Tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ppt

33 1.7K 2
Tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

http://diendankienthuc.net Học Tập Suốt Đời ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHÍ HẬU I. CÂU HỎI Câu 1. Chứng minh tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện qua nền nhiệt độ cao. Câu 2. Chứng minh rằng khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Câu 3. Chứng minh rằng khí hậu có lượng mưa ẩm cao. Câu 4. Chứng minh rằng khí hậu phân hóa đa dạng. Câu 5. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa? Hãy nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên của nước ta. Câu 6. Phân tích những thuận lợi khó khăn của khí hậu đối với sự phát triển KT-XH của nước ta. II. GIẢI ĐÁP Câu 1. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện qua nền nhiệt độ cao: Tính chất nhiệt đới của khí hậu được qui định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm, nước ta nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn do trong năm mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời qua thiên đỉnh hai lần. Trên toàn quốc, tổng xạ nói chung đều vượt 130 kcal/cm 2 /năm. Cân bằng bức xạ vượt trên 75 kcal/ cm 2 /năm. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Tổng nhiệt độ trong năm đạt 8000 - 9000 0 C, nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 27 0 C, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 – 3000 giờ. Bảng: Nhiệt độ trung bình năm tổng nhiệt độ năm tại một số địa phương Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm Tổng nhiệt độ năm Lạng Sơn Hà Nội Vinh Huế Quy Nhơn TP. Hồ Chí Minh 21 0 6C 23 0 4C 23 0 9C 25 0 1C 26 0 4C 26 0 9C 7881 0 C 8555 0 C 8747 0 C 9161 0 C 9636 0 C 9818 0 C Lưu ý: - Tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới: http://diendankienthuc.net Học Tập Suốt Đời + Nhiệt độ trung bình năm: > 21 0 C + Cân bằng bức xạ: > 75 kcal/ cm 2 /năm + Tổng nhiệt độ năm: 7500 – 9500 0 C - Tiêu chuẩn khí hậu xích đạo: + Tổng nhiệt độ năm: > 9500 0 C + Cân bằng bức xạ R = (Q + q).(1 – A) – E Trong đó: Q: Bức xạ trực tiếp, q: Bức xạ khuếch tán A: Anbêđô của mặt đất, E: Bức xạ hữu hiệu của mặt đất Như vậy, từ Quy Nhơn trở vào, xét về tổng nhiệt độ năm đã đạt tiêu chuẩn khí hậu xích đạo. Câu 2. Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Lãnh thổ Việt Nam nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á, là nơi giao nhau của các khối khí hoạt động theo mùa tín phong. Loại gió thường xuyên phát sinh từ khối khí cao áp cận chí tuyến, thì ở Việt Nam tín phong không còn được biểu hiện rõ mà bị lấn át bởi các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông gió mùa mùa hạ. Tín phong vào Việt Nam xuất phát từ trung tâm áp cao cận chí tuyến Tây Thái Bình Dương (Tm) hoạt động quanh năm ở nước ta, song chỉ mạnh lên vào các thời kì chuyển tiếp xuân thu. - Gió mùa mùa đông Về mùa đông, nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc. Trung tâm khối khí ở 50 0 vĩ B, rất lạnh khô, nhiệt độ trung bình xuống tới - 15 0 C đến -40 0 C, áp suât rất mạnh khoảng 1040 mb – 1060 mb . Khối khí lạnh ở vĩ độ ôn đới này luôn luôn được nuôi dưỡng bởi khối khí cực đới nên nó còn được gọi là khối khí cực đới. Khối khí cực đới lục địa biến tính (NPc) này vào Việt Nam theo hai đường: + Nửa đầu giữa mùa đông vào các tháng 11, 12, 1, khối khí di chuyển qua lục địa Trung Hoa rộng lớn (NPc đất), tuy có bớt lạnh khô nhưng vẫn mang lại cho mùa đông miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô. Mỗi khi khối khí này tràn về, nhiệt độ hạ thấp vài độ. + Nửa sau mùa đông vào các tháng 2 – 3, khối khí này di chuyển về phía Đông qua biển Nhật Bản biển Hoàng Hải (NPc biển) vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm. Vào cuối mùa, thời tiết ấm ẩm hơn. Lượng ẩm cao mang lại mưa phùn mùa đông cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc. Gió mùa đông bắc vào nước ta không kéo dài liên tục mà chỉ từng đợt bởi tầng khí áp của http://diendankienthuc.net Học Tập Suốt Đời trung tâm không dày (chỉ từ 1500 -2000m) không ổn định. Khối khí NPc hoạt động ở Việt Nam chỉ mạnh vào mùa đông ở miền Bắc, hình thành ở miền Bắc nước ta một mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh với những ngày nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô nửa sau mùa đông là những ngày lạnh ẩm. Khi di chuyển xuống phía Nam, khối khí này suy yếu dần dường như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng, vĩ tuyến 16 0 B trở vào, tín phong nửa cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc trở nên ưu thế làm thành “gió mùa mùa đông” ở miền không có mùa đông do không bị khối khí cực đới tràn về. - Gió mùa mùa hạ Vào mùa hạ có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam. Đầu mùa, từ tháng 4 – 5, trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma khơi sauu, trung bình chỉ dưới 1000 mb hút gió từ Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan (khối khí nhiệt đới vịnh Bengan – TBg). Khối khí này có nguồn gốc biển nóng ẩm nên thường gây ra đông nhiệt mạnh. Vào đầu mùa hạ, trong các tháng 5,6 khối khí TBg di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp gây mưa lớn cho đồng bằng ven biển Nam Bộ Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn khối khí trở nên nóng khô (gió phơn Tây Nam – còn gọi là gió Lào) tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ phần nam của khu vực Tây Bắc. Đôi ki áp thấp Bắc Bộ sụt sâu tạo nên sức hút mạnh làm xuất hiện gió tây khô nóng tại đồng bằng Bắc Bộ. Thời tiết gió này mang lại rất nóng khô, nhiệt độ lên tới 37 0 C độ ẩm xuống dưới 50%. Bắt đầu từ giữa mùa hạ vào tháng 6, áp cao cận chí tuyến nửa bán cầu Nam mạnh lên. Khối khí này xuất phát từ áp cao này di chuyển theo hướng đông nam, khi vượt qua xích đạo chuyển hướng tây nam (do lực Côriôlit) vào Việt Nam. Khối khí xích đạo (Em) có tầng ẩm rất dày tạo nên dòng thăng lớn trên đường hội tụ nội chí tuyến, vì thế khối khí này rất không ổn định thường gây mưa lớn kéo dài cho các vùng đón gió Nam Bộ Tây Nguyên. Hoạt động của khối khí xích đạo vào các tháng 6, 7, 8 hình thành gió mùa mùa hạ chính thức ở Việt Nam. Do ảnh hưởng của địa hình áp thấp Bắc Bộ, luồng gió này đi lên theo hướng kinh tuyến dọc miền Trung theo hướng đông nam vào đồng bằng Bắc Bộ. Khối khí Em cùng với đường hội tụ hoạt động ở miền Nam nhiều hơn ở miền Bắc nó là nguyên nhân gây mưa mùa hạ cho toàn quốc, vào các tháng 6 – 10 cho Nam Bộ Tây Nguyên, tháng 8 (mưa ngâu) cho đồng bằng Bắc Bộ, tháng 9 cho Trung Bộ. Các khối khí hoạt động ở Việt Nam Tên khối khí Kí hiệu Nơi bắt nguồn Nơi đi qua Thời gian tác động Khu vực tác động Thời tiết đặc trưng chủ yếu Gió mùa Cực đới Qua đất NPc đất Xibia (Hồ Bai Hoa Trung 9 -6, mạnh Bắc vĩ độ 16 0 B Lạnh khô quang http://diendankienthuc.net Học Tập Suốt Đời Can) Hoa Nam nhất 10, 11,12 mây biến tính Qua biển NPc biển Xibia biển đông Trung Hoa Biển Nhật Bản, biển Hoàng Hải. 12 -6 mạnh nhất 1, 2, 3 Bắc vĩ độ 16 0 B Lạnh ẩm, nhiều mây. Có mưa nhỏ và mưa phùn mùa đông Chí tuyến Bán cầu Bắc Tm Tây Thái Bình Dương Philippin, Biển Đông Cả năm Cả nước Mùa đông: mưa nhỏ ở Bắc Bộ, mưa địa hình ở Trung Bộ, nắng ở Nam Bộ. Mùa hạ: mưa rào, dông Chí tuyến vịnh Bengan TBg Bắc Ấn Độ Dương Vịnh Bengan 4, 5, 6, 7, 8 Cả nước Nam Bộ và Tây Nguyên: nhiều mây, mưa rào dông. Bắc Bộ Trung Bộ: nóng khô (gió Lào) Gió mùa mùa đông Xích đạo Em Nam Thái Bình Dương Inđônêxia Malaysia Vịnh Thái Lan 6, 7, 8, 9 ở Nam Bộ sang tháng 10 Cả nước Mát, nhiều mây mưa dai dẳng có dông Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng về tính chất đã tạo nên sự phân mùa trong chế độ khí hậu Việt Nam. Ở miền Bắc có hai mùa khí hậu là mùa đông lạnh khô ít mưa mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Ở miền Nam, trong chế độ khí hậu có sự phân chia hai mùa khô, ẩm rõ rệt. Câu3. Khí hậu có lượng mưa ẩm cao. Biển Đông cùng với các khối khí đi qua biển đã mang lại lượng mưa lớn cho nước ta. Lượng mưa http://diendankienthuc.net Học Tập Suốt Đời trung bình năm dao động từ 1500 – 2000mm. Ở những sườn đón gió biển các khối núi cao, lượng mưa có thể lên đến 3500 – 4000mm. Độ ẩm không khí cao, dao động từ 80 – 100%. Cân bằng ẩm luôn luôn dương. Một vài chỉ số về tính chất nóng của khí hậu tại một số địa phương Địa điểm Lượng mưa Khả năng bốc hơi Cân bằng ẩm Hà Nội Huế TP. Hồ Chí Minh 1678mm 2890mm 1979mm 776mm 638mm 1061mm +902mm +2252mm +918mm Hoạt động của gió mùa đã làm phức tạp tính chất cơ bản nóng ẩm của khí hậu Việt Nam và tạo nên sự khác nhau về mùa khí hậu giữa các kkhu vực. Đó là sự xuất hiện một mùa đông lạnh ở miền Bắc, một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, sự đối lập về hai mùa mưa khô giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển miền Trung. Câu 4. Khí hậu phân hóa đa dạng - Khí hậu phân hóa đa dạng: Khí hậu Việt Nam phân hóa đa dạng thể hiện ở sự khác nhau về khí hậu giữa các khu vực. - Các miền khí hậu: Dựa trên sự khác nhau chủ yếu về nền nhiệt độ ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đã làm tăng biên độ nhiệt khác thường ở phía bắc lãnh thổ, phần đất liền của nước ta được chia làm hai miền rõ rệt khí hậu. Ranh giới giữa hai miền là khối núi Bạch Mã (đèo Hải Vân). Sự phân chia thành hai miền khí hậu dựa trên ba chỉ số: biên độ nhiệt độ hàng năm, lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm số giờ nắng trung bình hàng năm (theo Atlas Khí tượng Thủy văn Việt Nam, năm 1994) Một số đặc trưng của các miền khí hậu Miền khí hậu Biên độ nhiệt/năm Lượng bức xạ/năm Số giờ nắng/năm Miền khí hậu phía Bắc ≥ 9 0 C ≤ 140 kcl/cm 2 ≥ 2000 giờ Miền khí hậu phía Nam < 9 0 C > 140 kcl/cm 2 > 2000 giờ + Miền khí hậu phía Bắc: Khí hậu trong năm có mùa đông lạnh. Mùa đông với 3 tháng lạnh (t 0 < 20 0 C) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ vùng núi phía Bắc. Về phía Nam, gió mùa đông bắc yếu dần, số tháng lạnh giảm còn 1 – 2 tháng, tới Huế chỉ còn thời tiết lạnh. Mùa đông lạnh khiến cho nhiệt độ hạ thấp 4 – 5 0 C so với các trị số trung bình của các vùng có cùng vĩ độ. Đặc điểm nổi bật của miền là tính bất ổn định rất cao trong diễn biến thời tiết, khí hậu, biên độ nhiệt 9 - 14 0 C. Độ http://diendankienthuc.net Học Tập Suốt Đời lạnh giảm dần về phía Tây, đồng thời với thời kì bắt đầu mùa mưa chậm dần về phía Nam là cơ sở chia miền khí hậu này ra bốn vùng khí hậu. + Miền khí hậu phía Nam: Khí hậu nóng đều quanh năm có tính chất gió mùa cận xích đạo. Khí hậu trong năm chia thành hai mùa: mùa mưa mùa khô. Trong miền phân chia ba vùng khí hậu: ven biển miền Trung có mùa mưa vào thu đông. Nam Bộ có khí hậu nóng điều hòa hơn Tây Nguyên. - Khí hậu phân hóa thành các đai theo độ cao địa hình các kiểu theo địa phương Về đại thể trên 600 – 700m là vành đai khí hậu á nhiệt đới trên núi, trên 2400 – 2600m là vành đai khí hậu ôn đới núi cao. Do hướng núi độ cao địa hình mà hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít. Tùy theo sự kết hợp giữa nhiệt ẩm mà theo địa phương có các kiểu khí hậu khác nhau. Trên lãnh thổ nước ta có các kiểu khí hậu nhiệt đới hoặc á xích đạo khô, hơi khô, hơi ẩm, ẩm, các kiểu khí hậu á nhiệt đới trên núi hơi ẩm tới ẩm kiểu khí hậu ôn đới núi cao ẩm ướt. - Khí hậu diễn biến thất thường Sự phân mùa khí hậu không phải rõ ràng ổn định. Sự đan xen giữa các khối khí đã làm cho khí hậu nước ta có tính chất thất thường. Tính chất thất thường không chỉ biểu hiện ở sự biến động nhiệt, ẩm giữa hai mùa trong năm mà còn giữa năm này với năm khác, làm tăng cường tính phức tạp trong diễn biến mùa của khí hậu Việt Nam. Sự thất thường còn biểu hiện ở thời gian thay đổi mùa. Thời gian bắt đầu, kết thúc, mức độ nóng, lạnh mỗi mùa cũng biến động rất lớn. Về chế độ mưa cũng rất thất thường, bão lũ, hạn hán là những thiên tai bất thường gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp. Câu 5. Nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa vì: a. Nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa + Do vị trí địa lí: nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nội chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu có tính chất nhiệt đới đối với nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ánh sáng mạnh. + Do nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, trong khu vực chịu ảnh hưởng gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu mang tính chất gió mùa rõ rệt. b. Biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta: - Địa hình: + Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi: Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá; Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô; Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu; Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn. + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: đồng bằng sông Hồng đồng bằng sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét. - Sông ngòi: http://diendankienthuc.net Học Tập Suốt Đời + Mạng lưới sông ngòi dày đặc: Nước ta có 2360 con sông có chiều dài hơn 10km. Trung bình cứ 20km đường bờ biển gặp một cửa sông. + Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m 3 /năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn. + Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường. - Đất đai: Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất ba-zơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt oxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Loại đất này gọi là đất feralit đỏ vàng. - Sinh vật: + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủ yếu ở nước ta với các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như: họ đậu, dâu tằm, dầu… Động vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới… + Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới ôn đới núi cao. Câu 6. Những thuận lợi khó khăn của khí hậu đối với sự phát triển KT-XH. a. Thuận lợi  Nông nghiệp: - Khí hậu nhiệt đới (nhiệt cao, giờ nắng nhiều…) nông nghiệp nhiệt đới phát triển, nhiều vụ quanh năm, có khả năng xen canh gối vụ. - Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho nền nông nghiệp lúa nước phát triển (1-3 vụ). - Có mùa đông lạnh làm phong phú sản phẩm nông nghiệp (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới ); khí hậu phân hóa theo độ cao nên có nhiều vành đai sinh vật, vùng núi cao khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho cây dược liệu phát triển, thuận lợi cho rau quả cận nhiệt ôn đới. - Khí hậu phân hóa BN tạo thành các vùng khí hậu khác nhau, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp với nhiều hướng, nhiều sản phẩm.  Công nghiệp: - Bức xạ mặt trời lớn, lượng mưa lớn, địa hình dốc, thuận lợi cho phát triển thủy điện, phát triển bức xạ năng lượng mặt trời. - Nông nghiệp phát triển tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng phát triển…  Giao thông vận tải, du lịch: - Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, sông ngòi nhiều nước không đóng băng thuận lợi cho giao thông đường thủy ổn định quanh năm http://diendankienthuc.net Học Tập Suốt Đời - Khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện du lịch phát triển, như du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch nghỉ mát - Vùng núi cao khí hậu mát mẻ thuận lợi du lịch nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh… b. Khó khăn - Khí hậu diễn biến thất thường nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…) ảnh hưởng đến sản xuất sinh hoạt của nhân dân, gây thiệt hại nhiều về người của cải vật chất, chi phí phòng ngừa lớn - Khí hậu nhiệt đới ẩm là điều kiện sâu bệnh phát triển, làm giảm năng suất cây trồng, dịch bệnh phát triển ảnh hưởng sức khỏe con người, khó khăn trong bảo vệ thực phẩm… - Khí hậu phân hóa sâu sắc, tạo ra nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên khó khăn cho việc nghiên cứu để xác lập các biện pháp canh tác - Khí hậu diễn biến thất thường, nên buộc chúng ta phải luôn luôn thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng cho phù hợp (tính thời vụ đòi hỏi phải chính xác, tuân theo lịch nhà nông, theo dự báo thời tiết). ĐỊA HÌNH I. CÂU HỎI Câu 1. Trình bày những đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Câu 2. Phân tích đặc điểm địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với quá trình xâm thực – bồi tụ diễn ra mạnh. Câu 3. Phân tích đặc điểm địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Câu 4. Trình bày ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến các thành phần tự nhiên nước ta. Câu 5. Trình bày đặc điểm địa hình núi vùng Đông Bắc địa hình núi vùng Tây Bắc. Câu 6. Trình bày đặc điểm địa hình núi vùng Trường Sơn Bắc đại hình núi vùng Trường Sơn Nam. Câu 7. Trình bày ý nghĩa của địa hình đồi núi nước ta. Câu 8. Trình bày những đặc điểm của đồng bằng sông Hồng đồng bằng sông Cửu Long Câu 9. Trình bày những đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung. Câu 10. Trình bày thế mạnh hạn chế của khu vực đồng bằng http://diendankienthuc.net Học Tập Suốt Đời Câu 11. Trình bày đặc điểm của địa hình bán bình nguyên đồi trung du II. GIẢI ĐÁP Câu 1. Những đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp + Đồi núi chiếm ¾ diện tích cả nước, đồng bằng chiếm ¼ diện tích cả nước. + Đồi núi thấp chiếm hơn 60% nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: + Địa hình được trẻ hóa có tính phân bậc rõ rệt. + Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. + Địa hình gồm hai hướng chính:  Hướng Tây Bắc – Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.  Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn. - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi bồi tụ diễn ra mạnh mẽ ở đồng bằng hạ lưu các sông. - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. Câu 2. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với quá trình xâm thực – bồi tụ diễn ra mạnh mẽ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến các thành phần tự nhiên hình thành nên một thiên nhiên Việt Nam đắc sắc – thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm cơ bản chung nhất này của thiên nhiên Việt Nam được phản ánh qua các thành phần tự nhiên. Địa hình Việt Nam tiêu biểu cho địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nền nhiệt ẩm cao với một mùa mưa, một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực cơ giới diễn ra mạnh mẽ. Trên các sườn dốc, bề mătm địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá. Tại miền núi mưa nhiều, tác động của nhân tố ngoại lực dòng chảy đã khắc trạm lên bề mặt địa hình những hẻm vực, những khe sâu, sườn dốc tạo nên thế chênh vênh hiểm trở của hình thái địa hình núi trẻ. Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở thành những nón phóng vật nằm ngổn ngang chân núi như tại khối núi cao Phanxipăng. Có thể nói, quá trình xâm thực bào mòn do dòng nước là quá trình địa mạo đóng vai trò chủ yếu tạo nên hình thái địa hình đồi núi Việt Nam hiện tại. Quá trình này còn biểu hiện điển hình ở thành tạo địa hình Cacxtơ vùng đồi núi đá vôi. Nước nhiều trong điều kiện nhiệt độ cao ở nước ta đã xúc tiến cường độ các phản ứng hóa học hòa tan Cacbonát làm cho đá vôi bị phá hủy triệt để. Địa hình Cacxtơ ở Việt Nam không phải chỉ là các bề mặt cao nguyên với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô mà còn mở rộng thành http://diendankienthuc.net Học Tập Suốt Đời các đồng bằng rải rác các đồi đá vôi sót. Còn trên các vùng đồi thềm phù sa cổ lớp đất mặt cũng bị bào mòn, rửa trôi lâu ngày tạo nên loại đất xám bạc màu. Hệ quả của quá trình xâm thực bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. Ở rìa các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long có nơi hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét đất. Như vậy, quá trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành phát triển địa hình Việt Nam hiện tại. Câu 3: Đặc điểm địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Phần đất liền của lãnh thổ Việt Nam tuy nhỏ, hẹp ngang, nhưng hiện lên rõ nét trên bản đồ địa hình Đông Nam Á một hệ núi kéo dài trên 1400km từ biên giới Việt – Trung đến Đông Nam Bộ theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chạy sát bên bờ biển Đông, làm thu hẹp diện tích đồng bằng. Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích đất đai, đồng bằng chỉ còn là những châu thổ nhỏ, những dải đất trùng xen cồn cát trải dọc ven biển. Địa hình nhiều đồi núi đã khiến cho thiên nhiên Việt Nam chủ yếu là cảnh quan đồi núi có sự phân hóa khác nhau giữa các khu vực. Hệ thống núi ở Việt Nam đã tạo nên sự phân bậc rõ ràng, trong dó đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85% diện tích tự nhiên, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích. Địa hình đồi núi thấp chiếm chủ yếu có ý nghĩa lớn đối việc bảo toàn tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên Việt Nam. Câu 4. Ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến các thành phần tự nhiên nước ta - Khí hậu: + Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng. Chẳng hạn như, dãy Bạch Mã là ranh giới giữa khí hậu phía Bắc phía Nam – ngăn gió mùa Đông Bắc từ Đà Nẵng vào; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu Tây Bắc Đông Bắc; dãy Trường Sơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ. + Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt đới ôn đới. - Sinh vật thổ nhưỡng: + Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng cận nhiệt đới trên núi đất feralit có mùn. Lên cao trên 2.400m, là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao đất mùn alit núi cao. + Thảm thực vật thổ nhưỡng cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền : Bắc – Nam, Đông – Tây, đồng bằng lên miền núi. Câu 5. Đặc điểm địa hình núi vùng Đông Bắc địa hình núi vùng Tây Bắc [...]... bảo vệ tài nguyên, sinh vật của nước ta II GIẢI ĐÁP Câu 1 Đặc điểm tài nguyên sinh vật nước ta Sinh vật là sản phẩm tổng hợp của tất cả các thành phần tự nhiên là diện mạo cảnh quan Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm được đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh Rừng nguyên. .. vậy, tính chất nhiệt đới gió mùa tính chất khép kín địa phương của các yếu tố khí tượng – hải văn, sinh vật là hai đặc điểm cơ bản nhất của biển Đông Hai đặc điểm này thể hiện tính thống nhất giữa biển đất liền của lãnh thổ Việt Nam cũng thể hiện ảnh hưởng mạnh mẽ của biển tới các đặc điểm thiên nhiên trên đất liền Câu 2 Thiên nhiên nước ta mang tính bán đảo chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển... thác khoáng sản biển, khai thác nuôi dưỡng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển SINH VẬT I CÂU HỎI Câu 1 Trình bày đặc điểm tài nguyên sinh vật nước ta Câu 2 Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta đa dạng phong phú Câu 3 Phân tích vai trò của tài nguyên sinh vật đối với sự phát triển KT-XH bảo vệ môi trường Câu 4 Nêu những khó khăn của tài nguyên sinh vật nước ta hiện nay... hóa đa điều kiện tự nhiên tiềm năng tài nguyên các vùng lãnh thổ Việt Nam Vì thế, nghiên cứu sự phân hóa địa hình là cơ sở để hiểu biết sâu sắc đặc điểm tự nhiêntài nguyên mỗi vùng nhằm sử dụng hợp lí cho mục tiêu phát triển kinh tế Học Tập Suốt Đời http://diendankienthuc.net ĐẤT ĐAI I CÂU HỎI Câu 1 Chứng minh rằng ở nước ta quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu đất dễ bị thoái... thái, ô nhiễm môi trường dẫn đến cạn kiệt tài nguyên khác Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển CN nói riêng phát triển kinh tế nói chung Bên cạnh nhiều thuận lợi là cơ bản, chúng ta cần khắc phục những khó khăn, kết hợp giữa khai thác bảo vệ các nguồn tài nguyên khoáng sản, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường sử dụng hợp lí tài nguyên Học Tập Suốt Đời ... ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ Tuy nhiên, hiện nay rừng ngập mặn bị thu hẹp rất nhiều chỉ còn khoảng 15% diện tích (68.303 ha, năm 2003) Câu 3 Các nguồn lợi thiên nhiên của Biển Đông những thiên tai do Biển Đông mang lại Chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển của nước ta - - - - Biển Đông góp phần làm giàu tài nguyên thiên nhiên nước ta Vùng thềm lục địa chứa... nghiệp (Tây Nguyên) Công nghiệp, ngoại thương + Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất CN như gỗ dùng trong chống hầm lò, sử dụng trong xây dựng, sản xuất giấy,… + Rừng nước ta có nhiều loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, pơ mu, cẩm lai… nên có giá trị xuất khẩu cao Trong đời sống + Tài nguyên sinh vật là nguồn thực phẩm có giá trị cho con người + Tài nguyên sinh vật là nguồn dược liệu chữa bệnh + Tài nguyên. .. dụng, bảo vệ tái tạo rừng một cách hợp lí, chấm dứt tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, tình trạng du canh du cư Tài nguyên hải sản nước ta rất phong phú đa dạng song hiện nay vẫn còn ở dưới dạng tiềm năng nên cần đẩy mạnh nghiên cứu để đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản KHOÁNG SẢN I CÂU HỎI Câu 1 Trình bày đặc điểm tài nguyên khoáng sản của nước ta Câu 2 Phân tích những thuận lợi khó khăn trong... thác sử dụng khoáng sản của nước ta II GIẢI ĐÁP Câu 1 Đặc điểm tài nguyên khoáng sản của nước ta Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng phong phú với khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau (do quá trình địa chất kiến tạo lâu dài phức tạp); các loại khoáng sản gồm khoáng sản Học Tập Suốt Đời http://diendankienthuc.net năng lượng, khoáng sản kim loai, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản vật liệu. .. chuyển lấp dòng sông Sông ngòi nước ta có dòng chảy cát bùn lớn nên lắng đọng ở cửa sông gây tốn kém cho nạo vét cửa sông BIỂN ĐÔNG Học Tập Suốt Đời http://diendankienthuc.net I CÂU HỎI Câu 1 Trình bày các đặc điểm cơ bản của Biển Đông Câu 2 Chứng minh rằng thiên nhiên nước ta mang tính bán đảo chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Câu 3 Trình bày các nguồn lợi thiên nhiên của Biển Đông những thiên . thành phần tự nhiên hình thành nên một thiên nhiên Việt Nam đắc sắc – thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm cơ bản chung nhất này của thiên nhiên Việt. http://diendankienthuc.net Học Tập Suốt Đời ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHÍ HẬU I. CÂU HỎI Câu 1. Chứng minh tính chất nhiệt

Ngày đăng: 17/02/2014, 11:20

Hình ảnh liên quan

Bảng: Nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ năm tại một số địa phương Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm  Tổng nhiệt độ năm  Lạng Sơn  - Tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ppt

ng.

Nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ năm tại một số địa phương Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm Tổng nhiệt độ năm Lạng Sơn Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan