khảo sát thực tế môi trường ở chùa hương mùa lễ hội

36 651 3
khảo sát thực tế môi trường ở chùa hương mùa lễ hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn Kinh tế Du lịch LỜI MỞ ĐẦU Con người luôn luôn thích đi du lịch, được đi chơi đó đây trong một số ngày nghỉ trong năm là một điều thú vị và là hình thức nghỉ ngơi tích cực, có văn hoá. Quan hệ với tự nhiên của con người được thể hiện qua sự tiếp xúc trực tiếp với các cảnh đẹp của tự nhiên, sự tiếp xúc này phải thể hiện rõ sự trân trọng, đối xử có đạo đức. Đứng trước vẻ đẹp do thiên nhiên và con người tạo nên cần phải có quan hệ đối xử mức độ văn hoá cao. Một trong các nhiệm vụ chính của du lịch là dạy cho con người biết yêu mến và kính trọng tự nhiên, hiểu biết các quy luật của tự nhiên, thật sự có ý thức bảo vệ. Vai trò làm chủ tự nhiên luôn luôn làm giàu có thêm cho nền văn minh loài người. Nếu chúng ta can thiệp tích cực vào các quá trình tự nhiên thì cần phải có sự cân nhắc kỹ càng, kết hợp xem xét các quy luật tự nhiên để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Xuất phát từ quan điểm đó, ngành du lịch cần phải trở thành một trong những ngôi trường giáo dục con người, ngôi trường của thẩm mỹ và nhân đạo. Du lịch là một ngành kinh tế sử dụng một phần lớn tài nguyên thiên nhiên, điều đó không có sự thay đổi. Trong một số trường hợp du lịch có thể gây ra sự thay đổi tổng thể tự nhiên, sự biến đổi này phần lớn là sự biến đổi xấu đi. Quần thể chùa Hương là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đã được Bộ VH – TT quy hoạch rộng 18.000 ha, chủ yếu nằm trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Xã gồm 6 thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ Đoàn. Chùa Hương không phải là một ngôi chùa mà là một hệ thống chùa chiền, đền thờ và hang động nằm trong khu vực có những ngọn núi đá vôi và rừng nhiệt đới. Lễ hội Chùa Hương được bắt đầu từ Tết Nguyên đán, kéo dài trong 3 tháng, thu hút 90% lượng khách du lịch đến với Chùa Hương trong cả năm. Những ngày cao điểm, Chùa Hương đón tiếp trên 30.000 khách du lịch. Như vậy, trong một thời gian ngắn, lượng khách du lịch ạt đến với Chùa Hương đã gây một sức ép rất lớn lên môi trường tự nhiên và môi trườnghội tại đây. Bài viết này của em đề cập đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang diễn ra tại chùa Hương mùa lễ hội trong những năm gần đây. Bài viết được chia làm 3 phần chính: I. Lễ hội chùa Hương II. Khảo sát thực tế môi trường chùa Hương mùa lễ hội III. Một số biện pháp khắc phục Phạm Thị Ngọc Hạnh - Lớp Du lịch 47 1 Đề án môn Kinh tế Du lịch NỘI DUNG I. Giới thiệu khái quát về lễ hội chùa Hương. Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trảy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện cùng với thiên nhiên một vùng rừng núi còn in dấu Phật. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Trong ngày lễ khai hội; khách du lịch và các tín đồ rất đông. Ngày hộilễ dâng hương tưởng nhớ vị tướng của vua Hùng do nhà chức trách địa phương đảm nhiệm. Hôm ấy, dân Yến Vĩ tổ chức múa rồng sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Phạm Thị Ngọc Hạnh - Lớp Du lịch 47 2 Đề án môn Kinh tế Du lịch Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì vậy cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Sau lễ mở cửa chùa du khách trẩy hội trên ba tuyến đó đông dần, mà cao điểm nhất là ngày 18 tháng hai âm lịch. Tương truyền là ngày khánh đản Đức Quan Thế Âm, nghĩa là ngày sinh của bà Chúa Ba chùa Hương. Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp… Du khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên một làng quê ven chân núi. Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội. Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Vì vậy mà leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có cảnh có người và có không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với cuộc chơi sông núi của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước Phạm Thị Ngọc Hạnh - Lớp Du lịch 47 3 Đề án môn Kinh tế Du lịch thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người. Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách. Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền. Nếu chỉ là cảnh đẹp không thôi, thiếu bàn tay con người tạo dựng và biết tới thì ý nghĩa của cảnh đẹp ấy cũng có phần hạn chế. Tìm ra động Hương Tích, dựng thảo am Thiên Trù là do ba vị hòa thượng, thời vua Thánh Tông (1442-1497) kế tiếp gây dựng. Sau đó vào nửa cuối thế kỷ XVII thời Trung Hưng, hòa thượng Trần Đạo Viên Quang Chân nhân đã chấn hưng cõi Phật Hương Sơn. Cho đến đầu thế kỷ XX, toàn khu thắng cảnh Hương Sơn đã mọc dậy trên một trăm nóc chùa, trong đó có những ngôi chùa được xây dựng có qui mô lớn, nghệ thuật tinh xảo, như chùa Tam Bảo, đến nhà tổ Thiên Trù thành tòa điện Phật tráng lệ. Kể từ đó tới nay, công việc kiến tạo chùa có lúc hưng, lúc thịnh nhưng chùa Hương không bị lãng quên trong tâm trí nhân dân. Điều này phản ánh vai trò của đạo Phật trong việc gây dựng, phát triển Hương Sơn thành một đại kỳ quan của đất nước Nguồn tư liệu thứ hai đáng chú ý là Phật thoại. Theo cuốn Nam Hải Quán Thế Âm - một truyện nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX thì chùa Hương là nơi lưu dấu tu hành của công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang Vương nước Hưng Lâm. Dân gian quen gọi công chúa Diệu Thiện là Bà Chúa Ba. Bà tu hành chín năm động Hương Tích đắc đạo trở thành Đức Quán Thế Âm bồ tát, sau trở về diệt trừ cái ác, đáp hiếu cha mẹ, phổ độ chúng sinh. Phật thoại truyền miệng còn phong phú hơn. Các cụ bô lão làng Phú Yên (làng quản lý tuyến Tuyết Sơn) thì kể: Khi mãnh hổ cõng Bà Chúa Ba đến núi Hương Sơn, ban đầu bà tu hành chùa Hỏa Quang, nay là nền đình làng Phú Yên, sau đó bà lên núi để tĩnh tâm, tu hành động Tuyết Sơn. ít lâu sau, bà ngược hướng Bắc tu động Hương Tích. Phật thoại do các cụ làng Yến Vĩ kể cho biết: khi Ngọc Hoàng sai thần linh hóa hổ đến cứu bà Diệu Thiện (vì quyết chí tu hành, không tuân theo lời cha, nên bị vua cha sai lính giết), mãnh hổ cõng bà vào núi Hương Sơn. Chỗ bà xuống đầu tiên là hang Thánh Mẫu, còn gọi là am Phật Tích, tương truyền trong hang còn dấu một bàn chân bà in trên đá. Am Phật Tích (dấu tích nhà Phật) có tên từ đó. đấy bà sang một vũng nước Phạm Thị Ngọc Hạnh - Lớp Du lịch 47 4 Đề án môn Kinh tế Du lịch trong hang bên cạnh tắm gội rửa nỗi oan ức bụi trần. Chỗ đó sau thành chùa Giải Oan, có giếng Giải Oan (gọi là Thiên Nhiên Thanh Trì). Trước cửa hang có dòng suối gọi là suối Giải Oan. Người xưa quan niệm ai oan ức điều gì, thành kính đến nơi đây lễ Phật, uống nước giếng Giải Oan coi như đã giải được nỗi uẩn khúc trong lòng. Vậy là trong tâm thức của nhân dân đều cho rằng bà Chúa Ba đã tu hành đắc đạo núi rừng Hương Sơn. Câu chuyện về bà Chúa Ba là câu chuyện nhà Phật sáng tác dựa trên các kinh điển đạo Phật. Nam Hải Quán Thế Âm bồ tát là biểu tượng đẹp đẽ của sự chân tu giữ đạo cứu đời, trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cảm thông sâu sắc nỗi bất hạnh của con người và dân chúng. Nguồn Phật thoại trên được dân gian hóa đậm đà màu sắc địa phương nên có nhiều chi tiết sinh động, cụ thể hóa về sự nghiệp tu hành của bà Chúa Ba. Việc lưu truyền Phật thoại về bà chúa Ba và hang Phật Tích nơi thờ Tam Phủ đã khẳng định sự thắng thua của đạo Phật đất Hương Sơn. đó, Phật hiện thân trong tín ngưỡng thờ đá mà người dâm quen gọi là bụt mọc. Sức mạnh huyền diệu của Phật pháp đồng nhất với linh hồn thiêng liêng trong những cây đá, nhũ đá sẽ truyền cho các tín đồ niềm tin, tăng thêm sức mạnh cho mỗi người. Người xưa đã để lại tượng bà Nam Hải Quán Thế Âm bồ tát hiện đặt trên bệ thờ Phật động Hương Tích. Theo bài ký: "Linh quang vô cực linh nghiêm bảo tượng ký" khắc đá động Hương Tích thì từ trước động đã có một tòa tượng Phật bằng đồng, đến năm Bính Ngọ gặp nạn binh hỏa, các khí vật bằng đồng đây đều mất. Tới năm Quí Sửu (1793) đầu niên hiệu Cảnh Thịnh triều Tây Sơn dân chúng mộ Phật thành Thăng Long đã quyên góp tiền của tạc tượng Quan Âm bằng đá và kính cẩn rước vào động. Văn bia viết vào năm Gia Long thứ năm (1806). Đây là pho tượng khá đẹp, nét chạm rắn rỏi mà thanh thoát. Hình tượng Phật Bà gần gũi với người lao động. Bà ngồi Phạm Thị Ngọc Hạnh - Lớp Du lịch 47 5 Đề án môn Kinh tế Du lịch ở tư thế một chân co, một chân buông, tay cầm viên ngọc minh châu, mắt khép hờ, gương mặt đôn hậu như đang thiền định. Ngoài ra, tuyến Hương Tích còn có năm pho tượng bằng đá trắng đặt trong động chùa Tiên. Theo văn bia núi Tiên thì tượng được làm vào năm Đinh Mùi (1907), thể hiện cảnh xum vầy của gia đình bà chúa Ba sau bao năm gian nan, đau khổ. Bà chúa Ba ngồi giữa; phía sau là bố, mẹ; phía trước là hai chị. Chị cả Diệu Thanh cưỡi con sư tử xanh, chị hai Diệu Âm cưỡi con voi trắng. Dựa vào Phật thoại bà chúa Ba, những người thợ Kiện Khê (Hà Nam) đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật trên. Do vậy, đến với Hương Sơn là cuộc hành hương vào nơi tu hành của bà chúa Ba. Vào Hương Sơn là vào cõi Phật nên phải xử sự theo cách ứng xử của các tín đồ đạo Phật. Người đi kẻ lại, gặp nhau chào hỏi, câu cửa miệng là Nam Mô A di đà Phật. Trong cách nói dân gian, người ta bảo đi chùa Hương, ít ai nói đi du lịch Hương Sơn. Đạo Phật đã ngấm vào lòng người, khẳng định vị trí Hương Sơn mà hệ quả là được triển khai trong một không gian ba tuyến, với hệ thống chùa chiền, tượng đài có nhà sư trụ trì, làm công việc truyền đạo và hành lễ, dẫn tới các sinh hoạt cũng mang đậm phong cách nhà Phật. Người Việt phần nhiều theo đạo Phật thì việc hàng năm đông người đi hội cũng là điều dễ hiểu, tạo nên sắc thái một mùa hội chùa (hội tôn giáo) đất Hương Sơn. Văn hóa dân gian thể hiện những nội dung dân tộc. Tư tưởng của một tộc người có thể tìm thấy qua nền văn hóa đó.Nếu như một làng Việt, tam giáo Nho, Phật, Đạo đồng hành phát triển thì Hương Sơn, đạo Nho biểu hiện tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến mà cốt lõi là tam cương, ngũ thường không tìm được chỗ đứng. Đất hội Hương Sơn không dễ gì chấp nhận tính gia trưởng, trọng nam khinh nữ, sự phân chia đẳng cấp của Nho giáo, nên vắng bặt văn chỉ thờ Khổng Tử. Đạo giáo ngoại lai mà biểu hiện của nó là thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân cũng không được chuộng như một số nơi khác. Như bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đã cảm tác "Người quen cõi Phật chen chân xọc, Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm", bởi có cảnh, có người có không khí hội nên ai cũng thích thú cuộc chơi núi của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đỉnh của cái đẹp (nơi ấy là hang động). Và, sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này.Và chốn bồng lai tiên cảnh này, con người lại thể hiện khát vọng rất thực của cuộc đời, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, ước mong cuộc sống đầy đủ. Nhà nông cầu mong mình làm ruộng gạo vun lên thành đụn gạo trắng như ngọc, người buôn bán mong sao có lẽ, có lời, tiền của như cây vàng, cây bạc. Ai muốn con trai thì xoa đầu núi cậu, ai ước con gái thì xoa đầu núi cô. Còn người bệnh thì tin rằng những giọt nước rớt tí tách từ bầu sữa tiên (vú mẹ) sẽ trợ thêm sức mạnh cho Phạm Thị Ngọc Hạnh - Lớp Du lịch 47 6 Đề án môn Kinh tế Du lịch người mau khỏe… Đó thực là những tín ngưỡng của người lao động. Nơi đây không có chỗ cho những ai cầu vinh hoa danh vọng, chức tước, quyền hành. Hương Sơn là đất Phật. Phần nhiều người đi chiêm ngưỡng thiên nhiên và lễ Phật thường ưa phong thái tĩnh nên những gì thái quá đều bất cập. Vì thế, hội chùa nhộn nhịp mà không náo nhiệt. Thông thường các tín đồ đạo Phật vào chùa Hương đi thành đoàn. Sau lễ Phật, các vãi thường một nơi và nhóm dậy hình thức sinh hoạt vui là hát chèo đò. Hát chèo đò được thực hiện bất cứ chỗ nào, đông vui hơn cả là sân chùa, sân nhà tổ. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác như chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật gọi là kể hạnh. Các vãi già nghe hát, chắp tay thành kính và xướng lại lời con hát như thể thức hát - hò. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ. Khi ấy, những đoàn tín đồ theo tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ đến lễ các Thánh Mẫu các đền, điện thờ, như điện trước chùa Giải Oan, điện Cô gần động Tuyết Sơn, đền Mắc Võng thờ bà Chúa Thượng Ngàn những nơi này thường có hầu bóng kèm theo múa. Rồi hát văn. Thầy cung văn hát có trống chầu, bộ nhạc cụ đàn, sáo, nhị, hồ dân tộc phụ trợ. Lời hát văn nhiều chỗ khó hiểu nhưng nhịp điệu hát lại luyến láy, gợi cảm, ăn nhập với nhạc cụ dân tộc. Tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ và các lễ thức kèm theo là một vấn đề lý thú đang được giới nghiên cứu văn hóa dân gian quan tâm luận giải. II. Khảo sát thực tế môi trường chùa Hương mùa lễ hội. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú Phạm Thị Ngọc Hạnh - Lớp Du lịch 47 7 Đề án môn Kinh tế Du lịch Môi trườnghội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trườnghội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thxuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Môi trường có các chức năng cơ bản sau: - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. - Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. 1.Tác động của môi trường đến du lịch Quần thể Hương Sơn được coi là một đại kỳ quan của đất nước. Tổng thể thắng cảnh chùa Hương là biểu hiện của sự hòa hợp tự nhiên giữa tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Tuy du khách đến chùa Hương có nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích tích cực nhất là đến chùa Hương đồng nghĩa đến với cái đẹp. Điều đó đã phản ánh sự khao khát của con ngưòi hướng tới cái đẹp để tự hoàn thiện bản thân mình. Yếu tố này tạo nên sắc thái văn hóa du lịch của chùa Hương. Trước hết phải ghi nhận chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng. Tạo hóa khéo bày đặt vùng này những dãy núi đá gồ ghề bên cạnh sự mềm mại của các dòng suối. Màu sắc xám đanh, già dặn, dãi dầu của đá trơ ra bên màu xanh non tơ của cây lá. Quần thể núi non tạo ra những dáng hình kỳ thú. Dáng núi tựa hai con rồng đá tranh hòn Ngọc ốc cánh đồng Đục Khê. Núi nổi trên cánh Phạm Thị Ngọc Hạnh - Lớp Du lịch 47 8 Đề án môn Kinh tế Du lịch đồng nước gần đền Trình tạo thành hình bốn con vật (rồng, sư tử, rùa, phượng) linh thiêng trong tâm thức người Việt. Lại có núi ông Sư và Vãi, núi Mâm Xôi, núi Con Gà. Tuyến Tuyết Sơn có dãy núi như chiếc thuyền rồng, như đầu sư tử. Sự hấp dẫn của Hương Sơn không chỉ bề ngoài, mà còn bên trong. Đó là vẻ đẹp sâu lắng, giàu triết lý dân gian của các hang động. Du khách đến chùa Hương có cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời, cảnh bụt, khoái cảm nhìn sông ngắm núi như thấy một góc của non sông đất nước vừa thơ, vừa thực thu gọn trong tầm mắt và cũng ảo huyền như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Sau đấy là thú vui trèo núi, thật dân dã trong tay cây gậy lụi, cứ theo con đường núi lấm tấm hoa dại, lây lan thơm gợi mùi hoài cổ, lạ lẫm một dáng cây, thoảng nghe tiếng chim rừng, uống một bát chè lão mai, ăn một quả mơ đặc sản của Hương Sơn, thật như ngỡ mình đang thoát thực để tận hưởng đến viên mãn cái đẹp của thiên nhiên đất nước, để thêm yêu cuộc đời. Hang động Hương Sơn là yếu tố cấu thành quan trọng để quần thể Hương Sơn trở thành danh thắng nổi tiếng. Đây là một hình thức bắt nguồn từ thời kỳ tối cổ của loài người, dần dần hình thức này hội nhập với tôn giáo thích ứng để biến thành một miền thánh địa. Hiện nay cả người Kinh và người miền núi cũng còn sử dụng nhiều hang làm chùa - như nhiều chùa Mường, rồi chùa Bà Đen (Tây Ninh), chùa Non Nước (Đà Nẵng) Cả ba tuyến du lịch (Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn) đều khai thác các vị trí động đá để thu hút khách. Ven suối có hang Sơn Thủy Hữu Tình, hang Long Vân, hang Cá. Trên núi có hang Hồng Sơn, hang Sũng Sàm, hang Trú Quân, có động Tiên, động Tuyết Sơn, động Hương Tích. Hương Sơn thường chùa đi liền với hang, hay gọi đúng tên là chùa hang (chùa trong hang) như chùa Tuyết Sơn, chùa Cá, chùa Cây Khế, chùa Hinh Bồng, chùa Tiên, chùa Giải Oan Trong tất cả các hang động, nổi bật hơn cả là động Hương Tích và động Tuyết Sơn. Chù a Hinh Bồng Chùa Giải Oan Phạm Thị Ngọc Hạnh - Lớp Du lịch 47 9 Đề án môn Kinh tế Du lịch Động Hương Tích Động Hương Tích đã to lại rộng. Người xưa coi động Hương Tích là miệng con rồng. Theo quan niệm dân gian, đã đi chùa Hươngchưa tới động Hương Tích coi như chưa tới chùa Hương. Du khách đến Hương Tích lặng người chiêm ngưỡng những nhũ đá - những tác phẩm tuyệt mỹ mà tạo hóa phải thầm lặng hàng triệu năm bồi hoàn mới thành khối, thành hình lạ lùng đến thế. Bởi vậy vào năm Canh Dần (1770) Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, người có tài văn chương tuần thú qua vùng Hương Sơn, đề thơ động chùa Tiên, sau lên thăm động Hương Tích đã đặt bút cho khắc năm chữ: "Nam thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất trời Nam). Điều đó, chứng tỏ không phải ngày hôm nay mà cách đây hơn hai thế kỷ non nước Hương Sơn đã nổi tiếng. Sau động Hương Tích là động Tuyết Sơn. Động này Phan Huy Chú đã từng giới thiệu trong sách Lịch triều hiến chương loại chí: "Tuyết Sơn huyện Hoài An, có nhiều lớp núi cao, trong núi có động rất đẹp. Trong động có nhũ đá nhủ xuống, trùng trập hiện ra, coi như vảy rồng. Trên ngọn núi có tượng phật bằng đá, lại có những cây thông mọc từng hàng, coi như một dãy tán. Cảnh trí xanh tốt, âm u". Chỗ nhũ đá như rồng được đặt tên là động Ngọc Long. Chúa Trịnh Sâm đã thăm thú nơi này, cảm tác hai bài thơ (một Hán, một Nôm) tạc đề cửa động. Chùa Tuyết được xác lập vào năm Giáp Tuất (1694) do bà Quận phu nhân Hoàng Ngọc Hương bỏ tiền ra tu chỉnh. Bia Chính Hòa năm 24 (1703) chùa Tuyết có ghi về việc này Không phải ngẫu nhiên các bậc tao nhân mặc khách của nhiều thời đã tìm đến Hương Sơn và để lại nhiều bài thơ hay, lắng sâu trong trái tim bạn đọc, sống mãi với thời gian, góp tiếng nói đưa Hương Sơn trở thành danh thắng không của một vùng mà của cả nước. Cũng không phải ngẫu nhiên, ca dao - tâm tư tình cảm của người lao động Phạm Thị Ngọc Hạnh - Lớp Du lịch 47 10 [...]... cả đã hủy hoại môi trường sinh thái nơi lễ hội + Những vấn đề từ môi trường nhân văn Môi trườnghội nhân văn là một khái niệm rộng lớn, bao gồm thể chế, pháp luật, các quy ước xã hội, nền văn hóa từ truyền thống đến hiện đại Môi trườnghội và nhân văn du lịch bao gồm tất cả các mối quan hệ xã hội giữa tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp du lịch; một góc độ nào đấy, môi trườnghội nhân văn đóng... trẩy hội, lễ chùa cầu phúc, lộc Tuy nhiên, do sự thiếu ý thức của những người dự lễ hội, hầu hết các lễ hội đều xảy ra tình trạng rác thải tràn lan, tệ nạn cờ bạc vẫn còn nhức nhối, an toàn thực phẩm trở thành nỗi lo chung… Một trong những điều phiền hà nhất cho BTC các lễ hội là rác thải: Hầu hết các lễ hội đều ghi nhận được rằng, rác thải đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường Lễ hội. .. thuyền 3 Thực tế môi trườngchùa Hương mùa lễ hội a/ Những kết quả đã đạt được Hàng năm, lượng khách hành hương đổ về các khu di tích, lễ hội, danh lam thắng cảnh tăng cao Như vậy, khâu tổ chức và quản lý, đặc biệt là công tác lo bảo đảm an ninh, trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan cho các khu di tích, thắng cảnh càng đè nặng lên vai các ban quản lý, ban tổ chức lễ hội tại nhiều... kinh tế Hương Sơn sẽ có những bước tăng trưởng cao Với quyết tâm tổ chức và phục vụ tốt lễ hội chùa Hương, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho du khách, mong muốn của huyện là được các cơ quan thông tấn báo chí quan tâm tuyên truyền về các quy chế của lễ hội và Luật Di sản để mọi du khách khi về du ngoạn tại chùa Hương kết hợp với chính quyền, giúp cho Ban tổ chức lễ hội làm tốt công tác quản lý, để chùa. .. đất Phật ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường lễ hội + Những vấn đề từ môi trường tự nhiên Có thể hiểu cảnh quan môi trường là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình, được tạo ra dưới tác động của tất cả những thành phần môi trường tự nhiên và những hoạt động của con người, đem lại những hiệu quả nhất định về mặt thẩm mỹ Trong mối quan hệ với các thành phần môi trường khác, cảnh quan môi trường mang tính... dân khu vực cũng đã được các ngành phối hợp với địa phương tổ chức tốt Phương án bảo vệ An ninh chính trị, an toàn xã hội Lễ hội Chùa Hương cũng đã được Sở Công an phê duyệt… Mùa lễ hội Chùa Hương năm 2007 có nhiều thay đổi sau những đợt trùng tu của khu di tích: Con đường từ nhà Bia tới cổng Nam Thiên Môn đã được hoàn thiện rất đẹp Nhiều động, chùa trong cả quần thể được trùng tu, cải tạo Các lòng... hàng đầu Bởi tăng giá vé thắng cảnh, phí đò song chất lượng tổ chức, quản lý không tốt hơn, thì thành công của lễ hội dài nhất nước luôn tiếp đón khoảng 1 triệu du khách hành hương mỗi năm, sẽ khó trọn vẹn Mùa lễ hội chùa Hương 2008 đã ghi nhận những nét mới từ công tác tổ chức của BTC lễ hội chùa Hương như: quy hoạch lại các điểm dịch vụ, hàng quán và đầu tư kinh phí để phục vụ sửa chữa cơ sở hạ tầng... vệ, giữ gìn cảnh quan di tích môi trường lễ hội Có biện pháp chế tài mạnh để xử lý những tệ nạn xã hội xảy ra tại các lễ hội nh ư: móc túi cướp giật, vứt rác, đi vệ sinh không đúng nơi quy định Các địa phương cần đặt thêm nhiều hơn các thùng rác tập trung, thùng rác nhỏ tại các vị trí dễ thấy, thuận tiện để du khách hành hương không vứt rác bứa bãi Trong mùa lễ hội chùa Hương năm nay, Ban Tổ chức đã... khang thịnh vượng cho nhà nhà, người người Tới chùa Hương, du khách được vãn cảnh chùa, được tham quan những hang động, những thắng cảnh, tạm quên đi bao lo toan để tâm hồn được thanh thản nơi cõi phật So với mùa lễ hội năm 2007, mùa lễ hội năm 2008 được chuẩn bị kỹ lưỡng và ngay từ tháng 10-2007, UBND huyện Mỹ Đức đã thành lập xong Ban Chỉ đạo, BTC lễ hội chùa Hương năm 2008 với đầy đủ các tiểu ban, trong... Kinh tế Du lịch môi trường cần được coi là một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo vệ môi trường du lịch Khi diễn ra lễ hội không gian di tích trở nên chật chội, vì số người đột ngột đến tham dự và trảy hội Không gian di tích được hình thành từ lâu đời khi mà cư dân thời đó chắc chắn sẽ ít hơn nhiều lần thời hiện tại Người xưa trảy hội thường là đi bộ Thời hiện đại người ta đến với lễ hội . tại chùa Hương mùa lễ hội trong những năm gần đây. Bài viết được chia làm 3 phần chính: I. Lễ hội chùa Hương II. Khảo sát thực tế môi trường ở chùa Hương. thuyền 3. Thực tế môi trường ở chùa Hương mùa lễ hội. a/ Những kết quả đã đạt được. Hàng năm, lượng khách hành hương đổ về các khu di tích, lễ hội, danh

Ngày đăng: 18/02/2014, 15:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan