Trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại do nhà nước gây ra cho doanh nghiệp

15 362 0
Trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại do nhà nước gây ra cho doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại do nhà nước gây ra cho doanh nghiệp Tô Hoàng Phúc Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Đăng Huệ Năm bảo vệ: 2009 Abstract: Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại do công chức gây ra cho doanh nghiệp. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm tài sản của Nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường đối với những thiệt hại do công chức nhà nước gây ra cho doanh nghiệp. Keywords: Doanh Nghiệp; Luật kinh tế; Nhà nước; Pháp luật Việt Nam; Trách nhiệm tài sản Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống pháp luật, bước đầu đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có pháp luật về trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước đối với các thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra trong khi thi hành công vụ như Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi 2001); Bộ luật Dân sự năm 1995 đã dành hai điều 623 và 624 để quy định trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước và các quy định này tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 619 và Điều 620). Để cụ thể hóa các quy định nêu trên, đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 47/CP ngày 3 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (sau đây gọi tắt là Nghị định số 47); Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 388). Các Bộ, ngành có liên quan cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước và người tiến hành tố tụng (sau đây gọi chung là người thi hành công vụ) gây ra. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra còn có nhiều hạn chế, bất cập như: hình thức văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra có hiệu lực pháp lý 2 không cao; pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra chưa được xây dựng trên quan điểm coi đây là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung mà chỉ coi là trách nhiệm bồi thường của từng cơ quan nhà nước cụ thể (cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại); cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong nhiều trường hợp chưa được xác định rõ và đặc biệt là chưa quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp của các cơ quan nhà nước khác có liên quan, nên việc giải quyết bồi thường không đạt được kết quả như mong muốn; các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường và nhiều vấn đề liên quan khác được pháp luật quy định không thống nhất, chưa hợp lý, gây bất lợi cho cả cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước lẫn người bị thiệt hại; trách nhiệm hoàn trả của công chức chưa được quy định rõ ràng. Doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể pháp luật có quyền, lợi ích và nghĩa vụ pháp lý độc lập, khi tham gia các quan hệ pháp lý với Nhà nước mà bị thiệt hại do cơ quan, công chức, viên chức nhà nước gây ra, về nguyên tắc và theo quy định của Điều 74 Hiến pháp, là một chủ thể có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Như vậy, trách nhiệm của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp là một loại trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng nhằm bù đắp những thiệt hạinhà nước gây ra cho doanh nghiệp trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Riêng trong lĩnh vực tố tụng hình sự, do pháp luật Việt Nam chưa quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân nên doanh nghiệp không phải là một chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ pháp luật tố tụng trong trường hợp người đại diện hợp hình. Thiệt hại và việc bồi thường thiệt hạidoanh nghiệp phải gánh chịu pháp của doanh nghiệp bị bắt, giam giữ, truy tố, xét xử, thi hành án oan chưa được quy định cụ thể trong các văn bản hiện hành, kể cả Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11. Cùng với việc kiện toàn hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, nhà nước ta đã và đang nỗ lực cùng với hệ thống chính trị cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Một trong những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh là hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đối với doanh nghiệp trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về trách nhiệm bồi thường nhà nước đã được nhiều nghiên cứu đề cập như PGS.TS Trịnh Đức Thảo (2008), Hai lý thuyết và hai loại trách nhiệm bồi thường nhà nước, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 113, tháng 1/2008; Bộ Tư pháp, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Kỷ yếu các tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước, Dự án hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản (2003-2006); TS. Nguyễn Minh Đoan (2008), Bồi thường nhà nước: từ quan điểm đến pháp luật và khả năng thực hiện, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 129, tháng 8/2008; PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2008), Một số ý kiến về dự Luật Bồi thường nhà nước, trong Hội thảo Luật Bồi thường nhà nước nhìn từ góc độ xây dựng nhà nước pháp quyền trong tiến trình cải cách tư pháp, Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2008… Nghiên cứu trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp chưa có nhiều, có thể kể đến công trình của GTZ MPI - GTZ SME Development Programme, Bộ Tư pháp, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Báo cáo đánh giá tác động về quy định trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp, tháng 5 năm 2007 là tương đối toàn diện nhằm đánh thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường nhà nước nói chung, trách nhiệm 3 bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp nói riêng. Về cơ bản có thể đánh giá công trình này đã đề cập tương đối toàn diện về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây mới chỉ là Báo cáo đánh giá tác động về quy định trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp nên Báo cáo mới chỉ dành phần lớn nội dung để đánh giá thực trạng, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp, do đó, nhiều vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp chưa được đề cập nhiều hoặc đề cập ở mức độ khái quát. Việc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, thể hiện quyết tâm của nhà nước trong việc nâng cao trách nhiệm của mình đối với nhân dân cũng như đối với doanh nghiệp đặt ra vấn đề cần tìm kiếm các giải pháp để thực thi tốt đạo luật quan trọng này. Đây là nội dung chưa được công trình nào đề cập. Do vậy, việc lựa chọn đề tài "Trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại do Nhà nước gây ra cho doanh nghiệp" làm luận văn thạc sĩ luật học là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Nội dung nghiên cứu Trên cơ sở khái quát hệ thống lý luận về trách nhiệm bồi thường nhà nước, luận văn tập trung vào xây dựng các vấn đề lý luận pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp; phân tích thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước, khái quát nội dung Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2009 và đề xuất nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích làm rõ bản chất trách nhiệm bồi thường nhà nước, căn cứ truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà nước gây ra cho doanh nghiệp. Trên cơ sở các vấn đề lý luận này, Luận văn phân tích thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp, khái quát nội dung cơ bản Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước và đề xuất các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bồi thường nhà nước trong thực tiễn đối với các doanh nghiệp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp lịch sử để chỉ rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường nhà nước, trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm chỉ rõ những bất cập, hạn chế trong việc thực thi pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp trong thời gian qua, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các quy định tương tự trong pháp luật của một số nước trên thế giới. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn đã khái quát được hệ thống lý luận về trách nhiệm bồi thường nhà nước; xây dựng các luận cứ cho việc xác định trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp; nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của một số nước đối với việc truy cứu trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp; - Luận văn khái quát quá trình hình thành và phát triển pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước, pháp luật về trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây 4 ra cho doanh nghiệp. Chỉ rõ những kết quả đã đạt được trong quá trình thực thi pháp luật trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp làm tiền đề lý luận cho việc đề xuất các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp. - Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã chỉ rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp trong bối cảnh đã có Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại do công chức gây ra cho doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm tài sản của Nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp. Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường đối với những thiệt hại do công chức nhà nước gây ra cho doanh nghiệp Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NHỮNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨC GÂY RA CHO DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm tài sản của Nhà nƣớc đối với những thiệt hại gây ra 1.1.1. Trách nhiệm tài sản của nhà nước - một dạng trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng 1.1.1.1. Bản chất của bồi thường nhà nước Phân tích, tham khảo các quan niệm cũng như quy định về trách nhiệm bồi thường nhà nước Luận văn đưa ra định nghĩa trách nhiệm bồi thường nhà nước như sau: trách nhiệm bồi thường nhà nước là việc Nhà nước thừa nhận và thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ nhà nước gây ra trong khi thi hành công vụ. 1.1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường nhà nước Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường của nhà nước là loại trách nhiệm ngoài hợp đồng Thứ hai, trách nhiệm bồi thường nhà nước là loại trách nhiệm gắn liền với hoạt động thi hành công vụ Thứ ba, mục đích của việc thiết lập trách nhiệm bồi thường nhà nước không chỉ là để bù đắp những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà nhà nước đã gây ra cho tổ chức, cá nhân khi thi hành công vụ mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp và ảnh hưởng của chúng đối với việc xây dựng Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 1.1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp với tư cách là chủ thể được bồi thường 5 Doanh nghiệp là một chủ thể cơ bản, có vai trò đặc biệt quan trọng và được coi là tế bào, là đơn vị sản xuất ra và trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường; thu hút chủ yếu nguồn lực của xã hội tạo ra thu nhập quốc dân. Một số đặc điểm của doanh nghiệp có tác động đến việc bồi thường nhà nước như sau: Một là, doanh nghiệp là một chủ thể của pháp luật, nghĩa là doanh nghiệp cũng tham gia vào các quan hệ pháp luật nó có thể gây thiệt hại và bị gây thiệt hại như những chủ thể pháp luật khác. Khi bị người khác gây thiệt hại, doanh nghiệp cũng có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Hai là, với tư cách chủ thể kinh doanh lấy hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường nên nếu bị gây thiệt hại sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ba là, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật 1.1.2.2. Một số quy định đặc thù trong chế định bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp Các quy định pháp luật về trách nhiệm tài sản của nhà nước thừa nhận quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, có thể tạm chia ra hai loại bồi thường nhà nước. Loại thứ nhất, có thể coi là bồi thường đặc biệt, là bồi thường cho những trường hợp bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Nghị quyết 388). Loại bồi thường nhà nước thứ hai, có thể gọi là bồi thường chung, chịu sự điều chỉnh của Điều 619 về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra và Điều 620 về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Bộ luật Dân sự 2005 và hướng dẫn thi hành tại Nghị định 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Nghị định 47) và Thông tư số 54/1998/TT-BTCCBCP ngày 04 tháng 06 năm 1998 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (Thông tư 54). 1.2. Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm tài sản của nhà nƣớc đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 1.2.1. Đặc thù trách nhiệm tài sản nhà nước đối với những thiệt hạ gây rai doanh nghiệp Doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể có quyền, lợi ích và nghĩa vụ pháp lý độc lập, khi tham gia các quan hệ pháp lý với Nhà nước mà bị thiệt hại do cơ quan, công chức, viên chức nhà nước gây ra, về nguyên tắc và theo quy định của Điều 74 Hiến pháp, thì có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. 1.2.2. Quyền yêu cầu trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp Để bảo đảm thực thi trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với doanh nghiệp, luật pháp phải ghi nhận quyền này trong các văn bản pháp luật của mình. Pháp luật của các nước cũng như Việt Nam quy định khá cụ thể quyền yêu cầu nhà nước phải chịu trách nhiệm đền bù 6 những tổn thất do hành vi thực thi công vụ của công chức gây ra đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở những phân tích trên đây, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau đây: Một là, trách nhiệm đền bù tổn thất do hành vi thực thi công vụ của nhà nước đối với doanh nghiệp là tất yếu, vì nhà nướcsản phẩm của con người nên trong hoạt động của nó cũng mắc phải những sai lầm nhất định; Hai là, việc ghi nhận quyền yêu cầu nhà nước đền bù những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp thể hiện quyết tâm của các nhà nước trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ nhằm tạo lập môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các doanh nghiệp; Ba là, quyền yêu cầu nhà nước đền bù những tổn thất về những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần vào bù đắp những thiệt hại phát sinh góp phần bảo toàn tài sản của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. 1.2.3. Căn cứ phát sinh và các yêu cầu đối với trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp Để giúp cho việc thực thi trách nhiệm đền bù những tổn thất gay ra cho doanh nghiệp của nhà nước được thực thi trên thực tế, chế định trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau: Thứ nhất, kịp thời, công khai và đúng pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường, thời gian đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, bởi nếu thủ tục giải quyết đòi đền bù những tổn thất mà nhà nước gây ra cho doanh nghiệp không được tiến hành kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trên thực tiễn. Các trình tự thủ tục đòi bồi thường tổn thất cần được quy định cụ thể, công khai để các doanh nghiệp nếu bị thiệt hại có thể dễ dàng yêu cầu mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Thứ hai, phải bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu nhà nước đền bù những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp, nhất là phải bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện quyền yêu cầu nhà nước đền bù những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp. Để có thể yêu cầu nhà nước đền bù những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp, các cơ quan có trách nhiệm giải quyết phải tiến hành nhanh chóng, không làm cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tiễn cũng đã có không ít trường hợp, do doanh nghiệp thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như kê biên tài sản, thanh tra, kiểm tra, ra quyết định xử lý trái với quy định của pháp luật hoặc có những hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Thứ ba, các quy định về đền bù tổn thất do nhà nước gây ra đối với doanh nghiệp phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng giữa nhà nướcdoanh nghiệp yêu cầu trên cơ sở tôn trọng sự thoả thuận về mức đền bù giữa cơ quan gây thiệt hạidoanh nghiệp trên tinh thần hợp tác, cùng có lợi. các quy định pháp luật về đền bù tổn thất những thiệt hạinhà nước gây ra cho doanh nghiệp về uy tín, độ tin cậy của đối tác, khách hàng đối với doanh nghiệp cần có những cân nhắc kỹ lưỡng để tránh việc nhà nước đền bù qua loa, không thỏa đáng cũng như doanh nghiệp lợi dụng tính trừu tượng của vấn đề này để đòi hỏi mức đền bù quá cao 1.2.4. Các lĩnh vực phát sinh trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 7 a. Trách nhiệm tài sản của nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp b. Trách nhiệm tài sản của nhà nước trong lĩnh vực tố tụng 1.3. Kinh nghiệm lập pháp của các nƣớc về trách nhiệm tài sản của nhà nƣớc đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 1.3.1. Quyền yêu cầu bồi thường nhà nước của doanh nghiệp Kể từ khi trách nhiệm bồi thường nhà nước được chính thức thừa nhận, phạm vi bồi thường nhà nước luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở các quốc gia bởi phạm vi bồi thường theo luật định rộng hay hẹp, phù hợp hay không phù hợp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bị thiệt hại, đồng thời còn là tiêu chí nổi bật để đánh giá mức độ dân chủ của quốc gia. Những nghiên cứu so sánh kinh nghiệm của các nước trên thế giới về phạm vi bồi thường nhà nước trên đây cho thấy Việt Nam trước hết phải xác định được quan điểm lập pháp chính thống về phạm vi bồi thường nhà nước. Quan điểm bồi thường toàn diện, triệt để xuất phát từ lợi ích của người dân của Nhật Bản, quan điểm duy trì một phần quyền miễn trừ quốc gia của Hoa Kỳ và chủ trương bồi thường có hạn chế của pháp luật Trung Quốc là những kinh nghiệm tham khảo đáng quý đối với Việt Nam. Tôn trọng và cố gắng bảo vệ tối đa quyền lợi của người bị thiệt hại nhưng cũng cần tính đến khả năng thực thi (bao gồm cả năng lực thực thi của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và khả năng tài chính của quốc gia) và đảm bảo nguyên tắc không hạn chế việc ra quyết định nhanh chóng, hiệu quả của các cơ quan nhà nướcnhững vấn đề quan trọng cần cân nhắc trong quá trình xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước. Còn về cách thức quy định, hướng thay đổi khả thi hơn cả là đưa ra các quy định rõ ràng, cụ thể về các trường hợp được bồi thường trong từng lĩnh vực cụ thể và quy định về thẩm quyền mở rộng thêm các trường hợp được bồi thường của tòa án khi cần. Đối với các doanh nghiệp, cũng như các cá nhân và tổ chức khác, nếu những đề xuất này được thực thi, chắc chắn quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ bảo vệ hiệu quả hơn so với hiện nay. 1.3.2. Lĩnh vực hoạt động của nhà nước chịu sự điều chỉnh của pháp Luật Bồi thường nhà nước Cùng với quyền khởi kiện, vấn đề quan trọng thứ hai đối với các doanh nghiệp là liệu nhà nước sẽ bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp trong những lĩnh vực nào. Nhật Bản là nước quy định phạm vi điều chỉnh của pháp Luật Bồi thường nhà nước rộng nhất trong ba nước được chọn để nghiên cứu. Điều 17, Hiến pháp Nhật Bản quy định: "mọi người có thể yêu cầu, theo quy định của pháp luật, đòi nhà nước hoặc cơ quan công quyền bồi thường thiệt hại mà họ phải gánh chịu do những hành vi trái pháp luật của các quan chức nhà nước gây ra". Hoa Kỳ đã thừa nhận trách nhiệm bồi thường bằng việc ban hành Luật Khiếu kiện Bồi thường Liên bang năm 1946. Vốn là một quốc gia theo học thuyết miễn trừ quốc gia, nên cho đến trước năm 1946, luật pháp Hoa Kỳ không cho phép công dân kiện chính quyền liên bang về những thiệt hại do các cơ quan nhà nước hoặc nhân viên của những cơ quan này gây ra Trung Quốc là một trường hợp rất đặc biệt khác hẳn với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Về nguyên tắc doanh nghiệp có quyền yêu cầu bồi thường nhưng thực tế không phải trường hợp nào có thiệt hại cũng có thể thực thi quyền này. Bằng phương pháp liệt kê cụ thể các trường hợp 8 được bồi thường của pháp luật Trung Quốc đã bó hẹp quyền yêu cầu bồi thường của doanh nghiệp, hạn chế nhiều trường hợp đáng ra có quyền yêu cầu bồi thường. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THIỆT HẠI GÂY RA CHO DOANH NGHIỆP 2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng nhà nƣớc đối với các thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 2010 - ngày luật bồi thƣờng nhà nƣớc có hiệu lực thi hành 2.1.1. Các văn bản pháp luật về trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại do nhà nước gây ra cho doanh nghiệp Trước khi ban hành Luật bồi thường Nhà nước, Việt Nam cũng đã ban hành một hệ thống tương đối nhiều các văn bản điều chỉnh hoạt động bồi thường nhà nước. Cụ thể là: - Điều 72, 74 Hiến pháp 1992 quy định: Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. - Điều 623, 624 Bộ luật dân sự 1995 sau này là Điều 619, 620 Bộ luật dân sự 2005; - Nghị định 47/CP ngày 3 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; - Thông tư 38/1998/TT-BYC ngày 30 tháng 3 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán Ngân sách Nhà nước cho bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; - Thông tư số 54/1998/TT-TCCP ngày 4 tháng 6 năm 1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định 47/CP ngày 3 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; - Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc hồi thường thiệt hại cho người bị do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra; - Thông tư liên tịch 01/2004/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BTP-BQP-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2004 hướng dẫn thi hành Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc hồi thường thiệt hại cho người bị hại do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra; - Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BTP-BQP-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2006 hướng dẫn thi hành Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc hồi thường thiệt hại cho người bị hại do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra thay thế cho Thông tư 01/2004/ TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BTP-BQP-BTC ở trên. 9 2.1.2. Hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 2.1.2.1. Trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước về doanh nghiệp còn chung chung, các quy định về bồi thường thiệt hại theo quy định hiện hành rất khó vận dụng cho các doanh nghiệp bị thiệt hại 2.1.2.2. Bồi thường trong hoạt động tố tụng Thời gian qua, số lượng đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại ít hơn nhiều so với thống kê của các cơ quan tố tụng về số lượng người bị oan sai, cụ thể: tính đến ngày 30/5/2005 toàn ngành kiểm sát soát được 321 trường hợp bị oan mà ngành kiểm sát có trách nhiệm bồi thường nhưng ngành chỉ nhận được 96 đơn yêu cầu bồi thường; từ 1996 đến 12/2005 có 640 trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội, số lượng đơn yêu cầu bồi thường gửi đến các tòa trên toàn quốc là 73. Số lượng đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại được chấp nhận giải quyết không nhiều và trong số đó mới chỉ có một tỷ lệ nhỏ giải quyết xong. Toàn ngành kiểm sát giải quyết xong 46/49 đơn yêu cầu bồi thường (tính đến 30/5/2005); toàn ngành tòa án chấp nhận 65/73 đơn yêu cầu bồi thường và chỉ giải quyết xong 20 trường hợp. Tại các địa phương đã khảo, tỷ lệ đơn yêu cầu bồi thường/đơn được chấp nhận bồi thường/ đơn đã giải quyết xong(chung cho cả 3 cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án) tương ứng là: Hà Nội: 12/7/2; Thành phố Hồ Chí Minh: 31/15/08; Đà Nẵng: 10/6/2; Lạng Sơn: 9/2/2; Tiền Giang: 10/7/2. Lý do chủ yếu để từ chối đơn yêu cầu bồi thường là: không thuộc đối tượng được bồi thường theo Nghị quyết 388. Thực tế cho thấy do sự chưa rõ ràng của các quy định pháp luật nên các cơ quan tố tụng và người dân có liên quan đều gặp khó khăn trong việc hiểu và áp dụng thống nhất NQ 388 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết 388 để xác định: người bị oan thuộc diện được bồi thường (do không thực hiện hành vi phạm tội; khi một người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội); thời điểm tính thời hạn yêu cầu (từ khi có quyết định minh oan hay từ khi người bị oan nhận được quyết định đó) và thời điểm hết thời hạn yêu cầu bồi thường thiệt hại (liên quan đến sự không rõ ràng trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết 388). Các trường hợp thuộc diện được chấp nhận bồi thường nhưng chưa giải quyết xong chủ yếu là vì cơ quan tố tụng phải bồi thường và người bị oan không thỏa thuận được về mức bồi thường, do đó, người bị oan tiếp tục khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án. 2.1.2.3. Bồi thường nhà nước trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính Mặc dù Bộ luật Dân sự và Nghị định số 47/CP quy định chung về trách nhiệm của các cơ quan tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra, không phân biệt trong hoạt động tố tụng hình sự hay các loại tố tụng khác, nhưng cho đến nay, kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, các cơ quan tố tụng vẫn cho rằng mỗi lĩnh vực tố tụng đều có những đặc thù của mình nên cần có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng giống như Nghị quyết 388 điều chỉnh riêng trách nhiệm bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự. Đây chính là lý do mà các cơ quan tố tụng thường đưa ra để từ chối chấp nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Qua nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính có thể bước đầu nhận diện những loại hành vi trái pháp luật tố tụng gây thiệt cho cá nhân, tổ chức sau: - Tòa án chậm thụ lý hoặc không chịu thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; 10 - Tòa án kéo dài thời gian giải quyết vụ án so với quy định của pháp luật; - Người tiến hành tố tụng quyết định, thay đổi hay hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật (tự ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp không cần thiết áp dụng; không áp dụng trong trường hợp phải áp dụng; áp dụng không đúng hoặc vượt quá yêu cầu của các đương sự ); - Người tiến hành tố tụng vi phạm các thủ tục tố tụng, cố ý đánh giá sai chứng cứ, cố ý ra quyết định, bản án sai pháp luật. - So với tố tụng dân sự, điểm đặc thù trong việc xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng hành chính (tòa hành chính) là nếu bản án hành chính công nhận tính hợp pháp của quyết định, hành vi hành chính (là đối tượng bị khởi kiện) đã được thi hành nhưng sau đó bản án này bị tuyên hủy thì cả cơ quan, cá nhân đã thực hiện quyết định, hành vi hành chính sai trái lẫn tòa án hành chính đã ra bản án sai đều phải chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại gây ra cho cá nhân, tổ chức. 2.2. Những nội dung cơ bản của luật trách nhiệm bồi thƣờng nhà nƣớc Để xây dựng và thông qua Luật này, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp thành lập Ban soạn thảo gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ và đã chỉ đạo cơ quan chủ trì. Ngày 18 tháng 6 năm 2009 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Có thể khái quát nội dung Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước qua những khía cạnh sau đây: Một là, trước khi Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước được ban hành, trách nhiệm bồi thường nhà nước được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên dễ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn chồng chéo. Nhìn chung, các văn bản này là các văn bản dưới luật, cụ thể hóa trách nhiệm bồi thường nhà nước ở từng lĩnh vực khác nhau. Việc quy định cùng vấn đề ở các văn bản pháp luật khác nhau đã làm ảnh hưởng đến tính thống nhất của các quy định pháp luật. Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước đã tạo hành lang pháp lý thống nhất cho việc yêu cầu nhà nước bồi thường những thiệt hại gây ra. Hai là, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước quy định cụ thể về đối tượng được bồi thường; quyền yêu cầu bồi thường; thời hiệu yêu cầu bồi thường; căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường; nguyên tắc giải quyết bồi thường; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường; quyền, nghĩa vụ của người bị thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại; trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường cũng như các hành vi bị cấm Ba là, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước quy định cụ thể trình tự, thủ tục yêu cầu đòi bồi thường thiệt trong các lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự và thi hành án Tóm lại, pháp luật về trách nhiệm tài sản của nhà nước đã được nhà nước ta quan tâm xây dựng nhằm tạo lập hành lang pháp lý thống nhất bảo đảm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi của công chức, viên chức, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, người tiến hành tố tụng gây ra. Những quy định này thể hiện quan điểm tiến bộ, trách nhiệm của Nhà nước trong hoạt động. [...]... nh phỏp lut v bi thng thit hi l c s phỏp lý quan trng cho doanh nghip - ch th trong cỏc quan h kinh t dõn s, i tng qun lý ca nh nc yờu cu nh nc phi bự p nhng tn tht gõy ra cho doanh nghip, ngi qun lý iu hnh hot ng kinh doanh ca doanh nghip Nhng quy nh ny ó gúp phn ỏng k vo vic xỏc lp mụi trng kinh doanh an ton, bỡnh ng, to lp nim tin ca cng ng doanh nghip vo c ch, chớnh sỏch, phỏp lut ca nh nc Tuy... phỏp gúp phn nõng cao hiu qu thc thi phỏp lut v trỏch nhim bi thng i vi nhng thit hi do cỏn b, cụng chc nh nc gõy ra cho doanh nghip 3.2.1 S cn thit phi nõng cao hiu qu thc thi phỏp lut v trỏch nhim bi thng nh nc i vi nhng thit hi gõy ra cho doanh nghip Th nht, to lp mụi trng kinh doanh minh bch, an ton bỡnh ng cho cỏc doanh nghip hot ng Th hai, nõng cao vai trũ v trỏch nhim ca nh nc trong nn kinh t th... hot ng kinh doanh ca doanh nghip vn cũn khỏ ph bin ó lm suy gim lũng tin ca doanh nghip vo chớnh sỏch, phỏp lut ca nh nc Do vy, vic tỡm kim cỏc gii phỏp nõng cao hiu qu thc thi phỏp lut v trỏch nhim ti sn ca nh nc trong bi cnh hi nhp quc t l vn cp thit, cú ý ngha thc tin sõu sc Chng 3 MT S GII PHP GểP PHN NNG CAO HIU QU THC THI PHP LUT V BI THNG I VI NHNG THIT HI DO CễNG CHC NH NC GY RA CHO DOANH NGHIP... vn bn hng dn thi hnh lut nh ó tng xy ra nc ta thi gian qua Hai l, y mnh cụng tỏc giỏo dc, ph bin phỏp lut trỏch nhim bi thng nh nc i vi nhng thit hi gõy ra cho doanh nghip Cụng tỏc giỏo dc, ph bin phỏp lut luụn l cụng vic c tin hnh thng xuyờn, nhm tng bc nõng cao ý thc phỏp lut cho ngi dõn, trong ú cú cỏc doanh nghip Ba l, y mnh ci cỏch hnh chớnh trong hot ng kinh doanh, u t Bn l, y mnh ci cỏch t phỏp... thng thit hi khi doanh nghip cú n yờu cu, nh th tc rm r, cũn nhiu mõu thun chng chộo, cỏc quy nh phỏp lut cũn trong tỡnh trng vụ hiu húa ln nhau hoc xỏc nh thit hi xut phỏt t hnh vi vi phm ca cụng chc, viờn chc, ngi cú thm quyn trong c quan nh nc, ngi tin hnh t tng gõy ra liờn quan n hot ng kinh doanh, thng hiu, lng khỏch hng ca doanh nghip Trong bi cnh hi nhp quc t, mụi trng kinh doanh ca nc ta ó... trong vic bi thng i vi cỏc doanh nghip Nhng gii phỏp c cp trong Lun vn mi ch l bc u, vn nõng cao hiu qu thc thi phỏp Lut Bi thng nh nc i vi doanh nghip cn c nghiờn cu sõu hn, nht l trong bi cnh Vit Nam ngy cng hi nhp sõu vo nn kinh t th gii v trin khai c th cỏc cam kt quc t, thỡ vic yờu cu bi thng thit hi ca doanh nghip c xem nh mt bin phỏp cn thit nh u t yờn tõm kinh doanh Vit Nam References 1... (2008), "Bi thng nh nc: t quan im n phỏp lut v kh nng thc hin", Nghiờn cu lp phỏp, (129) 6 Luật bồi th-ờng thiệt hại trong các vụ án hình sự của Nhật Bản 7 Luật bồi th-ờng thiệt hại do bị tạm giữ, tam giam oan sai của n-ớc Cộng hòa Pháp, số 70643, ngày 17-7-1970 8 Luật nhà n-ớc bồi th-ờng thiệt hại của n-ớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngày 12-51994 14 9 Nguyn Hoi Nam (2009), "Qun lý nh nc v c quan... quyn ca c quan tin hnh t tng gõy ra trong khi thi hnh cụng v 3.2.2 Mt s gii phỏp gúp phn nõng cao hiu qu thc thi phỏp lut v trỏch nhim bi thng nh nc i vi nhng thit hi gõy ra cho doanh nghip Mt l, khn trng ban hnh cỏc vn bn hng dn thi hnh Lut Lut trỏch nhim bi thng nh nc ra i l dõn ch húa i sng xó hi Lut ny t vai trũ, a v phỏp lý ca ngi dõn ngang bng vi Nh nc Ngha l Lut cho phộp ngi dõn kin, Nh nc phi... thng nh nc i vi quyn yờu cu bi thng thit hi do nh nc gõy ra cho doanh nghip Th nht, Lut bi thng nh nc ngoi vic khc phc nhng bt cp, hn ch trong cỏc quy nh phỏp lut hin hnh v trỏch nhim bi thng nh nc Th hai, th ch húa ch trng, chớnh sỏch ca ng v Nh nc v bo m quyn cụng dõn, quyn con ngi, trong ú cú quyn c yờu cu bi thng thit hi do cỏn b, cụng chc nh nc gõy ra khi thi hnh cụng v ó c quy nh ti Ngh quyt... trong B lut Dõn s nm 1995 v vic bi thng thit hi cho cỏc cỏ nhõn, t chc phi gỏnh chu do cỏn b, cụng chc, viờn chc Nh nc, ngi cú thm quyn ca cỏc c quan tin hnh t tng gõy ra; Ngh quyt s 388/2003/ NQ-UBTVQH11 ngy 17/3/2003 y ban thng v Quc hi ó ra v bi thng thit hi cho ngi b oan do ngi cú thm quyn trong hot ng t tng hỡnh s gõy ra Tuy nhiờn, Ngh quyt 388 ch gii quyt trỏch nhim bi thng nh nc trong lnh vc t tng . Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm tài sản của nhà nƣớc đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 1.2.1. Đặc thù trách nhiệm tài sản nhà nước đối. gay ra cho doanh nghiệp của nhà nước được thực thi trên thực tế, chế định trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 12/02/2014, 13:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan