Đại lý thương mại theo luật thương mại 2005

12 974 6
Đại lý thương mại theo luật thương mại 2005

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại thương mại theo luật Thương mại 2005 Ngô Thị Minh Hải Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh Tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Như Phát Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Nghiên cứu làm rõ bản chất pháp của đại thương mại (ĐLTM) và cơ sở luận của pháp luật điều chỉnh loại hoạt động trung gian thương mại này. Phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ đại thương mại trong thực tế, từ đó nêu được những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề luận và thực tiễn, đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về đại thương mại. Keywords: Luật kinh tế; Luật thương mại; Pháp luật Việt Nam; Đại thương mại Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Những năm qua, hoà cùng công cuộc đổi mới và phát triển chung của đất nước, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển, cải thiện và hoàn chỉnh mình. Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh tế đều là một tế bào góp phần đưa đất nước đi lên, là nơi trực tiếp sản xuất và cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng của toàn xã hội và cho xuất khẩu. Hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay cùng với sự phát triển ngày càng đi lên của xã hội, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt thì vần đề tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển như vũ bão của các nghành thương mại dịch vụ đã thúc đẩy các doanh nghiệp đi vào tập trung chuyên môn hóa cao. Các doanh nghiệp sản xuất dồn toàn bộ sức lực cho ra những sản phẩm tốt. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cũng là ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm cho mình sự trợ giúp của các nhà trung gian chuyên nghiệp như các Đại thương mại, nhà bán buôn, bán lẻ, nhà môi giới, ủy thác thương mại Phương thức kinh doanh thông qua người trung gian, nhất là qua người đại thương mạiđã xuất hiện từ rất sớm ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và ngày càng được các thương nhân ưa chuộng. Đại thương mạiđã giúp thương nhân phân phối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng trên một phạm vi rộng lớn, tiết kiệm chi phí giao dịch và đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Trên thế giới, pháp luật điều chỉnh các hoạt động đại thương mạiđã xuất hiện từ rất sớm và hiện nay đã đạt tới sự hoàn thiện đáng kể. Tiêu biểu như Bộ luật thương mại (BLTM) Pháp điều chỉnh từ năm 1807 và BLTM Đức từ năm 1897. Pháp luật điều chỉnh đại thương mạiở nhiều nước nhìn chung đều tập trung vào một số vấn đề cơ bản để bảo vệ quyền lợi của 2 các bên tham gia. Tuy nhiên, quan điểm và chính sách điều chỉnh hoạt động này ở mỗi nước không giống nhau mà phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, chính trị xã hội và trình độ lập pháp của từng nước. Như vậy, pháp luật về đại thương mạitrên thế giới là rất đa dạng và phong phú, và chúng mang đậm bản sắc của những thể chế kinh tế khác nhau. Ở Việt Nam, hoạt động đại thương mạiđã xuất hiện tuy đã lâu, nhưng mới thực sự bắt đầu phát triển trong vài năm gần đây khi nền kinh tế thị trường hình thành. Pháp luật Việt Nam chính thức ghi nhận hoạt động đại thương mạitrong Luật Thương mại (LTM) 1997 và tiếp tục được quy định trong LTM 2005 trên cơ sở kế thừa, có sửa đổi, bổ sung. LTM 2005 được coi là luật khung quy định về đại thương mại, pháp luật về đại thương mạicòn được đề cập trong nhiều văn bản luật như Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật hàng hải, Luật du lịch, Luật quản thuế và các văn bản dưới luật khác Tuy vậy, thực tiễn ký kết và thực hiện hoạt động Đại thương mại trong thời gian qua đã và đang phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, sai sót, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, cũng như của khách hàng như: nhầm lẫn giữa hoạt động đại với các loại hoạt động thương mại khác; trách nhiệm của bên đại lý, bên giao đại với khách hàng chưa thật rõ ràng; các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng không rõ, dễ dẫn đến vi phạm, tranh chấp Để bảo vệ một cách tốt nhất các quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ đại thương mại, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện các vấn đề luận cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về đại thương mại là một vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ là: “Đại thương mại theo luật Thương mại 2005” với mong muốn làm rõ quy định của pháp luật về đại thương mại, chỉ ra khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục các quy định của pháp luật phù hợp với thực tiễn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam . 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những vấn đề pháp về hoạt động trung gian thương mại nói chung, hoạt động đại thương mại nói riêng đã được đề cập đến với những nội dung cơ bản trong giáo trình của một số cơ sở đào tạo luật như: Giáo trình Luật Thương mại của Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội…Với tính chất là những giáo trình dành cho sinh viên đại học, những nội dung được nghiên cứu trong các giáo trình này mới dừng lại ở việc trang bị các kiến thức cơ bản cần thiết cho cử nhân luật chứ chưa có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề luận cũng như thực tiễn liên quan đến loại hoạt động đại thương mại. Đại thương mại cũng được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu với tư cách là một trong các hoạt động trung gian thương mại như: Đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Thương mại “Cơ sở khoa học cho sự lựa chọn giải pháp và bước đi nhằm đẩy mạnh tiến trình mở cửa về dịch vụ thương mại” (mã số 2001-78-059, do GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, Trường Đại học Ngoại thương làm Chủ nhiệm đề tài); Luận án tiến sỹ luật học của TS. Lê Hoàng Oanh “Hoàn thiện pháp LTM hàng hoá ở VN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”; Luận án tiến sỹ luật học của TS. Nguyễn Thị Vân Anh “Pháp luật điều chỉnh các hoạt động trung gian thương mại ở VN”…Nhưng các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến hoạt động đạithương mại nằm trong hoạt động trung gian thương mại một cách chung nhất. Chưa có một công trình nghiên cứu nào riêng biệt về hoạt động đại thương mại một cách toàn diện và chuyên sâu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ cơ sở luận từ khía cạnh pháp của đại thương mại, những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về đại thương mại, từ đó tìm ra phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh Đại thương mại ở nước ta. Từ mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: 3 - Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ bản chất pháp của đại thương mại và cơ sở luận của pháp luật điều chỉnh loại hoạt động trung gian thương mại này. - Thứ hai, phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ đại thương mại trong thực tế, từ đó nêu được những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật. - Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề luận và thực tiễn, luận văn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về đại thương mại 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là những quy định, chế định pháp luật đại thương mại theo Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật liên quan. Do vậy khi đề cập đến hệ thống pháp luật đại thương mại, luận văn cũng chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu những chế định pháp luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động đại thương mại, thực tiễn xây dựng và áp dụng quy định của pháp luật về đại thương mại ở Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những khía cạnh pháp của đại thương mại trên cơ sở luận cũng như các quy định liên quan đến đại thương mại trong Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, một số luật chuyên ngành khác như: Bộ luật Hàng hải năm 2005, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Du lịch và những văn bản dưới luật khác. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, luật học so sánh, khảo sát thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng, trên cơ sở các quan điểm, đường lối chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Nội dung nghiên cứu và những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận văn nghiên cứu làm rõ các nhóm nội dung lớn sau đây: bản chất pháp của đại thương mại; nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ đại thương mại; quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong quan hệ đại thương mại; điều kiện, thủ tục giao kết, thực hiện và chấm dứt đại thương mại; trách nhiệm do vi phạm đại thương mại theo luật Thương mại 2005. Kết quả nghiên cứu của Luận văn có những điểm mới sau đây: - Tiếp tục làm rõ một số vấn đề luận về đại thương mại, những đặc trưng pháp của hoạt động này, cho phép phân biệt với một số hoạt động thương mại cận kề khác như: ủy thác mua bán hàng hóa, mua bán hàng hoá, môi giới thương mại, nhượng quyền thương mại… - Chỉ ra những bất cập trong cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ đại thương mại, làm rõ nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ đại thương mại. 8. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề luận về đại thương mại và pháp luật điều chỉnh hoạt động Đại thương mại Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về đại thương mại theo LTM 2005 ở Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại thương mại ở Việt Nam 4 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN VỀ ĐẠI THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẠI THƢƠNG MẠI Mục tiêu của chương này, nhằm giải các vấn đề luận cơ bản liên quan đến hoạt động đại thương mại và pháp luật điều chỉnh hoạt động đại thương mại. Những vấn đề mang tính luận sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu tính khoa học, sự phù hợp của các quy định hiện hành (đặc biệt là luật Thương mại 2005) điều chỉnh hoạt động đại thương mại ở Việt Nam chương 2 và là cơ sở để tác giả đưa ra các kiến nghị ở chương 3. Chương 1 đề cập đến những vấn đề sau: 1.1. Hoạt động đại thƣơng mại và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trƣờng 1.1.1 Sự hình thành và phát triển hoạt động đại thƣơng mại. Trong mục này, tác giả đề cập đến nguyên nhân hình thành hoạt động đại thương mại. Đó là quy luật tự nhiên khi thặng dư xã hội dư thừa, các thương nhân tìm kiếm mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm của mình đến khắp nơi nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Sự tập trung chuyên môn hóa cao, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất tìm kiếm những nhà trung gian chuyên nghiệp để phân phối sản phẩm của mình đến mọi nơi, vào mọi lúc. Những nhà đại xuất hiện, giúp các thương nhân giao dịch với khách hàng một cách dễ dàng và có hiệu quả. Luận văn khái quát sự hình thành và phát triển của hoạt động đại thương mại. Luận văn đã phân tích hoạt động thương mại dịch vụ này từ khởi nguồn đến sự tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện đại và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động đại thương mại phát triển với quy mô ngày càng lớn và trên phạm vi toàn cầu, khiến các thương nhân càng tín dụng hình thức trung gian thương mại này. 1.1.2. Quan niệm về hoạt động đại thƣơng mại Để hiểu chính xác bản chất hoạt động đại thương mại, tác giả đã phân tích quan niệm về hoạt động đại thương mại dưới nhiều giác độ: ngôn ngữ, kinh tế, pháp nhằm tạo ra một cách nhìn tương đối toàn diện về hoạt động đại thương mại. Là Luận văn chuyên ngành luật nên tác giả đã đi sâu vào phân tích quan niệm hoạt động đại thương mại dưới giác độ pháp lý. Pháp luật các nước có quan niệm khác nhau về hoạt động đại thương mại, có thể dễ dàng tìm thấy khái niệm về đại thương mại trong pháp luật thương mại Việt Nam. Luật thương mại 2005 định nghĩa rất cụ thể: “Đại thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại và bên đại thoả thuận việc bên đại nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại cho khách hàng để hưởng thù lao”(điều 166). Có thể thấy dưới góc độ pháp luật Thương mại 2005 đã thể hiện rõ hoạt động đại thương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại được thực hiện theo phương thức giao dịch qua trung gian. Trong đó bên giao đại là bên có nhu cầu mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ nhưng không trực tiếp thực hiện những công việc này mà ủy quyền cho một bên khác (bên đại lý) thay mặt mình mua bán hàng hóa hoặc cung 5 ứng dịch vụ hộ mình. Bên đại sẽ nhân danh chính mình thực hiện công việc được bên giao đại ủy quyền vì lợi ích của bên giao đại và hưởng thù lao. Từ nhận thức này, luận văn đi sâu phân tích các dấu hiệu cơ bản, đặc trưng của hoạt động đại thương mại, là cơ sở để nhận diện loại hoạt động thương mại này trong thực tế. 1.1.3. Những đặc điểm pháp cơ bản của hoạt động đại thƣơng mại Các đặc điểm cụ thể đó là: Thứ nhất, trong quan hệ đại có sự tham gia của ba bên chủ thể và song song tồn tại hai nhóm quan hệ. Thứ hai, bên đại nhân danh chính mình thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba, vì lợi ích của bên giao đại để hưởng thù lao. Thứ ba, hoạt động đại thương mại được thực hiện trong các lĩnh vực thương mại. Thứ tư, quan hệ đại thương mại phát sinh trên cơ sở hợp đồng. 1.1.4. Phân biệt hoạt động đại thƣơng mại với một số hoạt động thƣơng mại khác. Trên cơ sở khái niện và đặc trưng cơ bản của hoạt động đại thương mại, luận văn đã phân biệt hoạt động đại thương mại với ba hoạt động trung gian thương mại khác theo quy định của LTM 2005 và các hoạt động thương mại khác trong khâu phân phối, tiêu thụ hàng hóa như: bán hàng đa cấp, nhượng quyền thương mại, hoạt động bán buôn bán lẻ hàng hóa. 1.1.5. Vai trò của đại thƣơng mại trong xu thế toàn cầu hóa thƣơng mại Thứ nhất, đại thương mại góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển nói chung và ngành thương mại dịch vụ nói riêng. Thứ hai, hoạt động đại thương mại mang lại hiệu quả lớn cho thương nhân trong quá trình phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ở thị trường trong nước, mở rộng ở thị trường nước ngoài. Thứ ba, hoạt động đại thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn tiếp cận được với hàng hoá và dịch vụ một cách tốt nhất. 1.2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động đại thƣơng mại Phần này, tác giả đề cập đến một số vấn đề luận liên quan đến việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đại thương mại như: Khái quát nguồn luật điều chỉnh hoạt động đạithương mại; Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động đại thương mại. 1.2.1. Khái quát nguồn luật điều chỉnh hoạt động đại thương mại * Nhóm các quy định chung về đại thương mại: Nhóm các quy định này quy định những vấn đề chung, mang tính nguyên tắc về mọi loại giao dịch mua bán hàng hóa , các hoạt động cung ứng dịch vụ, các quy định về hợp đồng. Hiện nay, các quy định chung đại thương mại có thể tìm thấy trong Bộ luật Dân sự 2005luật Thương mại 2005. *Nhóm các quy định chuyên ngành về đại thương mại: Bên cạnh những quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 thì luật Thương mại 2005 cũng chưa đựng rất nhiều quy định cụ thể về đại thương mại. Luật Thương mại hiện hành quy định khá cụ thể về đại thương mại. Bên cạnh đó, một số hoạt động đại thương mại đặc thù được quy định tại các Bộ luật, luật và các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Bộ luật Hàng hải 2005, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, Luật du lịch 2005, Luật hải quan, Luật quản thuế, Pháp lệnh bưu chính viễn thông và rất nhiều văn bản pháp luật dưới luật. 1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động đại thương mại Trên cơ sở luật Thương mại 2005 là cở sở pháp luật quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động đại thương mại, tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu của luật Thương mại 2005 điều chỉnh hoạt động đại thương mại với những nhóm quy phạm sau: - Các quy phạm quy định về các hình thức đại thương mại. 6 - Các quy phạm điều chỉnh quan hệ hợp đồng đại giữa bên giao đại và bên đại lý. - Các quy phạm quy định quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý, bên đại với bên thứ ba trong hoạt động đại lý. Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI THƢƠNG MẠI THEO LUẬT THƢƠNG MẠI 2005 Ở VIỆT NAM Luật Thương mại 2005 được coi là khung luật chung điều chỉnh hoạt động đại thương mại, bên cạnh đó những hoạt động đại đặc thù sẽ được luật chuyên ngành điều chỉnh. Các văn bản này tạo nên một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều quy định bất cập, thiếu xót và mâu thuẫn nhau trong hệ thống, gây khó khăn cho việc áp dụng, thực thi pháp luật thương mại. Chương này, tác giả nêu lên những thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về hoạt động đại thương mại theo luật Thương mại 2005. Từ đó phân tích những kẽ hở, bất cập của hệ thống pháp luật thương mại, đặc biệt là luật Thương mại 2005. 2.1. Các hình thức đại thƣơng mại Hoạt động đại thương mại được các thương nhân thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong luật Thương mại 2005 quy định cụ thể về ba hình thức đại thương mại: đại bao tiêu, đại độc quyền, tổng đại mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Tác giả đi sâu vào phân tích ba loại hình thức này. Tiếp theo đó, tác giả phân tích chi tiết về hợp đồng đại thương mại. Bao gồm những phần sau: - Chủ thể tham gia các quan hệ hợp đồng đại thương mại: Theo luật Thương mại 2005, cả hai chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng này đều phải là thương nhân. Tuy nhiên, pháp luật thương mại hiện hành không quy định điều kiện của bên giao đại và bên đại trong các lĩnh vực thương mại bị hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện như kinh doanh rượu, thuốc lá, xăng dầu,.v.v… - Đối tượng của hợp đồng: Hoạt động đại thương mại khác biệt với hoạt động mua bán hàng hóa nên đối tượng của hợp đồng đại thương mại chính là công việc mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ mà bên giao đại yêu cầu bên đại thực hiện. - Hình thức của hợp đồng: Vì quan hệ đại thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng. Luật Thương mại 2005 quy định rõ “Hợp đồng đại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp tương đương”. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Mọi thỏa thuận miệng hoặc thông qua hành vi thực tế đều không có giá trị pháp lý. - Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong các quan hệ hợp đồng đại thương mại. Trong phần này, tác giả đi sâu phân tích hai vấn đề cơ bản sau: + Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng đại thương mại: Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại và bên đại được ghi nhận trong hợp đồng đại thương mại - luật riêng của các bên khi tham gia quan hệ đại thương mại. Nếu các bên không thoả thuận trong hợp đồng thì sẽ áp dụng các quy định trong luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành. + Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng này: Hợp đồng đạithương mại là loại hợp đồng song vụ có tính đền bù, quyền và nghĩa vụ của bên giao đại cũng chính là nghĩa vụ và quyền của bên đại lý. Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể khung luật về quyền và nghĩa vụ của các bên. Nhìn chung, bên giao đại có nghĩa vụ cơ bản đối với bên đại là: cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện; trả thù lao; thanh toán chi phí…Bên 7 đại có nghĩa vụ: tuân thủ sự chỉ dẫn của bên đại lý, hoạt động vì lợi ích của bên giao đại lý, thông báo thông tin liên quan đến hoạt động đại lý…. - Trách nhiệm của bên giao đại lý, bên đại với bên thứ ba: Quan hệ đại tồn tại song song hai quan hệ hợp đồng. Sau khi hợp đồng đại thương mại giữa bên giao đại và bên đại có hiệu lực, bên đại phải ký kết, thực hiện hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba. Quan hệ giữa bên đại và bên thứ ba chịu sự điều chỉnh của các quy định về mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Bên đại nhân danh chính mình và phải tự chịu trách nhiệm với bên thứ 3 khi giao kết, thực hiện hợp đồng. Mặc dù bên đại là chủ thể trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá với bên thứ 3 nhưng theo quy định của luật Thương mại 2005 thì bên giao đại vẫn là chủ sở hữu của hàng hoá và tiền giao cho bên đại lý. Do đó bên giao đại cũng phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về chất lượng của hàng hoá trừ trường hợp chất lượng hàng hoá hư hỏng là do lỗi của bên đại - Chấm dứt hợp đồng đại thương mại: Chấm dứt hợp đồng đại mua bán hàng hoá và hậu quả do chấm dứt hợp đồng đại mua bán hàng hoá. Khi phân tích các vấn đề cơ bản nêu trên trong các quy định pháp luật hiện hành, nhất là trong luật Thương mại 2005, tác giả đã so sánh các quy định hiện hành với các quy định trong luật Thương mại 2005 và pháp luật một số nước để chỉ ra những điểm tiến bộ cũng như những bất cập còn tồn tại cần bổ sung, trong luật Thương mại 2005. Đặc biệt, tác giả còn thực hiện công việc điều tra xã hội học, phân tích những vụ việc thực tế nhằm xác định tính khả thi của các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh những quan hệ hợp đồng này. Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Trên cơ sở những vấn đề có tính luận về hoạt động đại thương mại và pháp luật điều chỉnh hoạt động đại thương mại được phân tích ở Chương 1 và những bấp cập trong quá trình ban hành và áp dụng pháp luật trong hoạt động đại thương mại được nghiên cứu thực tế ở Chương 2, Tác giả đã đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại thương mại ở Việt Nam trong Chương 3. Thứ nhất, trong Chương 3, tác giả phân tích do của sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại mua bán hàng hoá Thứ hai, tác giả đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về đại thương mại như sau: - Hoàn thiện pháp luật về đại thương mại phải phù hợp với chính sách phát triển thương mại của nước ta - Hoàn thiện pháp luật về đại thương mại phải đặt trong tổng thể chung của việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật thương mại, đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ, thống nhất và khả thi của pháp luật. - Hoàn thiện pháp luật về đại thương mại phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Thứ 3, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại thương mại. Những kiến nghị đó là: - Hoàn thiện các quy định liên quan đến bản chất pháp của hoạt động đại thương mại - Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong 8 hợp đồng đại thương mại - Hoàn thiện các quy định pháp luật về hình thức đại độc quyền - Hoàn thiện các quy định về hình thức Tổng đại trong Quy chế đại kinh doanh xăng dầu và Quy chế kinh doanh xây dựng thép hiện hành - Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm của các bên giao đại lý, bên đại với bên thứ ba - Hoàn thiện quy định pháp luật đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại thương mại KẾT LUẬN Đại thương mại với những ưu điểm của mình đang trở thành hoạt động thương mại được ưa chuộng trong nền kinh tế thị trường. Pháp luật đã thừa nhận về mặt pháp sự tồn tại của các hoạt động này đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia bằng các quy định của pháp luật về hoạt động đại lý. Luật Thương mại 2005 kế thừa tinh hoa của chế độ luật cũ trên cơ sở sửa đổi, bổ sung những quy định linh hoạt và khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động thương mại này cũng như bảo vệ quyền lợi của thương nhân và bên thứ ba tham gia quan hệ đại thương mại. Vì nhiều do, hoạt động đại thương mại được quy định tản mạn trong nhiều văn bản luật, từ luật chung như Bộ luật Dân sự 2005, luật Thương mại 2005 đến những luật chuyên ngành (Luật Hàng hải, luật Kinh doanh bảo hiểm, luật Hải quan, luật Du lịch 2005…) và nằm rải rác tại các nghị định, quyết định, thông tư. Do không đảm bảo được tính thống nhất giữa luật chung và luật chuyên ngành nên hình thành một hệ thống điều chỉnh không thống nhất trong nội hàm, bản chất, hình thức…của hoạt động đại thương mại. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên tham gia quan hệ đại thương mại, bên cạnh việc hoàn thiện quy định của luật Thương mại về đại thương mại, yêu cầu sửa đổi, bổ sung quy định đại thương mại là rất cần thiết. Nhà nước ta luôn chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về từng hoạt động thương mại nói riêng. Trong thời gian qua, pháp luật Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thương mại như thống nhất pháp luật điều chỉnh về thương mại, tăng cường bảo vệ quyền tự do của các 9 chủ thể…Tuy nhiên các quy định hiện hành điều chỉnh đại thương mại của Việt Nam vẫn còn một số nội dung không thống nhất và đang bộc lộ nhiều bất cập, chưa bảo đảm được quyền tự do kinh doanh của các bên trong quan hệ đại thương mại. Pháp luật Việt Nam cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động đại thương mại một cách linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. References Tiếng Việt Văn bản pháp luật 1. Bộ luật Dân sự năm 2005. 2. Luật Thương mại năm 1997. 3. Luật Thương mại năm 2005. 4. Luật Cạnh tranh năm 2004. 5. Luật Hải quan 2005. 6. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000. 7. Pháp lệnh bưu chính viễn thông 2002. 8. Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. 9. Nghị định 79/2005 ngày 16/06/2005 của Chính Phủ về việc quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại làm thủ tục hải quan. 10. Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 13/06/2006 Quy định chi tiết Luật thương mại 2005 về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. 11. Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu. 12. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật Thương mại năm 2005 về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài. 13. Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Cạnh tranh. 14. Quyết định số 2212/2005/QĐ-BTM ngày 15/8/2005 ban hành quy chế kinh doanh thép xây dựng. 15. Quyết định số 11/2007/QĐ-BTM về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đại kinh doanh xăng dầu. 16. Thông tư 36/2009/TT-BCTRUNG GIAN ngày 14/12/2009 ban hành Quy chế kinh doanh xăng dầu. Tài liệu 17. A.A.Painter & R.G.Lawson (1997), Giới thiệu Luật kinh doanh nước Anh, NXB Thống Kê, thành phố Hồ Chí Minh. 18. Bộ luật Dân sự Pháp (2005), NXB Tư Pháp, Hà Nội. 19. Bộ Tư pháp Việt Nam và Tổ chức hợp tác quốc tế, Viện nghiên cứu luật tổng hợp Bộ Tư pháp, Trung tâm Luật Dân sự, Thương mại quốc tế của Nhật bản (1999), Tài liệu hội thảo về Luật dân sự và thương mại Việt Nam - Nhật Bản. 20. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, các quyển I-IV (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Bộ luật Thương mạiluật những ngoại lệ đặc biệt về kiểm soát của Nhật Bản (1994), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Giáo sư Michel Fromont (2006), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, NXB Tư Pháp, Hà Nội. 10 23. GS.TS Nguyễn Thị Mơ, Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại (2005), sách chuyên khảo, NXB luận chính trị, Hà Nội. 24. GS. TS Nguyễn Thị Mơ, Sửa đổi Luật thương mại Việt Nam 1997 phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế (2005), NXB luận chính trị. 25. Từ điển bách khoa Việt Nam (2009), NXB Từ điển bách khoa của Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam. 26. Từ điển từ và ngữ Hán việt (2003), NXB văn học. 27. Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ (1997), NXB Đà Nẵng. 28. Tổng quan các vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Tuyển tập các văn bản pháp luật cơ bản về Thương mại của Cộng hòa Pháp (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (2002), Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Trung tâm thông tin khoa học, trường Đại học Luật HN (1997), Một số nội dung về Luật Kinh tế Cộng hoà liên bang Đức. 32. TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết WTO của Việt Nam (2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Trường đại học kinh tế quốc dân, Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập (2001), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Trường đại học kinh tế quốc dân, Tăng trưởng kinh tế thời kì đổi mới ở Việt Nam (2010), Sách chuyên khảo, Hà Nội. 35. Giáo trình Marketing căn bản (Philip Kotler). Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại (tập 2), NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1,2), NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 38. Tuyển tập các văn bản pháp luật cơ bản về thương mại của Cộng hoà Pháp (2005),NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. PGS.TS Nguyễn Như Phát (2002), Luật Kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. PGS.TS Lê Hồng Hạnh (2000), “Khái niệm thương mại trong pháp luật Việt Nam và những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập”, Luật học (2). 41. ThS. Nguyễn Thị Khế (2007), Luật thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội. 42. TS.Nguyễn Thị Dung (2008), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn đề pháp cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. TS.Nguyễn Thị Vân Anh (2007), Luận án tiến sỹ luật học “Pháp luật điều chỉnh các hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam”. 44. TS.Nguyễn Thị Vân Anh, Pháp luật điều chỉnh các hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam (2009) NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 45. TS.Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Khái niệm, bản chất pháp của hoạt động trung gian thương mại”, Tạp chí Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, số 1/2006, tr. 4-12. 46. TS.Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Các hình thức pháp chủ yếu của hoạt động trung gian thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 3/2006, tr. 44-50. 47. TS. Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Một số ý kiến về đại thương mại”, Tạp chí luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, số 5/2006, tr. 3-9. [...]... Anh, “Vấn đề pháp về quan hệ hợp đồng phát sinh trong hoạt động trung gian thương mại , Tạp chí Luật học, số 11/2008, trường Đại học Luật Hà Nội 49 TS.Phạm Duy Nghĩa (1998), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 50 TS.Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 51 Phân tích và luận giải các quy định của Luật cạnh tranh về... và Ths Nguyễn Ngọc Sơn, NXB Tư pháp, Hà Nội 52 Viện nghiên cứu Thương mại (2002), Các giải pháp phát triển mạng lưới đại của doanh nghiệp trên địa bàn miền núi, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số: 2001-78-401, Hà Nội 53 Viện nghiên cứu Thương mại (2006), Tổng hợp kết quả điều tra chọn mẫu các cơ sở kinh doanh xi măng, phân bón, sắt thép năm 2005, biểu 1, tr.3, Hà Nội Tiếng Anh 54 Black law Dictionary (1997),... kết quả điều tra chọn mẫu các cơ sở kinh doanh xi măng, phân bón, sắt thép năm 2005, biểu 1, tr.3, Hà Nội Tiếng Anh 54 Black law Dictionary (1997), Mc Gran-Hill book company Sydney 55 Carolita Oliveros (2005) , "International distribution issues: contract materials", American Law Institute - America Bar Association, March 17-19, New York 56 Denis Keenan and Sarah Riches (2002), Business Law, Longman 57... http://www.vinacorp.vn/news/nam-2010-bung-no-mo-hinh-tong-dai-ly-bao-hiem/công ty-386507 69 http://vietbao.vn/kinh-te/Dai-ly-bo-tron-cong-ty-bao-hiem-phai-chiu-trachnhiem/30082378/87/ 70 htttp://www.vnexpress.net/GL/Kinh doanh /2005/ 03/3B9DC74C/ 71 www.russian-civilode.com/PartI/SectionIII/Subsection2/Chapter27 72 PartI/SectionIII/Subsection2/Chapter27.html 73 http://en.wikisource.org/wiki/Civil_Code_(Republic_of_China)/Part . pháp luật đại lý thương mại theo Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật liên quan. Do vậy khi đề cập đến hệ thống pháp luật đại lý thương mại, . pháp lý của đại lý thương mại trên cơ sở lý luận cũng như các quy định liên quan đến đại lý thương mại trong Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005,

Ngày đăng: 11/02/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan