Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại việt nam

8 764 3
Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam Đoàn Tử Tích Phước Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Làm rõ các vấn đề lý luận chung về quảng cáo, cạnh tranhpháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá hiện trạng hoạt động quảng cáo tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về quảng cáo hiện hành trong đó trọng tâm là các quy định của Luật Cạnh tranh về quảng cáo. Đi sâu phân tích các quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, lấy ví dụ từ các vụ việc xảy ra tại Công ty Kim Đan, cà phê Trung Nguyên, công ty Vạn Niên, và các công ty Sữa. Đưa ra một số kiến nghị về: Điều chỉnh khái niệm, quy định cạnh tranh không lành mạnh, hoàn thiện thủ tục và trình tự xử lý các vụ việc cạnh tranh, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của cơ quan cạnh tranh và các giải pháp khác Keywords: Luật cạnh tranh; Luật kinh tế; Quảng cáo Content LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để một thị trường cạnh tranh vận hành hiệu quả và lành mạnh, bên cạnh việc xác lập tương quan cân bằng giữa những người bán và người mua, một yếu tố quan trọng cần đảm bảo là sự minh bạch và đầy đủ về thông tin trên thị trường. Quảng cáo trong cơ chế thị trường đóng vai trò là nguồn thông tin chủ yếu, không chỉ đem lại những hiểu biết về các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được đưa vào lưu thông, mà còn giúp tạo dựng quan hệ giữa người bán và người mua, định hướng và kích thích tiêu dùng. Do đó, điều chỉnh quảng cáo là một nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho mỗi thiết chế quản lý nền kinh tế thị trường. Sau gần 20 năm nước ta thực hiện công cuộc Đổi mới, phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội, cơ chế thị trường tại Việt Nam đã dần được định hình và phát triển hướng theo các quy luật khách quan, trong đó quy luật cạnh tranh là một nền tảng cho sự vận hành của các hoạt động thị trường. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế góp mặt và hoạt động kinh doanh đã từng bước tạo nên một môỉ trường cạnh tranh với những biểu hiện đa dạng và sôi động. Tuy nhiên, cơ chế thị trường phát triển đến một mức độ nhất định cũng bắt đầu bộc lộ những mặt trái tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu đến lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân và toàn thể xã hội. Đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp 6 tháng 12/2004 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2005, với quy định điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, chức năng và nhiệm vụ của cơ quan cạnh tranh và thủ tục giải quyết các vụ việc cạnh tranh. Luật Cạnh tranh ra đời góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệ hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng như tiến trình hội nhập. Trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Luật Cạnh tranh quy định, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một lĩnh vực phức tạp với nhiều biểu hiện đa dạng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Luật điều chỉnh các hành vi quảng cáo so sánh, quảng cáo bắt chước, quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn, và các hoạt động quảng cáo bị pháp luật cấm khác. Trước khi Luật Cạnh tranh được ban hành, đã tồn tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh hoạt động quảng cáo như Pháp lệnh Quảng cáo 2001, Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng 1999, Luật Thương mại 1997 và 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Sự trùng lặp và chồng chéo về nội dung giữa các văn bản ngang cấp này gây khó khăn cho việc tổ chức thực thi pháp luật thống nhất trên thực tế. Trong khi đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành quảng cáo tại Việt Nam, một số hoạt động quảng cáo không lành mạnh đã xuất hiện giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, gây tổn hại đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội nói chung. Một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh được ban hành sau đó cũng chưa cung cấp đầy đủ những hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh không có hướng dẫn về phần cạnh tranh không lành mạnh; còn Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh chỉ có quy định về mức xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Như vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định và cơ chế thực thi pháp luật điều chỉnh quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh với các vấn đề về tính chất cạnh tranh của quảng cáo; định tính, định lượng nội dung và tác động của quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phạm vi phương tiện quảng cáo, đối tượng tác động của quảng cáo; đặc thù quảng cáo cạnh tranh trong các ngành, lĩnh vực cụ thể; phạm vi thẩm quyền của các cơ quan quản lý về quảng cáo; việc học tập kinh nghiệm của các quốc gia có pháp luật cạnh tranh phát triển còn để ngỏ những nội dung mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, rất đáng được quan tâm và sẽ có giá trị áp dụng trong công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh ở nước ta. Đây là những cơ sở để người viết lựa chọn đề tài “Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” thực hiện Luận văn Thạc sỹ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Ngay từ trước khi bắt đầu tiến trình xây dựng Luật Cạnh tranh (2000 – 2004) cho đến sau khi ban hành Luật, nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận đề tài pháp luật cạnh tranhpháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nói riêng ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có thể kể đến các bài viết, chuyên khảo, sách nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Như Phát, Đặng Vũ Huân, Phạm Duy Nghĩa trong đó có đề cập đến nội dung điều chỉnh cạnh tranh không lành mạnh. Nhiều bài viết xuất hiện trên các tạp chí khoa học và trong các cuộc hội thảo nhằm làm rõ các khía cạnh trạnh khác nhau của pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của người viết, hiện chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề về quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là trên góc độ luật thực định. Công tác tổ chức thực thi các quy định của Luật Cạnh tranh trong thực tiễn đang đòi hỏi có sự tập trung nghiên cứu chuyên sâu, nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện khung điều chỉnh và cơ chế áp dụng pháp luật cạnh tranh. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn đặt mục đích nghiên cứu quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau: - Làm rõ bản chất của hoạt động quảng cáo trong nền kinh tế thị trường; tính đặc thù của cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện trong hành vi quảng cáo; vai trò của pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo; - Đánh giá thực trạng ngành quảng cáo tại thị trường Việt Nam, các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo và nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này; - Hệ thống hoá các quy định về quảng cáo hiện hành của pháp luật Việt Nam và đi sâu phân tích các quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh của Luật Cạnh tranh, từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện quy định và cơ chế thực thi pháp luật có hiệu quả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu hoạt động quảng cáo với tư cách một hành vi cạnh tranh, bản chất cạnh tranh của hoạt động quảng cáo và và cơ chế điều chỉnh hoạt động quảng cáo tương ứng với những biểu hiện của bản chất đó. Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu này, phạm vi nghiên cứu của Luận văn bao gồm các các nội dung lý luận và thực tiễn về hoạt động quảng cáo trong nền kinh tế thị trường, các quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh quảng cáo. Luận văn cũng thực hiện nghiên cứu so sánh pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh lien quan đến quảng cáo của một số quốc gia nhằm đề xuất bài học kinh nghiệm tham khảo. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, người viết Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, khảo sát, so sánh pháp luật. Các phương pháp nghiên cứu này được thực hiện theo định hướng cơ bản là chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. 6. Cơ cấu Luận văn Nhằm đáp dứng những yêu cầu nêu trên, Luận văn được thực hiện với cơ cấu bao gồm hai chương: - Chương 1: Quảng cáo cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Chương này tập trung làm rõ các vấn đề lý luận chung về quảng cáo, cạnh tranhpháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo trong nền kinh tế thị trường. - Chương 2: Điều chỉnh quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam. Trong chương này người viết đánh giá hiện trạng hoạt động quảng cáo tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về quảng cáo hiện hành, trong đó trọng tâm là các quy định của Luật Cạnh tranh về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, kết hợp với phân tích một số vụ việc thực tiễn. Từ đó, Luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo cũng như xây dựng cơ chế thực thi pháp luật có hiệu quả trong lĩnh vực này. References Văn bản pháp luật 1. Bộ Thương mại (2000), Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. 2. Chính phủ (2003), Nghị định 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. 3. Chính phủ (2004), Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. 4. Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. 5. Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. 6. Chính phủ (2006), Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. 7. Chính phủ (2006), Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin. 8. Chính phủ (2006), Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh. 9. Quốc hội khoá IX (1997), Luật Thương mại. 10. Quốc hội khoá VIII (1992), Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam. 11. Quốc hội khoá X (1999), Bộ luật Hình sự. 12. Quốc hội khoá XI (2004), Luật Cạnh tranh. 13. Quốc hội khoá XI (2005), Bộ luật Dân sự. 14. Quốc hội khoá XI (2005), Luật Giao dịch điện tử. 15. Quốc hội khoá XI (2005), Luật Sở hữu trí tuệ. 16. Quốc hội khoá XI (2005), Luật Thương mại. 17. Quốc hội khoá XI (2006), Luật Công nghệ thông tin. 18. Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá X (1999), Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 19. Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá X (2001), Pháp lệnh số 39/2001/PL-UBTVQH10 về quảng cáo. Tài liệu Tiếng Việt 20. Bộ Thương mại (2004), Tờ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Luật Cạnh tranh. 21. Chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam - Thuỵ Sỹ về sở hữu trí tuệ (2002), Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, Các Điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 22. Cục Quản lý cạnh tranh (2006), Xây dựng mô hình cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam. 23. Dominique Brault (2006), Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hoà Pháp, NXB Chính trị quốc gia, tập 1. 24. Iu.A.Suliagin & V.V.Petrov (2004), Nghề quảng cáo, NXB Thông tấn, Hà Nội. 25. Lê Quốc Tuấn (1995), Tổ chức và quản lý hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án PTS Kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân. 26. Michael Newman (2006), 22 quy luật cơ bản của quảng cáo, NXB Tổng hợp TP.HCM, TP.HCM 27. Nguyễn Như Phát & Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 28. Nguyễn Thị Dung (2006), Pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – Lý luận, thực tiễn và giải pháp hoàn thiện, Luận án Tiến sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 29. Nicole Vooijs (2007), Bộ Quy tắc ứng xử của Tập đoàn truyền thông WPP, Tài liệu Hội thảo Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, TP.HCM 30. P.A Samuelson & W.Nordhaus (1990), Kinh tế học, Viện Quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao, Hà Nội. 31. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - Cục Sở hữu trí tuệ (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ. 32. Tổng cục Thống kê (2006), Điều tra doanh nghiệp năm 2006, ,Hà Nội. 33. UNCTAD (2003), Luật mẫu về cạnh tranh, Bộ Thương mại, Hà Nội. Tài liệu Tiếng Anh 34. European Parliament and Council (1984), Council Directive 84/450/EEC relating to the approximation of the laws, regulations and administrative provisions of the Member States concerning misleading advertising, Brussels. 35. European Parliament and Council (2006), Directive 2006/114/EC concerning misleading and comparative advertising, Brussels. 36. Japan Fair Trade Commission (1962), Premiums and Representations Act. 37. Japan Fair Trade Commission (2006), Act concerning prohibition of private monopolization and maintenance of fair trade. 38. Korea Fair Trade Commission (1996), Monopoly regulation and Fair trade Act. 39. Mary L. Azcuenaga (1997), The role of advertising and advertising regulation in free market, Conference on Advertising for Economy and Democracy, Istanbul. 40. Taiwan Fair Trade Commission (2002), Fair Trade Law. 41. Taiwan Fair Trade Commission (2002), Supervisory regulations governing multi- level sales. 42. US Federal Trade Commission (1980), FTC Policy Statement on Unfairness, , Washington D.C. 43. US Federal Trade Commission (1983), FTC Policy Statement on Deception, Washington D.C. Tài liệu Internet 44. Bộ Văn hoá Thông tin (2006), Ngành quảng cáo Việt Nam trước thềm WTO, http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=68&rootId=4&ne wsid=12346 (truy cập ngày 30/5/2007). 45. Bäumer, U. (2004), Reform of the German Law Against Unfair Competition, German American Law Journal, http://www.amrecht.com/baeumeruwg2004.shtml (truy cập ngày 15/6/2007) 46. Đời sống và Pháp luật (2007), Trở lại chuyện "Quảng cáo của Cty Trung Nguyên bị cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh": Nestlé sẽ không khoan nhượng!, http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/kinhdoanhphapluat/2007/8/6264.html (truy cập ngày 24/8/2007). 47. Microsoft® Encarta® Online Encyclopedia (2006) Advertising, http://encarta.msn.com © 1997-2006 (truy cập ngày 30/5/2007). 48. VietnamNet (2004), Thị trường quảng cáo: Cạnh tranh đã đến hồi quyết liệt, , http://www.vnn.vn/kinhte/2004/08/225980/ (truy cập ngày 30/5/2007). 49. VnExpress (2001), Chuyện thương trường, chê người đâu dễ, http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Kinh- nghiem/2001/07/3B9B2DF5/ (truy cập ngày 30/7/2007). 50. VnExpress (2002), Vụ Công ty Kymdan: 'Chửi cả làng' thì không phạm pháp?http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2002/01/3B9B88ED (truy cập ngày 30/7/2007). 51. VnExpress (2006), Ghi sai nhãn mác là đánh lừa khách hàng, http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/10/3B9EF763/ (truy cập ngày 25/7/2007). 52. William Manning & Jennifer McKenna (2002), Lanham Act Also Applies to False Advertising Claims, The National Law Journal , http://www.lawnewsnetwork.com/ (truy cập ngày 15/6/2007). . về quảng cáo, cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá hiện trạng hoạt động quảng cáo tại Việt Nam, . tranh điều chỉnh quảng cáo trong nền kinh tế thị trường. - Chương 2: Điều chỉnh quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam. Trong chương

Ngày đăng: 11/02/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan