Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

21 983 6
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Nguyễn Thu Hà Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS. ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Tổng quan về biến đổi khí hậu (BĐKH) trên thế giới, biến đổi khí hậu ở Việt Nam, cụ thể tại huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những biện pháp cộng đồng địa phương sử dụng để đối phó với BĐKH các hình thức thiên tai nguy hiểm khác nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào người dân. Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một cách thức tiếp cận mới trên thế giới ở Việt Nam. Đây được xem là hướng tiếp cận bền vững. Keywords. Biến đổi khí hậu; Cộng đồng; Khoa học môi trường; Hiệu ứng nhà kính; Nam Định Content MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu (BÐKH) là vấn đề đang đýợc toàn nhân loại quan tâm. BÐKH đã đang tác động trực tiếp tới đời sống, kinh tế - xã hội môi trường toàn cầu. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do BÐKH, trong đó đồng bằng sông Cửu Long đồng bằng sông Hồng là những khu vực có tính tổn thương đặc biệt cao do nước biển dâng. Huyện Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định, mức độ nhạy cảm tính tổn thương với tác động của BĐKH thiên tai rất lớn. Với BĐKH kèm theo nó là sự dâng lên của mực nước biển, chắc chắn ảnh hưởng của thiên tai tại khu vực này sẽ gia tăng. Mực nước biển dâng có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sinh kế cuộc sống của người dân tại khu vực ven biển. Mức độ ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội của nước biển dâng là rất rộng lớn. Cộng đồng địa phương ở các quốc gia đang phát triển là thành phần đặc biệt dễ bị tổn thương nhất bởi sự thay đổi khí hậu, phải hứng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng liên quan đến những hiện tượng thời tiết cực đoan mỗi năm ở cả thành thị lẫn nông thôn. Đồng thời, cộng đồng địa phương luôn có những sáng kiến thích ứng với những trường hợp thay đổi nhất định. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về những kinh nghiệm thích ứng mà người dân đã tích lũy cũng như những biện pháp thích ứng tương lai. Từ những nhận thức trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những biện pháp cộng đồng địa phương sử dụng để đối phó với BĐKH các hình thức thiên tai nguy hiểm khác nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào người dân. Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một cách thức tiếp cận mới trên thế giới ở Việt Nam. Đây được xem là hướng tiếp cận bền vững. Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1. Biến ðổi khí hậu trên thế giới 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu trên thế giới Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng nhiệt độ trung bình của không khí đại dương trên toàn cầu, tình trạng băng tan tăng mực nước biển trung bình trở nên phổ biến. 11 trong số 12 năm từ 1995 đến 2006 được xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng kỷ lục (từ năm 1850). Xu thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ năm 1906 – 2005) là 0,74 0 C (0,56 0 C đến 0,92 0 C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC là 0,6 0 C (từ 0,4 0 C đến 0,8 0 C) (kể từ năm 1901- 2000). (IPCC, 2007) Sự gia tăng nhiệt độ đang trở nên phổ biến trên toàn cầu tăng nhiều hơn ở các khu vực vĩ độ cao ở phía bắc. Khu vực đất liền nóng lên nhanh hơn các khu vực đại dương. Những thay đổi về nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, các sol khí, độ che phủ đất bức xạ mặt trời đã làm thay đổi cân bằng năng lượng của hệ thống khí hậu. Lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu do con người đã tăng khoảng 70% so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2004. 1.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới Có thể tóm lược những ảnh hưởng của BĐKH đến các khu vực trên thế giới như sau: Bảng 1.1. Tác động của BĐKH trên thế giới Châu Phi - Vào năm 2020, khoảng từ 75 - 250 triệu người sẽ phải chịu áp lực lớn về nước do BĐKH. - Vào năm 2020, ở một số nước, sản lượng nông nghiệp dựa vào nước mưa có thể giảm tới 50%. Sản xuất nông nghiệp tại nhiều nước châu Phi sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu hơn tới an ninh lương thực tăng tình trạng suy dinh dưỡng. - Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng tới các vùng trũng ven biển, đông dân cư. Chi phí thích ứng có thể chiếm ít nhất từ 5%- 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). - Năm 2080, diện tích đất khô cằn bán khô cằn ở châu Phi sẽ tăng từ 5%- 8% theo các kịch bản khí hậu. Châu Á - Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung Á, Nam Á, Đông Á Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn sẽ giảm. - Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân ở Nam Á, Đông Á Đông Nam Á sẽ chịu rủi ro nhiều nhất, do lũ từ sông, biển. - BĐKH kết hợp đô thị hoá, công nghiệp hoá phát triển kinh tế nhanh chóng gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên môi trường. - Sự hoành hành của dịch bệnh tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu liên quan đến lũ lụt hạn hán sẽ gia tăng ở Đông Á, Nam Á Đông Nam Á do những thay đổi trong chu trình thuỷ văn. Úc New Zealand - Vào năm 2020, suy giảm đa dạng sinh học ở mức cao sẽ diễn ra tại một số điểm giàu đa dạng sinh học, gồm có rạn san hô Great Barrier các vùng nhiệt đới ẩm ướt ở Queensland, Úc. - Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng hơn ở miền namđông Úc, tại miền Bắc một số vùng Đông New Zealand . - Vào năm 2030, sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ giảm ở hầu hết miền đông nam Úc các vùng miền đông New Zealand do hạn hán cháy rừng xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, một số vùng khác ở New Zealand sẽ được hưởng những lợi ích ban đầu. - Vào năm 2050, phát triển ven biển thuộc Úc New Zealand sẽ làm tăng nguy cơ mực nước biển dâng, tăng tần suất cường độ của bão, lũ ven biển. Châu Âu - BĐKH sẽ làm tăng sự khác biệt giữa các khu vực. Các tác động tiêu cực bao gồm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét trong nội địa, lũ lụt ven biển thường xuyên hơn xói mòn mạnh hơn (do bão lớn mực nước biển dâng cao). - Các vùng núi sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của sông băng, độ che phủ của tuyết giảm suy giảm số lượng lớn các loài (vào năm 2080, ở một số khu vực tỷ lệ suy giảm là 60% tuỳ theo các kịch bản phát thải). - Ở Nam Âu - vùng đã từng dễ bị tổn thưởng bởi tính bất thường của khí hậu - BĐKH sẽ làm cho các điều kiện (nhiệt độ cao hạn hán) nghiêm trọng hơn và nhìn chung làm giảm khả năng sử dụng nước, tiềm năng thuỷ điện, du lịch năng suất cây trồng. - BĐKH cũng sẽ làm tăng mối nguy hiểm tới sức khoẻ vì các đợt sóng nhiệt và tần suất cháy rừng tự nhiên. Châu Mỹ La tinh - Giữa thế kỷ này, ở miền Đông Amazôn, nhiệt độ tăng cao kết hợp với suy giảm lượng nước sẽ dẫn đến sự thay thế rừng nhiệt đới bằng các hoang mạc. Thảm thực vật bán khô hạn sẽ được thay thế bằng thảm thực vật khô hạn. - Nguy cơ mất đa dạng sinh học ở mức cao là do sự tuyệt chủng các loài ở nhiều khu vực thuộc vùng nhiệt đới ở Mỹ La tinh. - Năng suất của một số loại cây trồng quan trọng khả năng sinh sản của gia súc sẽ giảm gây hậu quả bất lợi tới an ninh lương thực. Nhìn chung, số lượng người có nguy cơ bị đói gia tăng. - Những thay đổi trong các mô hình về lượng mưa sự biến mất của các sông băng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sử dụng nước phục vụ cho con người, nông nghiệp thuỷ điện. Bắc Mỹ - Nóng lên ở các dãy núi miền tây sẽ làm giảm lớp tuyết phủ, tăng lũ lụt mùa đông giảm lưu lượng nước mùa hè khiến cho cuộc cạnh tranh vì tài nguyên nước phân bổ không đều diễn ra khốc liệt hơn. - Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ này, BĐKH ở mức vừa phải sẽ nâng tổng sản lượng của ngành nông nghiệp dựa vào nước mưa thêm từ 5%-20%, nhưng sản lượng tăng thêm lại thay đổi theo vùng. - Các thành phố đang trải qua các đợt sóng nhiệt sẽ gặp phải thách thức lớn hơn vì trong suốt thế kỷ này các đợt sóng nhiệt gia tăng về số lượng, cường độ thời gian, gây tác động tiêu cực tới sức khoẻ. - Các cộng đồng nơi cư trú ven biển sẽ phải chịu ngày càng nhiều áp lực do các tác động của BĐKH. Các vùng cực - Các ảnh hưởng chủ yếu sẽ là giảm độ dày diện tích của các sông băng, mũ băng băng biển, những thay đổi trong các hệ sinh thái tự nhiên gây ảnh hưởng bất lợi tới nhiều sinh vật gồm các loài chim di cư, động vật có vú và các loài ăn thịt. - Đối với các cộng đồng ở Bắc cực, các tác động đặc biệt là những tác động do thay đổi trạng thái của băng, tuyết sẽ phức tạp. - Các tác động tiêu cực sẽ bao gồm tác động tới cơ sở hạ tầng lối sống truyền thống của các cộng đồng bản địa. Các đảo nhỏ - Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng lũ lụt, dông bão, xói lở các thảm họa ven biển khác, đe dọa các hạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan trọng, nơi ở các điều kiện hỗ trợ sinh kế của các cộng đồng trên đảo. - Phá huỷ hiện trạng ven biển, ví dụ xói lở bờ biển làm suy giảm các rạn san hô ven biển, ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên địa phương. - Vào giữa thế kỷ này, BĐKH sẽ làm suy giảm tài nguyên nước ở nhiều đảo nhỏ, chẳng hạn như biển Caribê Thái Bình Dương không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mưa ít. - Do nhiệt độ cao hơn nên các loài ngoại lai sẽ tăng cường xâm lấn, đặc biệt ở các đảo nằm ở vĩ độ trung cao. Nguồn: IPCC, 2007 1.2. Biến ðổi khí hậu ở Việt Nam 1.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam Trong 40 năm qua, các nhà khoa học đã quan sát thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lũ xảy ra nhiều hơn ở nước ta, đây là một trong số những biểu hiện về BĐKH được khẳng định. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác là (BTNMT, 2009): - Nhiệt độ trung bình hàng năm tăng 0,1 o C mỗi thập kỷ trong giai đoạn từ 1931 tới 2000, tăng trong khoảng từ 0,4 – 0,8 o C ở 3 thành phố lớn của Việt Nam (gồm Hà Nội, Đà Nẵng thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1991 tới 2000. - Lượng mưa thay đổi khác nhau tùy từng vùng, nhưng nhìn chung lượng mưa cả năm vẫn tương đối ổn định. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trận mưa bất thường với cường độ lớn xảy ra hơn, gây ra lũ lụt. - Hạn hán xảy ra thường xuyên hơn ở khu vực phía Nam trong những năm gần đây có xu hướng kéo dài hơn. - Trong 50 năm qua, mực nước biển tăng trung bình từ 2,5 – 3cm, tùy từng khu vực. - Bão nhiệt đới giảm về số lượng trong 40 năm qua, nhưng ghi nhận được những cơn bão mạnh hơn ở khu vực phía Nam. - El Nino La Nina xảy ra với cường độ mạnh hơn trong 50 năm qua, gây ra nhiều cơn bão nhiệt đới, lũ lụt hạn hán thường xuyên. 1.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam Ở nước ta, BĐKH thể hiện rõ nhất ở sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan thiên tai, cả về số lượng lẫn cường độ. Trong khi tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài vào mùa hè kéo theo hạn hán dữ dội trên diện rộng, thì trong những năm gần đây số cơn bão có cường độ mạnh cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển bất thường, phức tạp, khó dự đoán mùa mưa bão cũng kết thúc muộn hơn. Cùng với sự nóng lên của bề mặt trái đất, nhiệt độ trung bình của các khu vực ở nước ta cũng tăng lên. Hiện tượng BĐKH ở nước ta đã đang tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, nhất là có vấn đề sức khỏe, BĐKH cũng gây ra những tác động xấu đối với sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… đều chịu những tác động tiêu cực từ hiện tượng BĐKH gây ra. Bên cạnh đó, BĐKH cũng có tác động trực tiếp gián tiếp đến các họat động văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng 1.2.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trên thế giới Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một quá trình hướng tới cộng đồng, dựa vào những ưu tiên, nhu cầu, kiến thức khả năng của cộng đồng nhằm trao quyền cho họ trong việc lập kế hoạch để ứng phó với những tác động của BĐKH. Hộp 3.1. Khái quát chương trình Thích ứng dựa vào cộng đồng của UNDP – GEF Triển khai từ 2008 – 2012 - Tiền tài trợ: 4,5 triệu USD nguồn khác - 10 nước tham gia: Bangladesh, Bolivia, Guatemala, Jamaica, Kazacstan, Morocco, Namibia, Niger, Samoa Việt Nam. - Mỗi nước được tài trợ hơn 50 ngàn USD - 37 dự án điểm đang được thực hiện - 27 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị - Tổng số 90 dự án sẽ được thực hiện cho tới năm 2012. - Chương trình hiện đang cùng phối hợp với Nhóm tình nguyện của Liên hợp quốc nhằm tăng cường những nguồn lực từ cộng đồng, thừa nhận những đóng góp từ những tình nguyện viên, đảm bảo sự tham gia của những nhóm bên ngoài trong chương trình, cũng như hỗ trợ xây dựng nguồn nhân lực cho những cộng tác là những tổ chức phi chính phủ tổ chức cộng đồng. Nhóm tình nguyện viên của Liên hợp quốc hiện đang làm việc tại 7 quốc gia nằm trong chương trình. Mặc dù với nhiều hình thức khác nhau, tất cả các dự án thích ứng dựa vào cộng đồng đều nhận thức được nhu cầu của những dự án với nội dung cụ thể, chi tiết là: xác định mức độ tổn thương của địa phương, đúc rút năng lực, kinh nghiệm kiến thức bản địa, nâng cao năng lực thích ứng của địa phương tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa những bên liên quan trong cộng đồng địa phương. Hình 3.1. Lồng ghép những kiến thức bản địa với kiến thức khoa học trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng 1.2.4. Bài học thách thức trong thích ứng dựa vào cộng đồng Mặc dù, thích ứng dựa vào cộng đồng mới được phát triển gần đây nhưng đã xuất hiện những thách thức nhất định một số bài học đã được đúc kết, bên cạnh những vấn đề liên quan tới tính sẵn có mức độ tin cậy của nguồn thông tin dữ liệu về BĐKH, chất lượng quá trình tham vấn trong thích ứng dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình, kiểm tra đánh giá. Có thể kể tới các vấn đề chính sau: Bảng 3.2. Các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương Hình thức Đặc điểm Tham gia bị động Người tham gia được thông báo về những gì đã, đang sẽ xảy ra. Những thông tin này được cung cấp bởi chính quyền địa phương hay từ những dự án. Tuy nhiên, không có sự lắng nghe những ý kiến phản hồi từ cộng đồng. Những thông tin được đem ra chia sẻ thuộc về những chuyên gia bên ngoài. Tham gia bằng cách cung cấp thông tin Người dân tham gia bằng cách trả lời các câu hỏi được đưa ra bởi các nghiên cứu viên thực địa bằng phương pháp bảng hỏi hay các phương pháp tương tự. Người dân địa phương không có cơ hội tham gia vào quá trình tìm ra kết quả, cũng như kiểm chứng tính chính xác. Tham gia thông qua thảo luận Người tham gia cùng thảo luận các nhà khoa học/điều tra nghe những quan điểm này. Những nhà khoa học này sẽ xác định các vấn đề giải pháp, có thể có sự điều chỉnh nhỏ từ những phản hồi của người dân. Tuy nhiên, quá trình tham vấn cộng đồng này lại không bao gồm quá trình ra quyết định, những nhà khoa học này không bắt buộc phải xem xét tới quan điểm của cộng đồng. Tham gia với những động cơ về mặt vật chất Mọi người tham gia bằng các cung cấp nguồn lực (như nhân lực) để đổi lại với thức ăn, tiền mặt hay các giá trị vật chất tương tự. Nhiều nghiên cứu triển khai trên đồng ruộng rơi vào trường hợp này khi người dân nhường đất canh tác cho các nhà khoa học, nhưng họ lại không tham gia vào quá trình triển khai thử nghiệm hay học hỏi. Do đó, có thể thấy là, mọi người cũng sẽ kết thúc việc tham gia nếu các động cơ vật chất không còn. Tham gia ở chức năng nhất định Người dân tham gia bằng cách lập những nhóm phù hợp với những yêu cầu đặt ra trước đó của dự án. Sự tham gia này không phải ngay từ giai đoạn đầu quá trình lập kế hoạch của dự án mà thường sau khi những quyết định quan trọng đã được thông qua. Phương thức này có tính phụ thuộc nhiều vào những đối tượng bên ngoài hơn là chính cộng đồng. Tham gia có tính tương tác Sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu quá trình xây dựng dự án ở địa phương. Do đó họ có thể có những quyết định liên quan tới các kế hoạch hành động,và thiết lập một tổ chức chính quyền địa phương mới – hay tăng cường năng lực cho chính quyền hiện tại. Nó có xu hướng liên quan tới phương pháp nghiên cứu mang tính liên ngành – tức là xem xét tới nhiều quan điểm khác nhau, áp dụng quá trình nghiên cứu tổng hợp có cấu trúc. Nhóm tham gia này đại diện cho quyết định của cộng đồng, do đó đảm bảo cộng đồng có tác động trong việc duy trì cơ cấu tổ chức hay thực hiện chính sách. Nguồn: Pretty (1995) 1.2.5. Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở Việt Nam Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã nhận thức được những nguy cơ thách thức gây ra do sự nóng lên toàn cầu, hậu quả chủ yếu từ những hoạt động của chính con người. Nước ta đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm 1994 Nghị định thư Kyoto năm 2002. Bộ Tài nguyên Môi trường là cơ quan Chính phủ làm đầu mối trong việc thực hiện công ước nghị định trên về BĐKH. Cần phải nhấn mạnh rằng Việt Nam đã có lịch sử lâu đời trong việc ứng phó với nhiều kiểu hình thiên tai như lũ lụt, bão. Mục tiêu của chiến lược quốc gia là nhằm giảm thiểu nguy cơ từ thiên tai, bao gồm một loạt những biện pháp như xây dựng hệ thống các trung tâm cảnh báo thiên tai trên cả nước, xây dựng hành lang chống lũ (đê biển, đê sông) các hoạt động nâng cao nhận thức. Tuy nhiên, những chiến lược này chỉ mới tập trung chủ yếu vào những ứng phó khẩn cấp với những loại hình thiên tai bất thường tái xây dựng sau thiên tai hơn là những thích ứng mang tính lâu dài với những tác động của BĐKH trong tương lai. Những giải pháp thích ứng lâu dài còn chưa được lồng ghép vào những chính sách cho phát triển bền vững hay xóa đói giảm nghèo. Những biện pháp truyền thống đối phó với BĐKH như xây dựng hệ thống đê, mương, các công trình điều tiết phân lũ, dự báo thời tiết … đang được khai thác tích cực. Tuy nhiên, những chiến lược thích ứng với BĐKH hiện nay sẽ thay đổi khái niệm thích ứng chuyển từ bị động đối phó thành chủ động phòng ngừa, đưa những ảnh hưởng tiềm ẩn của BĐKH như là một chỉ dẫn quan trọng cho việc hoạch định chính sách, khác với kiểu thích ứng “trông chờ” truyền thống. Trọng tâm nhất của những phương án thích ứng được nhằm vào những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất do BĐKH trong tương lai, bao gồm tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, y tế, khu vực ven biển… Hình 3.2. Cách thức tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng Nguồn:CARE (2009) Chú thích: CBA: Community-based adaption - Thích ứng dựa vào cộng đồng. 1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 1.3.1. Biến đổi khí hậu tại Nam Định 1.3.1.1. Xu thế diễn biến nhiệt độ Với nhiệt độ trung bình năm: từ phương trình xu thế biểu thị tốc độ thay đổi y=0.008x-0.20, có thể thấy được sự biến thiên của chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm cho khu vực nghiên cứu sẽ tăng trung bình 0,008 o C/năm (hình 3.3). Ví dụ, trong 50 năm qua nhiệt độ đã tăng 0.008x50=0.40 o C Hình 3.3. Xu thế diễn biến nhiệt ðộ trung bình năm Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn môi trường 1.3.1.2. Xu thế diễn biến lượng mưa Xu thế diễn biến mức thay đổi (dR=(R-Rtb)/Rtb x 100%) của lượng mưa năm (Rnam), lượng mưa mùa khô (Rxi_iv) lượng mưa mùa mưa (Rv_x) của vùng Nam Định được thể hiện tại các phương trình xu thế. Với lượng mưa trung bình năm: Phương trình xu thế biểu thị tốc độ thay đổi lượng mưa y= -0.464x+11.84 cho biết: Do chịu ảnh hưởng nhiều của xu thế lượng mưa mùa hè mùa thu nên xu thế của lượng mưa năm phổ biến là giảm (thể hiện thông qua dấu của hệ số tương quan giữa lượng mưa (y) và thời gian (x) trong phương trình xu thế). Hình 3.6. Xu thế diễn biến lượng mưa trung bình năm Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn môi trường 1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu nƣớc biển dâng cho tỉnh Nam Định 1.3.2.1. Kịch bản về nhiệt độ trung bình lượng mưa trung bình a) Nhiệt độ trung bình Dựa vào những kịch bản về BĐKH được xây dựng cho Việt Nam, các kịch bản được áp dụng cho tỉnh Nam Định như sau Bảng 3.3. Mức tãng nhiệt ðộ trung bình ( o C) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Nam Ðịnh ứng với các kịch bản phát thải từ thấp ðến cao Kich bản Nãm Các tháng trong nãm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII B1 2030 0.8 0.8 0.7 1.1 1.0 0.9 0.9 0.8 1.2 0.8 0.9 1.0 2050 1.2 1.3 1.1 1.6 1.5 1.4 1.3 1.3 1.8 1.2 1.4 1.4 2070 1.5 1.6 1.4 2.0 1.8 1.7 1.7 1.5 2.2 1.5 1.7 1.7 2100 1.6 1.7 1.5 2.1 2.0 1.8 1.8 1.6 2.4 1.6 1.9 1.8 B2 2030 0.7 0.7 0.6 0.9 0.9 0.8 0.8 0.7 1.0 0.7 0.8 0.8 2050 1.3 1.4 1.2 1.7 1.6 1.4 1.4 1.3 1.9 1.3 1.5 1.4 2070 1.8 1.9 1.7 2.4 2.2 2.0 2.0 1.9 2.7 1.8 2.1 2.0 2100 2.4 2.7 2.2 3.2 3.0 2.7 2.7 2.5 3.6 2.4 2.9 2.7 A2 2030 0.7 0.8 0.7 0.9 0.9 0.9 0.8 0.7 1.1 0.7 0.8 0.8 2050 1.2 1.3 1.3 1.6 1.5 1.4 1.3 1.3 1.8 1.2 1.4 1.4 2070 1.9 2.0 1.7 2.5 2.3 2.1 2.1 2.0 2.8 1.9 2.2 2.1 2100 3.1 3.3 2.8 4.1 3.8 3.5 3.4 3.2 4.6 3.1 3.6 3.5 Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn môi trường b) Lượng mưa trung bình Mức thay đổi lượng mưa thế kỷ 21 tại tỉnh Nam Định được nghiên cứu xây dựng đại diện bằng các số liệu về mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ XXI so với nãm 1980 - 1999 của Nam Ðịnh nhý sau: Bảng 3.4. Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với năm 1980 - 1999 của Nam Ðịnh ứng với các kịch bản phát thải từ thấp ðến cao Kich bản Nãm Các tháng trong nãm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII B1 2030 -4.9 1.1 -0.9 -3.6 -0.4 2.3 7.7 3.4 2.0 -0.6 5.9 7.8 2050 -7.3 1.7 -1.3 -5.4 -0.6 3.5 11.6 5.2 3.1 -0.9 8.9 11.8 2070 -9.1 2.1 -1.6 -6.7 -0.7 4.3 14.3 6.4 3.7 -1.1 10.9 14.1 2100 -9.7 2.2 -1.7 -7.2 -0.8 4.6 15.3 6.9 4.0 -1.2 11.7 15.5 B2 2030 -4.3 1.1 -0.7 -3.1 -0.3 2.0 6.8 3.0 1.8 -0.5 5.1 6.8 2050 -7.8 1.7 -1.3 -5.7 -0.6 3.6 12.2 5.5 3.1 -0.9 9.4 12.3 2070 -11.0 2.5 -1.9 -8.1 -0.8 5.2 17.3 7.8 4.5 -1.3 13.2 17.5 2100 -14.7 3.2 -2.5 -10.9 -1.1 7.0 23.3 10.4 6.0 -1.8 17.8 23.6 A2 2030 -4.3 1.0 -0.7 -3.2 -0.3 2.1 6.8 3.0 1.8 -0.5 5.2 6.9 2050 -7.3 1.7 -1.3 -5.5 -0.6 3.5 11.7 5.3 3.1 -0.9 8.9 11.8 2070 -11.4 2.6 -2.0 -8.5 -0.9 5.4 18.1 8.1 4.7 -1.4 13.8 18.3 2100 -18.7 4.2 -3.2 -13.9 -1.4 8.9 29.6 13.3 7.7 -2.3 22.7 30.0 Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn môi trường 1.3.2.2. Nước biển dâng Hình 3.9 dưới đây biểu diễn đường quá trình chuẩn sai mực nước trung bình xu thế của chúng cho trạm thủy văn Ba Lạt. Theo đó, xu hướng biến đổi của mực nước biển tại Nam Định trong thời gian từ năm 1993 đến 2009 là tăng 1,34 mm/năm. Hình 3.9. Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình nămNam Định Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn môi trường Bảng 3.5. Kịch bản nước biển dâng cho thành phố Nam Định đến năm 2030 Kịch bản Kịch bản cao Kịch bản trung bình Kịnh bản thấp Năm Trên chuẩn Cận chuẩn Dưới chuẩn Trên chuẩn Cận chuẩn Dưới chuẩn Trên chuẩn Cận chuẩn Dưới chuẩn 2015 6,09 4,96 4,13 6,07 4,94 4,11 6,07 4,93 4,10 2020 8,02 6,48 5,37 7,96 6,42 5,28 7,91 6,36 5,22 2025 10,18 8,16 6,71 10,01 8,00 6,52 9,86 7,86 6,38 2030 12,57 10,01 8,15 12,26 9,71 7,83 11,95 9,43 7,57 Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn môi trường [...]... vi, đối tƣợng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 3.1 Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy 3.1.1 Kiến thức truyền thống về các hiện tƣợng khí hậu Kiến thức truyền thống của người dân địa phương về các hiện tượng khí hậu là đặc biệt phong phú Các kiến thức này thường liên quan đến việc dự đoán các hiện tượng... tập trung vào việc xây dựng một hình thức tiếp cận phù hợp với cộng đồng địa phương trong thích ứng với BĐKH Tuy nhiên, hiện tại mô hình vẫn còn chưa được áp dụng rộng rãi trong các xã của huyện Giao Thủy Chính vì thế, việc nhân rộng mô hình là hết sức cần thiết 3.2 Đề xuất giải pháp thích ứng dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy 3.2.1 Phát huy nhân rộng những mô hình hiện có 3.2.2 Giải pháp về công... Viện Khoa học Khí tượng, Thủy Văn Môi trường (2011), Sổ tay Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Viện Khoa học Khí tượng, Thủy Văn Môi trường (2011), Sổ tay Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Viện Khoa học Khí tượng, Thủy Văn Môi trường (2011), Tài liệu hướng dẫn : Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu xác định các giải pháp thích ứng, NXB Khoa học Kỹ thuật,... Thắng nnk (2011), Cập nhật kịch bản Biến đổi khí hâụ, nước biển dâng cho Việt Nam, Báo cáo, Viện Khoa học Khí tượng Thủy Văn Môi trường Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng nnk (2011), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu xác định các giải pháp thích ứng, NXB Tài nguyên-Môi trường Bản đồ Việt Nam, Hà Nội Viện các nguồn lực ven biển Á – Châu tại Việt Nam (2010), Sổ tay cộng đồng : Bảo vệ phát... hội nói của huyện Giao Thủy nói chung kế hoạch phát triển của từng ngành nói riêng KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Kết luận Nghiên cứu cho thấy, người dân địa phương có vốn kinh nghiệm phong phú trong việc ứng phó với các loại hình thiên tai (đặc biệt là với bão lũ lụt) Tuy nhiên, đối với họ, khái niệm về BĐKH còn rất mới Theo nghiên cứu, các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng hiện tại đang được... vào cộng đồng cấp quốc gia tại Việt Nam , Oxfam, Tiền Giang Trần Thục, Nguyễn Xuân Hiển, Trần Hồng Thái (2010), Tạp chí Khí tượng Thủy Văn, « Nghiên cứu ảnh hưởng của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến xâm nhập mă ̣n khu vực đồng bằ ng sông Hồng », (số 589, 01/2010), Hà Nội Trần Thục (2011), Biến đổi khí hậu: Tác động các giải pháp thích ứng, Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn Môi trường,... lực phương tiện đáp ứng nhiệm vụ được giao như Ban phòng chống lụt bão, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh - Tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức phi chính phủ xây dựng các đề án, mô hình thích ứng References Tiếng Việt Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, ... Việt Nam Bộ Tài nguyên Môi trường (2010), Thông báo Quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu Nguyễn Văn Thắng (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết Đề. .. thích ứng, cộng đồng địa phương rất tích cực tham gia học hỏi chia sẻ kinh nghiệm cho những người khác để cùng nhau phát triển mở rộng mô hình Tuy nhiên, các mô hình thích ứng với BĐKH tại Giao Thủy mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu Kiến nghị Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị về mở rộng các mô hình thích ứng dựa vào cộ - Nâng cao năng lực cộng đồng trong ứng phó, thích ứng với BĐKH:... ro do khí hậu chiến lược thích ứng hợp lý Phương pháp tiếp cận này cung cấp một khung chương trình cho đối thoại trực tiếp với cộng đồng, giữa các cộng đồng với nhau các bên liên quan khác (chính quyền địa phương, các hội, tổ chức,…) Quan trọng nhất, phương pháp này sẽ giúp xác định được những cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng dễ bị tổn thương giúp họ hiểu hơn về những thách thức khó . Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Nguyễn. đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định . Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những biện pháp cộng

Ngày đăng: 10/02/2014, 20:38

Hình ảnh liên quan

Mặc dù với nhiều hình thức khác nhau, tất cả các dự án thích ứng dựa vào cộng đồng đều nhận thức được nhu cầu của những dự án với nội dung cụ thể, chi tiết là: xác định mức  độ tổn thương của địa phương, đúc rút năng lực, kinh nghiệm và kiến thức bản địa, - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

c.

dù với nhiều hình thức khác nhau, tất cả các dự án thích ứng dựa vào cộng đồng đều nhận thức được nhu cầu của những dự án với nội dung cụ thể, chi tiết là: xác định mức độ tổn thương của địa phương, đúc rút năng lực, kinh nghiệm và kiến thức bản địa, Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 3.2. Cách thức tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Hình 3.2..

Cách thức tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 3.3. Xu thế diễn biến nhiệt ðộ trung bình năm - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Hình 3.3..

Xu thế diễn biến nhiệt ðộ trung bình năm Xem tại trang 8 của tài liệu.
vực nghiên cứu sẽ tăng trung bình 0,008oC/năm (hình 3.3). Ví dụ, trong 50 năm qua nhiệt độ đã tăng 0.008x50=0.40 o - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

v.

ực nghiên cứu sẽ tăng trung bình 0,008oC/năm (hình 3.3). Ví dụ, trong 50 năm qua nhiệt độ đã tăng 0.008x50=0.40 o Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 3.4. Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với năm 1980 - - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bảng 3.4..

Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với năm 1980 - Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 3.3. Mức tãng nhiệt ðộ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Nam Ðịnh ứng với các kịch bản phát thải từ thấp ðến cao  - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bảng 3.3..

Mức tãng nhiệt ðộ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Nam Ðịnh ứng với các kịch bản phát thải từ thấp ðến cao Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 3.9. Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình nă mở Nam Định - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Hình 3.9..

Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình nă mở Nam Định Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 3.9 dưới đây biểu diễn đường quá trình chuẩn sai mực nước trung bình và xu thế của chúng cho trạm thủy văn Ba Lạt - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Hình 3.9.

dưới đây biểu diễn đường quá trình chuẩn sai mực nước trung bình và xu thế của chúng cho trạm thủy văn Ba Lạt Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 3.6. Diện tích đất bị ngập ứng với mức nước biển dâng khác nhau - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bảng 3.6..

Diện tích đất bị ngập ứng với mức nước biển dâng khác nhau Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 3.8. Nhận thức của cộng đồng về các nguy cơ thiên tai - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bảng 3.8..

Nhận thức của cộng đồng về các nguy cơ thiên tai Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 3.7. Kiến thức truyền thống về nhận biết với các hiện tượng khí hậu - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bảng 3.7..

Kiến thức truyền thống về nhận biết với các hiện tượng khí hậu Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 3.10. Những biện pháp được người dân sử dụng để ứng phó với bão - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bảng 3.10..

Những biện pháp được người dân sử dụng để ứng phó với bão Xem tại trang 13 của tài liệu.
Quan trắc, theo dõi tình hình diễn biến lũ X - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

uan.

trắc, theo dõi tình hình diễn biến lũ X Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 3.13. Tác động của BĐKH huyện Giao Thủy theo đánh giá của người dân - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bảng 3.13..

Tác động của BĐKH huyện Giao Thủy theo đánh giá của người dân Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan