cạnh đó hàng loạt các hội thảo về Nam Cao được tổ chức. Có thể kể những cuộc hội thảo khoa học tiêu biểu nhân 40 năm ngày mất của Nam Cao 1951 – 1991 (tháng 11/ 1991) và nhân 80 năm ngày sinh của Nam Cao 1917 – 1997 (tháng 10/ 1997)…Những buổi hội thảo khoa học tôn vinh nhà văn Nam Cao càng chứng tỏ vị trí và vai trò của ông trong làng văn học Việt Nam hiện đại và trong lòng tất cả những người yêu mến tác phẩm của ông. 10 Cho đến ngày nay thì số lượng các công trình, các bài nghiên cứu về tác phẩm Nam Cao quả là không nhỏ, tưởng chừng như mảnh đất màu mỡ có quá nhiều người khai thác thì mảnh đất ấy cũng sớm cạn kiệt phù sa. Nhưng với tác phẩm Nam Cao dù đã có nhiều người nghiên cứu, cày xới nhưng tác phẩm của ông vẫn như một nguồn nước giếng trong khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào, cái ý vị sâu xa. Tác phẩm của Nam Cao được nghiên cứu trên nhiều phương diện với các mức độ đậm nhạt khác nhau, được tiếp cận trên nhiều khuynh hướng: xã hội học, phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật. Đáng chú ý gần đây người ta lại chú ý tiếp cận tác phẩm Nam Cao nhiều ở góc độ thi pháp học. Vấn đề tiếp cận ở góc độ tự sự học cũng ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhất là trong những năm gần đây khi người ta chú trọng nhiều đến chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, đến nghệ thuật tự sự Trên tình thần nghiên cứu những đối tượng mà đề tài khoa học đặt ra, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến nổi bật, tiêu biểu trong những công trình nghiên cứu phê bình quan trọng có liên quan đến đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao trước năm 1945. Ngoài ra, những bài viết nào có giá trị định hướng nội dung đề tài có thể giúp người nghiên cứu triển khai đề tài tốt hơn thì chúng tôi cũng sẽ tiếp thu, vận dụng và viện dẫn trong Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3.2 . Vấn đề Chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao Để có một cái nhìn cụ thể về những bài viết, những công trình nghiên cứu có liên quan chúng tôi phân ra các loại ý kiến, nhận xét trước đó về từng vấn đề 3.2.1. Những nhận xét về ngôi trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao Có thể thấy so với các vấn đề khác thì vấn đề ngôi trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao chưa được nhiều người nghiên cứu chú ý. Qua việc tìm hiểu, khảo sát các tư liệu trước đây mà người viết sưu tầm được nhận thấy vấn đề ngôi kể - ngôi trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao vẫn còn là một vấn đề cần được bàn luận thêm. Người viết đã cố gắng tìm hiểu trong các tài liệu nghiên cứu về tác phẩm Nam Cao, song cũng chỉ tìm thấy rất ít các ý kiến đánh giá về vấn đề còn được xem là khá mới mẻ [...]... thuyết của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn để khai thác những đặc sắc trong truyện ngắn của Nam Cao trên các phương diện về ngôi, điểm nhìn, kết cấu, cốt truyện, tình huống, chi tiết và giọng điệu nghệ thuật 6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN - Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn có ba chương Chương 1: Chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao Chương 2: Kết cấu nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao Chương... truyện ngắn Nam Cao 4.5 Phương pháp so sánh Trong khi nghiên cứu chủ thể trần thuật, kết cấu trần thuật, lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi có đối sánh với những yếu tố nghệ thuật đó trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, của Thạch Lam để nhằm tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt giữa phong cách nghệ thuật của các nhà văn rất tài năng trong 30 thể loại truyện ngắn. .. nhận: o Truyện ngắn Nam Cao thường được kể ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Có khi có sự kết hợp cả hai ngôi trong cùng một truyện 27 o Truyện ngắn Nam Cao xuất hiện nhiều điểm nhìn Điểm nhìn trần thuật cũng biến hóa linh hoạt trong mỗi truyện ngắn Có sự di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật trong cùng một truyện, tạo nên sự hấp dẫn cho truyện ngắn Nam Cao o Đa số các tác giả cho rằng truyện ngắn Nam Cao. .. chưa thực sự làm bật nổi được cái điểm đặc sắc này trong truyện ngắn của Nam Cao về phương diện nghệ thuật tự sự Trần Ngọc Dung với Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945 có đề cập đến vấn đề nghệ thuật trần thuật Song với tác giả truyện ngắn Nam Cao trần thuật chủ yếu theo quan điểm nhân vật” Tác giả lấy một đoạn trong Chí Phèo để minh họa cho quan điểm của mình Dựa... chú ý đến những yếu tố chính làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn Nam Cao như chủ thể trần thuật, cấu trúc trần thuật, lời văn và giọng điệu trần thuật Đồng thời tìm hiểu các sợi dây liên kết, các mối quan hệ biện chứng của các thành phần đó trong một chỉnh thể truyện ngắn của Nam Cao Mặt khác, cần đặt tác phẩm của Nam Cao trong tiến trình phát triển văn học chung của dân... ngắn Nam Cao có kết cấu mở, và thường phân chia truyện kết cấu truyện ngắn Nam Cao theo tiêu chí sự kiện o Khá nhiều nhà nghiên cứu cho rằng truyện ngắn Nam Cao có sự đa dạng về cốt truyện Song cũng có không ít người cho rằng truyện ngắn Nam Cao có hai loại cốt truyện chính: cốt truyện nhiều sự kiện và cốt truyện ít sự kiện o Tình huống trong truyện ngắn Nam Cao cũng được đánh giá là có sự đa dạng, phong... cách bài bản, hệ thống hơn về ngôi kể trong truyện ngắn của Nam Cao 3.2.2 Những nhận xét về điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao Thông thường chủ thể trần thuật được xác định nhờ ngôi trần thuật và điểm nhìn trần thuật Chính vì vậy ngôi kể và điểm nhìn có một mối quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau Vấn đề điểm nhìn trần thuật cũng như vấn đề ngôi trần thuật nhìn chung chưa được quan tâm... thuật trong truyện ngắn Nam Cao Chương 3: Lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao - Phụ lục - Và tài liệu tham khảo 31 CHƯƠNG 1: CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 1.1.CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ 1.1.1.Chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung Tác phẩm văn học là một chỉnh thể tư tưởng nghệ thuật độc đáo Đến với tác phẩm văn học, là người đọc từng bước... huống truyện làm nên nét đặc sắc trong truyện ngắn Nam Cao o Về chi tiết nghệ thuật như đã nói là các nhà nghiên cứu chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này nhiều trong truyện ngắn Nam Cao o Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về ngôn ngữ trong tác phẩm Nam Cao và cho rằng đó là ngôn ngữ mang đậm chất đời thường, mang tính đối thoại, được cá tính hóa cao và là ngôn ngữ đa thanh o Giọng văn trong truyện ngắn Nam. .. những công trình nghiên cứu về vấn đề nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao, hay thi pháp Nam Cao Văn chương có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề chủ thể trần thuật, kết cấu trần thuật, lời văn và giọng điệu trần thuật bằng việc khảo sát một cách toàn diện hệ thống truyện ngắn của Nam Cao trước và sau cách mạng tháng Tám Cùng . điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao0 T 158 0T3.2.3. Sự phức hợp giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao0 T 160 0T3.2.3.1. Truyện ngắn Nam Cao. 0T2.1.2. Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao0 T 86 0T2.1.2.1. Kết cấu tuyến tính trong truyện ngắn Nam Cao0 T 87 0T2.1.2.2. Truyện ngắn Nam Cao với kết

Ngày đăng: 18/02/2014, 22:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRANG BÌA

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DẪN NHẬP

    • 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    • 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    • 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

    • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

    • 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

    • CHƯƠNG 1: CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

      • 1.1.CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ

        • 1.1.1.Chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung

        • 1.1.2.Các yếu tố nhận diện chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự

          • 1.1.2.1. Ngôi trần thuật trong loại hình tác phẩm tự sự

          • 1.1.2.2. Điểm nhìn trần thuật

          • 1.2. CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

            • 1.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm

            • nhìn bên ngoài, điểm nhìn tập trung bên trong và điểm nhìn phức hợp

              • 1.2.1.1.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn bên ngoài

              • 1.2.1.2. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn tập trung bên trong

              • 1.2.1.3. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn phức hợp

              • 1.2.2.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến và điểm nhìn đa tuyến

                • 1.2.2.1.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến

                • 1.2.2.2.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến

                • CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN GẮN NAM CAO

                  • 2.1. KẾT CẤU TRẦN THUẬT

                    • 2.1.1. Kết cấu trần thuật trong văn bản tự sự nói chung

                    • 2.1.2. Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao

                      • 2.1.2.1. Kết cấu tuyến tính trong truyện ngắn Nam Cao

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan