CHUYÊN ĐỀ QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

9 1.2K 23
CHUYÊN ĐỀ QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

WTO

Môn: Kinh tế quốc tế Chủ đề: Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN ĐỀ QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – D11KT02 1. Nguyễn Công Trung 2. Nguyễn Đức Tâm 3. Phan Thanh Tiễn 4. Trịnh Thị Ái Xuân 5. Lê Hồng Huế 6. Phạm Lan Hương 7. Nguyễn Thị Ngọc Thanh 8. Phan Thảo Ly 9. Trương Thị Thúy Kiều 10. Nguyễn Thị Thảo Nguyên Bình Dương, 2012 Trang 1 Môn: Kinh tế quốc tế Chủ đề: Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một thể chế pháp lý của hệ thống thương mại đa phương. WTO đưa ra các nghĩa vụ có tính nguyên tắc để Chính phủ các nước thiết lập khuôn khổ, các luật lệ và quy định thương mại trong nước phù hợp với nền thương mại thế giới. WTO là nền tảng của tiến trình phát triển các quan hệ thương mại giữa các nước thông qua các cuộc thảo luận, thương lượng đàm phán song phương và đa phương. Trang 2 Môn: Kinh tế quốc tế Chủ đề: Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM 1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác xem xét việc gia nhập của Việt Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO (riêng từ 1998–2004, Chủ tịch là ông Seung Ho, Hàn Quốc) 8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại” • 1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA) 1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường. • 7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ • 12-2001: BTA có hiệu lực 4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương. 2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng: • 10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất • 5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương. 26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006. 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995. 1. 11-1-2007 WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Trang 3 Môn: Kinh tế quốc tế Chủ đề: Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam TÓM TẮT CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO === các cam kết === Trang 4 Môn: Kinh tế quốc tế Chủ đề: Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam NHỮNG LỢI ÍCH KHI GIA NHẬP WTO 1. Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử, được hưởng thuế suất nhập khẩu của các nước giống như các thành viên khác. 2. Người tiêu dùng cũng được lợi nhờ hàng hóa đa dạng hơn, các DN nước ngoài như ngân hàng, bảo hiểm, phân phối xâm nhập thị trường tuy có tạo nên sức ép cạnh tranh với các DN của ta song lại đem lại tiện ích cho người tiêu dùng. 3. Chi phí kinh doanh sẽ giảm vì hiện tại lĩnh vực dịch vụ là khu vực được Nhà nước bảo hộ nhiều nhất. 4. Nền kinh tế Việt Nam sẽ ít bị tổn thương hoặc bị tấn công bởi những hành vi bảo hộ mậu dịch hoặc trừng phạt kinh tế của các quốc gia. 5. Tự do hóa giá cả nông sản sẽ có lợi cho các quốc gia sản xuất nông nghiệp. 6. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. 7. Với hiệp định những biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại đã tạo thêm sự đảm bảo quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 8. Đời sống nhân dân được cải thiện. Trang 5 Môn: Kinh tế quốc tế Chủ đề: Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam NHỮNG THÁCH THỨC KHI GIA NHẬP WTO 1. Sự lệ thuộc của nền kinh tế VN vào tiến trình toàn cầu hóa gia tăng. • Xây dựng hệ thống luật kinh doanh , thương mại phải tuân thủ theo khung chuẩn mực WTO. • Chính sách TM-KT chịu sự giám sát của WTO. • Sự biến động về chính trị - xã hôi – kinh tế của khu vực và thế giới sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế VN. 2. Sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. • Vào WTO buộc phải giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan, giảm bảo hộ và trợ cấp xuất khẩu, và như vậy, hàng NK, dịch vụ nước ngoài vào VN nhiều hơn, cạnh tranh gay gắt hơn, phần thua thiệt sẽ đến với bên nào cạnh tranh thấp hơn. 3. Môi trường kinh doan phức tạp hơn. • DN phải nắm luật kinh doanh trong nước và quốc tế. • Phải nắm thông tin về hội nhập, về kinh tế toàn cầu, về đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. 4. Rào cản XK sẽ tinh vi và phức tạp hơn. • Rào cản kỹ thuật, về quy cách mẫu mã. • Rào cản bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. • Các biện pháp chống bán phá giá, chống tài trợ nước nhập khẩu. 5. Nhiều chi phí kinh doanh sẽ tăng thêm. • CP cho xác lập quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu. • CP đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. • CP đầu tư xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng. • CP cho thu hút và đào tạo nguồn nhân lực. • CP tiếp thị, quảng cáo sẽ tốn kém hơn. 6. Nhiều mâu thuẫn mới phát sinh. • Mâu thuẫn bảo hộ nội địa và mở để hội nhâp. • Mâu thuẫn giữa bản sắc dân tộc và văn hóa quốc tế. • Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển chung và lợi ích riêng. • Mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế. • Khoảng cách giàu nghèo trong nền kinh tế mở gia tăng sẽ tác động đến nền kinh tế nước ta. Trang 6 Môn: Kinh tế quốc tế Chủ đề: Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TỪ KHI GIA NHẬP WTO 1. Việt Nam được hưởng ngay thành tựu, kết quả đàm phán. 2. Vào WTO mang lại động lực cho cải cái cách nền kinh tế VN. • Thúc đẩy Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính đầy đủ theo chuẩn mực quốc tế để phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. • Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. • Minh bạch và công khai cơ chế chính sách. • Nỗ lực và kiên quyết hơn chống tham nhũng, • Cải cách bộ máy quản lý nhà nước theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, giảm thiểu các biện pháp hành chính can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. • Thay đổi tư duy kinh tế.  Từ kinh tế nhà nước sang kinh tế tư nhân làm động lực cơ bản cho phát triển kinh tế.  Từ kinh tế nhà nước sang kinh tế thị trường. 3. Doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn để phát triển. • Có hàng lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ mang chuẩn quốc tế. • Không bi phân biệt đối xử, tất cả các thành phần kinh tế đều hoạt động theo kinh tế thị trường • Doanh nghiệp được tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước • Được quyền tiếp cận thông tin • Có môi trường hành chính đơn giản và công khai • Hạ tầng cơ sở kinh doanh tốt hơn 4. Việt Nam thêm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. • Môi trường pháp lý của Việt Nam mang chuẩn mực quốc tế. • Nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài có quyền đầu tư nhiều hơn vào thị trường tài chính, ngân hàng… sau khi VN gia nhập WTO. • Nhà đầu tư nước ngoài không bị phân biệt đối xử: • VN cam kết cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng quy chế tối huệ quốc. • Chịu sự điều tiết bởi các luật đầu tư, doanh nghiệp, tương tư như các DN VN. • Nhà đầu tư nước ngoài được cam kết bảo vệ quyền lợi hợp pháp. 5. Chi phí kinh doanh của DN có điều kiện giảm. • Thuế NK giảm, mua nguyên vật liệu, máy móc sẽ rẻ hơn nhiều. • Cạnh tranh lớn thúc đẩy các DN đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, quản lý tối ưu chi phí kinh doanh. • Chi phí thủ tục hành chính ít hơn • Tham nhũng cũng được kiểm soát tốt hơn • Giảm chi phí vì cơ sở hạ tầng phát triển tốt hơn. 6. Xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn. • Vì năng lực cạnh tranh tốt hơn. • Rào cản ở các nước nhập khẩu ít hơn( thuế NK giảm, các hàng rào phi thuế được bãi bỏ cho thành viên WTO) • Hàng hóa XK của Vn được đối xử cong bằng hơn trên thị trường thế giới • Hàng dệt may XK không còn bị hạn chế bởi hạn ngạch. • DN dễ dàng hơn tiếp cận thông tin về nhập khẩu. 7. Hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn. • Hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn do phát triển nhiều nhà cung cấp, cho nên sự lựa chọn của DN và người tiêu dùng sẽ nhiều hơn, rẻ hơn, chất lượng hơn, mẫu phong phú hơn. Trang 7 Môn: Kinh tế quốc tế Chủ đề: Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 8. DN có điều kiện bảo vệ quyền lợi. • DN có điều kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trên thị trường trong và ngoài nước. • Quyền sở hữu trí tuệ được coi trọng và bảo vệ. 9. Đời sống người dân được cải thiện. • Nhiều cơ hội việc làm hơn, thu nhập gia tăng. • Nhiều hàng hóa, DV hơn, với giá cạnh tranh hơn, giúp người lao động thỏa mãn tốt hơn. • Có điều kiện học tập, chữa bệnh, du lịch tốt hơn, tiếp cận thông tin, các phương tiện giải trí nhiều hơn. • Có điều kiện phát huy nội lực của mỗi cá nhân nhiều hơn. 10. Về thương mại: • Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế – Bộ Công Thương cho rằng: Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thương mại Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên cả 2 hướng xuất nhập khẩu và thương mại nội địa. • Số liệu từ Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra đầu tháng 4/2011 cho thấy, năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam đạt 48,6 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006; tiếp đó năm 2008 xuất khẩu đạt 62,7 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2007. • Trừ năm 2009, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều đạt trên 20%, năm 2011 đạt trên 30%, nếu nhìn cả 5 năm đã tăng 17,3% so với dự kiến là 16%. • Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới. Cùng với nó, sau khi gia nhập WTO, nhiều tập đoàn bán lẻ trên thế giới đã đặt chân đến Việt Nam mang theo những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. 11. Về thương mại nội địa: • Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương: Kể từ sau khi gia nhập WTO, dịch vụ phân phối tại Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể. Phân phối- bán lẻ đóng góp khoảng 14% GDP, sử dụng hơn 5 triệu lao động, cao nhất trong các ngành dịch vụ. • Mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam từ năm 2006-2008 đã tăng 25%/năm, cao hơn mức 18,3%/năm của giai đoạn 2001-2005 12. Về đầu tư: • Theo TS Nguyễn Trí Thành - Viện phó Viện Quản lý Kinh tế Trung ương tại Hội thảo công bố Tác động Hội nhập kinh tế quốc tế vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh: Từ khi gia nhập WTO, thế giới nhìn Việt Nam như một “miền đất hứa”. • Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam rất nhiều, tiêu biểu nhất là năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, gấp 2 lần mức hơn 10 tỷ của năm 2006 và năm 2008 với con số kỷ lục 64 tỷ USD. 13. Về chính sách: • Sau khi gia nhập WTO, khung pháp lý của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, môi trường kinh doanh được phát triển minh bạch và bình đẳng hơn. • Việt Nam cũng có những cải cách thủ tục hành chính thông qua đề án 30 nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính. Trang 8 Môn: Kinh tế quốc tế Chủ đề: Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG NHỮNG NĂM TỚI  Nghiên cứu cho thấy tác động quan trọng của việc Việt Nam gia nhập WTO là tăng hiệu quả của nền kinh tế thông qua việc phân phối lại nguồn lực một cách hiệu quả hơn theo quy luật kinh tế thị trường. Vì vậy, kiến nghị với Chính phủ cần đẩy mạnh các cuộc cải cách để nền kinh tế vận hành ngày càng phù hợp hơn với cơ chế thị trường.  Nếu tốc độ tăng xuất khẩu hàng may mặc và giầy tăng nhanh như dự báo sang thị trường Mỹ và thị trường các nước phát triển khác, thì một trong những nguy cơ là có thể xẩy ra tranh chấp thương mại bằng các vụ kiện chống bán phá giá.  Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu trong một số lĩnh vực vào thị trường Việt Nam.  Để chuẩn bị đối phó với sự gia tăng đột biến của hàng nhập khẩu vào một số ngành, lĩnh vực, Chính phủ nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ được WTO cho phép đối với những lĩnh vực bị tác động mạnh nhất.  Chính phủ cần phải ban hành các văn bản pháp quy và quy định ở trong nước phù hợp với các quy định của WTO để tạo cơ sở pháp lý cho việc vận dụng những sbiện pháp như vậy. Trang 9

Ngày đăng: 13/02/2014, 16:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan